Triet y thuc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2. Trình bày nguồn gốc ( tự nhiên và xã hội) của ý thức, bản chất của ý thức.

2.1. Nguồn gốc của ý thức

a. Nguồn gốc tự nhiên :

Phản ánh là thuộc tính chung của vật chất

Phản ánh là năng lực 1 hệ thống vật chất này tái hiện những đặc điểm, thuộc tính của hệ thống vật chất khác khi chúng tác động lẫn nhau.

Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, cùng với sự phát triển của các hình thức vận động, thuộc tính phản ánh của vật chất cũng phát triển. Hình thức vật chất có trình độ tổ chức càng cao, càng phức tạp thì năng lực phản ánh cũng càng cao.

Trong thế giới vô sinh: phản ánh thể hiện ở những biến đổi cơ lý hóa biến dạng, phân hủy.

Trong thế giới hữu cơ, phản ánh phát triển từ thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp.

- Ở thực vật: Tính kích thích, quang hướng động, có định hướng.

- Động vật bậc thấp: có năng lực cảm giác, tiếp nhận và phản ứng với tác nhân của môi trường, phản xạ không điều kiện.

- Động vật có hệ thần kinh tập trung: phản xạ có điều kiện, không điều kiện.

- Quá trình vượn thành người, phản ánh tâm lý động vật chuyển thành phản ánh ý thức.

Ý thức gắn liền với quá trình não bộ con người phản ánh thế giới khách quan.

Bộ não con người và ý thức (nguồn gốc tự nhiên của ý thức)

- Bộ não người là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài cả về mặt sinh học và XH.

- Bộ não người có cấu tạo phức tạp: 15-17 tỷ nơron thần kinh gồm chất trắng, xám.... Phản xạ có iều kiện và không điều kiện.

- Ý thức được sinh sống cùng với sự hoạt động của não bộ, não bộ bị tổn thương, ý thức bị rối loạn

- Không thể có ý thức tách rời với não bộ như CNDT quan niệm.

b. Nguồn gốc XH (đk đủ)

Vai trò của lao động và ngôn ngữ trong quá trình hình thành và phát triển của ý thức: Sự ra đời của ý thức phải thông qua lao động và giao tiếp quan hệ XH bằng ngôn ngữ.

- Vai trò của lao động

Lao động là hành động của con người tạo ra công cụ lao động và dung công cụ lao động này vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người.

Lao động làm tư thế con người đứng thẳng, chân tay khéo léo. Nhờ có lao động mà các giác quan của con người ngày cảng hoàn thiện.

Ý thức ra đời không phải tác động giản đơn của hiện thực vào não bộ con người mà quan trọng là lao động cải tạo thế giới khách quan.

- Vai trò ngôn ngữ

Ngôn ngữ ra đời, phát triển, liên kết con người trong lao động và giao tiếp, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hình thức trực tiếp của tư tưởng, là hệ thống tín hiệu thứ 2, tư tưởng chỉ có thể diễn ra bằng phương tiện ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, trao đổi tư tưởng, tình cảm, phương tiện tổng kết, khái quát kinh nghiệm giúp cho hoạt động thực tiễn tốt hơn.

Anghen : "sau lao động cùng với......".

Như vậy nếu thiếu một trong hai nguồn gốc là tự nhiên và xã hội thì ý thức sẽ không xuất hiện. Bản chất của ý thức

CNDV tầm thường quy ý thức về vật chất.

CNDT cho rằng ý thức là 1 thực thể độc lập, là nguồn gốc của thế giới. Cả 2 quan niệm trên đều sai lầm.

CNDV biện chứng quan niệm: ý thức là sự phản ánh thế giới xung quanh vào não bộ con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Là hình ảnh chủ quan vì nó không có tính vật chất, nó là hình ảnh tinh thần. "ý thức chỉ là vật chất được di chuyển vào trong bộ óc người và được cải biến đi ở trong đó". Không phải cứ 1 bên là não bộ, 1 bên là thế giới khách quan thì não bộ có ý thức. Mà sự phản ánh ý thức là sự phản ánh chủ động, tích cực, có mục đích, thông qua lao động, phản ánh ở đây là phản ánh sang tạo khác tâm lý động vật. Ý thức phản ánh thế giới khách quan dưới dạng quy luật, bản chất vì thế có thể giúp con người chi phối sự phát triển của SV.

Ý thức mang bản chất xã hội: sự ra đời, tồn tại, phát triển của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn lịch sử, chịu sự chi phối không chỉ của quy luật sinh học mà chủ yếu bắt nguồn từ quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. Mac "ngay từ đầu ý thức đã mang bản chất xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại"; ý thức là phản ánh lợi ích. Cấu tạo của ý thức: Ý thức có cấu tạo phức tạp:

- Tri thức: yếu tố quan trọng nhất

- Xúc cảm: sự nhạy cảm

- Tình cảm: sở thích, mong muốn.. khát vọng của con người

- Ý chí: nghị lực, sự quýêt tâm.

Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức, ý thức của con người về sự vật càng nhiều thì tri thức về sự vật càng cao.

Nhấn mạnh tri thức là yếu tố cơ bản nhất, giúp ta tránh được quyết định chỉ coi ý thức là tình cảm, ý chí, niềm tin _ cơ sở của CN chủ quan, duy ý chí, niềm tin mù quáng. Giữa các yếu tố có sự tác động qua lại, song về cơ bản nội dung của ý thức luôn hướng tới tri thức.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro