trn truyen nhiem1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NHIỄM TRÙNG - TRUYỀN NHỄM

1.       Chọn một câu đúng nhất. Bệnh nhiễm trùng-truyền nhiễm có khuynh hướng tồn tại và phát triển là do:

A. con người không thể khống chế được bệnh.

@B. các vi sinh vật gây bệnh tìm cách đề kháng các kháng sinh mới.

C. theo thời gian người ta tìm ra nhiều tác nhân gây bệnh mới.

D. các phương pháp điều trị có nhiều tác dụng phụ.

E. qui luật phát triển tất yếu của sự vật.

2.       Chọn một câu đúng nhất. Nhiễm khuẩn là

A. tình trạng một vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

@B. tồn tại một vi khuẩn ở một nơi trong cơ thể.

C. phản ứng của cơ thể khi có một vi khuẩn xâm nhập.

D. tình trạng luôn luôn có biểu hiện triệu chứng nặng.

E. lúc vi khuẩn xâm nhập nhưng không triệu chứng.  

3.       Chọn một câu đúng nhất. Vi khuẩn ký sinh ở người

A. đôi khi có lợi cho cơ thể. 

B. hoàn toàn không lợi gì cho cơ thể.

C. không gây bệnh dưới mọi điều kiện nào.

D. là một hàng rào bảo vệ cơ thể.

@E. đều có khả năng sinh tổng hợp giúp cho cơ thể.

4.       Tác nhân gây bệnh nào sau đây thuộc lớp vi khuẩn nhưng có thể xếp vào lớp virus:

@A. Prion.

B. Virus.

C. Nấm bậc thấp.

D. Chlamydia.

E. Ký sinh trùng.

5.       Chọn một câu đúng nhất. Virus là tác nhân

A. chỉ tồn tại ở nội bào và có thể gây bệnh cho tế bào.

B. chỉ được kết cấu các acid amin và chuổi peptide.

@C. tồn tại nội bào và phát triển ở nguyên sinh chất.

D. gây ra bệnh creutzfeldt jacob.

E. sản sinh ra virus khác bằng cách phân đôi.

6.       Chọn một câu đúng nhất. Trong dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

A. bệnh lẻ tẻ, không lây lan gọi là bệnh lưu hành địa phương.

@B. dịch lưu hành địa phương lây lan dễ nhưng hạn chế ở địa phương đó.

C. bệnh gây đại dịch có qui mô lây lan lớn trong một địa phương hạn chế.

D. hình thái dịch hay gặp là dịch lớn - đại dịch.

E. bệnh gây dịch lớn xảy ra trên phạm vi một lục địa.

7.       Chọn một câu đúng nhất. Trong bệnh truyền nhiễm, nguồn lây

A. gồm người bị bệnh và người lành mang mầm bệnh.

@B. là nơi tồn tại tự nhiên của tác nhân gây bệnh.

C. là nơi tồn tại tình cờ của tác nhân gây bệnh.

D. gồm người bệnh và động vật bị bệnh.

E. được cách ly vẫn chưa phòng ngừa được lây lan.

8.       Chọn một câu đúng nhất. Lây truyền trong bệnh truyền nhiễm

A. qua chất thải của người bệnh gọi là lây gián tiếp.

B. qua thức ăn nhiễm khuẩn thường lây lan nhanh và rộng.

C. qua áo quần của bệnh nhân gọi là lây trực tiếp.

D. lúc chăm sóc vết thương gọi là lây gián tiếp.

@E.  mà qua côn trùng gọi là lây gián tiếp.

9.       Câu nào sau đây không phù hợp với cách lây truyền trong bệnh truyền nhiễm.

@A. Đa số tác nhân gây bệnh lây truyền qua da lành.

B. Lây qua đường sinh dục gặp ở người hoạt động tình dục bừa bãi.

C. Bệnh lây qua đường hô hấp rất khó kiểm soát.

D. Cách ly nguồn truyền bệnh là cơ sở phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.

E. Kiểm soát việc lây truyền tuỳ thuộc nhiều vào ý thức mỗi cá thể.

10.  Câu nào sau đây không thích hợp với khả năng của vi khuẩn gây bệnh.

A. Có 3 tính chất: độc tính, tạo độc tố, tạo các enzyme.

B. Độc tính vi khuẩn gồm có 3 đặc điểm.

@10.Vi khuẩn lao là loại vi khuẩn nội bào bắt buộc.

D. Vi khuẩn nội bào bắt buộc không có khả năng sinh mủ cao.

E.  Vi khuẩn không đề kháng được sự thực bào không gây bệnh được.

11.  Câu nào sau đây không thích hợp với khả năng sinh bệnh của vi khuẩn.

A. Salmonella là vi khuẩn sinh mủ kém.

B. Các rickettsia là các vi khuẩn sinh mủ kém.

C. Các vi khuẩn sinh mủ mạnh có độc lực mạnh.

D. Nội mạc mạch máu viêm gặp trong bệnh do rickettsia.

@E. Vi khuẩn ngoại bào bắt buộc gây hiện tượng quá mẫn chậm.

12.  Chất nào sau đây không phải là độc tố của vi khuẩn:

A. Lipopolysaccharide

B. Botulinum

C. Exfoliatine

@D. Streptokinase

E. Toxin erythrogene.

13.  Chất nào sau đây gây vỡ màng bạch cầu.

A. Hemolysine

@B. Streptolysin O, S.

C. Hyaluronidase

D. Enterotoxin

E. Exfoliatine

14.   Câu nào sau đây phù hợp với bệnh sinh virus.

A. Virus gây bệnh bằng gây tác hại trực tiếp lên tế bào đích.

B. Khi tiếp cận tế bào đích virus xâm nhập vào trong tế bào đích ngay.

@C. Sau khi vào cơ thể virus có một giai đoạn luân lưu trong máu.

D. Virus gây tổn thương bộ máy di truyền của tế bào đích khi xâm nhập.

E. Virus nằm yên trong cơ thể, chỉ gây bệnh khi nào cơ thể có bệnh khác.

15.  Chất nào sau đây không phải enzyme của vi khuẩn

A. Bêtalactamase.

B. Chloramphenicol acetylase.

C. Hyaluronidase.

@D. Exfoliatine

E. Streptokinase.

16.  Chất nào sau đây của vi khuẩn có tác dụng gây ỉa chảy

A. Exfoliatine.

B. Toxin erythrogene

C. Lipopolysaccharide.

D. Streptokinase.

@E.  Enterotoxin.

17.  Virus nào sau đây tồn tại lâu trong cơ thể người mà ít khi biểu hiện bệnh.

A. Virus cúm gà.

B. HIV/AIDS virus.

@C. Herpès virus.

D. Virus gây bệnh viêm gan A.

E. Virus gây bệnh quai bị.

18.  Trong cơ thể người virus có thể nhân lên và phát triển nhờ

A. kết dính với receptor của tế bào đích.

@B. vào các acid nhân của tế bào đích để sinh tổng hợp.

C. vào giai đoạn luân lưu trong máu.

D. sự phản ứng của miễn dịch tế bào cơ thể.

E. vào sự phân đôi của virus.

19.  Đặc điểm gây bệnh nào sau đây thuộc về nấm bậc thấp.

A. Khả năng gây bệnh đa dạng, phức tạp.

B. Có thể sống nội bào hoặc ngoại bào.

C. Không gây ra phản ứng quá mẫn cảm.

@D. Nhân lên và phát triển trong mô dưới dạng sợi.

E. Chủ yếu gây đáp ứng miễn dịch thể dịch.

20.  Điều kiện nào sau đây làm dễ cho sự xâm nhập của vi khuẩn qua da nhất.

A. Thay đổi độ pH của da

B. Rối loạn vi khuẩn chí của da.

C. Các tuyến mồ hôi tiết thiếu các acid béo.

D. Vết xây xát da do cào cấu.

@E.  Vết trầy da do bỏng rộng

21.  Yếu tố nào sau đây làm dễ cho nhiễm khuẩn da nhất.

A. Thay đổi vi khuẩn chí ở da.

B. Tắc các tuyến mồ hôi.

C. Thiếu bacteriocin do vi khuẩn chí tiết ra.

D. Thừa các acid béo ở da làm cho da nhờn.

@E. Có vết cắn của động vật ở da.

22.  IgA của niêm mạc hô hấp có các chức năng, ngoại trừ.

A. Chống vi khuẩn và virus kết dính vào tế bào biểu mô.

B. Có khả năng trung hoà kháng nguyên của vi khuẩn tại chổ.

@C. Có khả năng gây cảm ứng miễn dịch tế bào.

D. Chống sự xâm nhập vi khuẩn và virus.

E. Có khả năng diệt khuẩn và diệt virus.

23.  Thành phần nào sau đây không có mặt ở niêm mạc hô hấp.

@A. Kháng thể IgG.

B. Kháng thể IgA.

B. Biểu mô lông rung động.

C. Các tế bào tiết chất nhày.

D. Lysozyme tham gia diệt khuẩn và virus.

24.  Yếu tố nào sau đây không tham gia chống nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.

A. Vi khuẩn chí.

B. Nhu động.

C. Acid dạ dày.

D. Dịch mật.

@E. Amylase.

25.  Điều kiện nào sau đây ít bị nhiễm khuẩn nhất.

A. Cắt 2 phần dạ dày.

B. Sỏi ống mật chủ.

C. Sỏi ống dẫn tiểu.

@D. Đặt ống thông tiểu tạm thời.

E. Đặt van tim nhân tạo.

26.  Phản ứng viêm của vật chủ có một số biểu hiện bên trong, ngoại trừ.

A. Liên quan đến bổ thể.

B. Liên quan đến tiến trình đông máu tại chổ.

C. Xuất hiện các kinin.

@D. Biểu hiện dấu hiệu viêm.

E. Có sự tụ tập bạch cầu ở ổ viêm.

27.  Hiện tượng viêm tại chổ không có sự tham gia của

A. Bổ thể.

B. Interleukin 1.

C. Interleukin 6.

D. Interleukin 8.

@E. Interleukin 10.

28.  Yếu tố nào sau đây có tác dụng huy động và hoạt hoá bạch cầu đa nhân trung tính.

A. Tumor necrosis factor.

B. Interleukin 1.

C. Interleukin 6.

@D. Interleukin 8.

E. Interleukin 10.

29.  Hiện tượng nào sau đây không có mặt trong hiện tượng viêm khu trú.

A. Tế bào nội mạc mạch máu dính tế bào viêm.

B. Tiêu protein của tổ chức.

@C. Xuất hiện co mạch tại chổ gây hoại tử.

D. Xuất hiện xuất tiết tại chổ.

E. Đau nhức tại chổ viêm.

30.  Thành phầnh nào sau đây không tham gia vào hiện tượng thực bào.

@A. Chromosome

B. Bach cầu đa nhân trung tính.

C. Đơn nhân đại thực bào.

D. Thành phần bổ thể.

E. Phần Fc của IgG.

31.  Tính chất nào sau đây không thuộc đại thực bào.

A. Tuần hoàn trong máu.

B. Di chuyển trong các phế nang.

C. Di chuyển chậm hơn bạch cầu đa nhân trung tính.

D. Thực bào giống bạch cầu đa nhân trung tính.

@E. Lệ thuộc nhiều vào các yếu tố cố định vi khuẩn.

32.  Đặc điểm đại thực bào giống bạch cầu đa nhân trung tính, ngoại trừ.

A. Di chuyển được qua thành mạch.

B. Thực bào vật lạ và vi khuẩn.

C. Có mặt tại ổ viêm.

D. Có ứng động hoá học dương tính.

@E. Vai trò thông tin kháng nguyên cho tế bào miễn dịch.

33.  Yếu tố sau đây thuộc miễn dịch thể dịch không đặc hiệu, ngoại trừ.

@A. IgG.

B. Bổ thể.

C. Phức hợp tấn công màng.

D. C5a.

E. Lysosyme.

34.  Thành phần sau đây được gọi là phức hợp tấn công màng.

A. C3-C5-C6.

B. C5-C6-C7.

@C. C7-C8-C9.

D. Opsonisant.

E.  Lysosyme.

35.  Phản ứng đặc hiệu của cơ thể có đặc điểm, ngoại trừ.

A. Đáp ứng miễn dịch đối với tác nhân gây bệnh.

B. Đạt được trong lần nhiễm khuẩn đầu tiên.

C. Thông qua miễn dịch thể dịch.

D. Có sự tham gia của miễn dịch tế bào.

@E. Không bao giờ tạo ra hiện tượng bệnh lý.

36.  Loại globulin miễn dịch nào sau đây tăng nồng độ trong máu ở các bệnh dị ứng.

A. IgA.

B. IgM.

C. IgG.

@D. IgE.

E. IgD.

37.  Thành phần nào sau đây tham gia gián tiếp vào miễn dịch tế bào.

A. Tế bào lymphô T.

B. Đại thực bào.

C. Tế bào diệt.

@D. Lymphô B.

E. Cytokine.

38.  Interferon được tế bào tiết ra trong trường hợp

A. nhiễm vi khuẩn ký sinh nội bào.

B. nhiễm vi khuẩn ký sinh ngoại bào.

C. nhiễm nấm bậc thấp.

D. nhiễm ký sinh trùng.

@E. nhiễm virus.

39.  Trường hợp nào sau đây gợi ý thuộc về nhiễm trùng khu vực:

A. Nóng, đỏ, sưng, đau tại chổ; không sưng đau hạch khu vực; không nhức đầu.

B. Nóng, đỏ, sưng, đau tại chổ và lan rộng; nhức đầu nhiều và mệt mỏi toàn thân.

@C. Nóng, đỏ, sưng, đau lan rộng; sưng đau hạch khu vực; nhức đầu nhẹ, mạch thường.

D. Nóng, đỏ, sưng, đau lan toả; mạch nhanh; nhức đầu nhiều và mệt mỏi toàn thân.

E. Nóng, đỏ, sưng, đau lan toả; sưng hạch khu vực; nhức đầu nhiều, môi khô lưỡi bẩn.

40.  Điểm nào sau đây không phù hợp với tính chất thời kỳ ủ bệnh của một tác nhân gây bệnh:

A. Đa số trường hợp thời kỳ này không có triệu chứng.

@B. Mỗi tác nhân gây bệnh có thời kỳ này không đổi.

C. Là khoảng thời gian tác nhân gây bệnh nhân lên và phát triển.

D. Ngắn dài tuỳ tác nhân gây bệnh.

E.  Có sự tham gia của các yếu tố nội tại của cơ thể bệnh nhân.

41.  Thời kỳ khởi phát điển hình của bệnh truyền nhiễm không có đặc điểm sau:

A. Có các triệu chứng lâm sàng sơ khởi.

B. Một số trường hợp có thể định hướng cho chẩn đoán.

@C. Là thời kỳ tác nhân gây bệnh chưa gây tổn hại cơ thể.

D. Sắp xếp tuần tự các triệu chứng có thể gợi ý cho chẩn đoán.

E. Thường khởi đầu với sốt, đôi khi kèm rét run.

42.  Thời kỳ toàn phát điển hình của bệnh truyền nhiễm không có tính chất sau:

A. Các biểu hiện lâm sàng tương đối đầy đủ.

B. Thường xuất hiện đáp ứng viêm toàn thân.

C. Có sự biến đổi về mặt miễn dịch của cơ thể.

@D. Bạch cầu trong máu tăng.

E.  Có biểu hiện các triệu chứng tổng quát.

43.  Thời kỳ lui bệnh của một bệnh nhân truyền nhiễm có thể xảy ra như sau, ngoại trừ.

A. Tiếp đến là thời kỳ hồi phục.

B. Có thể xuất hiện một số biến chứng.

C. Khỏi bệnh có thể tạm thời rồi bệnh tái lại.

@D. Có miễn dịch bền với tất cả các trường hợp.

E. Khỏi bệnh nhưng có thể có di chứng.

44.  Xét nghiệm nào sau đây được gọi là xét nghiệm đặc hiệu.

A. Tăng eosinophile máu khi nhiễm giun đũa ở ruột.

B. Tăng lymphô trong nước não tuỷ khi viêm màng não virus.

C. Tăng protein C phản ứng trong máu khi viêm màng não mủ.

@D. Tìm kháng nguyên của vi khuẩn hoà tan trong nước não tuỷ khi viêm màng não mủ.

E. Tăng tốc độ lắng máu trong bệnh lao phổi.

45.  Một bệnh nhân nữ 28 tuổi, sốt 3805c, bệnh đã 2 ngày, triệu chứng khác không rõ. Nên xử trí:

A. Cho kháng sinh và theo dõi.

B. Cho thuốc hạ nhiệt và theo dõi.

@C. Thăm khám kỷ, theo dõi bệnh nhân.

D. Cho kháng sinh và hạ nhiệt, rồi về.

E. Khuyên bệnh nhân đi về, không dùng thuốc gì.

46.  Khi dùng corticoid kéo dài có thể gây nhiều tác dụng phụ và có thể giảm sức đề kháng chống nhiễm khuẩn của cơ thể.

@A: Đúng.

B: Sai.

47.  Tiêm chích tĩnh mạch là điều kiện gây nhiễm khuẩn tại chổ và là tiền đề của nhiễm khuẩn toàn thân.

@A: Đúng.

B: Sai.

48.  Sau khi ghép cơ quan, người ta bắt buộc phải dùng thuốc ức chế miễn dịch, vì vậy mà những bệnh nhân được ghép cơ quan dễ nhiễm trùng.

@A: Đúng.

B: Sai.

49.  Suy cho cùng các bệnh lý về chuyển hoá không có mối liên quan gì đến các bệnh lý nhiễm trùng về mặt hậu quả.

@A: Đúng.

B: Sai.

50.  Chắc rằng trong tương lai người ta còn tìm ra thêm nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng của những bệnh đã và đang chưa xác định được nguyên nhân.

@A: Đúng.

B: Sai.

51.  Theo bản chất, vi khuẩn có thể có lợi cho cơ thể người thì vĩnh viển không bao giờ gây bệnh.

A: Đúng.

@B: Sai.

52.  Một bệnh truyền nhiễm chỉ xảy ra trên phạm vi một địa phương hẹp được gọi là bệnh lưu hành địa phương.

@A: Đúng.

B: Sai.

53.  Người ta có thể dựa vào các triệu chứng và dấu hiệu để nhận định mức độ nhiễm trùng trên lâm sàng.

@A: Đúng.

B: Sai.

54.  Các triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm nói chung không bị ảnh hưởng của các yếu tố bên trong của cơ thể.

A: Đúng

@B: Sai.

55.  Trong thời kỳ khởi phát của bệnh truyền nhiễm thường đã biểu hiện đa số các biến chứng.

A: Đúng.

@B: Sai

56.  Xét nghiệm ELISA để phát hiện một tác nhân gây bệnh trên một bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm cụ thể là xét nghiệm đặc hiệu.

@A. Đúng

B. Sai

NHIỄM HIV/AIDS

1.       Nhiễm HIV là một bệnh:

A. Rất dễ lây

@B. Tương đối khó lây so với các bệnh truyền nhiễm khác.

C. Lây khi tiếp xúc với người nhiễm HIV.

D. Chỉ lây khi có quan hệ tình dục hay nhận máu của người nhiễm HIV

E. Chỉ lây khi tiếp xúc với dịch tiết của người nhiễm HIV.

2.       Virut HIV là virut:

A. Có thể tích hợp ARN của virut vào ADN tế bào vật chủ

@B. Có thể tổng hợp ADN từ ARN của virut.

C. Dùng men sao chép ngược để tổng hợp ADN virut từ ARN của ribosome.

D. Tấn công vào mọi tế bào miễn dịch của  vật chủ.

E. Chỉ tấn công vào tế bào lympho T CD4(+) của người.

3.       Trong các dịch của người nhiễm HIV được nêu sau đây, dịch nào có nồng độ virut thấp nhất:

A. Dịch não tủy.

B. Dịch màng bụng

C. Dịch  tiết  sinh dục

D. Dịch khớp

@E. Sửa mẹ.

4.       Giai đọan nào của quá trình nhiễm HIV có nồng độ virut trong máu cao nhất trong các giai đoạn được kể  sau đây

@A. Thời kỳ sơ nhiễm

B. Thời kỳ tiềm ẩn.

C. Thời kỳ cửa sổ.

D. Thời kỳ có phức hợp cận AIDS

E. Khi bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng .

5.       Giai đoạn cửa số là giai đọan trong nhiễm HIV:

A. Virut không nhân lên, do đó không phát hiện được.

B. Cơ thể chưa sản xuất kháng thể nên mọi xét nghiệm đều âm tính.

@C. Bắt đầu xuất hiện kháng thể với nồng độ chưa cao, virut thì ẩn trong các hạch bạch huyết nên không phát hiện được.

D. Các xét nghiệm thông thường âm tính, nhưng nếu có các xét nghiệm cao cấp thì vẫn có thể phát hiện được.

E. Là giai đọan tạm lui bệnh.

6.       Một người được kết luận bị nhiễm HIV khi:

A. Một trong các xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV  (+).

@B. Xét nghiệm Western- Blot (+)  ngay lần đầu tiên.

C. Ít nhất 2 trong 3 xét nghiệm:  test nhanh, ELISA, Western-Blot. . (+)

D. Chỉ cần một test  ELISA (+)

E. Tất cả xét nghiệm (+) lần đầu tiên đều chưa chắc chắn mà cần phải  làm lại lần thứ hai sau 3 tháng mới kết luận  được.

7.       Một người có nguy cơ nhiễm HIV, xét nghiệm máu âm tính, kể cả với xét nghiệm Western-Blot.  Anh (hay chị) kết luận:

A. Chắc chắn không nhiễm HIV.

B. Nhiễm HIV ở giai đọan sơ nhiễm.

C. Nhiễm HIV ở giai đọan cửa sổ.

D. Cần làm thêm test ELISA, nếu âm tính mới kết luận không nhiễm.

@E. Phải xét nghiệm lại sau 3 tháng với Western Blot mới kết luận được.

8.       Theo thông báo của bộ Y tế Việt Nam, ta có thể kết luận nhiễm HIV với xác suất sai lầm rất nhỏ khi:

A. Bệnh nhân có kết quả 3 lần (+) với một trong ba test đang được xử dụng:  tét nhanh (Serodia), ELISA, Western-Blot.

B. Bệnh nhân có kết quả (+) 3 lần với test ELISA với một kit kháng nguyên bất kỳ.

@C. Bệnh nhân có kết quả (+) 2 lần với 2 test ELISA với kit kháng nguyên khác nhau.

D. Chỉ cần một lần (+) với xét nghiệm ELISA trở lên.

E. Chỉ kết luận được khi các xét nghiệm được thực hiện cách nhau 3  tháng.

9.       Trên lâm sàng, những triệu chứng nào cho phép khẳng định nhiễm HIV:

A. Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể.

C. Sốt kéo dài trên một tháng

D. Tiêu chảy kéo dài trên một tháng.

@E. Có các triệu chứng của sơ nhiễm HIV.

10.  Biểu hiện lâm sàng chỉ gợi ý chứ không đủ để khẳng định nhiễm HIV. Tiêu chuẩn nào sau đây cho phép xếp một người nhiễm HIV vào giai đọan AIDS:

@A. Nhiễm lao.

B. Thường hay bị nhiễm trùng.

C. Tế bào lympho T CD4+ giảm nhiều so với lần xét nghiệm trước.

D. Nhiễm nấm Candidase nói chung.

E. Có hội chứng suy mòn

11.  Về thuốc kháng HIV, hiện nay:

@A. Có thể khống chế được virut, nhưng không tiêu diệt được hết HIV trong cơ  thể.

B. Có thể diệt tận gốc HIV, nhưng bệnh vẫn cứ tiếp tục vì cơ thể đã bị hủy họai hệ miễn dịch.

C. Chỉ có tính chất tâm lý, chứ thực sự chưa có thuốc kháng HIV có hiệu quả.

D. Có thể thực sự chữa lành nhiễm HIV, nhưng quá đắt nên chưa thể phổ biến công khai được.

E. Thuốc chỉ có tính chất phòng bệnh chứ không có tính chất điều trị.

12.  Để phòng một số bệnh nhiễm trùng cơ hội trong nhiễm HIV/AIDS, thuốc nào sau đây tỏ ra phù  hợp với các nước đang phát triển nhờ giá rẻ và khá phổ biến:

@A. Phối hợp sulfamethoxazole và trimethoprime.

B. AZT và lamivudin.

C. Acyclovir

D. Nystatine

E. Orfloxacine.

13.  Những người trong gia đình người nhiễm HIV:

A. Có thể sống chung bình thường (nhưng không được quan hệ tình dục) với người nhiễm vì không lây.

B. Phải cách ly người bệnh vì có khả năng lây nhiễm.

@C. Có thể sống chung gần như bình thường, nhưng phải biết cách phòng  lây nhiễm, dưới sự hướng dẫn cụ thể của BS chuyên  môn.

D. Trong giai đọan tiềm ẩn, có thể sống chung, còn đến giai đọan AIDS  thì phải cách ly.

E. Chỉ có thể sống chung trong giai đoạn sơ nhiễm ban đầu.

14.  Một người không có quan hệ tình dục, không dùng chung bơm và kim tiêm với người nhiễm HIV, vẫn có thể lây HIV:

A. Do tai nạn. 

@B. Do tình cờ xử dụng dao cạo râu chung với người nhiễm HIV ở tiệm hớt tóc. 

C.  Do dùng chung áo quần có mồ hôi của người  nhiễm. 

D.  Do sống chung với người nhiễm HIV

E.  Do xử dụng chung quần lót với người nhiễm HIV. 

15.  Thai phụ nhiễm HIV, thai nhi sẽ:

A.  Chắc chắn nhiễm HIV

B.  Chắc chắn không nhiễm nếu thai phụ có uống thuốc kháng HIV

C.  Chỉ nhiễm trong thời gian chu sinh

D.  Chỉ có thể nhiễm khi nuôi con bằng sửa mẹ

@E.  Xác suất nhiễm HIV giảm rất thấp khi có các dự phòng thích đáng nhưng vẫn không thể triệt tiêu khả năng trẻ bị nhiễm HIV. 

16.  Trong các câu dưới đây, câu nào không đúng: Mẹ nhiễm HIV(+), truyền cho con:

A.  Trong thai kỳ

B.  Trong thời gian chu sinh

C.  Sau khi sinh khi cho con bú

@D.  Cho con tạng để ghép

E.  Nếu có biện pháp phòng bệnh thì con không nhiễm HIV. 

17.  Phòng nhiễm HIV cho thai nhi khi mẹ dương tính bằng cách:

A.  Cho mẹ uống thuốc AZT trong thai kỳ

B.  Dùng một số thuốc trong như Nevirapin trong thời gian sinh nở cho mẹ

C.  Dùng ngay thuốc kháng HIV cho trẻ sơ  sinh ngay sau khi sinh ra. 

@D.  Tất cả các biện pháp trên đều đúng và phải áp dụng đồng thời khi có đủ điều kiện.

E.  Chỉ cần dùng một trong ba biện pháp nêu trên là đủ để phòng nhiễm HIV cho cháu. 

18.  Một số nước vẫn tiếp tục cho trẻ bú sửa mẹ dù mẹ HIV (+) vì

A.  Nồng độ HIV trong sửa mẹ rất thấp, không thể lây truyền qua đường tiêu hoá.   Hơn nữa, HIV sẽ bị huỷ bởi dịch vị và các enzyme tiêu hóa. 

@B.  Vì  lý do kinh tế, trẻ sẽ bị chết do suy dưỡng trước khi chết do HIV

C.  Vì tập quán: mẹ phải cho con bú, nếu không sẽ không được cộng đồng công nhận có liên hệ mẹ con

D.  Do trình độ y tế kém phát triển, người mẹ không biết cho con bú có thể lây nhiễm HIV

E.  Vẫn cho bú mẹ được khi người mẹ chưa đến giai đoạn AIDS

19.  Trong nhiễm HIV/AIDS, các bệnh nhiễm trùng cơ hội sau đây, bệnh nào có tính chất riêng cho khu vực Ðông nam Á:

A.  Lao

@B.  Nhiễm nấm Penicillum marneffei

C.  Nhiễm nấm Candida nội tạng

D.  Viêm phổi do Pneumocystis carinii

E.  Nhiễm Cryptoccoccus neoforman

20.  Trong nhiễm HIV/AIDS, các bệnh nhiễm trùng cơ hội sau đây, bệnh nào phổ biến nhất ở Việt Nam

@A. Lao

B. Nhiễm nấm Penicillum marneffei

C. Nhiễm nấm  Candida nội  tạng

D. Viêm phổi do Pneumocystis  carinii

E. Nhiễm Cryptoccoccus neoforman

21.  Trong nhiễm HIV/AIDS, các bệnh nhiễm trùng cơ hội sau đây, tác nhân gây bệnh nào vốn có mặt thường xuyên trong cơ thể:

A. Lao

B. Nhiễm nấm Penicillum marneffei

@C. Nhiễm nấm Candida nội  tạng

D. Viêm phổi do Pneumocystis carinii

E. Nhiễm Cryptoccoccus neoforman

22.  Trong nhiễm HIV/AIDS, các bệnh nhiễm trùng cơ hội sau đây, bệnh nào phổ biến ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ:

A. Lao

B. Nhiễm nấm Penicillum marneffei

C. Nhiễm nấm  Candida nội  tạng

@D. Viêm phổi do Pneumocystis  carinii

E. Nhiễm Cryptoccoccus neoforman

23.  Trong nhiễm HIV/AIDS, các bệnh nhiễm trùng cơ hội sau đây, bệnh nào có  thể dự phòng được với Bactrim (Trimethoprime và  sulfamethoxazole)

A. Lao

B. Nhiễm nấm Penicillum marneffei

C. Nhiễm nấm Candida nội tạng

@D. Viêm phổi do Pneumocystis  carinii

E. Nhiễm Cryptoccoccus neoforman

24.  Trong nhiễm HIV/AIDS, các bệnh nhiễm trùng cơ hội sau đây, bệnh nào có thể xuất hiện ở người nhiễm HIV ngay cả khi tình trạng miễn dịch đang còn khá tốt

@A.  Lao

B. Nhiễm nấm Penicillum marneffei

C. Nhiễm nấm Candida nội tạng

D. Viêm phổi do Pneumocystis carinii

E. Nhiễm Cryptoccoccus neoforman

25.  Theo dõi bệnh nhân nhiễm HIV là:

A. Theo dõi tình trạng miễn dịch của bệnh nhân, bằng cách đếm số lượng tế bào T CD4+.

B. Theo dõi nồng độ virut HIV trong máu bệnh nhân.

C. Theo dõi sự xuất hiện sớm của các bệnh nhiễm trùng và ung thư cơ hội.

D. Theo dõi tác dụng phụ của các thuốc bệnh nhân đang phải xử dụng kéo dài.

@E. Tuỳ thuộc vào giai đoạn và hoàn cảnh của từng bệnh nhân để quyết định phương thức theo dõi thích hợp.

26.  Trong hoàn cảnh của nước ta theo dõi bệnh nhân nhiễm HIV ở hầu hết các tuyến tỉnh chỉ có thể: Theo dõi tình trạng miễn dịch của bệnh nhân:

A. Bằng cách đếm số lượng tế bào T CD4+.

B. Theo dõi nồng độ virut HIV trong máu bệnh nhân.

@C. Theo dõi sự xuất hiện sớm của các bệnh nhiễm trùng và ung thư cơ hội.

D. Theo dõi tác dụng phụ thuốc kháng HIV mà bệnh nhân đang phải xử dụng kéo dài.

E. Theo dõi sinh hoạt tình dục và ma túy của bệnh nhân

27.  Khi phát hiện bệnh nhân rơi vào giai đoạn AIDS, trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, bệnh nhiễm trùng cơ hội nào có thể phòng được cho bệnh nhân:

A. Lao

B. Nhiễm nấm Penicillum marneffei

C. Nhiễm nấm Candida nội tạng

@D. Viêm phổi do Pneumocystis carinii

E. Nhiễm Cryptoccoccus neoforman

28.  Loại thuốc kháng HIV nào đang được sản xuất tại nước ta (tính đến năm 2004):

A. AZT.

B. Lamivudine

@C. Lamdizivir (phối hợp hai thuốc trên)

D. Loại anti-protease

E. Nước ta chưa sản xuất được thuốc kháng HIV nào.

29.  Dù có đủ thuốc kháng HIV, nhiễm HIV vẫn là một bệnh đáng sợ ngay ở các nước phát triển vì:

A. Giá cả vẫn quá cao

B. Thuốc có nhiều tác dụng phụ, bệnh nhân không thể dùng lâu dài được.

C. Hiện tượng kháng thuốc của virut nhanh

@D. Sự lan truyền HIV quă nhanh.

E. Thuốc kháng HIV tương tác đối kháng với các chất ma túy.

30.  Ở nước ta, thuốc kháng HIV được ưu tiên dành cho các trường hợp sau, ngoại trừ:

A. Tai nạn nghề nghiệp ngành y tế. .

B. Thai phụ HIV (+)

C. Trẻ sinh ra nhiễm HIV

@D. Tai nạn nhiễm HIV khi thi hành nhiệm vụ chống tệ nạn xã hội (mãi dâm, ma túy)

E. Người có chức vụ quan trọng trong xã hội

31.  Virut HIV là virut:

A. Chỉ tấn công tế bào lympho T CD4+.

B. Tấn công tất cả các tế bào lympho.

C. Tấn công bất cứ tế bào nào có mang phân tử CD4.

@D. Tấn công các tế bào có phân tử CD4 và một số đồng thụ thể tương ứng.

E. Tấn công các tế bào thuộc hệ miễn dịch trung gian tế bào.

32.  Virut HIV tích hợp mã di truyền vào ADN của tế bào vật chủ bằng cách

A.  Tích hợp trực tiếp RNA của virut vào nhân tế bào.

@B. Tổng hợp DNA theo mã di truyền của virut rồi mới tích hợp vào nhân tế bào.

C. Virut không cần tích hợp vào DNA tế bào vật chủ mà trực tiếp điều khiển tế bào bằng mã đi truyền độc lập của chính virut.

D. RNA của virut điều hành tế bào xâm nhập từ Ribosome chứ không cần tích hợp vào DNA của tế bào chủ.

E. Nhờ men sao chép ngược RT, virut phá hủy DNA của tế bào vật chủ và như thế chỉ còn acid nhân của virut điều khiển tế bào.

33.  Men protease cần cho virut HIV để:

@A. Phóng thích các virut thế hệ tiếp theo, sau khi đã hoàn chỉnh quá trình nhân lên trong tế bào.

B. Thủy phân các protein màng tế bào vật chủ để virut có thể xâm nhập vào bên trong.

C. Thủy phân các protein của nhân tế bào vật chủ để virut tích hợp được acid nhân của nó vào DNA của tế bào.

D. Phá hủy các protêin của tế bào vật chủ, chỉ để lại các thành phần cần thiết cho quá trình nhân lên của virut.

E. Thủy phân các protein trong DNA của tế bào vật chủ để DNA của virut tích hợp được.

34.  Virut HIV có khả năng thay đổi kháng nguyên cao vì:

A. Mã di truyền của kháng nguyên vỏ gp 121 có tần số đột biến cao.

B. Cấu trúc RNA của virut không bền, dễ đột biến khi gặp các tác nhân bên ngoài kích thích

C. Do hiện tượng chọn lọc của hệ miễn dịch cơ thể, chỉ để lại những virut nào có đột biến

@D. Do hiện tượng sao chép ngược thường có nhiều sai sót khi dịch và sao mã.

E. Do tế bào vật chủ phản ứng, không để cho virut nhân lên một cách thuận lợi, tạo nên nhiều sai sót cho thế hệ virut tiếp theo.

35.  Khi phải truyền máu, phương pháp tốt nhất để không nhiễm HIV là

A. Chỉ truyền máu đã được xét nghiệm HIV (-).

B. Chỉ truyền máu đã được đưa lên nhiệt độ cao để giết HIV.

C. Chỉ truyền máu làm tủa lạnh để bất hoạt HIV.

@D. Chỉ truyền máu tự thân.

E. Chỉ truyền máu đã xử lý bằng tia cực tím để giết virut HIV.

36.  Nếu bạn có một lần quan hệ tình dục với người nhiễm HIV bạn sẽ

A. Chắc chắn đã nhiễm HIV

B. Chỉ nhiễm khi người bạn tình ở giai đoạn AIDS.

C. Chỉ nhiễm khi bạn hay người tình đang mắc thêm một bệnh lây qua tình dục khác.

@D. Có nguy cơ cao nhiễm HIV, nhưng cũng có thể chưa nhiễm.

E. Chỉ nhiễm khi người bạn tình đang ở giai đoạn sơ nhiễm.

37.  Thuốc kháng HIV hiện nay được chia làm bao nhiêu nhóm:

A. Hai nhóm: kháng men sao chép ngược và nhóm kháng protease.

B. Ba nhóm:nhóm có cấu trúc nucleoside, nhóm không có nucleoside và nhóm antiprotease.

C. Bốn nhóm: nhóm ức chế men sao chép ngựoc, nhóm ngăn cản virut xuyên màng tế bào, nhóm ức chế khả năng nhân lên và nhóm antiprotease.

@D. Ba nhóm: Ngăn cản virut xuyên màng tế bào, ức chế men sao chép ngược, anti-protease

E. Cả 4 câu A, B, C, D đều giống nhau, chỉ khác ở cách diễn giải.

38.  Trong các thuốc sau đây, thuốc nào vừa có thể ngăn cản sự nhân lên của cả virut viêm gan B lẫn HIV:

A. AZT.

B. ddI

C. ddc

@D. 3TC

E. Nevirapin

39.  Phòng bệnh HIV lây qua đường tình dục là:

A. Chung thuỷ, chỉ quan hệ tình dục với một người.

B. Không quan hệ tình dục.

C. Không quan hệ tình dục khi có nhiễm một bệnh STD khác.

@D. Tình dục an toàn.

E. Tình dục kiểu miệng sinh dục.

40.  Trong nhiễm HIV, câu nào sau đây đúng:

@A. Nhiễm HIV có thể lây ngoài đường tiêm chích, tình dục và mẹ truyền sang con.

B. Nếu đủ 3 loại thuốc, có thể diệt được virut HIV.

C. Lao không được xếp vào bệnh cơ hội vì có thể gây bệnh cho cả người không suy giảm miễn dịch.

D. Nhờ nỗ lực của toàn thế giới, hiện nay đại dịch HIV đang giảm trên phạm vi toàn cầu.

E. Luôn luôn đồng nhiễm HIV và viêm gan siêu vi B hay C ở người tiêm chích ma túy.

41.  Nhiễm HIV là một bệnh có khả năng lây lan rất nhanh trên toàn cầu:

A. Đúng.

@B. Sai

42.  Có thể khẳng định một người nhiễm HIV khi có một xét nghiệm ELISA về HIV dương tính:

A. Đúng.

@B. Sai

43.  Có thể khẳng định một người có cả 3 xét nghiệm ELISA đều âm tính là không nhiễm HIV:

A. Đúng

@B. Sai

44.  Một người nhiễm HIV (+), có phản ứng bì tuberculin dương tính thì chắc chắn có nhiễm lao kèm theo:

A. Đúng

@B. Sai

45.  Một người nhiễm HIV (+) có phản ứng bì với tuberculin âm tính thì không nhiễm lao:

A. Đúng

@B. Sai.

46.  Người nhiễm HIV phải luôn luôn được theo dõi không những về mặt lâm sàng mà còn về mặt hành chánh dân sự:

A. Đúng

@B. Sai

47.  Thuốc kháng HIV được xử dụng cho mọi người nhiễm HIV

A. Đúng.

@B. Sai

48.  Thuốc kháng HIV có thể sử dụng cho người vừa mới phơi nhiễm HIV để phòng bệnh:

@A. Đúng

B. Sai

HỘI CHỨNG SỐT PHÁT BAN NHIÊM TRÙNG

1.       Ban sẩn phân biệt với ban dạng mảng nhờ vào:

A. Màu sắc: Dạng mảng chỉ có thể màu đỏ, còn sẩn có thế có nhiều màu khác nhau.

@B. Kích thước: ban sẩn < 5mm, còn mảng > 5mm.

C. Ðộ gồ lên khỏi mặt da: sẩn nhô lên khỏi mặt da, mảng thì không gồ lên.

D. Dạng sẩn thường do phản ứng của các lớp bì, dạng mảng là do phản ứng mao mạch

E. Dạng sẩn chỉ gặp trong các bệnh có tính kích ứng hay dị ứng da, dạng mảng có thể gặp trong các loại bệnh khác nhau

2.       Ban dạng mảng phân biệt với ban dạng nốt nhờ vào:

A. Màu sắc: Dạng mảng chỉ có thể màu đỏ, còn nốt có thế có nhiều lọai màu sắc khác nhau.

B. Kích thước: ban nốt < 5mm, còn mảng > 5mm.

C. Ðộ gồ lên khỏi mặt da: nốt nhô lên khỏi mặt da, mảng thì không gồ lên.

@D. Cả hai dạng đều gồ lên khỏi mặt da, nhưng dạng mảng phẳng như hình cao nguyên, còn dạng nốt thì tròn.

E. Dạng mảng là do phản úng mao mạch, dạng nốt là do phản ứng lớp thượng bì.

3.       Ban các bệnh nào sau đây, chủ yếu xuất hiện ở thân hay đầu mặt, rồi lan ra tứ chi, ngoại trừ:

A. Ban do sốt mò

B. Ban do thương hàn

C. Ban do xoắn khuẫn

D. Ban do nhiễm trùng đơn nhân.

@E. Ban do Scholein Henoch

4.       Ban của bệnh nào sau đây, xuất hiện chủ yếu ở tứ chi trước rồi lan ra toàn thân sau:

A. Ban do sốt mò

B. Ban do thương hàn

C. Ban do xoắn khuẫn

D. Ban trong bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.

@E. Ban trong bệnh Lyme.

5.       Ban do não mô cầu có các tính chất sau, ngoại trừ:

A. Có thể tiến triển nhanh thành những mảng xuất huyết hình sao.

B. Báo hiệu một nhiễm khuẫn huyết nặng nếu lan nhanh.

C. Thường có kèm theo triệu chứng viêm màng não mủ

D. Nếu không có viêm màng não, ở trẻ con, tiến triển nhanh các ban có tiên lượng nặng hơn.

@E. Ban thường kèm theo ngứa

6.       Nguyên nhân của hồng ban đa dạng thường do:

A. Nhiễm khuẫn Mycoplasma

B. Phản ứng với thuốc (hay gặp với nhóm sulffa, phenytoin. . . )

C. Một số trường hợp không rõ nguyên nhân

@D. Thường do phản ứng thuốc, nhưng có khi do nhiễm Mycoplasma, có khi không tìm được nguyên nhân nào

E. Do đặc ứng với một dị nguyên bên ngoài cơ thể.

7.       Dấu Koplik là một dấu hiệu:

A. Luôn luôn có trong sởi.

@B. Là một dấu đặc trưng, cho phép chẩn đóan sởi.

C. Biểu hiện một nội ban ở trong xoang miệng của sởi

D. Là một dấu hiệu mang tính tiên lượng trong sởi

E. Do viêm tuyến nước bọt quanh xoang miệng.

8.       Ðào ban ở lòng bàn tay chân ở người nhiễm HIV, gợi ý người thầy thuốc phải tìm thêm nguyên nhân:

A. Dị ứng với thuốc kháng HIV đang xử dụng.

@B. Giang mai kỳ 2.

C. Ban do chính virut HIV gây ra.

D. Ban do virut cơ hội Herpes Zoster tạo ra.

E. Do virut Herpes simplex.

9.       Ban trong Dengue xuất huyết:

@A. Thường là ban xuất huyết chứ không phải xung huyết.

B. Chỉ có ở những nơi da bị nén ép (thắt lưng, nịt. . )

C. Là một tiên lượng xấu cho bệnh.

D. Chỉ có khi làm dấu Lacet.

E. Chỉ gặp trong Dengue xuất huyết.

10.  Ban dạng bốt và găng tay là một đặc trưng của:

A. Dị ứng với các trang bị chống nắng ở tay và chân.

@B. Bệnh Scholein-Henoch.

C. Bệnh giảm tiểu cầu nguyên phát.

D. Dị ứng với thời tiết.

E. Chàm thể tạng.

11.  Tử ban (purpura) phân biệt với hồng ban là:

A. Kích thước tử ban nhỏ hơn

@B. Tử ban có xuất huyết. Hồng ban chỉ viêm mao mạch nhưng không xuất huyết.

C. Tử ban có tiên lượng nặng hơn hồng ban

D. Tử ban có màu tím, hồng ban có màu hồng

E. Tử ban thường mất nhanh hơn hồng ban.

12.  Bản chất ban là:

A. Viêm mao mạch dưới da hay niêm mạc

B. Phản ứng của các lớp da và niêm mạc

C. Phản ứng của cơ thể đối với phức hợp kháng nguyên-kháng thể lắng đọng dưới da.

D. Là phản ứng dị ứng của da.

@E. Có thể do viêm kích ứng hay dị ứng của các lớp bì , niêm mạc hay của mao mạch dưới da hay niêm mạc

13.  Chăm sóc bệnh nhân có ban, ta cần phải:

A. Cách ly bệnh nhân

B. Ðể bệnh nhân ở phòng kín, tránh gió .

C. Ở phòng ánh sáng mở, tránh kích thích bệnh nhân

D. Các biện pháp trên đều đúng và cần thực hiện đồng thời.

@E. Tìm nguyên nhân và điều trị.

14.  Nội ban là:

A. Ban xuất hiện trong những bệnh thuộc lãnh vực nội khoa

B. Những ban xuất hiện sâu trong cơ thể, chỉ có thể biết khi mỗ xác hay khi phẫu thuật.

@C. Là những ban xuất hiện ở niêm mạc, trong các xoang của cơ thể

D. Ban ở các nội tạng

E. Không có từ nội ban.

15.  Ðiều trị một bệnh nhân nổi ban:

A. Ta có thể dùng các thuốc kháng histamin, vì bản chất ban là hậu quả của phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể.

B. Có thể dùng các thuốc kháng viêm vì bản chất ban là viêm mao mạch

C. Phải gởi đến chuyên khoa Da liễu vì ban là một biểu hiện thuộc lãnh vực chuyên khoa nầy.

@D. Phải khám toàn diện và tỷ mỷ để tìm hay định hướng nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân đó.

E. Dùng glucocorticoide    

16.  Ban thuỷ đậu thường có đặc tính, ngoại trừ:

A. Dạng bọng nước

B. Lan toả toàn thân

C. Hay gặp ở trẻ em

D. Không mọc cùng một lần, nên có nhiều tuổi ban khác nhau trên da.

@E. Theo thiết đoạn phân bố thần kinh.

17.  Ban xuất hiện trong bệnh Zona có đặc tính, ngoại trừ:

A. Thường gặp ở người lớn.

B. Phân bố theo thiết đoạn thần kinh da

C. Thường kèm theo rối loạn cảm giác vùng da bị ảnh hưởng (đau cháy).

D. Có thể ảnh hưởng đến thị giác

@E. Có thể rối loạn dinh dưỡng vùng cơ tại vùng có ban.

18.  Ban gây tổn thương Janeway trong viêm nội tâm mạc bán cấp là:

A. Ban dạng dát, đỏ.

B. Ban xuất huyết

@C. Thường khu trú ở lòng bàn tay hay lòng bàn chân

D. Xuất hiện rải tác toàn thân

E. Chỉ có khi có biến chứng van tim .

19.  Về đặc điểm ban trong tinh hồng nhiệt, câu nào sau đây không đúng:

A. Ban đỏ, ấn mất.

B. Xuất hiện đầu tiên ở mặt, rồi lan xuống thân ,tứ chi.

C. Chung quanh ban da nhật màu.

D. Ở nếp lằn da, thường có đường ban đỏ ( đường Pastia)

@E. Có dạng như ban của sốt Dengue xuất huyết.

20.  Ban do nhiễm lậu cầu lan toả có đặc điểm sau đây, ngoại trừ:

A. Dạng sẩn rồi thành mụn mủ xuất huyết.

B. Có thể có dạng bọng nước xuất huyết

C. Thường phân bố quanh khớp, chi trên.

D. Cấy máu hay cấy thương tổn có lậu cầu.

@E. Xuất hiện chủ yếu ở bộ phân sinh dục ngoài.

21.  Tất cả các ban đều có nguyên nhân do viêm mao mạch dưới da:

A. Đúng

@B. Sai

22.  Các ban có nguyên nhân do virut thường không thể phân biệt được:

A. Đúng.

@B. Sai.

23.  Ban sởi luôn luôn xuất hiện theo thứ tự từ mặt, thân rồi các chi.

A. Đúng

@B. Sai.

24.  Sinh thiết da ở ban là chỉ định cần thiết để xác định nguyên nhân của ban

A. Đúng

@B. Sai.

SỐT KÉO DÀI CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN

1.       Người ta định nghĩa sốt kéo dài khi nhiệt độ bệnh nhân luôn luôn trên . . (1). . độ C trong suốt ít nhất . . (2). . tuần.

A. (1) 37,5; (2) 3.

B. (1) 37,8; (2)4.

C. (1) 37,8; (2)3.

@D. (1) 38,2; (2)3.

E. (1) 38,2; (2)4.

2.       Định nghĩa sốt kéo dài dựa vào:

@A. Quy ước, dựa trên kinh nghiệm.

B. Cơ chế bệnh sinh của sốt. .

C. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng viêm.

D. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng nhiễm trùng.

E. Theo kết quả của hội nghị quốc tế về sốt

3.       Trong các xét nghiệm nào sau đây, xét nghiệm nào không dùng để chẩn đoán phản ứng viêm:

A. Tốc độ lắng máu (VSS).

B. CRP (protein phản ứng C).

C. Công thức bạch cầu.

D. Fibrinogen.

@E. ASLO.

4.       Để chẩn đoán nguyên nhân một bệnh cảnh sốt kéo dài, bước nào sau đây là không cần thiết khi hỏi bệnh:

A. Hỏi về các thuốc bệnh nhân đã xử dụng.

B. Hỏi về những vùng bệnh nhân đã du lịch qua.

C. Hỏi về tiền sử bệnh tật của bệnh nhân.

D. Hỏi về nghề nghiệp của bệnh nhân.

@E. Hỏi về quan niệm sống của bệnh nhân.

5.       Những bệnh nào sau đây có tính dịch địa phương, bệnh nhân có thể mắc phải nếu có đi qua vùng dịch đang lưu hành:

A. Bệnh sốt vàng.

B. Bệnh tinh hồng nhiệt.

C. Nhiễm trùng đơn nhân

D. Nhiễm trùng đường tiểu.

@E. Nhiễm HIV.

6.       Để khẳng định nguyên nhân gây sốt do kháng sinh, ta thường căn cứ vào:

A. Khi ngưng thuốc, bệnh nhân hết sốt.

B. Giảm liều kháng sinh, sốt giảm rõ rệt.

C. Càng tăng liều kháng sinh, sốt càng tăng thêm.

@D. Ngưng kháng sinh, sốt giảm. Nếu dùng lại, sốt lại xuất hiện.

E. Bệnh nhân sốt nhưng không có dấu nhiễm trùng, dùng kháng sinh mà sốt không giảm.

7.       Trong số những bệnh có gây sốt sau đây, bệnh nào không lây truyền qua đường tiếp xúc với động vật:

A. Dại.

B. Sốt vẹt do Chlamydia. .

@C. Sốt thương hàn.

D. Dịch hạch.

E. Sốt mò.

8.       Lối sống có thể ảnh hưởng đến một số bệnh có thể gây sốt. Câu nầy không đúng trong trường hợp:

A. Tiêm chích ma túy có nguy cơ AIDS.

B. Nghiện rượu dễ nhiễm trùng phế cầu.

C. Ăn các động vật như sò hến không nấu kỹ có thể nhiễm thương hàn.

D. Thích chơi gia cầm (chim chóc), dễ bị viêm phổi do Chlamydia.

@E. Hút thuốc nhiều thường dẫn đến viêm phổi do tụ cầu.

9.       Câu nào sau đây không đúng khi phân tích nguyên nhân sốt:

A. Tiền sử sỏi mật gợi ý đến sốt có thể do nhiễm trùng đường mật.

@B. Tiền sử sỏi thận gợi ý đến sốt có thể do viêm bàng quang.

C. Tiền sử có vào rừng gợi ý đến sốt có thể do bênh sốt rét.

D. Tiền sử viêm khớp nhiều lần gợi ý đến sốt do bệnh thấp khớp cấp.

E. Tiền sử có tiêm chích ma túy, gợi ý đến sốt có thể do nhiễm HIV.

10.  Một cơn sốt được gọi là sốt có dạng cao nguyên khi:

A. Sốt tăng dần và khi đến cao diểm thì giữ nguyên nhiệt độ cao nầy trong nhiều ngày.

@B. Sốt tăng từ từ trong vài ngày đầu tiên . Khi đến cao điểm thì dao động trong vòng nửa độ so với nhiệt độ đỉnh kéo dài nhiều ngày.

C. Sốt tăng dần từ từ trong vài ngày đầu tiên, khi đến cao điểm thì dao động trong vòng 1 độ so với nhiệt độ đỉnh.

D. Sốt tăng lên nhanh chóng trong ngày đầu tiên, rồi dao động đáng kể so với nhiệt độ đỉnh trong những ngày sau.

E. Nhiệt độ cơ thể luôn luôn cao hơn 37,80 C.

11.  Trong hòan cảnh nước ta, đứng trước một bệnh nhân sốt kéo dài, nguyên nhân ưu tiên được nghĩ đến là:

A. Bệnh về máu do nhiễm chất độc màu da cam.

B. Bệnh về chuyển hóa do thức ăn thường không được cân đối.

C. Bệnh về nhiễm trùng.

D. Bệnh hệ thống.

@E. Không thể ưu tiên một nguyên nhân nào cả, mà phải tiến hành khảo sát tất cả các nguyên nhân có thể gây sốt cho bệnh nhân.

12.  Trước một bệnh nhân sốt kéo dài, trên lâm sàng gợi ý đến một hội chứng nhiễm trùng, nhưng công thức máu làm nhiều lần đều cho kết quả bạch cầu bình thường, bạn cho rằng:

A. Lọai bỏ giả thuyết sốt do nhiễm trùng.

B. Cho rằng công thức bạch cầu làm sai, khảo sát lại một lần nữa.

C. Xem xét lại có nguyên nhân nào làm bạch cầu không tăng trong bối cảnh nhiễm trùng?

@D. Đó là điều bình thường có thể gặp trong hội chứng nhiễm trùng vì bạch cầu tăng chỉ chiếm 60 % trường hợp nhiễm trùng.

E. Cho làm tủy đồ.

13.  Tốc độ lắng máu tăng phản ảnh:

A. Bệnh nhân đang có nhiễm trùng.

B. Bệnh nhân đang sốt.

C. Bệnh nhân đang có bệnh về hệ tạo keo.

D. Bệnh nhân đang có bệnh về hệ miễn dịch.

@E. Bệnh nhân đang có phản ứng viêm toàn thân.

14.  Đứng trước một bệnh nhân sốt có thể do nhiễm trùng máu:

@A. Ta cấy máu ngay, sau đó có thể tiến hành dùng kháng sinh theo kiến thức về vi khuẩn đang nghi ngờ gây bệnh. .

B. Chờ kết quả cấy máu rồi dùng kháng sinh đặc hiệu theo kháng sinh đồ.

C. Chỉ cấy máu khi trong cơn sốt bệnh nhân có biểu hiện rét run.

D. Cấy máu khi các xét nghiệm khác không cho phép chẩn đóan được bệnh.

E. Cấy máu sau khi đã cấy nưóc tiểu và cấy phân âm tính.

15.  Các bệnh có sốt sau đây đều có tính chất cấp cứu, ngoại trừ:

A. Sốt rét nặng

B. Nhiễm não mô cầu.

C. Viêm nội tâm mạc

D. Viêm màng não mủ.

@E. Viêm màng não virut.

16.  Một bệnh nhân 80 tuổi, vào viện với sốt, lú lẫn, nói lảm nhảm. Ta có thể:

A. Xác định được ngay bệnh nhân đang bị nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương.

B. Có thể là một tai biến mạch máu não mà sốt chỉ là một hậu quả.

@C. Không thể xác định được ngay nguyên nhân mà cần phải thăm khám tỷ mỷ để tìm bệnh căn.

D. Không phải bệnh nhiễm trùng vì ở ngươi già, nhiễm trùng thường không có sốt.

E. Bệnh nhân chỉ mắc một bệnh thông thường vì ở người già, sốt cao thường gây lú lẫn.

17.  Một bệnh nhân có tiền sử vừa du lịch vào vùng có sốt rét lưu hành, nay đến khám vì sốt cao liên tục. Có thể:

A. Loại trừ ngay chẩn đoán sốt rét vì bệnh nhân không có các giai đoạn điển hình của một cơn sốt rét.

B. Tìm khám lách. Nếu lách bệnh nhân lớn thì chẩn đoán sốt rét, nếu không thì loại trừ sốt rét.

C. Chẩn đoán được sốt mò vì có vào vùng dịch tễ (núi rừng) và sốt liên tục.

D. Tiến hành kéo máu tìm ký sinh trùng sốt rét. Nếu kết quả dương tính thì điều trị sốt rét.

@E. Sau khi kéo máu, điều trị ngay sốt rét, tiếp tục theo dõi để điều chỉnh chẩn đoán và điều trị.

18.  Trước một bệnh nhân sốt và có tiếng thổi ở tim, ưu tiên chúng ta:

A. Chẩn đoán một trường hợp thấp tim.

@B. Cần tiến hành xác định có phải viêm nội tâm mạc nhiễm khuẫn.

C. Nghĩ đến một bệnh nhiễm khuẫn thông thường ở bệnh nhân có bệnh van tim.

D. Không quan tâm đến tiếng thổi vì sốt cao có thể gây tiếng thổi ở tim do tăng huyết động.

E. Xem bệnh nhân có thiếu máu kèm theo.

19.  Một bệnh nhân sốt cao kèm có nôn mữa nhiều lần. Cần phải:

A. Tìm ngay dấu hiệu viêm màng não hay viêm não vì đó là bệnh cấp cứu.

B. Xác định có phải ruột thừa viêm hay không vì đó là bệnh cấp cứu ngoại khoa.

C. Chẩn đoán là lỵ trực trùng ở giai đoạn đầu.

D. Chẩn đoán là nhiễm trùng huyết có suy thận, urê máu cao.

@E. Thăm khám tỷ mỷ, dựa và nhiều yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh sử khác để chẩn đoán.

20.  Tìm câu đúng nhất trong các câu hỏi sau:

A. Sốt là một trong những dấu hiệu chắc chắn có nhiễm trùng.

B. Sốt là một trong những dấu hiệu bắt buộc của hội chứng đáp ứng viêm toàn thân.

C. Sốt là một phản ứng có lợi cho cơ thể chống lại vi khuẫn.

@D. Sốt là tình trạng tạo một mức thân nhiệt mới cao hơn bình thường do sự kích thích nào đó vào trung tâm điều hoà thân nhiệt.

E. Sốt có thể gây tử vong nếu không can thiệp hạ nhiệt kịp thời.

21.  Những trường hợp nào sau đây bắt buộc phải có sự hiện diện của sốt:

A. Nhiễm trùng.

B. Bệnh tự miễn.

C. Dị ứng.

D. Ung thư.

@E. Có tăng Interleukin 1 trong máu.

22.  Trước một bệnh nhân sốt cao, ta phải:

A. Cho ngay thuốc hạ nhiệt, đề phòng co giật cho bệnh nhân.

@B. Tuỳ theo khả năng thích ứng của bệnh nhân mà cho hạ nhiệt.

C. Không cho hạ nhiệt vì làm khó chẩn đoán và theo dõi bệnh.

D. Chỉ cho về đêm khi không cần khám bệnh và theo dõi nữa.

E. Cho hạ nhiệt bằng phương pháp vật lý vì không làm thay đổi triệu chứng bệnh. .

23.  Câu nào đúng nhất trong các câu sau: Sốt có chu kỳ ngày 1 cơn vào giờ giấc cố định, gợi ý đến:

A. Bệnh sốt rét

B. Sốt rét do Plasmodium falciparum

@C. Sốt có kèm theo dùng hạ nhiệt theo giờ giấc nhất định.

D. Có thể do sốt rét cơn hoặc do thuốc

E. Tất cả các bệnh nhiễm trùng đều có thể gây sốt có chu kỳ nhất định.

24.  Hiện tượng mạch nhiệt phân ly là:

A. Ðặc trưng cho bệnh thương hàn.

B. Ðặc trưng chỉ cho thương hàn do Samonella typhi

@C. Không nhất thiết là do thương hàn.

D. Chỉ đúng ở giai đoạn đầu của bệnh thương hàn.

E. Chỉ đúng ở giai đoạn sau của thương hàn, sau khi dùng kháng sinh.

25.  Chỉ định kháng sinh trước một trường hợp sốt chưa rõ nguyên nhân tuỳ thuộc vào:

A. Tính chất cấp cứu của bệnh đang nghi ngờ.

B. Thường được chấp nhận rộng rãi vì nước ta hầu hết là do nhiễm trùng.

C. Chỉ được chỉ định khi có kết quả kháng sinh đồ. Tránh lạm dụng kháng sinh không cần thiết

@D. Có thể dùng sau khi đã lấy bệnh phẩm cần thiết để tìm vi khuẫn nghi ngờ gây bệnh nhất là khi bệnh có tính chất diễn biến nhanh.

E. Tùy theo tình trạng kinh tế của bệnh nhân.

26.  Các xét nghiệm sau đây, xét nghiệm nào không có tính chất xâm nhập:

A. Siêu âm tim qua đường thực quản

B. Chụp nhuộm động mạch não

C. Nội soi ổ bụng.

@D. CT scanner sọ não không dùng thuốc cản quang

E. CT scanner sọ não dùng thuốc cản quang

27.  Những câu sau đây, câu nào không chính xác:

A. Nguyên nhân gây sốt ở nước ta đa số do nguyên nhân nhiễm trùng.

B. Sốt có thể không do bệnh nhiễm trùng mà do các bệnh ác tính như ung thư bạch cầu.

C. Sốt có thể do bệnh nhân tự tạo ra.

D. Sốt có thể do các bệnh tự miễn

@E. Sốt có thể do bệnh nhân giả vờ.

28.  Hiện nay, theo quan điểm mới, người ta chia sốt chưa rõ nguyên nhân thành bao nhiêu nhóm ?

A. 2 nhóm: nhiễm trùng và không nhiễm trùng

B. 3 nhóm: nhiễm trùng, nhóm sốt do nguyên nhân nội sinh, nhóm do nguyên nhân ngoại sinh (không nhiễm trùng).

@C. 4 nhóm: theo định nghĩa cổ điển, sốt và giảm bạch cầu, sốt sau khi vào viện (vì bệnh khác), sốt ở người nhiễm HIV.

D. Không có quan điểm nào mới, người ta giữ nguyên định nghĩa và tiêu chuẩn cũ.

E. Chỉ chia thành sốt cấp tính và sốt kéo dài.

29.  Câu nào sau đây đúng:

A. Sốt là một trong 4 tiêu chuẩn được nêu ra trong đáp ứng viêm toàn thân.

@B. Trong nhiễm trùng, sốt là một phản ứng có lợi hơn là có hại cho cơ thể.

C. Sốt cao là một triệu chứng nguy hiểm vì có thể gây co giật.

D. Sốt làm cơ thể suy yếu, kém ăn, do đó làm bệnh cảnh nhiễm trùng kéo dài thêm. .

E. Sốt chỉ là một trong nhiều triệu chứng khác nhau của một bệnh nhất định, không cần quan tâm nhiều.

30.  Hiện tượng rét run khi khởi đầu một cơn sốt:

A. Chứng tỏ bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết.

B. Chứng tỏ bệnh nhân sắp lên một cơn sốt rét.

C. Chứng tỏ Interleukin 1 đang kích thích trung tâm điều hoà thân nhiệt, đặt cơ thể đến một ngưỡng nhiệt độ mới.

@D. Là hiện tượng sinh nhiệt để nâng nhiệt độ cơ thể lên.

E. Phản ứng của cơ thể với cảm giác ớn lạnh, thường gặp khi nhiễm trùng.

31.  Nếu không loại bỏ được một nguyên nhân nhiễm trùng nặng trước một bệnh nhân sốt cao. Ta:

A. Có thể dùng ngay kháng sinh bao vây, vì tính mạng của bệnh nhân.

B. Cần phải xác định được vi khuẫn gây bệnh rồi mới cho kháng sinh.

@C. Có thể dùng kháng sinh, nhưng trước đó phải lấy các bệnh phẩm cần thiết để xét nghiệm vi sinh học.

D. Phải cấy máu trước khi dùng kháng sinh.

E. Chỉ được dùng các kháng sinh không có phổ khuẫn rộng.

32.  Nguyên tắc nào sau đây là ưu tiên nhất trong các nguyên tắc chỉ định xét nghiệm tìm nguyên nhân trước một trường hợp sốt chưa rõ nguyên nhân là:

A. Các xét nghiệm không xâm nhập trước các xét nghiệm xâm nhập.

B. Các xét nghiệm ít hay không có tai biến trước các xét nghiệm có thể nguy hiểm cho bệnh nhân.

C. Các xét nghiệm rẻ tiền trước các xét nghiệm đắt tiền.

@D. Các xét nghiệm đặc hiệu cho một bệnh đang nghi ngờ trước các xét nghiệm đánh giá tình trạng của bệnh nhân.

E. Các xét nghiệm đánh giá các chức năng sống quan trọng của bệnh nhân trước các xét nghiệm khác.

33.  Nguyên tắc nào sau đây là ưu tiên nhất trong các nguyên tắc chỉ định các xét nghiệm để xử trí cấp cứu trước một trường hợp sốt chưa rõ nguyên nhân là:

A. Các xét nghiệm không xâm nhập trước các xét nghiệm xâm nhập.

B. Các xét nghiệm ít hay không có tai biến trước các xét nghiệm có thể nguy hiểm cho bệnh nhân.

C. Các xét nghiệm rẻ tiền trước các xét nghiệm đắt tiền.

D. Các xét nghiệm đặc hiệu cho một bệnh đang nghi ngờ các xét nghiệm đánh giá tình trạng của bệnh nhân.

@E. Các xét nghiệm đánh giá các chức năng sống quan trọng của bệnh nhân trước các xét nghiệm khác.

34.  Trước một bệnh nhân sốt cao, nhưng không có các biểu hiện nguy hiểm (suy tim, khó thở. . . ) cũng không có các tác dụng phụ gây phiền hà nhiều cho bệnh nhân (nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt…), thái độ xử trí là:

A. Vẫn phải cho hạ nhiệt vì sốt vẫn có tác dụng nguy hiểm âm thầm cho cơ thể như mất nước, suy mòn. .

B. Không cần cho hạ nhiệt, chủ yếu tìm nguyên nhân.

C. Vẫn phải cho hạ nhiệt trong khi tiếp tục tìm nguyên nhân.

@D. Không cho hạ nhiệt, nhưng theo dõi kỹ để xử trí những tác dụng có hại của sốt lên cơ thể bệnh nhân trong khi tìm nguyên nhân gây sốt.

E. Chỉ cho hạ nhiệt khi nhiệt độ cao hơn 390C.

35.  Trong các câu sau, câu nào không đúng: Các tính chất của thân nhiệt cao trong say nóng (hay say nắng) và sốt:

A. Bản chất giống nhau vì đều làm nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường.

B. Say nóng hay say nắng là do tác dụng trực tiếp của môi trường, còn sốt thường do nhiễm khuẫn.

C. Say nóng hay say nắng do trung tâm điều hoà thân nhiệt bị tác dụng bởi tia tử ngoại, còn sốt là do các chất sinh sốt nội và ngoại sinh tạo nên.

@D. Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể được đưa lên mức cân bằng mới cao hơn bình thường trong khi say nóng hay say nắng là do cơ thể không thể thải nhiệt được dẫn đến tình trạng thân nhiệt tăng lên dần

E. Đều phải nhanh chóng hạ thân nhiệt người bệnh trong cả hai trường hợp, vì có thể nguy hiệm đến tính mạng. .

36.  Một bệnh nhân sau khi phẫu thuật, xuất hiện sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, cần phải:

A. Tìm các ổ áp xe có liên hệ đến vết mỗ, nhất là khi có đường dẫn lưu tự nhiên khá xa vết mỗ.

B. Xem lại tình trạng nhiễm trùng tại các thiết bị lưu lại trên cơ thể bệnh nhân (ống dẫn lưu dịch, catheter. . )

C. Huyết khối thuyên tắc sau mỗ gây sốt

D. Nhiễm trùng huyết với tiêu điểm từ vết mỗ

@E. Cần xét kỹ tất cả các nguyên nhân trên và cả trường hợp nhiễm một bệnh có sốt khác kèm theo.

37.  Những phụ nữ có thân nhiệt 380 C trên 3 tuần, không kèm theo một bất thường nào về lâm sàng cũng như cận lâm sàng thì:

A. Vẫn xếp vào nhóm sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân dù thân nhiệt có thấp hơn nhiệt độ quy ước để tiến hành tìm nguyên nhân cho bệnh nhân.

B. Đó chỉ là tăng thân nhiệt sinh lý ở nửa chu kỳ sau khi rụng trứng ở những phụ nữ có chu kỳ kinh dài.

@C. Là trường hợp rối loạn điều hòa thân nhiệt tự động, không cần phải khảo sát và cũng là lý do khiến định nghĩa sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân đưa lên 3802 C.

D. Chỉ gặp ở những phụ nữ ở thường xuyên trong môi trường quá nóng và độ ẩm cao, không thoát nhiệt được.

E. Tất cả các câu trên đều đúng tùy theo bối cảnh lâm sàng.

38.  Phát hiện sốt giả vờ thường nhờ vào:

A. Mâu thuẫn giữa lâm sàng và cận lâm sàng.

B. Phát hiện động cơ bệnh nhân giả vờ sốt (trốn nghĩa vụ quân sự, đòi bồi thường, ăn vạ...).

C. Mâu thuẫn giữa bệnh sử và diễn tiến lâm sàng.

@D. Tự tay người thầy thuốc lấy nhiệt độ cho bệnh nhân

E. Bệnh nhân vẫn kêu sốt ngay khi đã dùng thuốc hạ nhiệt đủ mạnh.

39.  Ở một bệnh nhân nhiễm HIV có sốt kéo dài, ta nhận định:

A. Là tất nhiên, vì sốt kéo dài là một triệu chứng chỉ điểm nhiễm HIV.

B. Báo hiệu bệnh nhân bước vào giai đoạn AIDS.

@C. Cần phải tìm nguyên nhân gây sốt như các bệnh nhân khác. Lưu ý đến các tác nhân gây bệnh cơ hội có sốt.

D. Cần phải cho ngay thuốc kháng HIV, vì sốt biểu hiện virut đang nhân lên mạnh trong cơ thể bệnh nhân.

E. Ngưng ngay các loại thuốc đang dùng vì có thể là sốt do dị ứng với thuốc.

40.  Tuy không phải tất cả các trường hợp sốt đều do nhiễm trùng nhưng:

A. Tất cả các trường hợp nhiễm trùng đều có sốt.

@B. Cần phải tìm nguyên nhân nhiễm trùng trước mọi trường hợp sốt.

C. Chỉ tìm nguyên nhân nhiễm trùng khi sốt kèm theo dấu chỉ điểm đặc hiệu cho một tác nhân nhiễm trùng nào đó.

D. Chỉ tìm nguyên nhân nhiễm trùng sau khi loại các nguyên nhân gây sốt khác.

E. Chỉ tìm các nguyên nhân có thể chữa được dù có nhiễm trùng hay không.

41.  Hiện nay, những người sốt kéo dài trên 3 tuần, không tìm ra nguyên nhân nhưng thân nhiệt luôn luôn nằm từ 3708 đến 3803C vẫn được xếp vào sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân.

A. Đúng

@B. Sai.

42.  Khi không tìm ra nguyên nhân, hạ sốt là một phương pháp tốt để điều trị bệnh nhân.

A. đúng

B. Sai

43.  Hiện nay, sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân, do kháng sinh được dùng phổ biến nên nguyên nhân tìm ra sau đó thường không phải do nhiễm trùng.

A. Đúng.

@B. Sai.

44.  Ổ nung mủ sâu có thể là nguyên nhân gây sốt kéo dài

@A. Đúng

B. Sai.

45.  Nhiễm HIV có thể là một nguyên nhân gây sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân dù đang ở giai đoạn sơ nhiễm

A. đúng

@B. Sai

46.  Viêm nội tâm mạc bán cấp có thể vẫn là nguyên nhân gây sốt kéo dài khi cấy máu và cả siêu âm tim qua lồng ngực đều không phát hiện gì.

@A. Đúng

B. Sai

47.  Kháng sinh có thể là một nguyên nhân gây sốt kéo dài

@A. Đúng

B. Sai

48.  Khi sốt cao, luôn luôn phải tìm cách hạ nhiệt cho trẻ em hoặc người lớn tuổi vìémót có ảnh hưởng nguy hiểm đến hệ thần kinh trung ương.

A. Đúng

@B. Sai

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG BỆNH NHIỄM KHUẨN

1.       Vấn đề sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh và dự phòng nhiễm vi khuẩn trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu là hết sức quan trọng nhằm:

A. Điều trị chống tái phát bệnh

B. Đạt được mục tiêu kinh tế cho mọi người

C. Điều trị phổ cập ở trong địa phương.

D. Điều trị bệnh kịp thời

@E. Giảm hiện tượng đề kháng kháng sinh

2.       Thuốc kháng sinh là những chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, nó tác động lên tác nhân gây bệnh là:

A. Vi rút

B. Nấm

C. Ký sinh trùng

@D. Vi khuẩn

E. Giun, sán

3.       Hiện nay, kháng sinh là loại thuốc thường được dùng phổ biến ở khắp mọi nơi nhất là ở những nước đang phát triển vì:

A. Là loại thuốc rẻ tiền

@B. Bệnh do vi khuẩn là nguyên nhân chính gây bệnh và tử vong

C. Là loại thuốc mà khi dùng bệnh nhân hết sốt nhanh

D. Là loại thuốc dễ tìm vì có sẵn trên thị trường

E. An toàn khi sử dụng

4.       Xu thế hiện nay, sử dụng thuốc kháng sinh phải theo nguyên tắc vì:

A. Tránh gây bệnh do thuốc

B. Giảm tỷ lệ tử vong

@C. Giảm sự phát triển hiện tượng đề kháng kháng sinh

D. Giảm chi phí điều trị

E. Giảm tỷ lệ mắc bệnh

5.       Kháng sinh tác động qua cơ chế diệt khuẩn (Bactericides) là nhóm:

A. Phenicoles

B. Cyclines

C. Macrolides

@D. Beta lactamines

E. Sulfamide

6.       Kháng sinh tác động qua cơ chế kìm khuẩn (bacteriostatique) là nhóm:

A. Beta lactamines

@B. Cyclines

C. Aminosides

D. Quinolones

E. Kanamycin

7.       Sự đề kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh không qua cơ chế:

A. Do việc tiết ra emzyme (beta - lactamase)

B. Do sự thay đổi vị trí tác động của thuốc kháng sinh

C. Qua plasmide hay sự đột biến

D. Do sự giảm tính thấm của màng tế bào đối với kháng sinh

@E. Miễn dịch học

8.       Đặc tính dược học của kháng sinh không được đánh giá bởi:

A. nồng độ thuốc trong huyết thanh và tổ chức, so sánh theo thời gian sau khi dùng thuốc

B. Liều lượng thuốc

C. Số lần dùng trong ngày

@D. Tính cơ địa

E. So sánh thuốc này với thuốc khác

9.       Tác dụng phụ do sử dụng thuốc kháng sinh gây nên là:

A. Hết sốt

B. Triệu chứng lâm sàng giảm dần

@C. Rối loạn vi khuẩn chí: viêm đại tràng màng giả

D. Tốc độ máu lắng giảm

E. Viêm loét dạ dày tá tràng

10.  Tác dụng phụ do đường vào của thuốc kháng sinh là:

@A. Áp xe cơ

B. Viêm mao mạch

C. Sốt

D. Đau bụng

E. Nồng độ thuốc trong máu thấp

11.  Kháng sinh được chỉ định trong:

A. Nhiễm vi rút

B. Nhiễm ký sinh trùng

C. Nhiễm nấm

D. Nhiễm vi khuẩn ở ngưòi khoẻ mạnh

@E. Nhiễm vi khuẩn có chỉ điểm trên vi khuẩn học

12.  Chỉ định sử dụng kháng sinh để dự phòng trong:

A. Nhiễm trùng đường tiểu

@B. Thấp khớp cấp

C. Viêm nội tâm mạc

D. Viêm màng não

E. Viêm phổi

13.  Sơ bộ xác định tác nhân gây bệnh để sử dụng kháng sinh sớm, dựa vào:

@A. Vị trí ổ nhiễm khuẩn

B. Theo kinh nghiệm trước đó

C. Triệu chứng lâm sàng của nhiễm vi khuẩn và xét nghiệm lấy bệnh phẩm để nhuộm gram

D. Theo đặc điểm dịch tễ của từng vùng

E. Chẩn đoán lâm sàng

14.  Xác định tác nhân gây bệnh để chọn kháng sinh chủ yếu dựa vào:

A. Kết quả nhuộm gram (dịch não tuỷ hoặc đàm)

B. Kết quả xét nghiệm phát hiện kháng nguyên trực tiếp (như trong viêm màng não)

@C. Kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ trước khi sử dụng kháng sinh

D. Chẩn đoán lâm sàng

E. Theo kinh nghiệm trước đó

15.  Về mặt nguyên tắc, sau khi lấy bệnh phâme cần chờ kết quả xét nghiệm,

chưa cần cho thuốc kháng sinh ngay trong trường hợp:

A. Nhiễm khuẩn huyết

B. Viêm màng não

C. Nhiễm trùng ở người suy giảm miễn dịch

@D. Viêm họng hạt

E. Nhiễm trùng bệnh viện

16.  Việc lựa chọn thuốc kháng sinh ban đầu dựa trên phân tích một vài tiêu chuẩn như:

A. Ổ nhiễm khuẩn khởi điểm

B. Tác nhân gây nhiễm khuẩn

C. Triệu chứng lâm sàng

@D. Chỉ A,B là đúng

E. Mức độ nặng của bệnh

17.  Phối hợp thuốc kháng sinh khi:

A. Bị bệnh lỵ trực trùng

B. Mác bệnh nhiễm khuẩn

C. Vi khuẩn nhạy cảm tốt với kháng sinh đó

D. Tác nhân gây bệnh đã được xác định

@E. Có nguy cơ nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn nặng

18.  Không phối hợp thuốc kháng sinh khi:

A. Vi khuẩn đề kháng thuốc kháng sinh

@B. Tác nhân gây bệnh và kết quả kháng sinh đồ đã được xác định

C. Có nguy cơ nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn nặng

D. Tác nhân gây bệnh đã được xác định

E. Mắc bệnh Lao

19.  Bệnh nhân nghi bị viêm màng não phải dùng thuốc kháng sinh có đặc điểm:

@A. Có thể thấm tốt qua hàng rào máu não - nước não tuỷ, kháng sinh diệt khuẩn

B. Khả năng thấm của kháng sinh vào ổ viêm

C. Thuốc có nồng độ cao trong nuớc tiểu hơn trong máu

D. Chọn kháng sinh kìm khuẩn

E. Dùng bất kỳ đường nào thích hợp

20.  Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn giai đoạn đã áp xe hoá cần chọn kháng sinh:

@A. Không có chỉ định dùng kháng sinh

B. Thấm tốt vào ổ nhiễm khuẩn

C. Phối hợp kháng sinh

D. Theo kinh nghiệm trước đó

E. Dẫn lưu ổ nhiễm khuẩn

21.  Thuốc kháng sinh được dùng để chỉ tất cả những chất có nguồn gốc. . . . . . , tổng hợp và bán tổng hợp, nó có thể ức chế hoặc phá huỷ một vài thành phần của . . . . .

22.  Hiện nay, bệnh do . . . . . còn là nguyên nhân chính gây bệnh và tử vong trên thế giới nhất là ở những nước đang phát triển.

23.  Kháng sinh là thuốc được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn:

@A. Đúng

B. Sai

24.  Kháng sinh được chỉ định trong điều trị dự phòng tái phát bệnh thấp khớp cấp:

@A. Đúng

B. Sai

NHIỄM KHUẨN HUYẾT

1.       Định nghĩa nhiễm khuẩn huyết là hội chứng đáp ứng viêm toàn thân gây nên do:

A. Vi trùng

B. Vi rút

@C. Vi khuẩn

D. Nấm

E. Viêm tuỵ

2.       Xu thế lớn nhất hiện nay của bệnh nhiễm khuẩn huyết là:

A. Bệnh ngày càng gia tăng do sử dụng kháng sinh bừa bãi

B. Điều trị đạt kết quả tốt do giải quyết được ổ nhiễm khuẩn ban đầu

@C. Sự đề kháng kháng sinh của tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết

D. Điều trị không cần biết rõ dịch tễ học của sự nhạy cảm kháng sinh của từng vùng

E. Điều trị đạt kêta quả tốt do những tiến bộ của khoa học kỹ thuật áp dụng trong điều trị hỗ trợ và hồi sức

3.       Nhiễm khuẩn huyết khác với hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS systemic inflamatory response syndrome) bởi:

A. Phản ứng viêm toàn thân

@B. Do vi khuẩn

C. Do bỏng

D. Do chấn thương

E. Do viêm tuỵ

4.       Đinh nghĩa nhiễm khuẩn huyết là:

A. Sự đột nhập của vi khuẩn vào máu

B. Vi khuẩn có ở vị trí nhiễm ban đầu

C. Có ổ nhiễm khuẩn thứ phát

@D. A,B,C là đúng

E. Tình trạng nhiễm độc toàn thân nặng

5.       Nhiễm khuẩn huyết thứ phát là:

A. Đáp ứng viêm toàn thân

B. Do vi khuẩn

C. Do vi khuẩn vào máu trực tiếp

D. Do vi khuẩn vào máu ngay từ đầu

@E. Do vi khuẩn vào máu sau khi đã gây tổn thương ở cơ quan khác

6.       Nhiễm khuẩn huyết tiên phát là:

A. Đáp ứng viêm toàn thân

B. Do vi khuẩn

C. Do vi khuẩn vào máu trực tiếp

@D. Do vi khuẩn vào máu ngay từ đầu

E. Do vi khuẩn vào máu sau khi đã gây tổn thương ở cơ quan khác

7.       Nhiễm độc tố huyết là

A. Đáp ứng viêm toàn thân

B. Do vi khuẩn

@C. Do sự hiện diện của độc tố trong máu

D. Do vi khuẩn vào máu liên tục

E. Do độc tố vi khuẩn

8.       Nhiễm khuẩn huyết nặng là:

@A. Có rối loạn chức năng các cơ quan, hạ huyết áp

B. Do vi khuẩn đột nhập vào máu từ ổ nhiễm ban đầu

C. Do nhiễm độc tố vi khuẩn

D. Do vi khuẩn vào máu nhiều và liên tục

E. Đáp ứng viêm toàn thân, do độc tố vi khuẩn

9.       Sốc nhiễm khuẩn là:

A. Tình trạng hạ huyết áp

B. Mạch nhanh

C. Sốt cao

D. Rối loạn tưới máu mô như tím tái, nổi vân tím

@E. Nhiễm khuẩn huyết kèm theo có hạ huyết áp và rối loạn tưới máu mô

10.  Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn huyết đối với bệnh nhân là:

A. Thường có tiên lượng tốt

@B. Nếu không điều trị kịp thời hoặc không thích hợp thì có thể dẫn đến các ổ di bệnh hoặc các biến chứng: suy hô hấp, suy tim, sốc nhiễm khuẩn và có thể tử vong

C. Khỏi bệnh hoàn toàn

D. Gây tử vong

E. Không đáng lo ngại vì đã có thuốc kháng sinh để điều trị

11.  Nhiễm khuẩn huyết có thể gây nên do

A. Vi khuẩn tụ cầu

B. E. coli

C. P. aeruginosa

D. Klebsiella spp.

@E. Bất cứ vi khuẩn nào

12.  Loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp ở một số bệnh viện tỉnh miền Trung Việt nam là:

@A. Vi khuẩn tụ cầu

B. E. coli

C. P. aeruginosa

D. Klebsiella spp

E. Salmonella typhi

13.  Năm 1996, trong chương trình giám sát quốc gia về "tính kháng thuốc của một số vi khuẩn thường gặp", S. typhi gây nhiễm khuẩn huyết chiếm tỷ lệ:

A. 0,2 -1%

B. 1,1 -2,5%

C. 2,6 -8,7%

D. 8,7- 27%

@E. > 28%

14.  Loại vi khuẩn ít gây nhiễm khuẩn huyết nhất là:

A. S. paratyphi A

@B. Acinetobacter

C. S. paratyphi B

D. S. epidemidis

E. Proteus mirabilis

15.  Đường xâm nhập của nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu thường là:

A. Sau nhiễm khuẩn đường hô hấp.

B. Nhiễm khuẩn sau nạo, phá thai

@C. Nhọt ngoài da

D. Bệnh đường tiêu hoá, gan mật

E. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

16.  Chẩn đoán lâm sàng sớm nhiễm khuẩn huyết dựa vào

A. Sốt cao

B. Ổ nhiễm khuẩn tiên phát

C. Sốt cao, ổ nhiễm khuẩn thứ phát

D. Sốt cao, đau họng

@E. Ổ nhiễm khuẩn tiên phát, sốt cao, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, bạch cầu trong máu tăng cao, chủ yếu đa nhân trung tính

17.  Về lâm sàng, triệu chứng của hội chứng đáp ứng viêm toàn thân bao gồm:

@A. Sốt > 38 độ C, bạch cầu/ máu> 12000/ml

B. Sốt kèm theo ổ nhiễm khuẩn ngoài da

C. Sốt ở bệnh nhân đái đường

D. Sốt ở bệnh nhân có tiền sử sỏi ống mật chủ

E. PaCO2 < 32 mmHg và nhịp tim > 90 lần/phút

18.  Để chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn huyết, mẫu máu phải được cấy trên môi trường

A. Ái khí       

B. Yếm khí

C. Ái và yếm khí tuỳ tiện

@D. Ái khí và yếm khí

E. Môi trường SS

19.  Nhiễm khuẩn huyết thường gặp sau bệnh lý ngoại khoa như:

A. Gãy xương kín

@B. Viêm tuỷ xương

C. Chấn thương sọ não

D. Viêm tắc tĩnh mạch

E. Chèn ép tuỷ

20.  Nhiễm khuẩn huyết thường gặp sau bệnh lý sản khoa như:

@A. Sót nhau sau sinh

B. Viêm phần phụ

C. Chửa ngoài tử cung

D. Rối loạn tiền mãn kinh

E. Rong kinh

21.  Nhiễm khuẩn huyết thường gặp sau bệnh lý nội khoa như:

A. Viêm dạ dày

B. Viêm phổi

@C. Viêm cơ tim

D. Viêm cầu thận cấp

E. Viêm đa khớp

22.  Đường vào gây nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu thường là

@A. Do viêm tắc tĩnh mạch

B. Do viêm nội tâm mạc cấp

C. Do viêm nội tâm mạc bán cấp

D. Đường bạch huyết

E. Do viêm phổi

23.  Đường vào gây nhiễm khuẩn huyết do liên cầu thường là:

A. Do viêm tắc tĩnh mạch

B. Nhiễm trùng đường tiểu

@C. Do viêm nội tâm mạc

D. Đường bạch huyết

E. Nhiễm trùng đường mật

24.  Triệu chứng lâm sàng thời kỳ khởi phát nhiễm khuẩn huyết thường gặp là:

@A. Triệu chứng thường khởi phát không rõ ràng

B. Dấu hiệu của nhiễm khuẩn tại chỗ ( Nóng ,đỏ, sưng, đau )

C. Sốt cao

D. Amygdale sưng to

E. Sốt cao, kèm sưng hạch, có thể có sốc

25.  Triệu chứng lâm sàng thời kỳ khởi phát nhiễm khuẩn huyết cần đặc biệt lưu ý là

A. Dấu hiệu của nhiễm khuẩn tại chỗ ( Nóng ,đỏ, sưng, đau ) .

@B. Dấu hiệu viêm tắc tĩnh mạch liên quan trực tiếp đến ổ nhiễm trùng khởi điểm

C. Triệu chứng ở cơ quan bị bệnh đã có từ trước trong tiền sử

D. Sốt cao

E. Viêm Amygdale

26.  Triệu chứng khởi phát gây nhiễm khuẩn huyết sau nhổ răng là:

A. Amygdale sưng

@B. Sưng phù mặt, hàm, sốt cao

C. Đau vùng họng

D. Mắt lồi

E. Cổ bạnh, tĩnh mạch cổ hai bên nổi to .

27.  Nhiễm khuẩn huyết thường không gây biến chứng sau:

A. Biến chứng tim phổi: Giảm PaO2 động mạch, hội chứng suy hô hấp cấp (Acute respiratory distress syndrome)

B. Suy tim cấp

C. Suy chức năng cơ tim: tụt huyết áp và tử vong

D. Biến chứng thận: tiểu ít, protein niệu , viêm cầu thận cấp, hoại tử vỏ thận          

@E. Giảm thể tích máu

28.  Biến chứng nặng và thường gặp của nhiễm khuẩn huyết là:

@A. Choáng nhiễm khuẩn và suy đa phủ tạng.

B. Biến chứng tim phổi: Giảm PO2 động mạch.

C. Biến chứng tim phổi: hội chứng suy hô hấp cấp

D. Biến chứng thận: tiểu ít, protein niệu, viêm cầu thận cấp, hoại tử vỏ thận

E. Áp xe đa cơ

29.  Biến chứng nặng nhất của nhiễm khuẩn huyết là:

A. Viêm màng não

B. Ap xe phổi

@C. Choáng nhiễm khuẩn

D. Áp xe đa cơ

E. Tràn dịch màng tim

30.  Biến chứng thường gặp nhất của nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu là:

A. Viêm màng não

B. Choáng nhiễm khuẩn

C. Vàng da, hội chứng gan thận

@D. Áp xe đa cơ

E. Nhịp tim nhanh

31.  Biến chứng ít gặp của nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu là:

A. Viêm màng não

B. Áp xe phổi

@C. Sốc lạnh (sốc nhiễm khuẩn)

D. Áp xe đa cơ

E. Tràn máu màng tim

32.  Thái độ xử trí sớm một nhiễm khuẩn huyết gồm:

A. Đợi kết quả xét nghiệm rồi xử lý, tránh sai lầm

B. Tiến hành điều trị ngay không cần xét nghiệm hoặc kết quả xét nghiệm

@C. Tiến hành khẩn trương, lấy mẫu nghiệm và xét nghiệm rồi điều trị ngay

D. Điều trị đặc hiệu ngay không cần xét nghiệm

E. Không làm gì cả

33.  Một bệnh nhân có nhọt ở ngoài da, động tác sau đây là có hại

A. Cho uống thuốc kháng sinh

B. Bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ

C. Hoàn toàn không bôi thuốc gì tại chỗ

@D. Nặn non hoặc gây sang chấn

E. Uống thuốc giảm đau, chống viêm

34.  Một bệnh nhân có nhọt ở ngoài da, loại thuốc sau đây là không nên dùng

A. Cho uống thuốc kháng sinh

B. Bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ

@C. Uống corticoide

D. Hoàn toàn không bôi thuốc gì tại chỗ

E. Uống thuốc giảm đau, chống viêm

35.  Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu là:

A. Phối hợp kháng sinh vì tụ cầu hay đề kháng kháng sinh

B. Chọn Penicillin, đường truyền tĩnh mạch, liều cao, vì tụ cầu nhạy cảm tốt

C. Kháng sinh kìm khuẩn

D. Liều thông thường

@E. Dùng kháng sinh đặc hiệu theo kháng sinh đồ

36.  Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu là:

A. Phối hợp kháng sinh ngay vì bệnh thường nặng và hay có biến chứng sốc

@B. Chọn Penicillin, đường truyền tĩnh mạch, liều cao

C. Kháng sinh kìm khuẩn

D. Liều thông thường

E. Dùng kháng sinh đặc hiệu theo kháng sinh đồ

37.  Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn huyết mà cấy máu không mọc vi khuẩn gây bệnh là:

@A. Đường truyền tĩnh mạch, có thể phối hợp kháng sinh, chọn kháng sinh dựa vào đặc điểm dịch tễ học của từng vùng và kinh nghiệm trước đó

B. Chọn Penicillin, đường truyền tĩnh mạch, liều cao, hơn nữa là loại thuốc rẻ tiền, dễ kiếm

C. Kháng sinh kìm khuẩn

D. Liều thông thường

E. Dùng kháng sinh đặc hiệu theo kháng sinh đồ

38.  Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn huyết là:

A. Kháng sinh kìm khuẩn

@B. Kháng sinh diệt khuẩn

C. Đường uống, liều cao

D. Liều thông thường

E. Đường tiêm bắp để thuốc có thể hấp thu từ từ và đều đặn

39.  Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn huyết là:

A. Kháng sinh kìm khuẩn

B. Kháng sinh diệt khuẩn

C. Đường uống, liều cao

D. Liều thông thường

@E. Liều cao thích hợp

40.  Trong điều trị nhiễm khuẩn huyết vai trò quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân là:

@A. Tuân thủ tốt chế độ điều trị

B. Giải quyết những khó khăn về cuộc sống bệnh nhân

C. Hướng dẫn cho bệnh nhân về chuyên môn

D. Hỗ trợ từ gia đình về kinh tế

E. Cần có sự đóng góp của cộng đồng

Điền những chữ thích hợp vào ô trống:

41.  Nhiễm khẩn huyết là đáp ứng toàn thân với. . . . . là sự đột nhập của vi khuẩn vào máu nhiều và liên tục gây nên những phản ứng toàn thân và tạo nên những ổ di bệnh.

42.  Nhiễm khuẩn tiên phát là đáp ứng viêm toàn thân do vi khuẩn vào máu trực tiếp. . . . . . . . , như nhiễm khuẩn huyết tiên phát do dịch hạch.

43.  Nhiễm trùng huyết là đáp ứng toàn thân với. . . . . . (Vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng).

44.  Nhiễm khuẩn huyết thứ phát là đáp ứng viêm toàn thân do. . . . . . vào máu sau khi đã gây tổn thương ở những cơ quan khác.

45.  Nhiễm độc tố huyết là sự hiện diện của. . . . . . trong máu.

46.  Chẩn đoán giai đoạn khới phát nhiễm khuẩn huyết chủ yếu dựa vào dấu hiệu sốt, gan, lách, hạch sưng.                   

A. Đúng                     

@B. Sai                   

47.  Chẩn đoán giai đoạn toàn phát nhiễm khuẩn huyết chủ yếu dựa vào dấu hiệu ổ nhiễm khuẩn tiên phát.  

A. Đúng         

@B. Sai                  

48.  Chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn huyết dựa vào cấy máu

@A. Đúng     

B. Sai   

SỐC NHIỄM KHUẨN

1.       Sốc nhiễm khuẩn có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

A. Sốc do giảm thể tích máu như do chảy máu sau chấn thương

@B. Sốc do do trực khuẩn gram (-)

C. Sốc do thoát huyết tương do sốt xuất huyết, sốt mò nặng

D. Sốc do tiêu chảy nặng: Tả, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do độc tố û

E. Rối loạn đông chảy máu

2.       Đa số (2/3) trường hợp sốc nhiễm khuẩn là do

A. Não mô cầu

B. Vius

@C. Vi khuẩn gram (- )

D. Vi khuẩn kỵ khí Clostridia

E. Tụ cầu ( thường gây sốc nhiễm độc )

3.       Sốc nhiễm khuẩn ít gặp hơn ở:

A. Não mô cầu

B. E. Coli

C. Vi khuẩn gram (- )

@D. Vi khuẩn kỵ khí Clostridia

E. Tụ cầu ( thường gây sốc nhiễm độc)

4.       Sốc nhiễm khuẩn xảy ra ở cơ địa

@A. Suy giảm miễn dịch

B. Phẫu thuật dường tiết niệu

C. Nội soi ổ bụng

D. Đặt nội khí quản

E. Sonde tiểu

5.       Triệu chứng lâm sàng sốc nhiễm khuẩn gồm:

A. Lách lớn

@B. Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc

C. Có vết thương ngoài da

D. Viêm màng naõ

E. Gan lớn

6.       Biểu hiện thần kinh ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn thường có:

A. Mạch nhanh, huyết áp thấp

@B. Rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ý thức u ám, sau đó hôn mê

C. Sốt cao dao động , rét run, thở nhanh

D. Phát ban ngoài da (như sốc do não mô cầu)

E. Co giật

7.       Dấu hiệu lâm sàng có giá trị chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn là:

@A. Mạch nhanh nhẹ, huyết áp tụt, kẹp

B. Rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ý thức u ám, sau đó hôn mê

C. Sốt cao dao động, rét run

D. Phát ban ngoài da (như sốc do não mô cầu)

E. Thở nhanh

8.       Biểu hiện rối loạn tưới máu mô ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn thường có:

A. Mạch nhanh, huyết áp thấp

@B. Nổi vân tím và đầu chi lạnh, và tím tái

C. Rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ý thức u ám, sau đó hôn mê

D. Sốt cao dao động , rét run, thở nhanh

E. Xung huyết da, kết mạc mắt

9.       Đặc điểm lâm sàng của sốc nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram âm là:

A. Có nhọt ngoài da.

B. Hội chứng gan thận.

C. Sốt cao liên tục.

D. Bệnh nhân có tiền sử viêm xoang

@E. Da ẩm lạnh , xanh tím chi, tụt huyết áp, mạch khó bắt     

10.  Đặc điểm lâm sàng điển hình của sốc nhiễm khuẩn do não mô cầu là:

A. Thường gặp ở người lớn.

B. Sốt , ớn lạnh, nhiệt độ 39 độ C hoặc cao hơn,

@C. Phát ban kiểu hoại tử trên da

D. Da ẩm lạnh, xanh tím chi

E. Tụt huyết áp, mạch khó bắt

11.  Sốc nhiễm khuẩn diễn biến nặng sẽ có biểu hiện:

@A. Nhiễm toan, suy thận cấp , hội chứng ARDS, suy tim cấp, đông máu nội mạch rải rác và xuất huyết phủ tạng.

B. Mạch nhanh, nhẹ

C. Huyết áp tụt

D. Rối loạn vận mạch

E. Tiểu ít

12.  Biến chứng ở hệ hô hấp chính trong sốc nhiễm khuẩn là:

A. PO2 giảm

B. Thở chậm, sâu

@C. Hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn tuổi ARDS

D. Thở nhanh, nông

E. Tím tái

13.  Biến chứng ở hệ tim mạch chính trong sốc nhiễm khuẩn là:

A. PO2 giảm

B. Tím tái

C. Suy giảm chức năng cơ tim

@D. Suy tim

 E. Thở nhanh, nông

14.   Dấu hiệu sớm nhất của biến chứng phổi trong sốc nhiễm khuẩn là

A. Sự tăng tính thấm phổi , giảm co dãn phổi

B. Giảm ô xy động mạch

@C. PaO2 giảm

D. Hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn tuổi ARDS

E. Chọn A,B,C là đúng

15.  Dấu hiệu sớm nhất của biến chứng rối loạn đông máu trong sốc nhiễm khuẩn là

A. Chảy máu đường tiêu hoá

B. Phát ban ngoài da kiểu hoại tử

C. Bầm tím nơi tiêm chích

@D. Giảm tiểu cầu

E. Đông máu rải rác trong lòng mạch .

16.  Xét nghiệm cần theo dõi trong sốc nhiễm khuẩn để tiên lượng là:

A. Công thức máu

B. Xét nghiệm Bilirubin máu và các enzym gan

C. Đường máu.

D. Tăng ure máu, protein niệu.

@E. PaCO2 máu động mạch, acid lactic máu.

17.  Chẩn đoán xác định sốc nhiễm khuẩn dựa vào

A. Triệu chứng lâm sàng

B. Kết quả xét nghiệm sinh học

@C. Không có test chẩn đoán đặc hiệu.

D. Cấy máu

E . Soi nhuộm gram bệnh phẩm thích hợp

18.  Các dấu lâm sàng gợi ý để chẩn đoán bệnh nhân đã sốc nhiễm khuẩn bao gồm:

A. Sốt hoặc hạ thân nhiệt

@B. Hạ huyết áp kèm theo các dấu hiệu nhiễm khuẩn

C. Thở nhanh, nhịp tim nhanh

D. Rối loạn tâm thần cấp tính

E. Mạch nhanh.

19.  Để chẩn đoán nguyên nhân sốc nhiễm khuẩn chắc chắn cần dựa vào

@A. Phân lập vi khuẩn

B. Nhuộm gram và cấy các chất ở vùng nhiễm trùng ban đầu

C. Huyết thanh chẩn đoán

D. Xét nghiệm chức năng đông máu toàn bộ

E. Lactat máu

20.  Nguyên tắc điều trị sốc nhiễm khuẩn bao gồm:

A. Uống kháng sinh

B. Điều trị triệu chứng

C. Thuốc bổ, nâng cao thể trạng

D. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi

@E. Truyền dịch duy trì huyết động bằng dung dịch cao phân tử

21.  Hồi sức bằng thuốc vận mạch lúc đầu chủ yếu dùng:

A. Digoxin

@B. Dopamin

C. Norepinephrin

D. Chỉ cần chuyền dịch

E. Coramin

22.  Định nghĩa sốc nhiễm khuẩn là:

A. Biến chứng nặng của thiếu máu cơ tim

@B. Vô niệu

C. Suy gan

D. Có đặc điểm lâm sàng là suy tuần hoàn cấp

E. Xuất huyết ngoài da

23.  Cơ chế bệnh sinh của sốc nhiễm khuẩn là:

A. Độc tố vi khuẩn

B. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể

@C. Chưa được biết đầy đủ

D. Tăng ADH bất thường

E. Giảm thể tích tuần hoàn

24.  Những xét nghiệm cần theo dõi trong điều trị sốc nhiễm khuẩn là:

A. CRP

B. Nhiệt độ   

C. Số lượng hồng cầu

D. Cấy máu

@E. Độ pH máu

25.  Triệu chứng lâm sàng cần thiết nhất để theo dõi đáp ứng điều trị sốc nhiễm khuẩn là

A. Lượng dịch truyền

@B. Lượng nước tiểu / giờ

C. Dấu hiệu vàng mắt- da .

D. Tình trạng ý thức

E. Hội chứng màng não

26.  Những thăm dò cần làm để theo dõi trong điều trị sốc nhiễm khuẩn là:

A. Công thức máu

B. Cấy máu

C. Đặt nội khí quản

@D. Đo CVP

E. Tốc độ lắng máu

27.  Bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có biểu hiện xuất huyết ngoài da trong quá trình điều trị, cần phải được làm xét nghiệm sau:

@A. Chức năng đông máu toàn bộ

B. Phân lập vi khuẩn từ máu

C. Phân lập vi khuẩn từ ổ nhiễm khuẩn tiên phát

D. Phân lập vi khuẩn từ ổ nhiễm khuẩn thứ phát

E. Tiểu cầu / máu

28.  Triệu chứng đầu tiên khi sốc nhiễm khuẩn xuất hiện là:

@A. Bệnh nhân kích thích , vật vã

B. Ý thức u ám

C. Đầu chi lạnh

D. Tiểu ít

E. Da tái xám

29.  Xét nghiệm đầu tiên khi sốc nhiễm khuẩn diễn biến nặng cần làm là:

A. Khí máu

@B. Lactate máu

C. ure, creatinin/ máu

D. Cấy máu

E. Tiểu cầu/ máu

30.  Triệu chứng lâm sàng chính của sốc nhiễm khuẩn là:

A. Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt

B. Phát ban kiểu hoại tử trên da

C. Thở nhanh

@D. Huyết áp tụt (giảm 40 mmHg so với trị số ban đầu) hoặc kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu £ 20 mmHg)

E. Nhịp tim nhanh

31.  Triệu chứng lâm sàng khi sốc nhiễm khuẩn xuất hiện là:

A. Sốt cao.

B. Mạch nhanh

C. Tiểu ít

D. Thở nhanh

@E. Hạ nhiệt độ đột ngột

32.  Khi sốc nhiễm khuẩn bắt đầu xuất hiện , đặc điểm của xét nghiệm bạch cầu/ máu bệnh nhân là:

A. Bạch cầu tăng cao, bạch cầu đa nhân chiếm ưu thế

@B. Bạch cầu giảm

C. Bạch cầu tăng cao, có nhiều bạch cầu non

D. Bạch cầu tăng cao, chủ yếu bạch cầu lympho

E. Bạch cầu không thay đổi

33.  Khi sốc nhiễm khuẩn bắt đầu xuất hiện, đặc điểm của xét nghiệm pH/ máu bệnh nhân là:

@A. Tăng

B. Giảm

C. Không thay đổi

D. Tăng hoặc không thay đổi

E. Giảm hoặc không thay đổi

34.  Khi sốc nhiễm khuẩn diễn biến nặng, đặc điểm của xét nghiệm PO2 / máu bệnh nhân là:

@A. < 70 mmHg

B. 71- 90 mmHg

C. 91-95mmHg

D. 96-98mmHg

E. 99-100mmHg

35.  Rối loạn đông máu khi sốc nhiễm khuẩn diễn biến nặng biểu hiện là:

A. Xuất huyết kết mạc mắt

B. Chảy máu chân răng

C. Chảy máu cam

D. Một số chấm xuất huyết ngoài da

@E. Xuất huyết phủ tạng

36.  Tỷ lệ tử vong trong sốc nhiễm khuẩn là:

A. > 90%

@B. 25 -90%

C. 11-24%

D. 1-10%

E. <1%

37.  Tử vong trong sốc nhiễm khuẩn tuỳ thuộc vào yếu tố sau, ngoại trừ:

A. Cơ địa bệnh nhân

B. Tình trạng nặng -nhẹ của bệnh

C. Điều trị sớm hay muộn

@D. Số lượng bạch cầu trong máu

E. Tình trạng tim mạch của bệnh nhân

38.  Sốc nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram (-) thường thấy ở bệnh nhân:

@A. Có tiền sử sỏi bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu

B. Sốt cao, huyết áp hạ

C. Da lạnh ẩm

D. Thở nhanh và tiểu ít

E. Có tiền sử sót nhau sau sinh

39.  Sốc nhiễm khuẩn do vi khiẩn gram (+ ) thường gặp do:

A. Phế cầu

B. Liên cầu

@C. Tụ cầu vàng

D. Hemophilus influenza

E. Listeria monocytogenes

40.  Loại bỏ nguồn gốc nhiễm khuẩn trong điều trị sốc nhiễm khuẩn bao gồm:

A. Sử dụng kháng sinh

B. Nâng cao thể trạng

C. Điều trị triệu chứng

@D. Dẫn lưu ổ mủ, mở rộng ổ áp xe

E. Dùng kháng huyết thanh           

41.  Định nghĩa sốc nhiễm khuẩn là biến chứng nặng của nhiễm khuẩn huyết.

@A. Đúng     

B. Sai

42.  Định nghĩa sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện sốc gây ra do vi rút. 

A. Đúng         

@B. sai    

43.  Đặc điểm lâm sàng sốc nhiễm khuẩn là suy tuần hoàn cấp           

@A. Đúng     

B. Sai 

44.  Đặc điểm lâm sàng sốc nhiễm khuẩn là suy nhiều phủ tạng (MODS).

@A. Đúng     

B. Sai

45.  Đặc điểm lâm sàng sốc nhiễm khuẩn là hội chứng đáp ứng viêm toàn thân. 

A. Đúng         

@B. Sai

46.  Đặc điểm lâm sàng chủ yếu của sốc nhiễm khuẩn là hội chứng suy hô hấp cấp của người lớn.   

A. Đúng         

@B. sai                        

47.  Đặc điểm lâm sàng chủ yếu của sốc nhiễm khuẩn là suy thận cấp.

A. Đúng         

@B. sai

48.  Tầm quan trọng của sốc nhiễm khuẩn là gây tổn thương tế bào và mô, cuối cùng gây……, mất khả năng sản xuất năng lượng và dẫn tới tử vong.

BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ

1.       Gọi là viêm màng não mủ khi tổ chức nào sau đây bị vi khuẩn tấn công:

A. Màng cứng

B. Màng nhện

C. Màng nuôi

D. Dịch não tủy

@E. Bất kỳ một phần nào của tổ chức màng não

2.       Ở trẻ em tác nhân nào gây viêm màng não mủ với tần suất cao

A. Phế cầu

B. Não mô cầu

@C. Haemophylus Influenza .

D. Liên cầu

E. Vi khuẩn lao

3.       Ở người trưởng thành tác nhân gây viêm màng não mủ với tần suất cao là:

@A.  Phế cầu

B. Não mô cầu

C Hemophilus Influenza .

D. Liên cầu

E. Vi khuẩn lao

4.       Tần suất viêm màng não mủ do phế cầu ở trẻ >6 tuổi và người lớn là

A. < 10%

B. 10 - 19%

C. 20 - 29%

D. 30 - 39%

@E. 40 - 50%

5.       Tần suất viêm màng não mủ do Haemophilus influenza ở trẻ > 2 tháng - 6 tuổi là

@A. 40 - 50%

B. 30 - 39%

C. 20 - 29%

D. 10 - 19%

E. < 10%

6.       Tần suất viêm màng não mủ do liên cầu ở trẻ < 2 tháng tuổi là

A. 20 - 30%

B. 20 - 40%

C. 30 - 50%

@D. 40 - 50%

E. 40 - 60%

7.       Đối tượng sau dễ mắc bệnh Viêm màng não mủ nhất:

A. Nữ dễ mắc hơn nam

B. Người rối loạn miễn dịch

@. Người mắc bệnh mãn tính,trẻ sơ sinh, người già.

D Người đã cắt lách dễ mắc Não mô cầu

E. Tất cả các đối tuợng đều có thể mắc như nhau

8.       Các yếu tố nguy cơ của VMNM ngoại trừ:

A. Nhiễm trùng đường hô hấp.

B. Các ổ nhiễm trùng cạnh màng não như viêm xoang, viêm tai xương chủm.

C. Chấn thương sọ não.

D. Viêm nội tâm mạc.

@E. Cao huyết áp

9.       Đường xâm nhập của não mô cầu để gây viêm màng não mủ là

A. Viêm xoang

B. Viêm tai giữa, viêm tai xương chủm

@C. Mũi họng

D. Phổi

E. Da

10.  Cryptococcus neoformans là tác nhân gây viêm màng não hay gặp ở đối tượng nào sau đây.

A. Người nghiện rượu

B. Người già

C. Người suy dinh dưỡng

D. Bệnh nhân đái tháo đường

@E. Người suy giảm miễn dịch

11.   Sau phẩu thuật thần kinh tác nhân gây viêm màng não mủ bắt gặp với tần suất cao là:

A. Phế cầu

@B. Tụ cầu

C. Liên cầu

D. Não mô cầu

E. Listeria monocytogenes

12.   Chẩn đoán viêm màng não mủ khi:

A. Hội chứng màng não kèm hội chứng nhiễm trùng rầm rộ

@B. Hội chứng màng não kèm hội chứng nhiễm trùng đột ngột, chọc dò tủy sống áp lực tăng bạch cầu đa nhân trung tính ưu thế, protein tăng, glucoza giảm

C. Hội chứng màng não và hội chứng nhiễm trùng rõ nét,nước não tủy áp lực tăng vừa, bạch cầu chủ yếu Lympho, glucoza muối bình thường

D. Hội chứng màng não rõ nét nhưng hốichưng nhiềm trùng kín đáo nước não tủy vàng chanh bạch cầu lympho ưu thế, , glucoza không giảm

E. Hội chứng màng não và hội chứng nhiễm trùng rầm rô trên lâm sàng, công thức máu bạch cầu tăng

13.  Bệnh cảnh lâm sàng Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh và người già

A. Hội chứng màng não là nổi bật kèm hôn mê.

B. Thường không sốt,chủ yếu là dấu hiệu cơ năng, thực thể nghèo nàn

@. Đôi khi sốt là triệu chứng đơn độc được tìm thấy, còn triệu chứng cơ năng và thực thể rất nghèo nàn

D. Hội chứng nhiễm trùng và hội chứng màng não rất rõ nét, tuy nhiên hôn mê bao giờ cũng hiện diện

E. Khó chẩn đoán, vậy cần phải chăm sóc và theo dõi kỹ

14.  Lâm sàng viêm màng não do virus có biểu hiện:

A. Lâm sàng rất rầm rộ với hôn mê, co giật, thường để lại di chứng về sau

@B. Khởi phát đột ngột, lấm sàng hội chứng màng não rầm rộ, nước não tủy trong, có tăng bạch cầu vừa phải chủ yếu lympho

C. Khởi phát đột ngột, lâm sàng hội chứng nhiễm trùng và hội chứng màng não rõ nét, nước não tủy trong tế bào lympho chiếm ưu thế, protein tăng rất cao dễ vách hóa màng não

D. Khởi phát đột ngột, sốt tăng dần,sau đó đi vào hôn mê co giật

E. Chủ yếu ở trẻ sơ sinh và người già ;khởi phát từ từ, , dấu não -màng não rõ nét, nhưng không có biến đổi đặc thù trên nước nãotủy

15.  Viêm màng não lao có các tính chất sau

A. Khởi phát từ từ, lâm sàng hội chứng màng não thường rõ nét, cận lâm sàng nước não tủy bạch cầu lympho tăng chủ yếu, protein rất tăng

B. Khởi phát từ từ, sốt cao, ho nhiềuvà trên film phổi có hình ảnh tổn thương lao điển hình

@C. Khởi phát từ từ, lâm sàng hội chứng màng não ít rõ nét, thường kèm rối loạn tinh thần kinh hoặc có dẩu tổn thương dây thần kinh sọ não, nước não tủy protein và lympho tăng cao

D. Khởi phát từ từ, hội chứng màng não ít rõ nét, nước não tủy trong, áp lực rất tăng, đường, muối giảm, protein tăng

E. Khỏi phát đột ngột, hội chứng màng não rõ nét kèm dấu tổn thương dây thần kinh sọ não

16.  Bệnh cảnh gọi là viêm màng não mủ mất đầu khi

A. Hội chứng màng não rõ; dịch não tuỷ nước đục mờ, BC neutrophile chiếm ưu thế, protein tăng, glucose giảm.

B. Hội chứng màng não rõ; dịch não tuỷ nước đục mờ, BC lymphocytes chiếm ưu thế, protein tăng, glucose bình thường.

@. Hội chứng màng não rõ; dịch não tuỷ nước trong, BC neutrohile chiếm ưu thế, protein tăng, glucose giảm.

D. Hội chứng nhiễm trùng rõ; dịch não tuỷ nước đục mờ, BC neutrohile chiếm ưu thế, protein tăng, glucose giảm.

E. Hội chứng nhiễm trùng rõ; dịch não tuỷ nước đục mờ, BC, protein và glucose không có biến đổi.

17.  Trong dịch não tuỷ của bệnh nhân VMNM phát hiện có song cầu khuẩn Gram(+) hình ngọn nến đứng từng đôi thì đó thường là:

A. Tụ cầu

B. Liên cầu

C. Não mô cầu

@D. Phế cầu

E. Listeria monocytogenes

18.  Lâm sàng của VMNM do Listeria monocytogenes có những tính chất sau, ngoại trừ

A. Thường gặp ở ngưòi già, người suy dinh dưỡng

B. Thường gặp ở trẻ sơ sinh

C. Lâm sàng có thể khởi phát từ từ như một viêm màng não lao

D. Có thể có các dấu hiệu của não và các dây thần kinh sọ não

@E. Liệt nữa người

19.  Một bệnh nhân vào viện có hội chứng nhiễm trùng rầm rộ và hội chứng màng não. Tiền sử nặn nhọt ở mông cách 2 ngày. Tác nhân gây bệnh ưu tiên được nghĩ đến là:

A. Vi khuẩn lao

B. Não mô cầu

C. Phế cầu

@D. Tụ cầu

E. Liên cầu

20.  Triệu chứng nào không phù hợp khi chẩn đoán viêm màng não

A. Cứng cổ

B. Kernig

@C. Babinski

D. Brudzinski

E. Vạch màng não

21.  Viêm màng não do não mô câu thường xuất hiện vào mùa nào

@A. Lạnh

B. Mưa

C. Nắng

D. Xuân

E. Thu

22.  Màu sắc của dịch não tủy trong viêm màng não mủ mất đầu thường gặp là

A. Trắng đục

B. Ám khói

C. Vàng chanh

@. Trong

E. Nước dừa

23.   Tỷ lệ tử vong trong viêm màng não mủ do HI ở trẻ em vào khoảng

A. <1%

B. 2%

@C. 5%

D. 8%

E. >10%

24.   Điều trị viêm màng não mủ phải

A. Khẩn trương, có kế hoạch theo dỏi, dùng kháng sinh có phổ khuẩn rộng.

B. Khẩn trương, phối hợp kháng sinh đề phòng VMN thứ phát sau nhiễm trùng huyết.

C. Khẩn trương, thay đổi kháng sinh ngay nếu sau 24 giơ lâm sàng không có diễn biến tốt lên

@D. Khẩn trương, chọn kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ hoặc tần suất mắc bệnh, theo dõi đáp ứng trên lâm sàng và nước não tủy để có thái độ xử trí đúng

E. Khẩn trương, chọn kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ, theo dõi sát

25.  Nguyên tắc lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm màng não mủ

A. Nên dùng ngay kháng sinh mới để vi khuẩn ít đề kháng

B. Chờ kết quả kháng sinh đồ

@C. Có tính chất diệt khuẩn và đi qua màng não tốt

D. Nên dùng liều cao

E. Dùng đường tiêm hoặc đường uống

26.  Trong cộng đồng, kháng sinh đáp ứng tốt và được chọn lựa để điều trị viêm màng não do não mô cầu là:

A. Chloramphenicol

@B. Penicilline hoặc Ampicilline

C. Gentamycine

D. Cephalosporine

E. Ofloxacine

27.  Trong viêm màng não mủ do phế cầu co diễn biến nặng, kháng sinh ưu tiên được chọn lựa là:

A. Ampicillin

B. Penicillin

@C. Ceftriaxone

D. Rifampicin

E. Getamicin

28.  Liều lượng của ceftriaxone trong điều trị viêm màng não mủ do phế cầu là:

A. 1g/12h

@B. 2g/12h

C. 3g/12h

D. 4g/24h

E. 5g/24h

29.  Trong các viêm màng não do virus sau đây, loại nào có thuốc điều trị đặc hiệu

A. Dại

B. Quai bị

C. Enterovirus

@D. Herpes

E. Sởi

30.  Kháng sinh nào không ưu tiên được chon để điều trị viêm màng não mủ

A. Rifamycine

B. Chloramphenicol

C. Vancomycine

D. Ofloxacine

@E. Gentamycin

31.   Liều lượng của Ampiciline trong điều trị viêm màng não do não mô cầu là

A. 30 mg / kg/24giờ

B. 50 mg / kg/24giờ

C. 100 mg / kg/24giờ

@D. 200 mg / kg/24giờ

E. 300 mg / kg/24giờ

32.  Liều lượng của Cloramphenicol trong điều trị viêm màng não mủ là

A. 30 mg / kg/24giờ

@B. 50 mg / kg/24giờ

C. 100 mg / kg/24giờ

D. 2000 mg / kg/24giờ

E. 300 mg / kg/24giờ

33.  Thuốc được chọn lựa trong điều trị viêm màng não do Listeria monocytogene là

@A. Ampiciline

B. Ceftriaxon

C. Ofloxacine

D. Vancomycine

E. Penicilline

34.  Thuốc được chọn lựa trong điều trị viêm màng não do tụ cầu là

A. Ampiciline

B. Ceftriaxon

C. Ofloxacine

@D. Vancomycine

E. Penicilline

35.  Liều lượng của Vancomycine trong điều trị viêm màng não mủ là

A. 10mg /kg/24giờ

B. 20 mg/kg/24giờ

@C. 30 mg/kg/24giờ

D. 40mg/kg/24giờ.

E. 50 mg /kg/24giờ

36.  Hạn chế di chứng và tử vong trong Viêm màng não mủ chủ yếu là:

A. Điều trị phối hợp kháng sinh.

B. Cần chọc dò nước não tủy khi có nghi ngờ.

C. Dùng vaccin phòng bệnh

@D. Phát hiện thật sớm bệnh điều trị sớm và đúng đắn

E. Khó hạn chế được vì diễn tiến của bệnh không biết trước được

37.  Dự phòng Viêm màng não ở nước ta chủ yếu là:

A. Điều trị sớm Viêm nàng não

B. Điều trị thật mạnh để chống di chứng

C. Cần giáo dục cộng đồng các triệu chứng phát hiện sớm bệnh

D. Dùng kháng sinh dự phòng và Vaccin

@E. Chủ yếu là điều trị tích cực các bệnh nhiễm trùng tiên phát

38.  Để dự phòng viêm màng não do HI biện pháp nào tỏ ra hữu hiệu

A. Tránh để trẻ nhiễm lạnh

B. Cắt Amygdales

C. Uống kháng sinh khi bị viêm mũi họng

@D. Chủng ngừa HI cho trẻ dưới 5 tuổi

E. Uống Rifampicine liều duy nhất 5mg/kg x 2 làn /ngày

39.  Để dự phòng viêm màng não do não mô cầu cho trẻ > 2 tuổi có tiếp xúc với mầm bênh, ngoài chủng ngừa cần phải

@A. Uống Rifampicine liều duy nhất 5mg/kg x 2 lần /ngày

B. Cắt Amygdales

C. Uống kháng sinh khi bị viêm mũi họng

D. Tránh để trẻ nhiễm lạnh

E. . Cách li, theo dõi

40.  Di chứng nào là phổ biến trong viêm màng não mủ

A. Não úng thủy ở trẻ nhỏ

B. Rối loạn nhân cách

@C. Điếc

D. Rối loạn nhân cách

E. Chậm phát triển

41.  …………. và………. . có thể gây nên dịch viêm màng não mủ ở môi trường tập thể như nhà trẻ, mẫu giáo

42.  Viêm màng não mủ do ………. . đôi khi rất nặng, nhiều biến chứnh như hôn mê, rối loạn thần kinh thực vật, vách hóa màng não và tử vong

43.  Viêm màng não mủ là một trường hợp ……………, cần chẩn đoán sớm và điều trị tích cực

44.  …………. . là liệu pháp bắt buộc trong điều trị viêm màng não mủ

45.  Kháng sinh chon lựa trong điều trị VMNM phải có tính chất……. . và……….  tốt

46.  Bình thường nồng độ bổ thể trong dịch não tủy đủu để khống chế tác nhân gây bệnh vượt qua hàng rào máu não.

A. Đúng

@B. Sai

47.  Vancomycine là thuốc được chọn lựa trong điều trị viêm màng não do tụ cầu là

@A. Đúng

B. Sai

48.  Liều lượng của ceftriaxone trong điều trị viêm màng não mủ do phế cầu là 2g/12h

@A. Đúng

B. Sai

49.  VMNM do tụ cầu thường thứ phát nên các biểu hiện lâm sàng kín đáo, vay mượn khó phát hiện                                                                                    

A. Đúng

@B. Sai

50.  VMNM do HI có thể dự phòng được bằng vacin hoặc thuốc kháng sinh            

@A. Đúng

B. Sai

NHIỄM TRÙNG NHIỄM ĐỘC THỨC ĂN

1.       ORS thường được sử dụng trong trường hợp này sau đây là phù hợp nhất:

A. Ỉa chảy mất nước nặng

B. Ỉa chảy kèm nôn mửa

C. Đi cầu phân nhầy máu

@D. Điều trị duy trì ở bệnh nhân tiêu chảy

E. Sốt + khát nước

2.       Ở người lớn , nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn thường do:

@A. Salmonella và độc tố tụ cầu

B. Độc tố tụ cầu và shigella

C. ETEC và Rotavirus

D. Rotavirus và độc tố tụ cầu

E. Shigella và Salmonella

3.        Type Salmonella thường gặp trong nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn là:

A. S. typhi

@B. S. typhi murium

C. S. paratyphi B

D. S. choleresuis

E. S. paratyphi C

4.       Biến chứng nào sau đây của nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn là nguy hiểm nhất

A. Hạ Kali máu.

@B. Suy dinh dưỡng.

C. Toan máu .

D. Sốt cao

E. Giảm thể tích tuần hoàn

5.       Nên chỉ định kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn khi có:

A. Truỵ tim mạch

B. Ỉa chảy nhiều kèm nôn nhiều

C. Ỉa chảy kéo dài

D. Ỉa chảy kèm mất nước nặng

@E. ỉa chảy kèm sốt cao

6.       Khi xử dụng ORS cho bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn cần chú ý:

@A. Cho bệnh nhân uống ngay sau khi ỉa chảy

B. Cho bệnh nhân uống khi có dấu hiệu mất nước

C. Khi uống ORS nếu bệnh nhân ỉa chảy nhiều hơn thì nên ngừng

D. Cho bệnh nhân uống đến khi giảm ỉa chảy

E. Có thể thay ORS bằng các loại thức uống khác

7.       Trong chế độ ăn của bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn cần chú ý:

A. Nên hạn chế thịt cá.

B. Không nên cho ăn trong lúc ỉa chảy

C. Nên cho súp carot để hạn chế ỉa chảy

@D. Không nên hạn chế các chất dinh dưỡng

E. Đối với trẻ nhũ nhi không nên cho bú

8.       Đối với bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, nên đưa vào cơ sở y tế khi:

A. Ỉa chảy kéo dài trên 3 ngày

B. Khát nhiều

C. Nôn nhiều

D. Sốt

@E. Khi có một trong các dấu hiệu trên

9.       Để phòng bệnh nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, biện pháp nào sau đây là tiện lợi, ít tốn kém và dễ được cộng đồng chấp nhận nhất:

@A. Vệ sinh thực phẩm và ăn uống

B. Dinh dưỡng đủ thành phần

C. Sử dụnh nguồn nước sạch

D. Hố xí hợp vệ sinh

E. Bỏ các tập quán địa phương góp phần làm tăng tỉ lệ ỉa chảy

10.  Thức ăn nào sau đây có thể làm tăng hấp thu Natri, có lợi cho cho việc hồi phục nước và điện giải của bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn:

A. Nưóc hoa quả

B. Sửa

@C. Nước thịt

D. Dầu ăn

E. Nước Coca cola

11.  Trong vệ sinh ăn uống và vệ sinh thực phẩm, để phòng nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn, câu nào sau đây không đúng:

@A. Không ăn các thức ăn tươi

B. Đun nấu thức ăn cho đến khi chín

C. Ăn thức ăn khi còn nóng

D. Rửa tay bằng xà phòng trước khi nấu ăn, trước khi ăn uống và sau đại tiểu tiện 

E. Không để ruồi bâu vào thức ăn

12.  Về nguyên tắc điều trị nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, câu nào sau đây không đúng

A. Điều chỉnh, ngăn ngừa, chống mất nước và điện giải

B. Chống rối loạn thăng bằng kiềm toan.

@C.  Điều trị nhiễm trùng ruột bằng kháng sinh

D Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ trong và sau khi hết ỉa chảy.

E. Điều trị triệu chứng và biến chứng

13.  Ở các nước phát triển, nguyên nhân gây nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn thường gặp nhất là:

A. Tụ cầu

@B. Salmonella

C. Clostridium perfringens

D. E. coli

E. Yersinia enterocolitica

14.  Trong điều trị nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, câu nào sau đúng:

A. Không cần điều trị kháng sinh

B. Cần chuyền dịch sớm đẻ đề phòng mất nước

C. Khi bệnh nhân tiêu chảy quá nhiều nên xữ dụng thuốc cầm ỉa

@D. Cần uống dung dịch ORS sớm

E. Nên cho thuốc nâng huyết áp khi truỵ tim mạch

15.  Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn là do ăn phải thức ăn hoặc nước uống có chứa:

A. Chất độc, vi khuẩn

B. Vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn, chất độc

@C. Vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn

D. Vi khuẩn

E. Độc tố của vi khuẩn

16.  Thời gian ủ bệnh của nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do salmonella là:

A. 1- 6 giờ

B. 6 - 12 giờ

C. 12- 24 giờ

@D. 12 - 36 giờ

E. 24 - 36 giờ

17.  Trong lâm sàng của nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do tụ cầu, không có triệu chứng nào sau đây:

A. Nôn mửa nhiều

B. Tiêu chảy nhiều

@C. Sốt cao

D. Đau bụng

E. Truỵ tim mạch

18.  Trong lâm sàng của nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do salmonella, triệu chứng nào sau đây ít gặp:

A. Sốt cao

B. Đau bụng

C. Bụng chướng

D. Tiêu chảy

@E. Trụỵ tim mạch

19.  Chẩn đoán nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do tụ cầu chủ yếu dựa vào:

A. Lâm sàng

B. Dịch tễ

C. Cấy phân

@D. Lâm sàng + Dịch tễ

E. Lâm sàng + Dịch tễ + Cấy phân

20.  Trong phòng bệnh cá nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất:

A Xữ lý tốt nước thải và nước uống

B. Xây dựng hố xí hợp vệ sinh

C. Phát hiện và điều trị người lành mang trùng

@D. Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống

E. Giáo dục nhân dân các biên pháp phòng bệnh

21.  Nguồn lây quan trọng nhất trong nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn là: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

22.  Trong điều tri nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, biện pháp điều trị quan trọng nhất là: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

23.   Khi môt bệnh nhân bị nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn tiêu chảy ồ ạt, trên đường vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên cho bênh nhân thuốc cầm tiêu chảy

A Đúng

@B. Sai

24.  Ở các nhà ăn tập thể, các nơi chế biến thức ăn cộng cộng, cần phát hiện và điều trị các nhân viên mắc bệnh nhiễm trùng da để phòng bệnh nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn

@A Đúng

B. Sai

25.  Để phòng bệnh nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do tụ cầu, thức ăn nguội cần được đun sôi trong 15 phút vì . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

HỘI CHỨNG VÀNG DA TRONG CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG

1.       Tiền sử nào sau đây không liên quan đến hoàng đảm nhiễm khuẩn:

A. Đi rừng.

B. Chuyền máu.

C. Nạo phá thai.

D. Tắm sông.

@E. Vàng da từ lúc sơ sinh.

2.       Hoàng đảm nhiễm khuẩn có thể dẫn đến các biến chứng sau, ngoại trừ:

A. Choáng.

B. Thiếu máu nặng.

C. Suy gan.

D. Suy thận.

@E. Suy tim

3.       Khi khám một bệnh nhân hoàng đảm nhiễm khuẩn, cần chú ý nhiều nhất là:

A. Gan

B. Thần kinh

C. Da và niêm mạc

D. Nước tiểu

@E. Các dấu hiệu nặng

4.       Hoàng đảm nhiễm khuẩn gây tăng enzym gan cao nhất gặp trong bệnh nào sau đây

A. Sốt rét thể gan mật

@B. Viêm gan siêu vi

C. Leptospirose

D. Nhiễm trùng huyết có tổn thương gan

E. Viêm gan nhiễm khuẩn

5.       Trong hoàng đảm nhiễm khuẩn, bệnh lý nào sau đây vàng da không do tổn thương tại gan:

A. Nhiễm trùng huyết

B. Sốt rét

C. Viêm gan siêu vi

@D. Nhiễm trùng đường mật do sỏi

E. Leptospirose

6.       Nhiễm trùng huyết gây tổn thương gan thường do vi khuẩn nào sau đây:

A Tụ cầu vàng

@B Vi khuẩn Gram(-)

C. Não mô cầu

D. Phế cầu

E. Liên cầu

7.       Trong sốt rét, triệu chứng vàng mắt vàng da thường rõ trong thể lâm sàng nào sau đây

A. Thể thông thường

B. Thể ác tính

C. Thể nặng

@D. Thể đái hemoglobine

E. Thể thiếu máu

8.       Trong nhiễm Leptospirose triệu chứng nào xuất hiện sớm nhất:

A. Xuất huyết

@B. Sốt

C. Tiểu ít và đỏ

D. Vàng mắt và da

E. Gan lớn

9.       Thái độ xữ trí hội chứng hoàng đảm có sốt, trưóc hết cần phải:

A. Chẩn đoán nguyên nhân

@B. Điều tri các triệu chứng nặng: choáng, thiếu máu cấp. . .

C. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên

D. Điều tri nguyên nhân

E. Điều trị kháng sinh

10.  Sốt rét gây hoàng đảm do cơ chế nào sau đây:

A. Nhiễm độc

B. Tắc mật

C. Do nhiễm Hemozoin

D. Hủy hoại tế bào gan

@E. Tán huyết

11.  Về cơ chế gây hoàng đảm trong nhiễm trùng huyết, câu nào sau đây đúng nhất:

A. Tán huyết

B. Tổn thương gan

@C. Tán huyết + tổn thương gan

D. Giảm vận chuyển Bilirubin tự do thành kết hợp

E. Giảm thu nhận Bilirubin tự do vào trong tế bào gan

12.  Để chẩn đoán nguyên nhân gây hoàng dảm nhiễm khuẩn xét nghiệm nào sau đây là ít quan trong nhất:

A. Transaminase

@B. Bilirubin

C. Công thức máu

D. Ký sinh trùng sốt rét

E. Siêu âm bụng

13.  Nguyên nhân nào sau đây của hội chứng vàng da trong các bệnh nhiễm khuẩn ít gây suy thận nhât:

A. Viêm gan siêu vi

@B. Nhiễm trùng đường mật

C. Leptospirose

D. Sốt rét

E. Nhiễm khuẩn huyết

14.  Trong các dấu hiệu nặng của hội chứng vàng da trong các bệnh nhiễm khuẩn, dấu hiệu nào sau đây ít gặp nhất

A. Truỵ tim mạch

@B. Suy hô hấp

C. Hôn mê

D. Suy thận cấp

E. Thiếu máu cấp

15.  Trong Viêm gan siêu vi thể thông thường, loại bilirubine nào tăng chủ yếu:

@ATrực tiếp

B. Gián tiếp

C. Toàn phần

D. Trực tiếp và gián tiếp

E. Toàn phần và gián tiếp

16.  Đứng trước bệnh nhân đang có triệu chứng vàng da + sốt, chẩn đoán ít nghĩ đến nhất là:

@A. Viêm gan siêu vi

B. Nhiễm trùng đường mật

C. Leptospirose

D. Sốt rét

E. Nhiễm khuẩn huyết

17.  Các triệu chứng tiền triệu: Đau đầu, đau khớp, phát ban có thể gặp trong bệnh lý nào sau:

@A. Viêm gan siêu vi

B. Thiếu máu tự miễn

C. Nhiễm trùng huyết do não mô cầu

D. Leptospirose

E. Sốt rét

18.  Để đánh giá tình trạng suy gan, thường dựa vào:

A. Bilirubine

B. Transaminase

@C. Tỷ prothrombine

D. Đường máu

E. Tỷ albumin / globulin

19.  Siêu âm gan có giá trị nhất trong chẩn đoán bệnh nào sau đây:

A. Viêm gan siêu vi

@B. Nhiễm trùng đường mật

C. Leptospirose

D. Sốt rét

E. Nhiễm khuẩn huyết

20.  Xét nghiệm miễn dịch học có giá trị thiết thực trong chẩn đoán bệnh nào sau đây:

A. Lỵ trực trùng

B. Nhiễm trùng đường mật

C. Nhiễm trùng huyết

D. Nhiễm trùng đường tiểu

@E. Viêm gan siêu vi

21.  Về nguyên tắc xữ dụng thuốc hạ nhiệt ở bênh vàng da do nhiễm trùng là:

A. Không nên dùng vì độc với gan

B. Không được dùng khi chưa tìm ra nguyên nhân

@C. Không nên xữ dụng một cách hệ thống

D. Nên xữ dụng khi bệnh nhân có sốt

E. Có thể dùng nhóm Salicylate

22.  Về nguyên tắc điều trị bệnh nhân vàng da do nhiễm trùng, là:

A. Cần điều tri bổ trước, điều trị nguyên nhân sau

B. Cần điều trị nguyên nhân trước, điều tri hỗ trợ

@C. Điều trị hổ trợ và nguyên nhân kịp thời

D. Cần tìm nguyên nhân trước khi điều trị

E. Truyền glucoza 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro