Trung Quốc - những thành tựu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2. Những thành tựu chủ yếu của vm TQ:

a) Chữ viết:

+ Văn tự đầu tiên là văn tự kết thừng, thiên niên kỷ II TCN, ng Ân Thương viết lên mai rùa, xương thú (giáp cốt văn). Ngoài ra còn có chữ khắc trên đồ vật (ân khư thư khế), chữ khắc trên đá (thạch cổ văn), chữ khắc hay đúc trên đồng (kim văn), chữ trên chuông (chung đỉnh văn).

+ đến nhà Tần, chữ viết đc chỉnh lí, đơn giản & cải tiến...=> chữ Tiểu Triện (thiên niên kỷ II TCN)

b) Văn học:

+ Thơ:

- kinh thi: tập thơ cổ nhất do nhiều tác giả s.tác từ đầu Xuân Thu đến giữa Tây Chu (~500 năm) gồm 3 phần: Phong, Nhã, Tụng. ảnh hưởng sâu sắc đến vh TQ sau này.

- thơ Đường: đỉnh cao của nền thơ ca TQ, nó trở nên vô giá bởi ND & NT của mình. Các tác giả nổi tiếng: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...

+ Tiểu thuyết Minh-Thanh:

- tiểu thuyết chương hồi, phong phú về ND, đa dạng về hình thức. các tp tiêu biểu: Tam quốc chí diễn nghĩa, La Quán Trung; Thủy Hử, Thi Nại Am; Tây Du Ký, Ngô Thừa Ân...

- đầu nhà Thanh đến cuối đời vua Càn Long là t.kỳ cực thịnh của tiểu thuyết. các tp tiêu biểu: Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh; Hồng Lâu mộng của Tào Tuyết Cần...

c) Sử học:

+ ng TQ có ý thức cao về ls & giàu kinh nghiệm trong biên soạn sử.

+ tiêu biểu cho sử học TQ là Tư Mã Thiên (sinh năm 135 hay 145 TCN), ng đầu tiên chép sử = thể ký (tp Sử ký).

- Ban Cố thời Đông Hán là ng mở đầu cho cách viết sử theo triều đại (tp Hán thư)

- Tư Mã Quang & nhiều tác giả khác đã biên soạn tp Tư trị thông giám theo thể biên niên (354 cuốn)

d) Tư tưởng - tôn giáo:

+ Vào thời Ân, Chu ng TQ đã nêu ra các học thuyết Bát quái, Ngũ hành, Âm dương để giải thích nguồn gốc thế giới.

- Bát quái: TG do 8 loại vật chất cấu thành: càn: trời, khôn: đất, chấn: sấm, tốn: gió, li: lửa, khảm: nước, cấn: núi, đoài: đầm.

- Ngũ hành: những y.tố cấu thành vật chất gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Chúng tương sinh, tương khắc với nhau tạo nên sự tuần hoàn của vạn vật.

- Âm dương: giải thích sự biến động của vật chất. vũ trụ có 2 l.lượng là âm & dương, vừa mâu thuẫn vừa t.động lẫn nhau.

+ Âm dương gia: kết hợp thuyết Âm dương với thuyết Ngũ hành rồi thần bí hóa các thuyết này để giải thích các biến động của ls xh.

+ Nho gia - Nho giáo:

- Nho gia: Khổng Tử (551-479 TCN) sáng lập. chủ trương "nhân", khôi phục "lễ" của nhà Chu. Hạt nhân tư tưởng là "nhân". G.trị nhất trong học thuyết của ông là tư tưởng giáo dục "Hữu giáo vô loại"

- Nho giáo: thời Hán Vũ Đế (140-87 TCN) "bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật". Đổng Trọng Thư p.triển Nho học lên 1 bc mới, đồng thời dùng thần học để g.thích học thuyết này => mang màu sắc tôn giáo, thường gọi là Nho giáo => cơ sở lí luận & tư tưởng của ch.độ PK TQ suốt 2000 năm ls.

+ Đạo gia - Đạo giáo:

- Đạo gia: Lão Tử là đại biểu chủ yếu của học phái Đạo gia. Trang Tử, p.triển Đạo gia thành 1 học thuyết tư tưởng, cùng Lão Tử hợp thành học phái Đạo Gia.

- Đạo giáo: là tôn giáo ra đời vào giữa thời Đông Hán, đến thời Đường, Tống đc hỗ trợ của vương triều, Đạo giáo p.triển mạnh, đến thời Minh thì suy vi. Đạo giáo có nguồn gốc phức tạp, tín ngưỡng cơ bản là Đạo, hạt nhân là tư tưởng thần tiên.

+ Mặc gia:

- Mặc Tử (479-381 TCN) sáng lập, hạt nhân tư tưởng là nhân & nghĩa, đầy thiện chí, có ảnh hưởng lớn 1 thời nhưng chứa đựng nhiều ảo tưởng => về sau k thịnh.

+ Pháp gia:

- Là học phái triết học đại biểu cho lợi ích của g/c địa chủ mới ra đời trong t.kỳ Xuân Thu. Học phái này chủ trương "pháp trị", cai trị đất nc = pháp luật. Đại diện tiêu biểu là Hàn Phi (280-233 TCN).

e) Nghệ thuật:

+ Kiến trúc: TQ là nc có nên k.trúc p.triển rực rỡ với nhiều c.trình độc đáo, tầm cỡ quốc tế. 4 g.đoạn p.triển của k.trúc TQ mỗi giai đoạn mang 1 nét đặc trưng riêng. Các c.trình nổi tiếng: Vạn Lí Trường thành, thành Trường An, chùa Phật Quang... Đặc điểm chung là thường dùng vật liệu kết cấu = gỗ, bố trí thành quần thể k.trúc, giữa là sân, 4 phía là nhà.

+ Điêu khắc: có từ rất sớm (~ 6000 năm trc), phong phú về cách thể hiện (khắc trên ngà voi, gỗ, gạch, đá...) Các tp tiêu biểu: tượng "Tần Ngẫu", "Lạc sơn Đại Phật"

+ Hội họa: biết dùng màu sắc trang trí từ thời đồ đá mới. Tranh lụa x.hiện cách nay 2000 năm. Từ đời Hán về sau càng p.triển, đa dạng về chất liệu (lụa, đất nung, tường...)

f) Khoa học tự nhiên:

+ Toán học: biết sử dụng phép tính hệ 10 sớm nhất TG. Coi trọng việc dạy toán ở trường. Tây Hán có sách "chu bể toán kinh", Đông Hán, sách toán p.triển thành hệ thống. Tìm ra số pi trc thế giới 1000 năm.

+ Thiên văn học: ra đời sớm để phục vụ nông nghiệp. Bộ sách "Cam Thạch kinh tinh" ghi chép về các hành tinh sớm nhất TG. Biết chế tạo nhiều dụng cụ để đo bóng Mặt Trời tính lịch, đo động đất...

+ Lịch pháp: thời nhà Hạ, làm lịch theo chu kỳ mặt trăng. Thời Tây Hán, soạn ra "lịch thái sơ" có ý nghĩa q.trọng với nông nghiệp. đời nguyên soạn "thụ thời lịch" chia 1 năm 365,2425 ngày.

+ Nông học: có cách đây khoảng 7000 năm (trồng ngũ cốc, dâu, chè...) "Tề dân yếu thuật" sách viết về trông trọt & chăn nuôi sớm nhất TG, "Nông chính toàn thư" đỉnh cao của sự am hiểu về nền nông học cổ đại TQ.

+ Y dược học: có nhiều thành tựu đáng khâm phục. "Hoàng đế nội kinh" bộ sách kinh điển của y học cổ truyền TQ. Đông y có nhiều sách viết về các dược liệu "sơn hải kinh", "thần nông bản thảo kinh"...

+ Địa lý: đc nghiên cứu & viết thành sách từ thời Xuân Thu (sơn hải kinh), Chiến Quốc (Vũ cống). Địa đồ học có từ thời Chu, bản đồ sớm nhất ra đời trc TG 300 năm.

g) 4 phát minh quan trọng:

+ Thuốc súng(hỏa dược): do ngẫu nhiên mà các nhà luyện đan cổ đại phát hiện ra. Đầu tk X, thuốc súng đc dùng làm vũ khí rồi đc ứng dụng rộng rãi và lan truyền sang cả phương Tây.

+ Kim chỉ nam: từ việc biết đc từ tính & chỉ hướng của nam châm, ng ta đã làm ra kim chỉ nam mà thời đó gọi là "tư nam". Đến thời Bắc Tống, ng TQ ch.tạo ra la bà và cải tiến nó ngày càng hoàn chỉnh hơn.

+ Giấy: trc khi làm ra giấy, ng TQ đã dùng qua nhiều loại "giấy" khác nhau nhưng chất lượng kém, khó viết, khó bảo quản. năm 105, Thái Luân đã làm ra giấy từ các ng.liệu dễ kiếm như lưới cũ, giẻ rách & vỏ cây... có chất lượng tốt hơn. TQ đã đi trc C. hàng nghìn năm.

+ Nghề in: Vốn có nghề tr.thống khắc vào đá, đời Tùy nghề in khắc bản ra đời & ngày càng đc cải tiến: từ in chữ rời = đất sét nung đến = gỗ, thiếc, đồng, chì... TQ đi trc Đức 400 năm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro