Trình bày khái niệm và nguyên nhân của CMXHCN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 3:Trình bày khái niệm và nguyên nhân của CMXHCN

1. Quan niệm về cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay thế

chế độ cũ, nhất là chế độ tư bản chủ nghĩa, bằng chế độ xã hội chủ nghĩa,

trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với

quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân

chủ, văn minh.

Theo nghĩa hẹp: cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu là một cuộc cách

mạng chính trị được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân

lao động giành được chính quyền, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô

sản- nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.

Theo nghĩa rộng: cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến một

cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính

trị, văn hóa, tư tưởng, v.v. để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối

cùng là chủ nghĩa cộng sản. Như vậy, theo nghĩa rộng, cuộc cách mạng xã

hội chủ nghĩa bao gồm cả việc giành chính quyền về tay giai cấp công

nhân, nhân dân lao động và cả quá trình giai cấp công nhân cùng với quần

chúng nhân dân lao động tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, tới khi xây dựng thành công chủ

nghĩa xã hội thì cuộc cách mạng này mới kết thúc.

2. Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, nguyên nhân sâu xa của những cuộc

cách mạng xã hội là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Theo quy luật

chung của sự phát triển xã hội, khi lực lượng sản xuất không ngừng phát

triển mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm nó, tất yếu phải

thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng một quan hệ sản xuất mới tiên tiến

hơn. C. Mác và Ph. ăngghen đã chỉ rõ: "Từ chỗ là những hình thức phát

triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng

xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách

mạng xã hội ".

Dưới chủ nghĩa tư bản, nhất là từ khi máy hơi nước ra đời, lực lượng

sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng mang tính chất xã hội hoá cao,

mâu thuẫn với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về

tư liệu sản xuất. C. Mác đã viết: "Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá

lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản

chủ nghĩa của chúng nữa... nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ

định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên"1.

Biểu hiện mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế là tính tổ chức, tính kế

hoạch trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính vô tổ chức của sản

xuất toàn xã hội do tính cạnh tranh của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ

nghĩa gây ra.

Quy luật cạnh tranh, tính chất vô chính phủ trong sản xuất dẫn tới

khủng hoảng thừa, buộc một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Dưới

chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân sống bằng việc bán sức lao động, do

vậy, một khi sản xuất đình trệ làm cho công nhân không có việc làm, họ đã

đứng lên đấu tranh chống lại các nhà tư sản và giai cấp tư sản.

Để khắc phục tình trạng trên, giai cấp tư sản đã tổ chức ra các

xanhđica, tờrớt, côngxôxiom và nhà nước tư bản ngày càng can thiệp sâu

vào kinh tế, bằng việc quốc hữu hoá một số ngành khi khó khăn, tư hữu

hoá khi thuận lợi.

Tuy rằng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

trong chế độ tư bản ngày càng gay gắt, nhưng quy luật xã hội không tự nó

xảy ra mà phải thông qua hoạt động của con người. Cách mạng xã hội chủ

nghĩa muốn nổ ra, giai cấp công nhân phải nhận thức được sứ mệnh lịch sử

của mình, thực hiện việc tuyên truyền vận động nhân dân lật đổ chính

quyền nhà nước của giai cấp tư sản để giành lấy chính quyền, giành lấy dân

chủ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#m0ss