4.3. SƠ LƯỢC VỀ NHÂN VIÊN VÀ CHƯƠNG TRÌNH HỌC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Nội dung chỉ đề cập đến nhân viên và chương trình học hiện nay, để hiểu hơn về nhân viên và chương trình học trước mùa xuân năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm thì quý vị vui lòng đọc sách "Bí ẩn một ngôi trường" và được giảng dạy trong môn "Lịch sử Trường" được giảng dạy vào năm học thứ ba (môn tự chọn).

4.3.1. Nhân viên của Trường gồm Ban Giám hiệu có một vị Hiệu trưởng là Trưởng lão Pháp sư trở lên và có năm vị Phó hiệu trưởng là Đại pháp sư. Ban Chủ nhiệm có năm vị Pháp sư là chủ nhiệm các Khoa quản sinh của trường do vị Hiệu trưởng bổ nhiệm. Ban Giảng sư có các vị Pháp sư tài giỏi phụ trách giảng dạy các môn học trong trường và cũng do vị Hiệu trưởng bổ nhiệm. Ngoài ra, còn có thầy giám thị trông coi việc thực hiện nội quy nhà trường, thủ thư, nhân viên y tế, Ban an ninh của Sở Mật vụ đảm bảo trách nhiệm trị an cho trường và các người giúp việc nấu ăn, dọn vệ sinh.

4.3.2. Môn học ở trường được phân về năm lĩnh vực là năm Khoa ở năm tòa nhà bát giác, các học sinh phải học những môn bắt buộc ở năm học thứ nhất và năm học thứ hai. Năm học thứ ba, năm thứ tư, năm thứ năm ngoài những môn bắt buộc thì học sinh phải đăng ký các môn tự chọn ít nhất là bốn môn và phải học cho trọn năm. Vào năm thứ sáu và năm thứ bảy, học sinh được học pháp thuật nâng cao với các môn bắt buộc và chỉ có ba môn tự chọn.

- Các môn học bắt buộc phải học từ năm một đến năm thứ bảy là Biến hình, Bùa chú, Phòng chống ma thuật đen tối, Ngũ hành – Bát quái, Tiếng Pháp, Dược liệu, Lâm – Thảo học, Triết học – Lịch sử, Thiên văn học, Chữ Quốc ngữ, Toán pháp.

- Các môn tự chọn từ năm ba đến năm thứ bảy là Lịch sử Trường, Chữ Hán – Nôm, Tiếng Anh, Nhân giả học, Tôn giáo học, Tiên tri, Sinh vật huyền bí, Bí thuật Nhân tướng học, Bay, Độn thổ, Chuyển động học.

4.3.3. Thi cử và xếp hạng:

Trong mỗi năm học đều có hai học kỳ, mỗi học sinh phải vượt qua tất cả các môn trong học kỳ (trừ năm học thứ năm và năm học thứ bảy vì có kỳ thi riêng). Học sinh chỉ được thông qua một môn với một điểm số không bé hơn năm mươi điểm. Nếu học sinh không vượt qua bất cứ môn nào thì phải học lại môn đó trong ba tháng mùa mưa được nghỉ và chỉ được lên lớp khi thông qua hết tất cả các môn trong kỳ đó.

Ngoài ra, còn có ba kỳ thi cực kỳ khó khăn cho các học sinh, các học sinh phải vượt qua ba kỳ thi này mới được tốt nghiệp tại Trường. Gồm có: Kỳ thi Pháp thuật sơ đẳng (PTSĐ, dành cho học sinh kết thúc năm thứ hai và chuyển cấp lên năm thứ ba), Kỳ thi Pháp thuật trung đẳng (PTTĐ, dành cho học sinh kết thúc năm thứ năm và chuyển cấp lên năm thứ sáu) và Kỳ thi Pháp thuật thượng đẳng (PTThĐ, thay thế Kỳ thi tốt nghiệp dành cho học sinh kết thúc năm thứ bảy).

Có 4 loại để xếp loại học lực như sau:

- Điểm Ưu (A): Dành cho học sinh «xuất sắc» đạt từ 80 điểm trở lên.

- Điểm Khá (B): Dành cho học sinh được mức «kỳ vọng» đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm.

- Điểm Trung (C): Dành cho học sinh được mức «chấp nhận» đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm.

- Điểm Tệ (D): Dành cho học sinh được mức «dưới chấp nhận» đặt từ 50 điểm trở xuống.

- Điểm Bét (F): Dành cho học sinh bị cấm thi bất kỳ môn nào và nhận điểm 0.

Không có tính điểm trung bình các môn mà Trường chỉ xét điểm nào chiếm nhiều nhất thì học kỳ đó sẽ đạt điểm đó vào điểm tổng kết học kỳ, tương tự, cả năm học điểm nào chiếm nhiều hơn thì đó là điểm tổng kết năm.

4.3.4. Hạnh kiểm:

Ngoài trừ điểm từng Khoa, giáo ban có thể trừng phạt học sinh vi phạm nội qua trong và ngoài lớp học. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà giáo ban sẽ tùy nghi xử lý, trường hợp vi phạm mức nghiêm trọng hoặc vượt mức nghiêm trọng thì sẽ xem xét đình chỉ học từ một năm đến đuổi học.

Nếuvị phạm các Đạo luật của Bộ Phép thuật thì sẽ bị đưa đến Tòa án công lý phápthuật và chịu trách nhiệm rất nặng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro