truyen

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thảm thực vật rừng

Toàn bộ khu vực được bao phủ bởi các kiểu rừng kín thường xanh. ở độ cao dưới 700 m là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và từ 700 m trở lên là kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới. Nhưng trải qua quá trình tác động lâu dài của con người như đốt nương làm rẫy, khái thác lâm sản và ảnh hưởng của chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hoá học đã làm thay đổi nhiều diện mạo của rừng. Rừng nguyên sinh đã bị tác động ở mức độ khác nhau hình thành nên các kiểu thảm rừng thứ sinh chiếm ưu thế

Đặc điểm của các kiểu rừng chính

A) Rừng kín thường xanh bị tác động nhẹ (rừng giầu và rừng trung bình)

Kiểu rừng này chiếm  26,5% diện tích khu bảo tồn, phân bố tập trung chủ yếu dọc theo ranh giới hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị và phía nam và tây nam khu bảo tồn. Do ít bị tác động nên cấu trúc của rừng chưa thay đổi nhiều. Thực vật tạo rừng khá phong phú và chủ yếu là các loài thuộc khu hệ thực vật bản địa bắc Việt Nam-nam Trung Hoa. Ngoài ra, khu vực xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền ở độ cao dưới 700m còn thấy xuất hiện rải rác loài Dầu ke (Dipterocarpus kerrii) thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) một họ thực vật nhiệt đới điển hình và một số loài lá kim như: Kim Giao (Nageia wallichiana) ở dưới thấp và Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus)Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) và Thông tre (Podocarpus neryifolius) ở đai rừng á nhiệt đới.

Về kết cấu, rừng thường có 2-3 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và 1 tầng thảm tươi. Tầng tán rừng cao 20-30 m hoặc hơn. Thành phần thực vật phức tạp, phổ biến thường gặp là các loài trong họ Dẻ (Castanopsis spp, Lithocarpusspp., Quercus spp.), Re (Cinnamomum spp)Giổi (Michelia mediocris)Hồng quang (Rhodoleia championii)Chuồn (Calophyllum sp.)Cóc đá (Dacryodes dungii)Lèo heo (Polyanthia nemoralis)Lim xanh (Erythrophleum fordii)Gụ (Sindora tonkinensis, S. siamensis), Sến (Madhuca pasquieri)Huỷnh (Heritiera cochinchinensis).... Ngoài ra, đôi khi bắt gặp một số cá thể có kích thước to lớn của loài Sấu (Dracontomelum duperreanum)Thung (Tetrameles nudiflora)Gội (Aglaia gigantea)Thông nàng (Dacrycarpus elatum)... cao trội hẳn lên tạo ra tầng nhô.

Tầng dưới tán rừng không liên tục, thực vật chủ yếu là các loài ưa bóng thuộc các họ Trâm (Myrtaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Na (Annonaceae), họ Du (Ulmaceae),  Máu chó (Myristicaceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Thị (Ebenaceae). họ Re (Lauraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Lộc vừng (Lecythidaceae(Myrsinaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cau dừa(Arecacea), đặc biệt là cây Lá nón (Licuala bracteata)...)... và các cây nhỡ tầng trên.

Tầng cây bụi chủ yếu là các cây họ Đơn nem (Myrsinaceae) và các cây tái sinh.

Tầng thảm tươi ít, bao gồm các loài trong ngành dương xỉ và một số loài trong họ Cỏ (Poaceae)họ Ô rô (Acanthaceae). Tình hình tái sinh dưới tán rừng tốt cả về số lượng và chất lượng. Mật độ cây tái sinh thường trên dưới 6000 cây/ha. Dưới đây là một số chỉ tiêu đặc trưng cho loại rừng này:

Chiều cao bình quân 15m

Đường kính bình quân  24 cm

Số cây trên ha 620 cây

Tiết diện ngang 28-30 m2

Trữ lượng 210-225 m3/ha

Độ tàn che 0,5 - 0.7                   

Rừng kín thường xanh bị tác động mạnh

Kiểu này chiếm 28,7% diện tích, phân bố chủ yếu dọc theo các sông suối và nơi có đai độ cao thấp thuận lợi cho việc khai thác nên rừng bị tàn phá khá nặng nề. Cấu trúc của rừng bị phá vỡ. Độ tàn che thấp chỉ khoảng 0,1-0,4. Tầng thứ không rõ ràng. Các loài cho gỗ quí có giá trị kinh tế cao như Lim xanh Erythrophleum fordii, Gụ mật Sindora siamensis, Gụ lau S. tonkinensis,Sến mật Madhuca pasquieri, Huỷnh Heritiera cochinchinensis, Kim giaoNageia wallichiana...còn lại rất ít với những cây cong queo sâu bệnh. Ngay cả các loài cho gỗ kém giá trị như Lèo heo Polyanthia nemoralis, ChuồnCalophyllum sp., cũng bị chặt ngả. Thực vật ưu thế hiện nay là Chuồn, Cóc đá, Lèo heo, Hột Barringtonia cochinchinensis, Mít nài Artocarpus rigidus var. asperula, Trâm, Ngát và các cây ưa sáng mọc nhanh khác. Đôi khi có Nứa Teinostachyum dulloa mọc xen. Tầng cây bụi chủ yếu là Lá nón và các cây tái sinh. Nhìn chung tình hình tái sinh tốt, mật độ tái sinh cao 7000-8000 cây/ha, cây có triển vọng nhiều. Đặc biệt, các loài cây cho gỗ quí như Gụ, Huỷnh, Kim giao cũng đã thấy xuất hiện. Dưới đây là một số chỉ tiêu đã thu thập được ở loại rừng này:

·      Chiều cao bình quân 13,7m

·      Đường kính bình quân 26,1cm

·      Số cây trên hecta  300 cây

·      Tiết diện ngang 16 m2/ha

·      Trữ lượng  107 m3/ha

Rừng phục hồi

Diện tích 6050 ha chiếm 14,6% diện tích khu bảo tồn. Rừng phục hồi bao gồm 2 loại: Loại thứ nhất là chủ yếu, được hình thành sau khai thác kiệt nên thành phần thực vật phong phú hơn và gần gũi với các loại rừng thứ sinh khác. Về kết cấu tầng thứ ngoài tầng tán sinh thái còn có tán của một số cây vượt trội lên. Đó là tán của một số cây còn sót lại. Loại thứ hai được hình thành sau nương rẫy bỏ hoang, nên thành phần thực vật không chỉ đơn giản mà còn bị thay đổi nhiều. Thực vật tạo rừng chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh như Ba soi Macaranga andersonii, Lá nến Macaranga denticulata, Hu đay Trema orientalis, Màng tang Litsea cubeba...và một số cây chịu hạn. Nhìn chung kết cấu của rừng thường chỉ có 1 tầng cây gỗ, tầng cây bụi thảm tươi ít. Tuy nhiên cả hai loại này đều có tỷ lệ che phủ lớn trên 60% và dưới tán rừng bắt đầu có các loài cây của rừng cũ tái sinh. Dưới đây là một số chỉ tiêu của loại rừng này:

·      N/ha: 1060 cây

·      D1,3: 11,3 cm

·      H:        9,5 m

·      G/ha: 16,1 m2

·      M/ha: 74,9 m3

Trảng cây gỗ rải rác

Trảng cây gỗ rải rác hay còn gọi là đất trống có cây gỗ rải rác chiếm diện tích 9004  ha, chiếm 21,7% diện tích khu bảo tồn, bao gồm rừng bị khai thác kiệt chưa phục hồi lại thành rừng, những đám rừng nhỏ bé sót lại trong những khoảng đất trống rộng lớn hơn và những khoảng đất trống trên đó có cây gỗ mọc rải rác. Hiện tại, kiểu sinh thái này còn có nhiều cơ may để phục hồi lại rừng nếu như việc quản lý bảo vệ chúng thực hiện tốt, bởi tiềm năng nguồn giống còn và điều kiện đất đai chưa biến đổi nhiều. Hơn nữa, sinh cảnh này có thể giúp cho những động vật kiếm ăn trên đất trống nghỉ ngơi trong khi kiếm ăn.

Trảng cây bụi, trảng cỏ

Diện tích 3512 ha, chiếm 8,5% diện tích khu bảo tồn

Trảng cây bụi: Phân bố chủ yếu trên các bãi bằng ven sông suối và các vùng đồi  có độ dốc thấp, đất bị thoái hoá mạnh do trải qua quá trình canh tác nương rẫy lâu dài của đồng bào các dân tộc. Một số loài cây chịu được điều kiện đất chua hoặc đất nông cạn như: Mua Melastoma spp, Sim Rhodomyrtus tomentosa, mà chủ yếu là Mua giữ vai trò lập quần. Mật độ cây dầy, tạo ra độ tàn che lớn với chiều cao bình quân trên dưới 1m. Vì vậy, tình hình tái sinh trong sinh cảnh này rất khó khăn. Muốn trở thành rừng phải trải qua một thời gian dài.

Trảng cỏ: Trảng cỏ được hình thành sau nương rẫy và là nơi chăn thả gia súc và săn bắn động vật hoang dã do có nhiều trồi non mọc ra sau khi đốt hàng năm bởi con người. ở đây thảm cỏ chủ yếu là thảm cỏ cao với các loài như cỏ Tranh Imperata cylindrrica, Lau Saccharum arundinaceum, Lách Saccharum spontaneum, Đót Thysanolaema maxima... Đôi khi chúng cao tới trên dưới 2 m và rất rậm rạp. Tuy nhiên, rải rác xuất hiện một số cây gỗ nhỏ thuộc họ Cà Phê (Rubiaceac), Hồ Đào (Juglandaceae),và một số cây bụi như Mua. Sinh cảnh này tuy không có giá trị kinh tế cũng như kém giá trị về phòng hộ đầu nguồn nhưng lại là nơi cung cấp thức ăn cho thú móng guốc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#qưeasd