Trung Quốc- Tội ác và sự thật

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những tội ác kinh khủng của Trung Quốc

Sự kiện Thiên An Môn 1989 (4 tháng 6 năm 1989)

Đây là sự kiện một loạt những vụ biểu tình do sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Trung Quốc từ 15 tháng 4, 1989 và 4 tháng 6, 1989, (theo chính quyền Trung Quốc) đã khiến từ 400 đến 800 dân thường thiệt mạng, và từ 7.000 đến 10.000 người bị thương. Một báo cáo ban đầu từ các bệnh viện địa phương đưa ra con số khoảng 2.000.

Ngày 20 tháng 5, chính phủ tuyên bố thiết quân luật và vào đêm ngày 3 tháng 6, sáng ngày 4 tháng 6, xe tăng và bộ binh quân đội được gửi tới quảng trường Thiên An Môn để đàn áp phong trào và giải tán những người biểu tình. Những ước tính về con số thiệt mạng dân sự khác nhau:

400-800 (Mỹ), 2.600 (Chữ thập đỏ Trung Quốc), và một nguồn chưa được xác định khác là 5.000. 

Số người bị thương từ 7.000 đến 10.000. Tiếp sau cuộc bạo lực, chính phủ tiến hành nhiều cuộc bắt giữ để đàn áp những người ủng hộ phong trào, cấm đoán báo chí nước ngoài và kiểm soát nghiêm ngặt việc đưa tin các sự kiện của báo chí Trung Quốc.

Bối cảnh

Tháng 4 năm 1989, khi Hồ Diệu Bang qua đời, dân chúng Trung Quốc đã nhân tang lễ ông, tổ chức nhiều vụ xuống đường biểu tình. Chính thức là để tỏ lòng thương tiếc một người thuộc xu hướng cải cách, song các cuộc biểu tình này thực ra là để phản đối lạm phát và nạn tham nhũng. Nhiều đảng viên cao cấp đã tỏ vẻ ủng hộ, thậm chí yểm trợ dân biểu tình.

Đến khi sự việc xảy ra quá tầm kiểm soát của chính quyền thì họ chỉ còn giải pháp là "tắt đèn nổ súng". Tổng bí thư Triệu Tử Dương muốn can cả hai bên, chính quyền và dân biểu tình, mà không nổi. Ông xuất hiện lần cuối, giữa đám biểu tình vào ngày 19 tháng 5, 1989, với nước mắt lưng tròng và tay cầm loa để nói là mình đến quá trễ.

Hơn 10 ngày sau, quân đội tiến vào thủ đô Bắc Kinh, yêu cầu báo chí rút lui và rạng ngày 4 tháng 6, đám biểu tình bị giải tán, hàng ngàn người bị tàn sát ngay tại quảng trường Thiên An Môn. Con số chính thức là bao nhiêu thì Bắc Kinh không nói và không ai biết được. 

Phản kháng

Từ 16-4 đến 23/4 sinh viên và những người biểu tình đã tụ tập trên 100.000 người tại quảng trường với lý do chuẩn bị cho lễ tang của Hồ Diệu Bang. Họ tổ chức bãi khoá và diễu hành trên các đường phố Bắc Kinh.

Ngày 19/5 lúc 4:50 sáng, Tổng bí thư Triệu Tử Dương (赵紫阳) tới Quảng trường và đọc một bài diễn văn hối thúc sinh viên chấm dứt cuộc tuyệt thực. Sau khi nói rằng sinh viên cần phải giữ lấy tính mạng của mình để chứng kiến ngày đất nước hoàn thành bốn hiện đại hóa, ông tiếp: "Chúng tôi thì già rồi, không thành vấn đề gì nữa" (We are already old, it doesn't matter to us any more). 

Lời bộc bạch như một sự chấp nhận số phận của ông đã trở nên nổi tiếng. Và quả thật, đây chính là lần xuất hiện cuối cùng của vị Tổng Bí thư này, ông bị buộc rời khỏi chức vụ và bị quản thúc ngặt nghèo mãi cho đến khi qua đời vào tháng Giêng 2005.

Trong khi đó, Đặng Tiểu Bình, Dương Thượng Côn và Lý Bằng lập một kế hoạch đàn áp bằng quân sự. 

Đàn áp

Cuộc tấn công vào quảng trường bắt đầu lúc 10:30 tối ngày 3 tháng 6, khi xe bọc thép (APC) và quân đội vũ trang với lưỡi lê tiến vào từ nhiều hướng.

Quảng trường Thiên An Môn bị khóa chặt. Ðêm mùng 3 rạng mùng 4 tháng 6, cảnh sát ném lựu đạn cay và đánh đập mọi người với dùi cui và roi điện. 

Tiếng súng nổ vang ở ngoại vi thành phố. Lúc 2 giờ sáng xe thiết giáp ủi bằng các chướng ngại vật do sinh viên dựng lên. 

Khi người lính lái tăng tìm cách đi vòng tránh, "người biểu tình vô danh" tiếp tục cản đường. Anh ta tiếp tục đứng trước đoàn tăng trong một khoảng thời gian, sau đó leo lên tháp pháo chiếc xe dẫn đầu và nói chuyện với những người lính bên trong. Sau khi quay về vị trí chặn đường, anh ta bị những người xung quanh kéo ra, có lẽ họ sợ anh ta sẽ bị bắn hay bị đè nát.

Chính phủ truy nã 21 lãnh tụ sinh viên, một nửa trong số họ đã trốn kịp ra nước ngoài. Tất cả các xác chết đều bị dọn sạch trong đêm theo lệnh của chính quyền. 

Sáng ngày mùng 4 tất cả những gì còn lại chỉ là các vết máu.

Chính phủ Trung Quốc không bao giờ đưa ra dữ liệu chính thức chính xác hay danh sách những người chết.

Ảnh hưởng về chính trị

Các cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn đã làm mất đi quan niệm tự do hoá chính trị đang phát triển trong dân chúng hồi cuối thập niên 1980; vì thế, nhiều cải cách dân chủ được đề xuất trong thập niên 1980 đã bị bãi bỏ. 

Dù có đã có một số quyền tự do cá nhân được ban hành từ thời điểm đó, những cuộc tranh luận về những sự thay đổi cơ cấu trong chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là một chủ đề cấm kỵ.

Lịch sử bị xóa sạch

Hiện tại, vì chính sách kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc gồm cả việc kiểm duyệt Internet, truyền thông bị cấm đưa bất kỳ tin nào liên quan tới chủ đề này. Phần lịch sử này đã biến mất trên hầu hết các phương tiện truyền thông Trung Quốc, gồm cả internet. 

Tháng 1 năm 2006, Google đã đồng ý kiểm duyệt site của họ tại Trung Hoa lục địa, Google.cn, để loại bỏ các thông tin về vụ thảm sát này trên Google tiếng Trung.

 Tội ác mổ cướp nội tạng  

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với luật sư David Matas liên quan đến quyển sách mới nói về thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, tôi chú ý đến một điều : ông là một người cực kỳ bận rộn. Trong suốt chuyến đi ngắn (ít hơn 2 ngày) đến Jerusalem, ông có thời gian ra ngoài khách sạn nên tôi có thể hỏi ông vài câu. Trên đường đi đến quán cafe để trò chuyện, ông ghé mua một món quà cho cháu trai. Thiên hướng làm nhiều việc cùng lúc này là điển hình. Ông di chuyển liên miên, luôn luôn làm việc, luôn luôn nghĩ về các việc sẽ làm sắp tới. Làm một nhà hoạt động nhân quyền là việc làm thêm của ông. Tôi chỉ có thể hình dung được điều ông hoàn thành nếu ông làm toàn thời gian mà thôi.

"Ngay cả khi tôi đang họp, tôi cũng luôn luôn kiểm tra email", Matas trả lời khi tôi hỏi ông làm thế nào mà ông giữ vững được khi ông đưa tay mình vào nhiều thứ khác nhau thế.

Vào năm 2009, Matas đồng tác giả quyển sách Thu Hoạch Máu : Thu hoạch Nội tạng học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc (Bloody Harvest: Organ Harvesting of Falun Gong Practitioners in China). Chỉ vài tháng gần đây, ông xuất bản quyển sách thứ hai, mà ông làm đồng biên tập, tựa đề Nội tạng của Quốc gia : Vi Phạm Cấy ghép tại Trung Quốc (State Organs: Transplant Abuse in China). Quyển sách thứ hai này của ông là một tuyển tập các bài tiểu luận bởi nhiều cộng tác viên, bao gồm các bác sỹ cấy ghép từ nhiều châu lục.

Khi đến với vấn đề thu hoạch nội tạng, ông có lý do đúng để nhất quyết giữ sự gắn kết kiên định.

Theo nghiên cứu thực hiện bởi Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (Falun Dafa Information Center-FDIC), có hàng chục ngàn cụ cấy ghép nội tạng được thực hiện ở Trung Quốc hàng năm, trong khi hồ sơ về việc hiến tạng chỉ ở con số hàng trăm. Không thể tưởng tượng nổi điều gì khác ngoài sự phản bội lương tâm nghiêm trọng của người bác sỹ, và một tội ác chống lại nhân loại.

Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng các cấy ghép tim, thận, và gan đến từ các tù nhân bị hành quyết. Việc này đã làm gia tăng hoài nghi từ năm 2006. Nhiều bằng chứng vững chắc nổi lên cho thấy rằng hầu hết các nội tạng này đến từ các tù nhân bị giết chết chỉ bởi vì giá trị tiền bạc đem lại từ cơ quan nội tạng của họ. Phần nhiều tù nhân bị giết này là các học viên Pháp Luân Công, một nhóm tù nhân lương tâm lớn nhất trên thế giới.

Chậm chạp nhưng không nghi ngờ gì nữa, chính phủ Mỹ đang bắt đầu chú ý đến. Năm 2011, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ghi trong bản báo cáo nhân quyền hằng năm "Truyền thông trong và ngoài nước và các nhóm ủng hộ tích cực tiếp tục đưa tin về các trường hợp thu hoạch nội tạng, đặc biệt là từ học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs)"

Đối với Matas, người từng có mặt tại phiên điều trần và các sự kiện liên quan đến vấn đề xuất bản quyển sách năm 2009 của ông, ông nêu bật việc nhiều người khác đang dần để tâm hơn.

"Chắc chắn phải có nhiều hơn mình tôi đang nói về điều đó", ông cho biết,  và nói thêm rằng ông đã không tham dự phiên điều trần tại Hạ viện ngày 17 tháng Chín, nên nhiều người khác có thể ở trung tâm. Hy vọng của Matas là vấn đề này sẽ nhận được nhiều sự thu hút và các xung động  dường như đang đơm hoa kết trái.

Ngày 3 tháng Mười, 106 thành viên của Quốc hội đã gửi đến bà Clinton một lá thư yêu cầu công bố thông tin về các vi phạm cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc mà chính phủ Mỹ có thể đang sở hữu. Yêu cầu này khởi phát bởi các tin tức về việc cựu phó tỉnh trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân đã chuyển giao nhiều chi tiết về thu hoạch nội tạng trong thời gian 24 giờ lưu trú tại Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô Trung Quốc vào tháng Hai vừa rồi.

Matas nói rằng cũng có cả nhiều thứ cho một cá nhân có thể làm.

"Viết một lá thư, đi đến một cuộc diễu hành", ông nói, "Hãy làm điều mà bạn có thể".

Các Bác sĩ Hàng đầu Thế giới kêu gọi Tổng thống Obama tiến hành Điều tra và Tố cáo Trung Cộng

Các bác sĩ hàng đầu đã gửi đơn lên trang web “the White House President Barak Obama” kêu gọiTổng thống Obama tiến hành điều tra và tố cáo Trung Quốc về việc mổ cướp nội tạng của hàng ngàn học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Trên website của các bác sĩ có ghi:

Chúng tôi kiến nghị chính quyền Obama yêu cầu:

Điều tra và công khai lên án tội phạm mổ cắp nội tạng từ các tín đồ Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Hàng chục Hàng ngàn tín hữu Pháp Luân Công bị giam cầm trái phép đã được sử dụng như một ngân hàng nội tạng sống, bị giết chết vì nhu cầu cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng sinh lợi béo bở của Trung Quốc, như được nêu trong video này:http://goo.gl/CcHPe.

Báo cáo Nhân quyền 2011 của Bộ Ngoại giao Mỹ trích dẫn các cáo buộc mổ cắp nội tạng từ các tín đồ Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác. Trong tháng mười, 106 thành viên Quốc hội đã viết thư cho Ngoại trưởng Clinton yêu cầu biết thêm thông tin. Hai phiên điều trần của Quốc hội đã nêu lên các chủ đề này. Các bác sĩ cấy ghép tạng hàng đầu và các tổ chức y tế trên toàn thế giới đã lên án tội ác chống lại nhân loại này.

Là một nhà lãnh đạo thế giới trong sứ mạng Bảo vệ Nhân quyền, Hoa Kỳ có nghĩa vụ đạo đức để vạch trần và ngăn chận những tội ác này, và đảm bảo đưa những thủ phạm ra công lý.

Quần áo, bình sữa, đồ chơi Trung Quốc có chứa độc

Trung Quốc vừa công khai một thông tin gây sốc cho các bậc phụ huynh, cảnh báo về chất độc trong bình sữa, quần áo, và đồ chơi trẻ em.

Các quan chức Y tế Trung Quốc, khám xét các siêu thị bán bình sữa trẻ em "làm từ đĩa compact tái chế" - tờ Thượng Hải Nhật báo cho biết.

Những bình sữa này, lần đầu tiên được phát hiện trọng một đợt kiểm tra đột xuất, có chứa gấp đôi lượng hydroxybenzene cho phép, một hoá chất phân huỷ trong sữa nóng gây suy thận và gan.

Loại nhựa tái chế này được sử dụng làm hộp sữa bởi nó "rẻ hơn rất nhiều so với vật liệu sạch" một giám đốc nhà máy cho biết.

Ba nhà máy sản xuất bình sữa bằng nhựa tái chế này đã bị đóng cửa.

Tiếp theo, nhà chức trách kiểm tra 91 lô hàng quần áo trẻ em ở 22 siêu thị tại sáu thành phố trong tỉnh Quảng Đông từ tháng Một tới tháng Ba, trong đó có hai thành phố lớn là Quảng Châu và Thâm Quyến.

Các nhà điều tra tiến hành tám lần xét nghiệm các lô hàng gồm xét nghiệm mức formaldehyde, độ PH (để biết độ acid và tính kiềm). Chỉ 50,6% lô quần áo đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Qua kiểm tra, các nhà chức trách phát hiện, 10% lô quần áo trẻ em có chứa aromatic amine - một loại thuốc nhuộm độc hại không thể giặt sạch, có thể gây ung thư niệu đạo và bàng quang nếu tiếp xúc với da trong thời gian dài.

Có những bộ quần áo, lượng aromatic amine cao hơn 10 lần so với mức cho phép. Do loại thuốc nhuộm này không có mùi hay màu đặc biệt, khách hàng không thể nhận ra chất độc hại có trên quần áo hay không.

Tổng cộng trong lần kiểm tra này có 32 lô quần áo không đáp ứng tiêu chuẩn độ PH, khoảng từ PH4.0 đến PH7.5. Quần áo có độ PH cao hơn hoặc thấp hơn độ PH tiêu chuẩn đều gây hại cho da trẻ em.

Một số loại quần áo chứa quá nhiều formaldehyde, chất có thể khiến trẻ bị viêm phế quản, mất ngủ và ăn không ngon miệng, cũng như giảm khả năng kháng bệnh tật tự nhiên của cơ thể.

30 lô hàng quần áo khác không có nhãn mác ghi thành phần hoặc nhãn mác không đảm bảo chất lượng.

Nhà chức trách phát hiện 51 nhãn hiệu quần áo không đủ tiêu chuẩn trong các lần kiểm tra, trong đó có cả những nhãn hiệu nổi tiếng như Bettyboop, e.baby và Mina.

Cũng trong ngày 29/5, nhà chức trách còn tiến hành kiểm tra đột xuất các mặt hàng đồ chơi và thực phẩm dành cho trẻ em.

Đa số thực phẩm dành cho trẻ em không có dấu hiệu vi phạm, 37% đồ chơi dành cho trẻ em không đủ tiêu chuẩn. Đồ chơi làm bằng vải là loại đồ chơi gây hại cho trẻ em nhất, còn 100% đồ chơi bằng kim loại đạt chất lượng.

Ở cấp quốc gia, Văn phòng Giám sát Chất lượng và Kỹ thuật Quốc gia Trung Quốc vừa tiến hành kiểm tra đột xuất 74 lô quần áo trẻ em ở 74 công ty ở chính tỉnh và thành phố tự trị, phát hiện 37,8% sản phẩm quần áo không đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Văn phòng khuyên khách hàng hãy mua quần áo cho trẻ em được làm từ chất liệu mềm, dễ thấm. Mọi người nên đọc nhãn ghi thành phần chất liệu của sản phẩm kỹ trước khi mua.

Năm 2004, Trung Quốc thẳng tay trừng trị những kẻ buôn bán sữa bột giả khiến ít nhất 13 trẻ em chết và gần 200 bé khác bị bệnh sau khi uống loại sữa này. Một nhóm điều tra còn phát hiện hơn 50 công ty sản xuất sữa kém chất lượng.

Giày dép Trung Quốc có thể gây bệnh ung thư

Càng ngày thế giới càng sợ hàng Trung Quốc. Cả giày dép "Made in China" lẫn giày dép cao cấp do Trung Quốc làm nhái hàng hiệu cũng chứa chất độc hại, nhẹ thì lở loét mà nặng thì có thể gây bệnh ung thư phổi.

Giày Trung Quốc gây ung thư phổi Cuối tháng 09/2008 vừa qua, Chính phủ Ý cho biết đã tịch thu 1.7 triệu đôi giày da do Trung Quốc sản xuất theo mẫu Ý: không chỉ ăn cắp tác quyền, giày này còn chứa các hóa chất độc hại. Dẫn lời một phát ngôn viên của cảnh sát Ý, Hãng thông tấn AFP cho biết cuộc điều tra ‘Giày độc’ (Toxic Shoes) bắt đầu vào tháng 5/2008 và đến nay đã bắt giữ 21 người Trung Quốc và 7 người Ý, tất cả sẽ bị truy tố về tội xâm phạm tác quyền và cố tình gây hại sức khỏe cho cộng đồng.

Giày Trung Quốc đã từng bị Mỹ thu hồi do có nguy cơ gây điện giật… Số giày nói trên được sản xuất tại Trung Quốc, tuy nhiên nhãn mác lại ghi rõ là ‘làm bằng da thật’ ("real leather") và ‘sản xuất tại Ý’ ("made in Italy"). Các kết quả xét nghiệm cho thấy giày giả Ý này có hàm lượng hexavalent chromium vượt mức cho phép, do đó có thể gây ung thư cho người sử dụng.

Thì nay Italy cũng phải thu hồi giày Trung Quốc vì có nguy cơ gây ung thư

Chất hexavalent chromium, gọi tắt là Cr (VI), đuợc sử dụng trong kỹ nghệ nhuộm làm mực, sơn, thuộc da, bảo quản gỗ. Chất này có tác dụng chống mài mòn nhưng phải đuợc sử dụng với hàm lượng cho phép. Vuợt quá mức này Cr(VI) sẽ bốc ra và tương tác với màng dịch sẽ tạo nên chất carcinogen, là chất tạo ra nguy cơ ung thư phổi.

Đáng chú ý là các đôi giày đều ghi là "Made in Italy"

Hiện chính phủ Ý đã cấm sử dụng chất này và Cộng đồng châu Âu cũng đã cấm hexavalent chromium trong kỹ nghệ điện tử.

Cảnh sát Ý đã lục xét 45 nhà kho và tiệm giày, tịch thu số giày trị giá 20 triệu Âu kim, tức khoảng 35 triệu Úc kim.

Dép Trung Quốc gây lở loét và thối rữa chân

Tương tự như giày, những đôi dép do Trung Quốc cũng chứa chất kịch độc… Chỉ sau một thời gian dài sử dụng, các chất độc này sẽ ngấm vào cơ thể và sẽ làm cho chân người sử dụng bị lở loét, thối rữa khi gặp môi trường nhất định.

Theo thiết kế của Trung Quốc, dấu hiệu ban đầu sẽ làm cho ta có cảm giác như tổn thương theo dạng phỏng do ma sát. Khi đi lại quá nhiều và liên tục trên một quãng đường dài, quai dép ma sát vào lớp da mu bàn chân, chất liệu cao su bình thường vốn đã có độ ma sát và tỏa nhiệt cao hơn so với chất liệu da, sẽ tạo nên những nốt phỏng rộp hay bóng nước, sau đó vỡ ra bộc lộ lớp da non ửng đỏ và nhiều mép da bị bong tróc ở rìa… Những trường hợp như thế này ở Việt Nam gặp rất nhiều, đa số là do mang dép cao su hoặc dép nhựa đi bộ thường xuyên. Ví dụ: những người buôn gánh bán bưng, những em học sinh ở vùng sâu vùng xa …

Lời bàn của OnlyU Hiện giày dép Trung Quốc các loại với mẫu mã phong phú, giá rẻ đang có xu thế lấn át hàng nội tại Việt Nam. Các tiểu thương ta nhập về Việt Nam bán, còn người dân nghèo như mình thấy gì rẻ, hợp túi tiền mình là mua. Giờ biết rồi thì loại này thì dễ "tránh" còn loại nhái hàng hiệu thì sao? Ngay cả tại Italy, hàng Trung Quốc vẫn còn tràn ngập, thậm chí còn làm nhái ngang nhiên, đề hẳn là "Made in Italy"… mà phải một thời gian sau Italy mới phát hiện ra thì thử hỏi Trung Quốc tác oai tác quái tại Việt Nam như thế nào? Trung Quốc còn thâm nho khi thiết kế sao cho các chất độc gây ra đau nhức, lở loét, thối rữa… đôi chân của chúng ta một cách dần dần, từ từ và ở trong môi trường thích hợp.

Do đó, trong khi chờ đợi các biện pháp ngăn chặn từ phía cộng đồng thế giới và Việt Nam, chúng ta cần cẩn thận khi mua giày dép hàng hiệu vì Trung Quốc có thể làm nhái chứ đừng nói đến giày dép "Made in China".

Theo OnlyU, có lẽ tùy theo túi tiền, sở thích, loại giày và độ hiểu biết mà ta nên chọn các loại giày dép hàng hiệu như: - Giày da: Bally, Clarks, Colehn, Crocodie, Docker, Gucci, Louis Vuitton, Prada, Tomy, Versace… - Giày thể thao: Adidas, DC, Esprit, Lacoste, Lee, Levis, Nike, Puma, Skechers, Umbro… - Giày thời trang: Christian Louboutin, Calvin Klein, Converse, D&G (Dolce & Gabbana), Givenchy, Lee, Levis, Marc Jacobs, Stella McCartney, Yves St Laurent…

Còn giày dép Việt Nam xuất khẩu được và các thương hiệu lớn như Biti’s, Bita’s, Vina Giày, Giày Thượng Đình, Giày Thụy Khuê, Lagamex, Ladoda… cũng có yên tâm là nguyên vật liệu có thể không nhập từ Trung Quốc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro