Trung Hoa lược sử

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lịch sử Trung Quốc

CỔ ĐẠI

1. Tam Hoàng Ngũ Đế2852 – 2205 TCN

2. Nhà Hạ 2205–1767 TCN

3. Nhà Thương 1766–1122 TCN

4. Nhà Chu 1122–256 TCN

  a. Nhà Tây Chu

  b. Nhà Đông Chu

      b1. Xuân Thu

      b2. Chiến Quốc

TRUNG ĐẠI

5. Nhà Tần 221 TCN –206 TCN

6. Nhà Hán 206 TCN–220 CN

  a. Nhà Tây Hán

  b. Nhà Tân

  c. Nhà Đông Hán

7. Tam Quốc 220–280

8. Nhà Tấn 265–420

  a. Nhà Tây Tấn

  b. Nhà Đông Tấn -- Ngũ Hồ thập lục quốc (304–439)

9. Nam Bắc Triều 420–589

10. Nhà Tùy 581–619

CẬN ĐẠI

11. Nhà Đường 618–907

  + Nhà Vũ Chu 690–705)

12. Ngũ Đại Thập Quốc(907–960) & Nhà Liêu (907–1125)

13. Nhà Tống 960–1279

   a. Nhà Bắc Tống -- Nhà Tây Hạ

  b. Nhà Nam Tống -- Nhà Kim

14. Nhà Nguyên 1271–1368

15. Nhà Minh 1368–1644

16. Nhà Thanh 1644–1911

HIỆN ĐẠI

17. Trung Hoa Dân Quốc 1912–1949

18. Cộng hòa Nhân dânTrung Hoa(1949–ngày nay) & Trung Hoa Dân Quốc (tại Đài Loan) (1945-ngày nay)

 

=======================================

Lịch sử Trung Quốc

 

CỔ ĐẠI

1. Tam Hoàng Ngũ Đế2852 – 2205 TCN

Tam Hoàng, Theo sách Vận Đẩu Xulà 3 vị: Phục Hi, Nữ Oa và Thần Nông

Ngũ đế là 5 vị vua tiếp sau Tam Hoàng. Theo Sử ký Tư Mã Thiên gồm: Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn

2. Nhà Hạ 2205–1767 TCN

Nhà Hạ được vua Đại Vũ thành lập và kết thúc ở vua Kiệt.

Truyền thuyết nói rằng vua Vũ là người hiền, được vua Thuấn(1 trong Tam hoàng) chọn làm người truyền ngôi. Vũ truyền cho con là Khải, Năm 2188 TCN, vua Khải mất, con là Thái Khang lên thay. Thái Khang ham chơi bời, thích săn bắn, không quan tâm việc chính sự. Hậu Nghệ (vua nước Hữu Cùng - chư hầu của nhà Hạ) bí mật điều quân sang tập kích kinh đô nhà Hạ giành ngôi của Thái Khang. Hậu Nghệ cướp được ngôi nhà Hạ lại tỏ ra kiêu ngạo, bỏ chính sự như Thái Khang trước kiagiao cho Hàn Trác toàn bộ việc triều chính để hưởng lạc. Năm 2120 TCN, Hậu Nghệ đi săn, Hàn Trác đi theo, nhân Nghệ uống rượu say bất tỉnh, Hàn Trác thừa cơ giết chết cướp ngôi.Hàn Trác tàn bạo mất lòng dân.

Thái Khang sau khi thua Hậu Nghệ phải chạy ra nước chư hầu Châm Tầm, về sau chết, em là Trọng Khang kế nghiệp. Trọng Khang chết, con là Tướng được Châm Tầm giúp đỡ tìm cách giành lại nhà Hạ, Hàn Trác biết liền kéo quân qua giết Tướng. Con của Tướng là Thiếu Khang lưu lạc nhiều nơi, sau giết được hết cha con Trác, tái lập nhà Hạ.

Đến đời thứ 17 nhà Hạ là Lý Quý (vua Kiệt), tàn bạo mất lòng dân, bị thủ lĩnh bộ lạc Thương là Thương Thang lật, lập nên nhà Thương.

3. Nhà Thương (còn gọi là nhà Ân) 1766–1122 TCN

Triều đại này bắt đầu từ vua Thành Thang(lật đổ vua Kiệt nhà Hạ) và kết thúc ở vua Trụ. Vua thứ 30 nhà Thương là Trụ Vương bạo ngược tàn ác, mất lòng nhân dân và các chư hầu, bị con của trưởng tộc Chu là Cơ Phát lật đổ, phải tự thiêu.

4. Nhà Chu 1122–256 TCN

Cơ Phát đánh hạ vua Trụ (nhà Thương) lên làm thiên tử, tức là Chu Vũ Vương.

Năm 771 TCN, kinh đô nhà Chu bị các lực lượng du mục phía đông bắc tràn vào cướp phá thái tử Nghi Cữu được đưa lên làm vua, tức là Chu Bình Vương, năm 772 TCN phải dời đô về phía Đông tới Lạc Dương, tỉnh Hà Nam hiện nay. Từ đây bắt đầu giai đoạn Đông Chu, và chỉ kết thúc khi bị nhà Tần lật đổ vào năm 256 trước Công Nguyên; trong lịch sử Trung Quốc, giai đoạn này được gọi là “Thời Xuân Thu” và “Thời chiến quốc”.

      a. Xuân Thu (771-403 TCN): Ở giai đoạn này, quyền lực được tập trung hoá. Giai đoạn này xảy ra rất nhiều các trận chiến và sự sáp nhập khoảng 170 nước nhỏ.

      + Các nhân vật tiêu biểu: Quản Trọng, Bá Hy, Văn Chủng, Phạm Lãi; Khổng Tử, Lão Tử, Mặc Tử, Lỗ Ban

      + Các nước chư hầu lớn: Tề, Sở, Tần, Tấn, Lỗ, Trần, Sái, Tào, Tống, Ngô, Việt, Hoạt, Trịnh, Yên.

      b. Chiến Quốc (403-256 TCN): kéo dài từ khoảng thế kỷ 5 TCN tới khi Trung Quốc thống nhất dưới thời Tần năm 221 TCN. Ở thời này, các lãnh chúa địa phương sáp nhập các tiểu quốc nhỏ hơn xung quanh để củng cố quyền lực. Quá trình này đã bắt đầu ở thời Xuân Thu, và tới thế kỷ 3 TCN, bảy nước lớn nổi lên chiếm vị trí áp đảo, gồm có Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, Tần.Nhà Chu suy yếu, các lãnh chúa trước kia vẫn xếp mình vào bậc công hay hầu, chư hầu của vua nhà Chu; nhưng trong giai đoạn này họ đã lần lượt tự xưng vương, có nghĩa là họ ngang hàng với vua nhà Chu.Cũng ở đầu giai đoạn này, nhà chiến lược quân sự Tôn Vũ đã viết cuốn Tôn Tử binh pháp

 

TRUNG ĐẠI

5. Nhà Tần 221 TCN –206 TCN

Sau khi diệt nhà Chu năm 249 TCN, Tần tiếp tục tấn công các chư hầu khác. Năm 246 TrCN, Doanh Chính, con trai 13 tuổi của vua Tần kế ngai vàng. Sau 16 năm cai trị, Doanh Chính lao vào cuộc chinh phục các nước còn lại vốn thuộc Chu trước kia. Tần đánh bại hết nước này đến nước khác: Hàn năm -230, Triệu năm -228, Ngụy năm -225, nước rộng mà dân cư thưa thớt, quản lý lỏng lẻo Sở năm -223, Yên năm -222 và nước Tề mạnh mẽ năm -221, hoàn thành thống nhất Trung Quốc.

Sau khi thống nhất 7 nước Tần Thuỷ Hoàng sai Nhâm Ngao làm chủ tướng, cùng Triệu Đà làm phó tướng chỉ huy quân lính đánh cho đến năm 214 TCN thì hoàn thành bình định được Lĩnh Nam. Theo đó, Tần Thuỷ Hoàng lập nên 3 quận là Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (đông bắc Quảng Tây) và Tượng Quận (nam Hồ Nam), bổ Nhâm Ngao làm Quận úy quận Nam Hải, Triệu Đà được bổ làm Huyện Lệnh.

 

Sau khi Thuỷ Hoàng mất, Hồ Hợi (tức Tần Nhị Thế, do Lý Tư, Triệu Cao đưa lên) vừa lười biếng vừa tàn bạo và ngay lập tức nhân dân nổi lên chống Tần. Trần Thắng nổi lên, Chương Hàm cứu vãn cho Tần, Hạng Vũ – Lưu Bang (nước Sở) đánh Tần, 206 TCN Tần bị tiêu diệt.

      + Các nhân vật tiêu biểu: Thương Ưởng, Tô Tần, Trương Nghi; Tứ công tử (bao gồm: Mạnh Thường Quân Điền Văn nước Tề, Bình Nguyên Quân Triệu Thắng nước Triệu, Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ nước Ngụy, Xuân Thân Quân Hoàng Yết nước Sở); Lý Tư; Trang Tử, Mạnh Tử, Hàn Phi, Khuất Nguyên; Lã Bất Vi; Tôn Tẫn (cháu Tôn Tử), Nhạc Nghị, Ngô Khởi

6. Nhà Hán 206 TCN–220 CN

a. Nhà Tây Hán

Hạng Vũ-Lưu Bang hợp sức đánh Tần, Lưu Bang chiếm được kinh thành trước. Hạng Vũ-Lưu Bang quay lại đánh nhau (Hán Sở tranh hùng). Năm 202TCN Lưu Bang thắng lập ra nhà Hán. Giai đoạn đầu tiên trong hai giai đoạn của nhà Hán, được gọi là Tiền Hán hay triều Tây Hán (206 TrCN–9 CN), đóng đô ở Trường An.

b. Nhà Tân

Nhà Tân (8 – 23) Vương Chính Quân được Hán Nguyên Đế phong Hậu. Sau nhiều năm thăng tiến, khuynh loát quyền hành trong triều, Vương Mãng (cháu Vương Chính Quân) cuối cùng ông đã đầu độc Hán Bình Đế (năm 5) và phế Hán Nhũ Tử (Lưu Anh), lên ngôi hoàng đế vào năm 8. Cải cách của Vương Mãng không thành công, nông dân khởi nghĩa ở nhiều nơi. Cuộc hỗn chiến giữa các lực lượng chống nhà Tân như quân Lục Lâm, quân Xích Mi và các thế lực cát cứ khác cuối cùng dẫn đến sự thành lập của nhà Đông Hán do một tông thất nhà Hán ly khai từ quân Lục Lâm là Lưu Tú đứng đầu.

c. Nhà Đông Hán

Hậu Hán hay triều Đông Hán (25–220), đóng đô ở Lạc Dương.

Giữa thế kỷ thứ hai, nhà Đông Hán đã suy vong.Việc điều hành quốc gia bắt đầu rơi vào tay tầng lớp hoạn quan sau khi Hoàn Đế phải dựa vào nhóm này để trừ khử quyền thần Lương Ký.Một người theo Đạo giáo tên là Trương Giác, tự cho mình là "đại hiền lương sư", bắt đầu truyền đạo rồi lập quân đội >> khởi nghĩa Hoàng Cân thất bại sau 10 tháng, nhưng dư đảng vẫn nổi lên khắp nơi làm nhà Hán suy yếu nhiều >> sự cát cứ xuất hiện, quyền lực triều đình dần mất đi >> Tào Tháo nổi lên, giai đoạn Tam Quốc bắt đầu.

      + Các nhân vật tiêu biểu: Trương Lương, Hàn Tín

7. Tam Quốc 220–280

Trước đó, phần "không chính thức" của giai đoạn này, từ năm 190 đến năm 220, được đánh dấu bởi sự hỗn loạn của các cuộc giao tranh giữa các phe phái trong rất nhiều khu vực của Trung Hoa, như các cuộc giao tranh của Tào Tháo, anh em Viên Thiệu - Viên Thuật, Tôn Kiên, Lưu Biểu, Lưu Bị, Đổng Trác, Lã Bố, giặc khăn vàng v.v. Phần giữa của giai đoạn này, từ năm 220 đến năm 263, được đánh dấu bằng sự giao tranh quân sự và ngoại giao của ba quốc gia thù nghịch còn lại là Ngụy, Thục và Ngô. Để phân biệt các quốc gia này với các quốc gia cùng tên nhưng trong các thời kỳ trước đó, người ta đã thêm vào: Ngụy là Tào Ngụy, Thục là Thục Hán, và Ngô là Đông Ngô. Phần cuối cùng của thời kỳ này được đánh dấu bằng việc Ngụy tiêu diệt Thục (năm 263), nhà Tây Tấn thay thế Ngụy (năm 265), và Tấn tiêu diệt Ngô (280).

8. Nhà Tấn 265–420

a. Nhà Tây Tấn

Nhà Tây Tấn bắt đầu hình thành quyền lực từ Tư Mã Ý, đại thần nhà Ngụy thời Tam Quốc. Năm 251, Tư Mã Ý chết, hai con Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu thay nhau nắm quyền. Ngay năm sau, Tư Mã Sư phế Vua Ngụy Tào Phương, lập Tào Mao. Sư qua đời, Tư Mã Chiêu một mình nắm quyền. Năm 260, Tào Mao muốn trừ khử Chiêu, bị Chiêu ra tay giết và lập Tào Hoán lên thay, tức Ngụy Nguyên đế. Năm 263, Ngụy đánh Thục và nhanh chóng tiêu diệt chiếm Thục (đầu năm 264), Vua Thục là Lưu Thiện đầu hàng.

Năm 264, Tư Mã Chiêu qua đời. Con cả Chiêu là Tư Mã Viêm lên thay. Tư Mã Viêm phế truất Tào Hoán xưng đế, lập ra nhà Tấn, tức là Tấn Vũ đế (265-290). Tư Mã Ý được truy tôn làm Tuyên đế, Tư Mã Sư làm Cảnh đế, Tư Mã Chiêu làm Văn đế.

Năm 280, Tấn Vũ đế chinh phục nốt nước Ngô, bắt Vua Ngô là Tôn Hạo. Trung Quốc lại được thống nhất, và Tấn Vũ đế mở rộng quyền lực của mình về phía bắc đến trung tâm Triều Tiên và phía nam đến hết An Nam (Việt Nam).

Loạn Bát vương (Tám vị vương là tôn thất nhà Tấn gây ra bạo loạn) làm nhà Tấn suy yếu, thời cơ cho người Tung, Hung nô nổi dậy. Cuộc giằng co với Hán Triệu kéo dài đến năm 316, khi Mẫn Đế nhà Tấn ra hàng và bị Lưu Thông giết.

b. Nhà Đông Tấn -- Ngũ Hồ thập lục quốc (304–439)

+ Ngũ Hồ thập lục quốc 304–439

Lưu Uyên (bộ tướng của 1 trong bát vương) – sau khi loạn bát vương bị dẹp yên, phát triển thành cánh quân độc lập. Năm 304, Uyên xưng làm vua, lập ra nhà Hán, sử gọi là Hán Triệu. Uyên mang quân đánh chiếm đất nhà Tấn khiến nhà Tấn phải lùi sát xuống phía Nam. Từ đó xuất hiện 16 quốc gia có thời gian tồn tại ngắn ở bên trong và tại các vùng lân cận Trung Quốc từ năm 304 đến 439, trước khi Bắc Triều được thành lập. 16 nước là: Thành Hán (303/304-347); Hán Triệu (304-329); Hậu Triệu (319-350); Tiền Lương (324-376); Tiền Yên (337-370); Tiền Tần (351-394); Hậu Tần (384-417); Hậu Yên (384-409); Tây Tần (385-431); Hậu Lương (386-403); Nam Lương (397-414); Nam Yên (398-410); Tây Lương (400-420); Bắc Lương (401-439); Hạ (407-431); Bắc Yên (409-436).

+ Nhà Đông Tấn

Trong lúc Ngũ Hồ tràn vào Trung Nguyên, thân thuộc nhà Tấn bỏ chạy từ phía bắc về phía nam và tái lập nhà Tấn ở thành Kiến Khang, nằm ở phía đông nam Lạc Dương và Trường An, gần Nam Kinh ngày nay, dưới quyền Lang Nha Vương Tư Mã Tuấn. Các họ lớn ở đó gồm ủng hộ Lang Nha Vương tự phong làm vua, tức là Nguyên Đế của triều Đông Tấn. Bởi vì các vị vua triều Đông Tấn thuộc dòng dõi Lang Nha Vương, vốn là chi dưới trong họ Tư Mã, các nước Ngũ Hồ đối nghịch không công nhận tính chính thống của nó và lúc ấy họ gọi Tấn là "Lang Nha".

Năm 420, Lưu Dụ phế Đông Tấn Cung Đế đoạt ngôi, lập ra nhà Tống, sử gọi là Lưu Tống. Nhà Tấn chấm dứt và bắt đầu thời kỳ Nam Bắc Triều.

9. Nam Bắc Triều 420–589

§         Nam triều: Lưu Tống (420-479), Nam Tề (479-502), Lương (502-557), Trần (557 - 589)

§         Bắc triều: Bắc Ngụy (386 - 534), Đông Ngụy (535 - 550), Tây Ngụy (535 - 557), Bắc Tề (550-577), Bắc Chu (557-581)

10. Nhà Tùy 581–619

Nhà Tùy được sáng lập bởi vua Văn đế (tên thật là Dương Kiên), có thủ đô đặt tại Trường An (ngày nay là Tây An). Triều đại này được đánh dấu bởi các sự kiện như sự thống nhất nam và bắc Trung Quốc cũng như việc xây dựng kênh Đại vận hà, mặc dù nó là một triều đại Trung Quốc tương đối ngắn.

 

CẬN ĐẠI

11. Nhà Đường 618–907

Triều đại này do họ Lý(khởi đầu là Lý Uyên – Đường Cao Tổ) lập nên. Nhà Đường, với thủ đô nằm ở Trường An. Triều đại này bị chen ngang bởi thời kỳ của nhà Võ Chu (690 – 705) khi Thái hậu Võ Tắc Thiên chiếm giữ ngai vàng.

 Nhà Vũ Chu (690–705): Tháng 10 năm 655, Đường Cao Tông phong Võ Thần phi làm hoàng hậu trước sự phản đối của nhiều đại thần. Năm 683, Đường Cao Tông băng hà, thái tử Lý Hiển lên ngôi, tức là Đường Trung Tông, Võ Tắc Thiên làm Hoàng thái hậu, nắm toàn bộ chính sự. Một tháng sau, với lý do Đường Trung Tông để vợ là Vi hoàng hậu lộng quyền, Võ hậu phế vua xuống làm Lư Lăng Vương, lập con trai thứ tư (Lý Đán) lên làm vua, tức Đường Duệ Tông. Tháng 9 năm 690, Võ hậu lên ngôi Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Chu với ý kế tục sự nghiệp nhà Chu xưa kia, quốc tính là họ Võ, tôn Chu Văn Vương làm Thủy tổ Văn hoàng đế. Giáng Đường Duệ Tông xuống làm Hoàng tự, rồi sau đó phế bỏ.

Đến năm 705, Võ hậu ngoài 80 tuổi đã rất ốm yếu. Tháng 2, tể tướng Trương Giản Chi lãnh đạo cuộc đảo chính giết hai anh em họ Trương, xông vào cung buộc Võ hậu truyền ngôi cho thái tử Lý Hiển. Đường Trung TôngLý Hiển lại lên làm vua lần nữa, Võ hậu trở thành Thái thượng hoàng, rồi qua đời vào tháng 11 năm 705, Thọ 80 tuổi.

Năm 755 cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn đã tiêu hủy nhà Đường cũng như tất cả sự thịnh vượng mà phải mất nhiều năm mới có thể xây dựng lại. Nó đã làm suy yếu quốc gia này và trong 150 năm còn lại nhà Đường không bao giờ lấy lại được những ngày huy hoàng của thế kỷ 7 và 8. Gần cuối giai đoạn nhà Đường, các lãnh chúa quân sự khu vực (Tiết độ sứ) đã ngày càng tăng thêm quyền lực và bắt đầu hoạt động với tư cách giống như các chế độ độc lập với các quyền riêng của họ. Nhà Đường kết thúc khi một trong các lãnh chúa quân sự, Chu Ôn, phế truất vị vua cuối cùng và cướp lấy ngai vàng, nó mở đầu cho thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc.

12. Ngũ Đại Thập Quốc(907–960) & Nhà Liêu (907–1125)

12.1. Ngũ Đại Thập Quốc (907–960): Thời kỳ này bao gồm 5 triều đại là: nhà Hậu Lương (907-923), nhà Hậu Đường (923-936), Hậu Tấn (936-946), nhà Hậu Hán (947-950), nhà Hậu Chu (951-960), và 10 vương quốc là: Ngô (902-937), Tiền Thục (907-925), Ngô Việt (907-978), Sở (907-951), Nam Hán (907-971), Mân (909-945), Nam Bình (924-960), Hậu Thục (934-965), Nam Đường (937-975), Bắc Hán (951-979).

12.2. Nhà Liêu, đôi khi còn được biết đến như là Vương quốc hay Đế chế của người Khiết Đan gốc Mông Cổ, do dòng họ Da Luật thành lập trong những năm cuối của nhà Đường, mặc dù Da Luật A Bảo Cơ không công bố niên hiệu cho đến tận năm 916. Người chính thức bắt đầu đế chế Khiết Đan, hoàng đế Da Luật Đức Quang chính thức đặt tên là Đại Liêu hay nhà Liêu vào năm 937. Nhà Liêu bị nhà Kim thôn tính năm 1125. Tuy nhiên, con cháu của nhà Liêu do Da Luật Đại Thạch dẫn đầu đã chạy về phía tây để thành lập nhà Tây Liêu (1125-1220), còn được gọi là hãn quốc Kara-Khiết Đan, nhà nước này tồn tại cho đến khi kỵ binh Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn tràn xuống.

13. Nhà Tống 960–1279

Việc thành lập nhà Tống đánh dấu sự tái thống nhất Trung Quốc lần đầu tiên kể từ khi nhà Đường sụp đổ năm 907. Những năm giữa giai đoạn đó, được gọi là thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, là khoảng thời gian chia rẽ giữa miền bắc và miền nam cũng như sự thay đổi nhanh chóng của các thể chế cầm quyền.

Trong thời nhà Tống, có rất nhiều mối đe doạ từ biên giới phía bắc của người Khiết Đan từ nhà Liêu, người Đảng Hạng từ triều Tây Hạ, và người Nữ Chân từ Nhà Kim. Thời đại nhà Tống cũng bị chia thành hai giai đoạn: Bắc Tống và Nam Tống.

Người sáng lập ra nhà Tống, Triệu Khuông Dẫn cũng được gọi là Tống Thái Tổ

13.1. Nhà Bắc Tống (960-1127)

Là giai đoạn khi thủ đô của họ ở thành phố Khai Phong phía bắc và triều đình kiểm soát toàn bộ Trung Hoa.

Sau gần 100 năm tồn tại đầu tiên, nhà Tống dần bị suy yếu bởi sự uy hiếp của 2 quốc gia phía bắc và tây bắc là Liêu và Tây Hạ. Nhà Kim sau khi phối hợp cùng Bắc Tống diệt Liêu đã tấn công dần dần Tống và năm 1127 lực lượng nhà Kim đã chiếm Khai Phong, thủ đô của triều đại Bắc Tống.

13.2. Nhà Nam Tống (1127-1279)

Là khoảng thời gian khi nhà Tống đã mất quyền kiểm soát phía bắc cho người Nữ Chân nhà Kim. Triều đình nhà Tống lui về phương nam sông Dương Tử và lập kinh đô ở Hàng Châu. Năm 1276 triều đình Nam Tống bỏ chạy bằng thuyền tới Quảng Đông trước sự xâm lược của Mông Cổ. vào năm 1277, triều đình lại bỏ chạy tới Ngân Khoáng Loan. 1279 quân đội Tống bị Mông Cổ đánh bại trong trận chiến cuối cùng

13.3. Nhà Tây Hạ (1032-1227)

Tây Hạ, là quốc gia nằm trên địa bàn các tỉnh phía tây bắc Trung Quốc hiện nay là Cam Túc, Thiểm Tây và khu tự trị Ninh Hạ,. cuối cùng bị diệt vong bởi đế quốc Mông Cổ.

Đầu thời Đường, bộ tộc người nói tiếng Tây Tạng là Đảng Hạng bắt đầu phát triển thế lực của mình. Một người Đảng Hạng là Thác Bạt Xích Từ đã theo nhà Đường, được ban họ Lý, được phong là Bình Tây Công. Cuối thời Đường, con cháu người này là Thác Bạt Tư Cung tham gia dẹp loạn Hoàng Sào có công, nên được phong làm Hạ Quốc Công, một chức vụ kế tập và rất có thế lực. Khi nhà Tống thành lập, vua Tống tìm cách giảm thế lực của Hạ Quốc Công, khiến người Đảng Hạng bất mãn. Ban đầu, họ vẫn thần phục nhà Tống và chấp nhận chức vụ Bình Tây Công, nhưng càng ngày sự bất mãn càng gia tăng. Năm 1032, Lý Nguyên Hạo bắt đầu tìm cách ly khai nhà Tống. Ông tự đặt niên hiệu, xây cung điện, thành lập chế độ quần thần văn võ, tổ chức hệ thống quân đội, cho thiết kế hệ thống chữ viết riêng. Đến năm 1038 thì xưng làm hoàng đế, nhưng đặt tên nước bằng chữ Hán là Đại Hạ (nhưng người Tống quen gọi là Tây hạ, và tên này trở nên phổ biến).

Sau khi thành lập, Tây Hạ liên minh với nhà Liêu chống lại nhà Tống, thỉnh thoảng lại cho quân thâm nhập vào lãnh thổ Tống. Năm 1044, Tây Hạ và Tống hòa hoãn. Tây Hạ chịu thần phục Tống, còn Tống công nhận Tây Hạ và "thưởng" cho nước này một khoản tiền khổng lồ. Nhưng lập tức, Tây Hạ và Liêu trở nên đối kháng. Vị thế quân bình giữa Tây Hạ, Liêu và Tống được xác lập.

Từ đời Lý Thuần Hữu, nhà Tây Hạ bắt đầu suy thoái. Năm 1206, Lý Thuần Hữu bị người em họ là Lý An Toàn sát hại và chiếm ngôi. Vua mới từ bỏ chính sách ngoại giao phụ thuộc vào nhà Kim và chuyển sang chính sách phụ thuộc vào một thế lực mới đang nổi lên, đó là đế quốc Mông Cổ. Mười năm trời chiến tranh với Kim xảy ra khiến cho thế lực của Tây Hạ suy yếu, dân chúng trở nên nghèo đói và hay nổi dậy, chính trị bất ổn định. Tuy thực hiện chính sách phụ thuộc vào Mông Cổ, nhưng Tây Hạ vẫn bị Mông Cổ xâm lược. Năm 1224, Mông Cổ tấn công Tây Hạ lần thứ 5. Năm 1227, vua Tây Hạ xin hàng quân Mông Cổ song bị đầu độc chết. Tây Hạ diệt vong.

13.4. Nhà Kim (1115-1234)

Từ ngàn xưa, các bộ tộc Mãn Châu thường sống du mục theo đôi bờ Hắc Long Giang, có khi vượt qua phía Tây đến biên giới Mông Cổ. Người Nữ Chân là một dân tộc thiểu số rất lâu đời ở trong nội địa nước Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Quốc, nước "Bột Hải” trong đời Đường là chính quyền do dân tộc thiểu số Nữ Chân đã lần lượt thành lập. Thời nhà Liêu họ sống ở giữa vùng Hắc Thủy và Bạch Sơn, sau đó nhà Liêu di dời một bộ phận đến vùng Liêu Nninh sinh sống định cư nông nghiệp nên được gọi là Thục Nữ chân. Một bộ phận khác ở sông Tùng hoa từ hạ lưu Hắc Long giang kéo dài đến biển, sống du mục, thay đổi nơi ở theo con nước và đồng cỏ, gọi là Sinh Nữ chân. Trong nội bộ Sinh Nữ chân có bộ lạc Hoàn Nhan vào thế kỷ thứ 10 định cư bên cạnh vùng An Xuất Hổ Thủy lớn mạnh.

Nhà nước của người Nữ chân được thành lập năm 1115 tại miền bắc Mãn Châu, quốc gia này đã lần lượt xâm lấn và cuối cùng đã tiêu diệt vương triều nhà Liêu của người Khiết Đan vào năm 1125 (liên minh cùng nhà Tống để diệt Liêu), những người đã thống trị khu vực Mãn Châu và biên giới phía bắc Trung Quốc trong vài thế kỷ trước.

Năm 1127 lực lượng nhà Kim đã chiếm Khai Phong, thủ đô của triều đại Bắc Tống. Nhà Nam Tống kế tiếp vẫn tiếp tục chiến đấu với nhà Kim trong hơn mười năm tiếp theo, cuối cùng đã dẫn đến ký kết hiệp ước hòa bình năm 1141, và cắt toàn bộ miền bắc Trung Quốc cho nhà Kim năm 1142 để đổi lấy hòa bình.

Sau khi chiếm toàn bộ miền bắc Trung Quốc nhà Kim trở nên bị Hán hóa nhiều hơn, chuyển kinh đô từ phủ Hội Ninh về Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay). Từ đầu thế kỷ 13 nhà Kim đã bắt đầu suy yếu. Đồng thời nhà Kim bắt đầu chịu áp lực từ người Mông Cổ ở phía bắc. Mặc dù lực lượng quân chỉ bằng 1/10 của Kim nhưng ba lần tấn công vào nước Kim, quân Mông Cổ đã làm quân Kim bị thiệt hại nặng nề. Năm 1211, Thành Cát Tư Hãn thống lĩnh 5 vạn kỵ binh Mông Cổ xâm nhập đất Kim và lôi kéo người Khiết Đan và Tây Hạ nổi dậy. Năm 1227, trước khi chết Thành Cát Tư Hãn đưa ra ý tưởng: “Liên Tống diệt Kim”. Năm 1227, Mông Cổ tiêu diệt Tây Hạ, thiết lập liên minh với Nam Tống đánh Kim. năm 1234 liên quân Mông–Tống công hãm Thái Châu, vua Kim tự tử, kết thúc vương triều Kim.

14. Nhà Nguyên 1271–1368

Sau khi Thành Cát Tư Hãn mất (1227), đế quốc Mông Cổ bị chia thành 4 phần, bao gồm hãn quốc Y Nhi (Il), hãn quốc Sát Hợp Đài (Chagatai), hãn quốc Kim Trướng - vùng do một hãn cai trị, và phần còn lại bao gồm phía Mông Cổ, phía Bắc Trung Quốc và các vùng của Kim, Tây Hạ ngày trước do Đại hãn đích thân cai trị. Sau khi Mông Kha (Monke) chết, Aris Buke (A Lý Bất Kha) và Kublai (Hốt Tất Liệt) đánh lẫn nhau để giành ngôi Đại hãn. Năm 1260, Kublai giành chiến thắng, lên ngôi Đại Hãn. Ông bắt đầu chống lại nhà Nam Tống, từ năm 1271 — tám năm trước cuộc chinh phục phía nam — đã thành lập triều đình phi Hán đầu tiên cai trị toàn bộ Trung Quốc: Nhà Nguyên. Năm 1279, Quảng Châu rơi vào tay người Mông Cổ, đánh dấu sự chấm dứt của triều Nam Tống và sự bắt đầu của một nước Trung Quốc Mông Cổ. Sau khi Hốt Tất Liệt chết năm 1294, Đế chế Mông Cổ trên thực tế đã bị phân chia thành nhiều vương quốc độc lập. Sự kết thúc của Nhà Nguyên được đánh dấu bởi những cuộc tranh giành ngôi báu, nạn đói, và sự cay đắng của nhân dân. Hoàng đế cuối cùng trong số chín người kế vị Hốt Tất Liệt là Nguyên Thuận Đế (1333-1370) bị Chu Nguyên Chương, người sáng lập Nhà Minh (1368-1644), đánh đuổi đến Dadu năm 1368. Từ đây vai trò thống trị của người Mông tại "Trung nguyên" kết thúc.

15. Nhà Minh 1368–1644

Theo nhiều nhà nghiên cứu, do sự kỳ thị của người Mông Cổ chống lại người Hán là nguyên nhân số một dẫn tới sự chấm dứt của triều đại này. Những nguyên nhân khác gồm việc phát hành quá nhiều tiền giấy khiến gia tăng lạm phát lên gấp mười lần dưới thời Nguyên Huệ Tông, cùng với tình trạng lũ lụt của sông Hoàng Hà, hậu quả của tình trạng bỏ bê các dự án tưới tiêu. Cuối thời nhà Nguyên, nông nghiệp trở nên trì trệ. Khi hàng trăm nghìn người dân bị bắt đi làm phu tại sông Hoàng Hà, chiến tranh bùng nổ. Năn 1356 nghĩa quân Chu Nguyên Chương chiếm thành Nam Kinh,[4] nơi được ông chọn làm kinh đô của nhà Minh về sau. Cuộc nổi dậy thành công và nhà Minh được thành lập năm 1368. Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế, tức là Minh Thái Tổ.

Minh Thành Tổ Chu Đệ, niên hiệu Vĩnh Lạc, là một người mạnh mẽ nên ông có khả năng tiếp nối chính sách ngoại giao của vua cha. Năm 1407, Thành Tổ cho quân xâm lược Đại Ngu, mở đầu thời kỷ Bắc thuộc lần thứ tư trong lịch sử Việt Nam. Đến năm 1428, quân Minh bị đánh đuổi, ngân khố nhà Minh gặp không ít mất mát; năm 1431 triều đại nhà Lê của Đại Việt được công nhận là một quốc gia triều cống độc lập.Tuy nhiên, những người kế tục Thành Tổ không có nhiều ảnh hưởng trên những công việc đối ngoại, điều này khiến Quân đội Đế quốc giảm sút nhiều sức mạnh. Nếu như ở phía nam người Việt giành lại độc lập năm 1427, thì ở phía bắc người Mông Cổ nhanh chóng tìm lại sức mạnh của mình. Sự suy tàn của nhà Minh trở nên rõ rệt hơn ở nửa sau giai đoạn cai trị của họ. Đa phần các vua nhà Minh không quan tâm tới triều chính và quyền lực tối cao có lúc rơi vào tay của những quan lại trong triều, có lúc lại rơi vào tay các hoạn quan. Sự sụp đổ của nhà Minh xảy ra trong một thời gian dài và nó khởi nguồn ngay từ năm 1600 với sự xuất hiện của Mãn Châu. Tới năm 1636 vua Mãn Châu là Hoàng Thái Cực đã đủ tự tin để tuyên bố thành lập đế quốc nhà Thanh tại Thẩm Dương, vùng đất đã bị người Mãn Châu chiếm từ năm 1621, và lấy niên hiệu là Sùng Đức. 1644, Bắc Kinh rơi vào tay quân khởi nghĩa do Lý Tự Thành lãnh đạo. Nắm lấy cơ hội này, người Mãn Châu vượt qua Vạn lý trường thành sau khi viên tướng giữ biên giới của nhà Minh. Tới năm 1662, từng pháo đài còn lại của nhà Minh một bị người Thanh đánh bại, và những hy vọng cuối cùng cho sự hồi phục của nhà Minh mất đi cùng với vua Vĩnh Lịch Chu Do Lang.

16. Nhà Thanh 1644–1911

Nhà Thanh là một triều đại do người Mãn Châu thành lập, một dân tộc thiểu số ở một số nước Đông Á hiện nay. Bắc Kinh đã bị một liên minh những lực lượng nổi loạn do Lý Tự Thành cầm đầu vào cướp phá. Nhà Minh chính thức kết thúc khi Minh Sùng Trinh Chu Do Kiểm, vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Minh treo cổ tự tử. Lý Tự Thành bị đánh bại năm 1644 chính thức mở đầu triều đại nàh Thanh, mặc dù quá trình tiêu diệt các lực lượng trung thành với nhà Minh, những kẻ nhòm ngó ngôi báu và những kẻ phiến loạn khác kéo dài thêm mười bảy năm nữa (đến 1662).

Hai giai đoạn trị vì của Hoàng đế Ung Chính (trị vì 1723 - 1735) và con trai ông Hoàng đế Càn Long (trị vì 1735 - 1796) đánh dấu đỉnh cao phát triển quyền lực nhà Thanh. Sau khi chiếm Trung Hoa của nhà Minh, các hoàng đế nhà Thanh đã từng bước mở rộng đế chế của mình thông qua các cuộc chiến tranh và sát nhập. Họ đã chiếm thêm được Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, một phần Kadacstan, Kyrukistan, Udebekistan ngày nay và cùng với Mông Cổ, Triều Tiên trước đó vào đế chế của mình. Họ chỉ thất bại trước Đại Việt và Miến Điện khi tiến xuống Đông Nam Á vào nửa sau thế kỷ 18.

Một quan điểm thông thường về Trung Quốc ở thế kỷ 19 cho rằng đây là giai đoạn mà sự kiểm soát của nhà Thanh suy yếu đi và sự thịnh vượng cũng sút giảm. Cuộc khởi nghĩa Thái bình thiên quốc vào giữa thế kỷ 19 là ví dụ đầu tiên phản ánh tư tưởng chống Mãn Châu đe dọa sự ổn định của nhà Thanh. Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất cho thấy sự lạc hậu của quân đội Trung Quốc. Việc nhà Thanh đầu hàng năm 1842 và Điều ước Nam kinh đã mở đường cho tư bản nước ngoài tràn vào Trung quốc. Tới đầu thế kỷ 20, hàng loạt các vụ náo động dân sự xảy ra và ngày càng phát triển. Từ Hi và Hoàng đế Quang Tự cùng mất năm 1908, để lại một khoảng trống quyền lực và một chính quyền trung ương bất ổn. Phổ Nghi, con trai lớn nhất của Thuần Thân Vương, được chỉ định làm người kế vị khi mới hai tuổi. Năm 1911, Cách mạng Tân Hợi, và tiếp sau đó là sự tuyên bố thành lập một chính phủ trung ương riêng biệt, Trung Hoa Dân Quốc, tại Nam Kinh với Tôn Dật Tiên làm lãnh đạo lâm thời. Năm 1912, sau nhiều vòng đàm phán giữa nhà Thanh và Trung Hoa dân quốc, Hiếu Định hoàng hậu đưa ra một chiếu chỉ tuyên bố sự thoái vị của vị ấu vương, Phổ Nghi. Sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912 đánh dấu sự kết thúc của hơn 2000 năm đế quốc Trung Quốc và sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn kéo dài

HIỆN ĐẠI

17. Trung Hoa Dân Quốc 1912–1949

Những năm cuối của triều đình nhà Thanh ghi dấu bởi sự bất ổn trong nước và những cuộc xâm lược của nước ngoài.Có nhiều nhóm cách mạng, nhưng nhóm được tổ chức tốt nhất do Tôn Dật Tiên. Thời kỳ cộng hòa của Trung Quốc bắt đầu với sự bùng phát của cách mạng vào ngày 10 tháng 10, 1911, tại Vũ Xương, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, với thành phần là những đơn vị quân đội đã được hiện đại hóa vốn bất mãn với triều đình nhà Thanh.Vì thời cuộc chuyển biến quá nhanh và sự tuyên bố độc lập của các tỉnh khỏi triều đình nhà Thanh, Viên Thế Khải (tướng của nhà Thanh) cảm thấy cần thiết phải đàm phán với những người Cách mạng. Viên Thế Khải đồng ý chấp nhận Trung Hoa Dân Quốc, và vì vậy là chống lại nhà Thanh. Chuỗi sự kiện này buộc hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc, Phổ Nghi, phải thoái vị ngày 12 tháng 2 năm 1912, theo sức ép của Viên Thế Khải với Hiếu Định hoàng hậu, người đã ký giấy thoái vị chính thức. Trung Hoa Dân Quốc chính thức trở thành chính thể tiếp nối triều đình nhà Thanh.

Ngày 1 tháng 1, 1912, Tôn Dật Tiên chính thức tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc và lên làm Tổng thống lâm thời tại Nam Kinh. Nhưng quyền lực ở Bắc Kinh đã rơi vào tay Viên Thế Khải, người đã kiểm soát được toàn bộ Bắc Dương Quân, lực lượng quân sự mạnh nhất ở Trung Quốc thời đó.Tháng 8 năm 1912 Quốc Dân Đảng được Tống Giáo Nhân, một trong những đồng chí của Tôn Dật Tiên thành lập. Viên Thế Khải cho ám sát Tống vào tháng 3/1913; ông đã dàn xếp vụ ám sát nhiều vị tướng lĩnh ủng hộ cách mạng. Tình cảm thù địch với Viên Thế Khải ngày càng tăng.Trong tháng 7 năm 1913 bảy tỉnh phía nam nổi lên chống lại Viên Thế Khải, dẫn tới Cuộc cách mạng thứ hai. Tuy nhiên, Cuộc cách mạng thứ hai không mang lại lợi ích cho Quốc Dân Đảng. Khi cuộc nổi dậy bị đàn áp, Tôn Dật Tiên và những người lãnh đạo khác của cuộc cách mạng phải bỏ chạy sang Nhật Bản. Tháng 10 năm 1913 một nghị viện bù nhìn bầu Viên Thế Khải làm Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, và trao nhiều quyền lực to lớn cho chính phủ của ông ta.Để có được sự thừa nhận từ bên ngoài, Viên Thế Khải phải chấp nhận cho Ngoại Mông và Tây Tạng được tự trị. Trung Quốc vẫn là một nước bị bảo hộ, nhưng họ phải cho phép Nga tự do hoạt động ở vùng Ngoại Mông và Tanna Tuva và Anh Quốc tiếp tục giữ ảnh hưởng tại Tây Tạng.

Bên cạnh các nhóm cách mạng liên kết với Tôn Dật Tiên, còn có nhiều nhóm khác. Một trong số đó là Đảng Tiến bộ, đảng ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến đã chống đối Quốc Dân Đảng trong thời kỳ Cuộc cách mạng thứ hai.Dư luận chung của người dân đều là chống đối lại Viên Thế Khải.

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng phát năm 1914, Nhật Bản đứng về phía Đồng Minh, đặt ra nhiều yêu sách đối với Trung Quốc, Viên Thế Khải chấp nhận những yêu cầu đó khiến dân chúng rất bất mãn. Ngày 12 tháng 12 năm 1915, Viên Thế Khải, được con trai là Viên Khắc Định ủng hộ, tuyên bố thành lập một Đế quốc Trung Hoa mới. Hành động này gây chấn động trên toàn quốc, khởi nghĩa xảy ra ở nhiều tỉnh.Ngày 22 tháng 3 1916, Viên thoái vị và trở thành vị hoàng đế đầu tiên cũng như cuối cùng của triều đại do chính ông lập lên.Phó Tổng thống Lê Nguyên Hồng nắm quyền và đất nước lại quay trở lại với chế độ cộng hòa.

Thời kỳ của các quân phiệt (1916-1928): Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự phục hồi vương triều Mãn Châu; Chiến tranh hiến pháp; Phong trào Ngũ Tứ; Chiến đấu chống chủ nghĩa quân phiệt; Tưởng Giới Thạch củng cố quyền lực

Thập kỷ Nam Kinh (1928-1937): là một trong những giai đoạn củng cố và phát triển đất nước của Quốc Dân Đảng.

Chiến tranh Trung-Nhật lần hai (1937-1945)

Nội chiến (1945-1949): giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản. Từ tháng 4 đến tháng 11, các thành phố chính lần lượt rơi từ tay Quốc Dân Đảng vào tay Cộng sản. Tưởng Giới Thạch và vài trăm nghìn quân Trung Hoa Dân Quốc cùng 2 triệu người tị nạn, đa số là quan chức chính phủ và giới thương gia, chạy từ lục địa tới hòn đảo Đài Loan (đã rơi vào tay Quốc Dân Đảng từ năm 1945). Tháng 12 năm 1949 Tưởng Giới Thạch tuyên bố Đài Bắc, Đài Loan, trở thành thủ đô tạm thời của Trung Hoa Dân Quốc.

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro