Triethoc_7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Quan điểm của triết học M-L về con đường biện chứng của quá trình nhận thức. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận.

* CNDVBC cho rằng nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ, vòng khâu và hình thức khác nhau. Lênin đã nói: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn-đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chận lý, của sự nhận thức thực tại khách quan".

*Bản chất của nhận thức:

a> Quan điểm triết học trước Mác về bản chất của nhận thức.

*Quan điểm DT chủ quan: xuất phát từ chỗ phủ nhận sự tồn tại khách quan của TGVC, CNDT chủ quan cho rằng nhận thức chỉ là phức hợp những cảm giác của con ng, chỉ là hồi tưởng những gì đã có trong YT của con ng. Vì vậy, họ ko có cơ sở khách quan để khẳng định con ng có khả năng nhận thức được TG. Nếu thừa nhận con ng có khả năng nhận thức được TG thì cũng chỉ thừa nhận năng lực bẩm sinh, hay trực giác của cá nhân, chẳng hạn như Đêcáctơ.

* Quan điểm DT khách quan: Do thừa nhận ý niệm, ý niệm tuyệt đối là bản nguyên đầu tiên của TG, nếu có thừa nhận con ng có khả năng nhận thức được TG, theo Hêghen, tức là nhận thức được ý niệm thì cũng không vượt qua được ý niệm, cho nên xét đến cùng dẫn đến bất khả tri.

* Quan điểm duy vật siêu hình: CNDV siêu hình thừa nhận khả năng nhận thức được TG của con ng và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan và trong bộ óc con ng. Tuy nhiên, do sự hạn chế bởi tính trực quan, siêu hình, máy móc mà CNDV trước Mác đã coi nhận thức là sự p/a nguyên xi trạng thái bất động của sự vật. Con ng chỉ nhận thức trực tiếp bằng các giác quan, bề ngoài, đại biểu cho CNDV trước Mác là Phoi ơ bắc.

 Như vậy có thể nói, tất cả các trào lưu triết học trước Mác đều quan niệm sai lầm hoặc phiến diện về nhận thức, những vấn đề lí luận nhận thức chưa được giải quyết một cách khoa học, đặc biệt chưa đầy đủ về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

b>Quan niệm về bản chất của nhận thức của CNDVBC:

Sự ra đời của CNDVBC đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức. Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý, phát triển một cách sáng tạo và được chứng minh bởi những thành tựu khoa học kỹ thuật, của thực tiễn XH, Các Mác và Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết biện chứng duy vật về nhận thức.

* đặc điểm của nhận thức: là một quá trình

- có điểm khởi đầu, không có kết thúc.

- từ thấp đến cao.

- từ đơn giản đến phức tạp.

- từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện

Như vậy nhận thức là một quá trình xoáy chôn ốc.

*4 nguyên tắc của nhận thức

-Thừa nhận thế giới VC tồn tại khách quan độc lập với YT con ng.

- Khẳng định con ng có khả năng nhận thức được TG khách quan. Coi nhận thức là sự p/a hiện thực khách quan vào bộ óc con ng, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể. Không có cái gì là ko thể nhận thức được chỉ có cái mà con ng chưa nhận thức được nhưng sẽ nhận thức được.

- Nhận thức là một qtrình biện chứng, từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất và từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.

- Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động lực, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

* Con đường biện chứng của nhận thức

Theo Lênin, quá trình nhận thức gồm 2 giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

* Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động): là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn mà con người sử dụng các giác quan để tác động trực tiếp vào các sự vật nhằm nắm bắt các sự vật ấy. Trực quan sinh động bao gồm 3 hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng.

+ Cảm giác: là sự p/a những thuộc tính riêng lẻ của các sự vật hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào giác quan của con người. cảm giác là nguôn gốc của mọi hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hóa những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố của ý thức. "Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan"-Lênin.

+ Tri giác: là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật đó đang trực tiếp tác động vào các giác quan, là sự tổng hợp cảm giác nhưng có hệ thống, đầy đủ hơn và phong phú hơn.

+ Biểu tượng: là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn trực quan sinh động. đó là hình ảnh cảm tính và tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong bộ óc người về sự vật khi sự vật không còn trực tiếp tác động vào các giác quan.

 Đặc điểm của giai đoạn nhận thức cảm tính:

- là sự phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.

- là sự phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất. Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

 Làm tiền để cho giai đoạn nhận thức lý tính ở con người.

* Nhận thức lý tính:

Đây là giai đoạn cao trong quá trình nhận thức, trên cơ sở những tài liệu do giai đoạn cảm tính đem lại. Ngoài ra, dựa vào năng lực phân tích, khái quát hóa, trừu tượng hóa của chủ thể hình thành nên tri thức mới về sự vật một cách khái quát hoen, bản chất hơn, đầy đủ hơn. Thể hiện ở 3 hình thức p/a:

1. Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, p/a những đặc tính bản chất của sự vật. khái niệm là sự p/a tổng hợp về một lớp sự vật, nó là cơ sở, tiền đề cho tư duy trừu tượng, là phương thức tồn tại tri thức của con ng về TGKQ.

2. Phán đoán: là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng. Có 3 trình độ phán đoán: phán đoán đơn nhất; phán đoán đặc thù; phán đoán phổ biến.

3. Suy luận: là hình thức tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra tri thức mới. Đây là hình thức cao nhất trong quá trình nhận thức của con ng. Có 2 loại suy luận:

- Suy luận quy nạp: đi từ cái riêng đến cái chung.

- Suy luân diễn dich: đi từ cái chúng đến cái riêng.

 Đặc điểm của giai đoạn nhận thức lý tính:

- là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật hiện tượng.

- là quá trình đi sâu vào bản chất sự vật hiện tượng, vạch rõ các mối liên hệ bên trong sự vật hiện tượng.

*Quan hệ giữa hai giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lý tính:

+ không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lý tính.

+ không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất sự việc, hiện tượng.

*Nhận thức quay về thực tiễn:

- Nếu chỉ dừng lại ở nhận thức cảm tính ta không thể hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng, không nắm bắt được bản chất của sự vật hiện tượng.

- Nhận thức lý tính có vai trò đi sâu vạch rõ những mối liện hệ bên trong sự vật hiện tượng, nhưng cũng có khả năng thoát li khỏi hiện thực, do đó có khi phản ánh sai lệch hiện thực khách quan. Nên khi nhận thức con người phải quay lại thực tiễn để đánh giá, kiểm tra.

- Trở về với thực tiễn là kết thúc một vòng khâu của quá trình nhận thức để mở ra một vòng khâu mới cao hơn, cứ như vậy nhận thức của con người vận động mãi mãi, để đi sâu nắm bắt các QL.

 Do đó nhận thức là một quá trình biện chứng.

Nhận thức phải quay về thực tiễn là vì:

- Mục đích của nhận thức là phục vụ thực tiễn để cải tạo hiện thực.

- Thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được.

- Hiện thực KQ luôn vận động và biến đổi, để bổ sung tri thức mới trong giai đoạn mới của sự vật, không còn cách nào khác là phải thông qua thực tiễn. Quá trình: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - tạo nên một vong khâu hiểu biết một giai đoạn của sự vât; quá trình diễn ra liên tục mà vòng khâu sau khái quát hơn, đầy đủ hơn vòng khâu trước - Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan.

 Như vậy thực tiễn là một quá trình biện chứng vì hiện thực khách quan là một quá trình biện chứng. cho nên nhận thức cũng là một quá trình biện chứng và phản ánh cả biện chứng của hoạt động thực tiễn.

• Ý nghĩa phương pháp luận:

- Từ quan điểm DVBC về quá trình nhận thức ta biết được rằng nhận thức cảm tính và lý tính tuy khác nhau về chất nhưng chúng có sự hỗ trợ và bổ sung cho nhau để nhận thức của con người không ngừng phát triển, để đi sâu vào khám phá ra bản chất, các mối liên hệ bên trong của sự vật hiện tượng.

- Trong 2 giai đoạn của quá trình nhận thức đều có vai trò của thực tiễn. không thể phủ nhận, coi thường hoạt động thực tiễn đối với quá trình nhận thức vì nhận thức bắt đầu từ thực tiễn và cũng phải quay trở về thực tiễn để kiểm tra và đánh giá. Do đó lý luận và thực tiễn luôn gắn bó mật thiết với nhau. Lý luận mà không thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn mà không lý luận là thực tiễn mù quáng. Thực tiễn phải có lý luận dẫn đường và lý luận phải được kiểm chứng, đánh giá bằng hoạt động thực tiễn

- Đối với sinh viên, việc hiểu và vận dụng quan điểm trên là rất quan trọng. Bản thân mỗi người khi nhìn nhận một vấn đề, đánh giá một sự việc, hiện tượng đều phải xuất phát từ thực tế khách quan. Sự nhận thức bắt đầu từ sự cảm nhận bằng các giác quan, từ đó liên hệ, suy luận và đưa ra các khả năng có thể xảy ra và tìm cách giải quyết. Những nhận thức đó phải được kiểm tra, đánh giá đúng sai bằng các hoạt động thực tiễn. Trong quá trình học tập, nên thực hiện phương pháp "học đi đôi với hành", cần đưa những kiến thức lý thuyết được học vào thực tế cuộc sống. Việc làm này sẽ giúp chúng ta mở mang đầu óc và nắm vững kiến thức hơn đồng thời rèn luyện được những kỹ năng cần có để có thể hoàn thành được công việc một cách hiệu quả.

- Việc kiểm tra, đánh giá nhận thức là vô cùng quan trọng, không phải nhận thức nào cũng đúng và đầy đủ, khi tiếp cận một vấn đề nào đó với nhiều thông tin trái ngược, ta nên tìm hiểu kỹ và kiểm chứng bằng các hoạt động thực tiễn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#education