TRỤC CƠ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

III/TRỤC CƠ.

1/SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ HƯ HỎNG.

Trục cơ là chi tiết có hình dạng và kết cấu phức tạp. Chịu tải trọng động theo phương dọc, ngang, xoắn. Vì vậy trục cơ thường gặp một số hư hỏng sau:

- Hao mòn giảm đường kính

- Trục bị cong, xoắn

- Bề mặt làm việc bị cào xước, rỗ cháy

- Nứt gãy

- Hỏng ren

- Hỏng rãnh then

- Hỏng lỗ mặt bích bắt bánh đà

2/PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA.

* Kiểm tra sơ bộ bạc.

- Tháo nón chụp bạc từng cái một. Kiểm tra xem trục khuỷu có bị cào xước, nổi gờ, quá nhiệt, nứt hay bị mòn hay không.

- Cần xác định những nón chụp bạc chính và bạc của thanh truyền để có thể lắp đúng theo tứ tự đã tháo ra.

- Tháo bạc ra khỏi lỗ bạc trục chính ở trong lốc máy và ở trong nón chụp.

Kiểm tra bạc xem có dấu hiệu bị cào xước, mòn hay trầy tróc chất liệu làm bạc hay không. Củng nên tìm chỗ mòn trên bạc do một phần tử kẹt bên dưới bạc.

- Nếu cần thay một nữa bên bạc lót trục chính, phải thay cả hai bên.

- Lúc này hãy kiểm tra độ hở và tình trạng của tất cr bạc chính. Đọ mòn trên bạc bị hỏng có thể do bạc khác không đúng quy cách.

- Cần thay bạc chính mỗi lần đại tu.

*/ Kiểm tra toàn bộ trục khuỷu.

Khi tháo trục khuỷu để hồi phục, cần kiểm tra nó như sau.

- Chùi rữa trục khuỷu bằng dầu cặn và thổi khô nó bằng khí nén. Làm sạch và thổi hơi nó vào các rãnh dầu.

- Kiểm tra độ thẳng hàng của trục khuỷu

+ Kiểm tra các ngõng trục chính trước và sau, hãy dời khối chữ V vào ngõng trục giữa hay ngõng trục trung gian.

- Đo kiểm tất cả các ngõng trục chính và các ngõng trục thanh truyền

- Đo độ hở bạc chính.

- Trục khuỷu cũ có thể bị nỗi gờ do rãnh dầu ở nữa phần bạc trên gây ra.

- Cần kiểm tra bề mặt trục khuỷu xem có nứt hay không

- Kiểm tra bề mặt ép dọc trục khuỷu có dấu hiệu mòn hay gồ ghề.

- Kiểm tra rãnh then trên trục khuỷu xem có dấu hiệu nứt hay mòn, và phải thay trục nếu cần.

- Kiểm tra thật kỹ vùng cần có mặt tiếp xúc kín dầu ở phía sau của trục khuỷu xem có bị tình trạng nhám hay khía rãnh.

3/SỮA CHỮA.

Có các dạng sữa chữa sau:

+ Nắn trục

+ Mài lấy đi một lớp vật liệu trên ngõng trục.

+ Hàn đắp.

- nắn trục:

Nhằm loại bỏ độ cong của trục trước khi mài. Có thể nắn bằng tải trọng tĩnh và bằng biến cứng má trục. Khi nắn bằng tải trọng tĩnh sử dụng máy ép thuỷ lực để tạo tải.

- Mài trục khuỷu.

+ Trước khi mài trục khuỷu, cần kiểm tra thật kỹ xem có vết nứt bắt dầu từ 1 lỗ dầu và ăn lan tới bề mặt ngõng trục tạo thành góc 450 với trục chính. Phải thay bất kỳ trục khuỷu nào bị vết nứt như vậy. Việc mài chỉ làm tăng thêm tác động của ứng suất.

+ thứ tự mài:

.Mài cổ chính

.Mài cổ biên

+ Quy trình mài:

. Mài thô: Cho đá mài từng lớp một(để đá mòn đều) với độ sâu cắt lớn.

. mài tinh: Cho đá chạy dọc đảm bảo độ nhẵn toàn bề mặt. Chú ý rằng phải bịt kín các lỗ dầu trước khi mài.

+ lượng dư gia công sau khi mài là 0,004 - 0,005 mm để đánh bóng.

+ Sau khi mài và đánh bóng cần rữa sạch trục cơ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro