Trình bày các nguyên tắc quản lý đầu tư

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: Trình bày các nguyên tắc quản lý đầu tư và làm rõ sự cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc này trong công tác quản lý đầu tư. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam

Trong công tác quản lý đầu tư phải quán triệt các nguyên tắc sau:

1. Sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa giữa mặt kinh tế và mặt xã hội.

 Đảm bảo sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế

 Kết hợp hài hòa giữa kinh tế và xã hội:.Biểu hiện của nguyên tắc này được thể

hiện trong việc xác định cơ chế pháp lý đầu tư, đặc biệt là cơ cấu đầu tư theo các địa phương, vùng lãnh thổ, thành phần kinh tế đều nhằm mục đích phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

*Cơ chế quản lý đầu tư: là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan vào phù hợp với điều kiện, đặc điểm của hoạt động đầu tư. Nó là công cụ để chủ thể quản lý điều chỉnh hoạt động đầu tư. Nó thể hiện ở các hình thức tổ chức quản lý và phương pháp quản lý.

*Cơ cấu đầu tư: CCĐT là một phạm trù phản ánh mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các yếu tố cấu thành bên trong của hoạt động đầu tư cũng như giữa các yếu tố tổng thể các mối quan hệ hoạt động kinh tế khác trong quá trình tái sản xuất xã hội.

Cơ cấu đầu tư hợp lý: CCĐT hợp lý là CCĐT phù hợp với các quy luật khách quan, các điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn, phù hợp và phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng cơ sở, ngành, vùng và toàn nền kinh tế, có tác động tích cực đến việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn, khai thác và sử dụng hợp, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực.

Chuyển dịch cơ cấu đầu tư: Sự thay đổi của CCĐT từ mức độ này sang mức độ khác, phù hợp với môi trường và mục tiêu phát triển gọi là chuyển dịch CCĐT. Sự thay đổi CCĐT không chỉ bao gồm thay đổi về vị trí ưu tiên mà còn là sự thay đổi về chất trong nội bộ cơ cấu và các chính sách áp dụng. Về thực chất chuyển dịch CCĐT là sự điều chỉnh về cơ cấu vốn, nguồn vốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấu huy động và sử dụng các loại vốn và nguồn vốn... phù hợp với mục tiêu đã xác định của toàn bộ nền kinh tế, ngành, địa phương và các cơ sở trong từng thời kỳ phát triển.

 Nguyên tắc này được thể hiện:

- Thể hiện ở vai trò quản lý của Nhà nước trong đầy tư. Nhà nước xác định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và sử dụng hệ thống các cơ chế chính sách để hướng dẫn thực hiện các mục tiêu pt KTXH trong từng thời kỳ, phát huy được tính chủ động sang rạo của các cơ sở.

-Thể hiện ở chính sách đối với người lao động trong đầu tư, chính sách bảo vệ môi trường, chính sách bảo vệ quyền lợi của người tiêu dung.

-Thể hiện ở việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và cân bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, giữa yêu cầu phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong đầu tư.

 Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc này trong công tác quản lý đầu tư:

Khi áp dụng nguyên tắc này hoạt động đầu tư sẽ thực hiện được đúng các mục tiêu cả về vi mô và vĩ mô vì nó xuất phát từ đòi hỏi khách quan: kinh tế quyết định chính trị, chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Nó tác động tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển kịnh tế. Ngoài ra sự kết hợp hài hòa mới tạo động lực cho sự phát triển kinh tế và đồng thời nó thể hiện một mặt giữa sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị

 Thực tiễn ở Việt Nam: kể từ những năm đầu trong quá trình đổi mới công nghiêp

hóa hiện đại hóa đất nước, nước ta đã có chủ trương đổi mới cả kinh tế và chính trị sao cho phù hợp với sự phát triển của đất nước trong định hướng nền kinh tế theo kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Nước ta đổi mới kinh tế đi trước một bước, từng bước đổi mới hệ thống chính trị, ổn định chính trị. Vấn đề đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị cho phù hợp với nhau và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế là vấn đề trọng tâm của nước ta trong 20 năm đổi mới, và hiện nay nền kinh tế và tình hình chính trị của chúng ta được đảm bảo thống nhất và là một trong những thuận lợi của nước ta so với nhiều cường quốc trên thế giới.

2.Nguyên tắc tập trung dân chủ

 Quản lý hoạt động đầu tư vừa phải đảm bảo nguyên tắc tập trung lại vừa phải đảm

bảo nguyên tắc dân chủ. Nguyên tắc này đòi hỏi công tác quản lý đầu tư cần phảitheo sự lãnh đạo thống nhất từ một trung tâm đồng thời phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị thực hiện đầu tư.

-Biểu hiện của nguyên tắc tập trung:

+ Xây dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư, thực thi các chính sách và hệ thống luật pháp có liên quan đến đầu tư đều nhằm đáp ứng mục tiêu pt KTXH của đất nước trong từng thời kỳ.

+Thực hiện chế độ một thủ trưởng và quy định rõ trách nhiệm của từng cấp trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động đâug tư

-Biểu hiện của nguyên tắc dân chủ:

+Phân cấp trong thực hiện đầu tư, xác định rõ vị trí , trách nhiệm, quyền hạn các cấp của chủ thếtham gia quá trình đầu tư.

+Chấp thuận cạnh tranh trong đầu tư

+Thực hiện hạch toán kinh tế đối với các công cuộc đầu tư

Trong hoạt động đầu tư, nguyên tắc tập trung dân chủ được vận dụng ở hầu hết các khâu công việc

 Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc này trong công tác quản lý hoạt động đầu tư

Tuân thủ nguyên tắc này giúp cho việc quản lý mới thực hiện được trong đầu tư (đặc biệt là trong vĩ mô). Mọi hoạt động, mục tiêu đều nằm trong mục đích phát triển của chiến lược pt KTXH.Nguyên tắc này được áp dụng khắc phục được tình trạng đầu tư vô trách nhiệm, hiệu quả đầu tư cao. Nguyên tắc này đảm bảo tập trung nhưng vẫn dân chủ nên phát huy được tính sang tạo

 Thực tiễn ở Việt Nam:Nguyên tắc này ở Việt Nam đã được áp dụng,nó được quy

định thành văn bản luật, cụ thể là tại nghị định 12 số 12/2009/ND/CP và thông tư 03/2009/TT/BXD quy định chi tiết 1 số nội dung của nghị định 12, trong đó có thể hiện rát rõ ràng nguyên tắc tập trung dân chủ.

3. Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ.

 Đây là một trong các nguyên tắc trong công tác quản lý kinh tế. Nguyên tắc này

xuất phát từ sự kết hợp khách quan trong xu hướng của sự phát triển kt, đó là chuyên môn hóa theo ngành và phân bố sản xuất theo vùng, lãnh thổ.

Chức năng quản lý của các cơ quan này:

-Chịu trách nhiệm quản lý về hành chính và xã hội đối với mọi đối tượng đóng tại địa phương ko phân biệt kinh tế TƯ hay địa phương.

-Nhiệm vụ: Các cơ quan địa phương có nhiệm vụ xây dựng chiến lược quy hoạch kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế trên địa bàn, quản lý co sở hạ tầng, tài nguyên, môi trường, đời sống an ninh trật tự xã hội

Chức năng các cơ quan quản lý ngành

-Các bộ ngành, tổng cục của TƯ chịu trách nhiệm quản lý chủ yếu những vấn đề kinh tế kỹ thuật của ngành mình đối với tất cả các đơn vị không phân biệt kinh tế TƯ hay ggiaj phương hay các thành phần kinh tế

-Nhiệm vụ cụ thể:Xác định chiến lược quy hoạch, kế hoạch, các chính sách phát triển kinh tế toàn ngành. Ban hành những quy định quản lý ngành như các định mức, các chuẩn mực, các quy phạm kỹ thuật, đồng thời các cơ quan này cũng thực hiện chức năng quản lý NN về kt đối với hoạt động đầu tư thuộc ngành.

 Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc này trong công tác quản lý đầu tư: Kết quả

trực tiếp của đầu tư là các công trình, tài sản cố định huy động. Nó hình thành nên các doanh nghiệp hoạt động theo công trình đầu tư. Các doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, và cùng chịu sự quản lý của các Bộ ngành, tạo ra cơ cấu đầu tư nhất định . Các doanh nghiệp đóng trên địa phương chịu sự quản lý của UBND các cấp nên chúng có mối quan hệ về mặt đời sống xã hội. Chúng cấn phải kết hợp với nhau, kết hợp giữa các Bộ ngành và UBND địa phương để khai thác lợi thế của địa phương, vùng lãnh thổ và tạo cơ cấu đầu tư hợp lý.

 Thực tiễn tại Việt Nam: Trong 20 năm đổi mới vừa qua Việt Nam chúng ta đã đạt

được nhiều thành tựu trong việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do nguồn lực yếu kém, việc kết hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự có hiệu quả, do vậy chưa khai thác được tối đa lợi thế của các địa phương, vùng lãnh thổ. Còn nhiều quy hoạch không hợp lý ...

4. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ich trong đầu tư

 Đầu tư tạo ra lợi ích, có rất nhiều loại lợi ích như lợi ích kinh tế và xã hội, lợi ích

Nhà nước, lợi ích tập thể và cá nhân, lợi ích trực tiếp, lợi ích gián tiếp.... Biểu hiện của nguyên tắc này là kết hợp hài hòa giữa các lợi ích trên và giữa các cá nhân, tập thể, người lao động, chủ đầu tưm chủ thầu.... Sự kết hợp này được đảm bảo bằng các chính sách của Nhà nước, bằng hoạt động thỏa thuận giữa các đối tượng tham gia quá trình đầu tư bằng việc thực hiện luật đấu thầu.

 Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc này:trong công tác quản lý đầu tư phải có sự

kết hợp hài hòa mới có thể thực hiện được và đạt hiệu quả kt.Thực tiễn trong hoạt động đầu tư và hoạt động kt cho thấy lợi ích là yếu tố chi phối. Những lợi ích đó có thể thống nhất có thể mâu thuẫn với nhau, do đó cần phải có sự kết hợp hài hòa

Tuy nhiên với một số hoạt động đầu tư và trong môi trường đầu tư nhất định, lợi ích của NN và XH bị xâm phạm, do vậy cần có những chính sách, quy chế và biện pháp để ngăn chặn mặt tiêu cực.

5. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

 Nguyên tắc này nói lên tiết kiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư

-Tiết kiệm được hiểu là tiết kiệm chi phí đầu vào, tiết kiệm trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm thời gian, TK lao động và đảm bảo đầu tư có trọng tâm trọng điểm, đầu tư đồng bộ.

-Hiệu quả: Với một số vốn đầu tư nhất định phải đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn nhất hay đạt được hiệu quả đã dự kiến.'

-Biểu hiện của nguyên tắc này: Đối với chủ đầu tư thì lợi nhuận là lớn nhất, đối với NN thì mức đóng góp cho NS là lớn nhất, mức tăng thu nhập cho lao động, tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ môi trường, tăng trưởng phát triển văn hóa giáo dục và sự nghiệp phúc lợi công cộng.

 Sự cần thiết phải áp dụng nguyên tắc này: Trong điều kiện nguồn lực khan hiếm,

nhu cầu vốn đầu tư lớn hơn nguồn lực thì cần áp dụng nguyên tắc này để tăng quy mô vốn.

 Thực tiến tại VN: nước ta còn tình trạng thất thoát và lãng phí xảy ra trầm trọng, đầu tư không trọng tâm trọng điểm, tài nguyên khai thác không hiệu quả... ( chỗ này các bạn chém nha ^^)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sasa