Trình bày triệu chứng,biến chứng và cách phòng các bệnh:viêm phế quản mạn tính,hen phế quản

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 32:Trình bày triệu chứng,biến chứng và cách phòng các bệnh:viêm phế quản mạn tính,hen phế quản

a)Viêm phế quản mạn tính

*Triệu chứng

-Lâm sàng

+ho và khạc đờm

Vào buổi sáng

Đờm nhày,trong,dĩnh hoặc có màu xanh đục,vàng đục như mủ,lượng khoảng 200ml

Thời gian kéo dài khoảng 3 tuần thường vào mùa đông,thu

+đợt cấp của viêm phế quản mạn tính

ho khạc đởm có mủ

khó thở giống cơn hen phế quản

sốt nhẹ

nghe phổi có ran ngảy,ran rít,ran ẩm

-Cận lâm sàng

+xét nghiệm máu:BC tăng, VSS tăng

+xét nghiệm đờm tìm vk,bạch cầu

+thăm dò chức năng hô hấp thấy dung tích sống giảm

*Biến chứng

Viêm phổi,áp xe phổi,lao phổi

Giãn phế nang

Suy hô hấp cấp

Suy tim phải

*Cách phòng

Tránh những yếu tố kích thích đường hô hấp như thuốc lá,thuốc lào

-có biện pháp bảo hộ lao động cho những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi

-điều trị triệt để nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

-tiêm phòng cúm vào mùa đông,mùa thu

b)Hen phế quản

*Triệu chứng:

Lâm sàng: (cơn hen phế quản điển hình).

- Triệu chứng cơ năng:

+ Triệu chứng báo trước: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt hoặc đỏ mặt, ho khan, buồn ngủ.

+ Bắt đầu cơn khó thở, khó thở chậm, khó thở ra (giai đoạn đầu). Có tiếng cò cử, khó thở tăng dần bệnh nhân phải ngồi tỳ tay vào thành giường để thở, mệt nhọc vã mồ hôi, tiếng nói ngắt quãng.

(Cơn khó thở kéo dài 10 - 30 phút có khi hàng giờ, hàng ngày).

+ Cơn khó thở giảm dần và kết thúc là một trận ho khạc nhiều đờm trong quánh dính, càng khạc nhiều đờm BN càng dễ chịu.

- Triệu chứng thực thể (trong cơn hen):

+ Khám phổi: Thấy rì rào phế nang giảm, nghe thấy tiếng ran rít ran ngáy

khắp hai phổi.

+ Khám tim mạch: Nhịp tim thường nhanh có khi có ngoại tâm thu, huyết áp tăng.

Cận lâm sàng :

- X quang phổi: Thấy lồng ngực và cơ hoành ít di động, khoang liên sườn giãn, hai phổi sáng, rốn phổi đậm.

- Phân tích khí máu: Nếu cơn hen nặng thấy:

+ PaO2 (áp suất O2 máu ĐM) giảm, có khi dưới 70 mmHg.

+ PaCO2 (áp suất CO2 máu ĐM) tăng, có khi tăng trên 50 mmHg.

+ SaO2 (độ bão hòa oxy trong máu động mạch) giảm.

+ PH máu giảm khi có toan hô hấp.

- Xét nghiệm đờm: Trong đờm có tinh thể Charcot Layden, bạch cầu ái toan, bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào, vi khuẩn (nếu có bội nhiễm).

* biến chứng:

- Nhiễm khuẩn: Đợt nhiễm khuẩn làm bệnh nặng thêm bệnh nhân có sốt, ho khạc đờm đặc, khó thở, có khi có suy hô hấp.

- Lao phổi.

- Giãn phế nang.

- Suy thất phải.

* phòng bệnh:

- Khuyên BN tránh những yếu tố gây dị ứng, những yếu tố gây stress.

- Điều trị triệt để những ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

- Bỏ thuốc lá, thuốc lào.

- Giữ ấm về mùa lạnh.

- Tăng cường bồi dưỡng, luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe.

- Thay đổi nơi làm việc và sinh sống phù hợp nếu có thể.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro