truyen cuoi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thi ngũ quả

Là người cưỡi đầu cưỡi cổ thiên hạ, chúa Trịnh tha hồ bày ra những trò du hí để được chơi bời thỏa thích. Một trong những thú chơi đó là trò thi "mâm ngũ quả" hàng năm vào dịp rằm trung thu.

Nhà chúa đặt giải thưởng cho ai có được mâm ngũ quả đẹp nhất, quí nhất, ngon lành nhất và lạ nhất. Các gia đình quyền quí và giàu có trong thành Thăng Long đua nhau sắm những mâm ngũ quả cực kỳ đắt tiền để mong đoạt giải, khoe sang với thiên hạ.

Trạng Quỳnh thấy thiên hạ náo nức dự thi, cũng tuyên bố với mọi người:

- Năm nay tôi sẽ dự thi cho mà coi! Tôi đã trượt kỳ thi Hội, nhưng nhất định thi ngũ quả thì tôi sẽ chiếm giải, cho thiên hạ lác mắt một phen!

Trong khi ai nấy đều kỳ công sắm những thứ trái cây quí nhất trong nước như đào mận Lạng Sơn, hồng Hạc Trì, nhãn lồng Sơn Nam (Hưng Yên), vải thiều Hải Dương, cam Nghệ An... thì Trạng Quỳnh lại mang thi bằng một bức tranh thiếu nữ khỏa thân.

Chúa và bà chính cung cùng xem bức tranh lạ lùng và chất vấn:

- Bức tranh này mà trạng dám bảo là mâm ngũ quả ư?

Trạng Quỳnh gật gù mỉm cười:

- Chúa thượng không nhận ra mâm ngũ quả thật sao? Này nhé: (Chỉ vào đầu thiếu nữ) đây không phải là một trái bưởi đẹp vào bậc nhất hay sao? (Lại chỉ vào đôi mắt) Đây không phải một chùm gồm hai quả nhãn lồng Sơn Nam hay sao? (Lại chỉ vào bộ ngực trần nõn nà) Đây không phải là một cặp đào tơ Lạng Sơn thứ thượng thặng hay sao? (Chỉ vào đôi bàn tay búp măng) Còn đây chẳng phải hai trái phật thủ cực quí hay sao? (Rồi chỉ vào chỗ hấp dẫn nhất mà nhà Chúa nãy giờ cứ nhìn chằm chằm vào đó) Còn đây không phải là một múi mít thơm ngon nhất trần đời hay sao?

Vừa nghe trạng giảng giải, nhà chúa vừa say mắt ngắm đủ "ngũ quả" và ngài cứ nuốt nước miếng ừng ực, lòng ngài rạo rực, y như thể ngài bị 5 thứ quả kỳ diệu kia hớp mất hồn vía. Bà chính cung đứng bên cạnh đưa mắt lườm ngài mấy lần, ngài cũng thây kệ. Đoạn ngài phán:

- Giá mâm ngũ quả của khanh mà là thật thì ta chấm giải nhất cho khanh, không còn phải đắn đo gì nữa!

Quỳnh can ngay:

- Ấy, khải chúa thượng! Sở dĩ mâm ngũ quả này được thần chọn dự thi là vì nó không bao giờ tàn úa lạt phai. Chứ nếu nó là thật thì bất quá chúa thượng chỉ thích nó được 2 ngày là cùng!

Chúa chợt nhớ lại những thứ "ngũ quả" mà ngài đã được nếm và nếm rồi thì chán, ngài liền so chúng với người thiếu nữ mơn mởn xuân xanh trong tranh và quả thật ngài cảm thấy nàng thiếu nữ này có sức hấp dẫn hơn hẳn. Nàng nằm phơi tấm thân nõn nường ở đó, nhưng ngay cả chúa nữa cũng không tài nào chiếm đoạt nổi nàng, mà chỉ có thể chiêm ngưỡng bằng mắt để tưởng tượng và mơ ước mà thôi! Chúa cả cười, vỗ đùi kêu lên:

- Ta chịu khanh nói chí lý! Chí lý!

Ý chúa là ý Trời, năm ấy mâm ngũ quả của Trạng Quỳnh chiếm giải nhất. Bàn dân thiên hạ biết chuyện đều bái phục trí tuệ siêu quần của trạng và lấy làm xấu hổ cho cái đầu óc bã đậu thô thiển của mình.

Mày để cho nó một chút

Xưa, có một anh học trò nghèo rất thông minh, thuê một căn nhà ở trọ trong phố. Đối diện với nhà anh là nhà một bà cụ chuyên nghề quay tơ, có một cô con gái út rất nết na thùy mị, chăm việc bếp núc.

Bà cụ thường đe bọn thanh niên hàng xóm: - Có già ở đây, bọn bây đừng hòng léng phéng đến con út.

Một ngày kia. Lúc bà cụ đang quay tơ, cô út nấu ăn dưới bếp, anh học trò cầm một cái chén nhỏ xíu sang nhà bà cụ: - Thưa bác, hôm nay cháu nấu ăn quên mua nước mắm, bác cho cháu xin một muỗng.

Thấy anh học trò ăn nói dễ thương nên bà cụ cũng dễ dãi: - Ừ con cứ xuống bếp nói con út đưa cho.

Anh học trò đi xuống bếp, giấu cái chén tỉnh bơ: - Cô út, bác nói cô cho tôi... nắm tay cô một chút.

Cô út sợ quá la toáng lên: - Má ơi! Anh này ảnh kêu...

- Thì mày để cho nó một chút. Có mất cái gì đâu!

Cô Út đành đứng im cho anh nắm tay. 3 bữa sau, anh học trò lại sang: - Thưa bác, cho con xin một củ hành nhỏ.

- Con cứ xuống bếp nói con Út đưa cho.

Anh ta lại xuống bếp: - Cô Út, bác nói cô cho tui hun cô một cái.

Cô Út la lớn: - Má ơi! Anh này ảnh đòi...

- Thì mày cứ để cho nó một chút...

Cô Út đành để cho anh ta hun. Cứ thế khi thì hạt tiêu, trái ớt, khi thì muỗng muối, hạt đường, cô Út cứ đành phải "cho một chút...". Một thời gian sau, anh ta đã được ở... rể nhà bà cụ.

Quan đấy

Năm nào cũng vậy, cứ gần tết Nguyên đán, viên tri phủ Hoàng Hóa cùng vợ đi chợ tết. Từ phủ ra chợ Bút Sơn rất gần, nhưng vốn tính hách dịch, quan phủ bắt lính cáng ra tận cổng chợ và mang theo hai cái lọng xanh che.

Hồi này, Xiển Bột hãy còn nhỏ, xong thấy cái oai rởm của quan thì ghét lắm. Xiển mang một con chó con đi chợ, nhưng không bán, cứ ôm ở trước bụng, lúc thì chen đi trước quan, lúc thì lùi lại đi sau quan. Thấy Xiển mang chó, ai cũng tưởng Xiển mới mua, liên hỏi:

- Chó bao nhiêu?

Xiển trả lời: - Quan đấy!

Quan phủ biết thằng bé ôm chó chửi xỏ mình, cho lính bắt lại hỏi:

- Ai xui mày ăn nói như thế?

Xiển đáp:

- Bẩm quan, nhà con muốn nuôi mọt con chó con để dọn cứt cho em, nên bố mẹ con bảo con đi mua.

Quan hỏi: - Mày là con cái nhà ai?

Xiển trả lời: - Bẩm con là chắt cụ Trạng Quỳnh ạ!

Quan nghe nói Xiển là chắt cụ Trạng Quỳnh thì có ý gờm, nhưng chưa tin lắm.

- Ðã là chắt cụ Trạng tất phải hay chữ. Thế mày có đi học không?

Xiển đáp: - Bẩm quan, con là học trò giỏi nhất vùng này ạ, quan lớn không đi học nên không biết đó thôi.

Thấy Xiển vẫn tìm cách xỏ mình, quan nổi giận:

- Mày vô lễ! Nhưng đã nhận là học trò giỏi thì phải đối câu này. Hay tao tha tội. Dở tao đánh đòn.

Quan đọc: "Roi thất phân đánh đít mẹ học trò".

Xiển hỏi:

- Xin phép hỏi: "Roi" đối với "lọng" có được không ạ?

Quan đáp: - Ðược.

Xiển lại hỏi:

- Thế "đít" đối với "đầu", "mẹ" đối với "cha" có được không ạ?

Quan lại đáp: - Ðược!

Xiển toan hỏi nữa. Quan Quát: - Không được hỏi nữa. Ðối đi!

Xiển liền đối: "Lọng bát bông che đầu cha quan lớn!"

Không ngờ Xiển lại dám chửi mình một lần nữa, để chữa thẹn, quan lấy giọng bề trên mắng Xiển qua loa một vài câu, rồi quát bảo lính hầu sửa soạn ra về.

Bố vợ và chàng rể

- Thế là con gái tôi đã đồng ý làm vợ anh. Anh định ngày nào sẽ cưới?

- Cháu đã dành quyền quyết định đó cho vị hôn thê.

- Anh định làm lễ cưới ở nhà thờ hay ở nhà?

- Điều đó mẹ cô dâu sẽ quyết định.

- Thế anh và vợ định sống bằng cái gì?

- Vấn đề này thì cháu hoàn toàn giao phó cho hai bác!

o O o

- Quan hệ giữa cậu và ông bố vợ ra sao?

- Rất tốt! Chúng tôi hợp nhau, trừ một lần duy nhất, tôi không hiểu ý ông ấy.

- Lần nào vậy?

Đắp chăn

Một anh đi ở cho một lão nhà giàu, lão ta hẹn sau mười năm sẽ trả tiền công cho về mà làm ăn. Ðến kì hạn, lão nhà giàu muốn quịt, bèn đưa ra một cái chăn vừa ngắn vừa hẹp, bảo:

- Anh phải làm sao đắp cái chăn này cho vừa người tôi thì tôi trả tiền công cho, bằng không thì một là anh về, hai là ở thêm mười năm nữa, sau đó tôi trả công cả hai mươi năm cho anh luôn thể.

Nói xong, lão nhà giàu nằm thẳng chẳng ra giữa giường. Người lão rất dài, mà cái chăn thì rất ngắn, nên anh kia cố đắp mãi không xong, đắp được đằng đầu lại hụt mất đằng chân. Chợt nghĩ ra một mẹo, anh ta cầm chăn đắp từ trên đầu lão đắp xuống quá đầu gối, rồi lấy gậy vụt tới tấp vào hai ống chân lão. Lão đau quá co rụt ngay chân lại. Thế là cái chăn đắp lên người lão vừa khéo.

- Lúc tôi xin cưới, ông ấy can ngăn và nói vì rất thương tôi, thế mà tôi đã không tin ông ta.

Bánh tao đâu

Ông thầy đồ nọ vốn tính tham ăn. Bữa ấy có người mời đi ăn cỗ, thầy mới cho một cậu học trò nhỏ theo hầu.

Ðến nơi, thầy ngồi vào cỗ, bảo học trò đứng bên cạnh. Trông thấy trong mâm cỗ còn nhiều bánh trái, bụng no nhưng thầy lại muốn bỏ túi mấy chiếc. Sợ người chung quang nom thấy thì mất thể diện, thầy mới cầm bánh thản nhiên đưa cho học trò, bảo:

- Này, con cầm lấy!

Vừa đưa, thầy vừa nháy ra hiệu bảo cất mang về cho thầy.

Cậu học trò không hiểu được cái nháy mắt thâm thúy của thầy, tưởng thầy cho thật, liền bóc ngay ra ăn.

Thầy nhìn thấy, giận lắm, nhưng giữa đông đủ mọi người, không dám mắng. Ðến lúc ra về, thầy vẫn còn tiếc mấy cái bánh, muốn kiếm cớ để trả thù học trò. Khi hai thầy trò đang cùng đi ngang nhau, thầy bèn giận dữ mắng học trò:

- Mày là anh em bạn với tao hay sao mà dám đi ngang hàng với tao?

Trò sợ, vội vàng đi nhanh lên trước. Thầy lại gắt:

- Mày là bố tao hay sao mà dám đi trước tao?

Trò tụt lùi lại sau. Thầy lại quát:

- Tao có phải là thằng tù đâu mà mày phải đi sau áp giải.

Trò ngơ ngác quay lại thưa:

- Bẩm bẩm, con đi thế nào thầy cũng mắng, vậy xin thầy bảo cho con nên thế nào cho phải ạ?

Thầy chẳng ngần ngại gì nữa, hầm hầm bảo:

- Thế bánh tao đâu...?

Đậu phụ mắm tôm

Hai ông đồ rủ nhau vào hàng đánh chén. Nhìn vào đĩa đậu phụ trên mâm, một ông nói:

- Tôi ra một câu, ông đối được cho thông thì tôi chịu tiền cả, đối không thông thì ông chịu tiền cả.

Ông kia bằng lòng.

- Nướng đậu phụ cho cha ăn. Ðối đi!

Ông kia ngẫm nghĩ một lát, rồi đọc:

- Sắc ích mẫu cho mẹ uống. Ông trả tiền nhé!

Ông ra câu đối hơi hoảng. Nhưng rồi ông ta trấn tĩnh được thong thả nói:

- Ðối sát đấy. Phụ là cha đối với mẫu là mẹ, uống đối với ăn. Có điều thông thì chưa thông.

- Thông thế nào nữa?

- Ðậu phụ không có mắm tôm thì ăn vói gì? Ăn với ích mẫu được ư? Ðối thế này mới thông: Lấy mắm tôm cho mẹ chấm. Ông trả tiền chứ!

Bác sĩ và bệnh nhân

Hai anh chàng nói chuyện với nhau:

- Ông bác sĩ đến nhà khám răng cho tớ nhưng sau khi nhận được hóa đơn thanh toán của ông ấy, tớ chuyển sang đau tim...

o O o

Bác sĩ hỏi bệnh nhân để ghi vào bệnh án:

- Ông có uống rượu chứ?

Mặt bệnh nhân tươi hẳn lên:

- Thưa bác sĩ, ở đây cũng có ạ?

o O o

Mấy bác sĩ săm soi tấm phim X-quang.

- Không thể tưởng tượng nổi cái viên đạn quái quỷ đó chui vào đâu mà ta mổ phanh ngực anh ta mấy lần vẫn không thấy nhỉ.

Bệnh nhân rên rỉ:

- Sao các ngài không tìm trong túi áo tôi.

Bắt cá kèo

- Hồi xưa bác cũng đi bắt cá kèo nữa hả, bác Ba?

Bác Ba đang cùng với mấy đứa cháu lối xóm ngồi chuyện trò từ trưa đến giờ dưới gốc bụi tre tàu trước nhà. Gió chướng thổi xạc xào cành lá. Ngồi thấy bác Ba có vẻ mỏi mệt, không muốn kể chuyện thêm nữa, thằng Truyền cắc cớ, kiếm chuyện hỏi thêm.

- Ừ! Cá kèo tao bắt dữ lắm. Có hôm lấy ghe mà chở - Bác Ba trả lời.

- Thiệt vậy hả bác? Ủa mà hồi đó bác bắt cá kèo ở đâu vậy?

Thằng Truyền lại hỏi, vẻ mặt coi bộ nghi ngờ, khó hiểu. Mấy đứa trẻ khác thì mở trừng mắt nhìn theo mấy ngón tay đang múa may như phù phép của bác.

- Nè, coi tao bắt đây! Bác Ba đứng dậy trỏ một ngón tay xuống đất. Tụi con nên nhớ vùng biển Đá Bạc của mình hồi đó vô cho tới tận con kinh Lung Tràm này. Cá kèo lội đặc như bánh canh trong nồi. Nhưng ngày xưa mà, đâu có phương tiện gì nhiều để bắt cá kèo như bây giờ. Chủ yếu là bắt bằng tay thôi. Cũng không phải ai cũng bắt bắng tay giỏi như tao. Tụi con coi đây.

Bác Ba xòe hai bàn tay giơ lên.

- Đơn giản như vầy chứ mỗi lần tao thò tay xuống sông rồi giở tay lên là bắt được mười con, mỗi kẽ tay một con, nằm im không vẫy gì được. Cá kèo coi nó trơn lùi vậy chớ không con nào chạy tuột ra khỏi được tay tao đâu.

Mấy đứa nhỏ ngồi nghe chợt thấm ý, bật cười, cái đầu tụi nó gục gặc. Chỉ riêng thằng Truyền không nói, cũng không cười. Nó ngồi yên, chỉ đưa hai bàn tay ra trước mặt, cái miệng nó lép nhép nói gì như đếm thầm. Vụt một cái nó đứng dậy bước tới, nắm tay áo bác Ba Phi lại, hỏi:

- Bác mới vừa nói mỗi kẽ tay bác bắt một con. Hai bàn tay có tám kẽ tất cả, vậy làm sao bác bắt được mười con một lần?

Thằng nhỏ bất ngờ hỏi "trẹo cẳng ngỗng", bác Ba đớ người một lúc rồi đưa tay vỗ vỗ xuống đầu nó như thể nựng nịu. Bác xuống giọng:

- Đúng thế. Thằng Truyền hỏi đúng. Thông thường làm gì bắt được một lúc mười con cá kèo như vậy. Nhưng vì tay tao bắt cá "dính" quá, nên có số cá kèo nịnh lội tới lội lui, chực sẵn bên ngoài, chờ tao thò bàn tay xuống mỗi lần như vậy, là chúng nó nhào vô hai con một lượt để "dính ké". Nhờ vậy mà mỗi lần tao giơ tay lên thì được đến mười con!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro