truyen cuoi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
65756756756756756

Tham ăn


Ngày xưa, ở vương quốc Thái Lan, có một ngôi chùa rất lớn và đẹp, trụ trì ngôi chùa này là một ông sư còn trẻ nhưng lại nổi tiếng tham lam và ích kỷ. 

Không biết ai đã đưa ông vào ngôi chùa này mặc dù đức hạnh ông ta không hề có. Trong sân chùa này có một cây táo rất sai quả, quả nào quả nấy to bằng nửa nắm tay người lớn và trái rất ngọt. Đến mùa quả chín nhà sư chỉ cho phép một mình được hái táo vì ông ta chỉ nghĩ đến bản thân mình mà thôi. Ngay cả những sư khác trong chùa cũng không được đụng tới. 

Trong vùng có hai người nông dân nghe tiếng ông sư này tham lam liền tìm cách lừa ông ta một vố để dạy cho ông một bài học. Một trong số hai người liền tìm đến chùa ra mắt vị sư tham lam nọ và hỏi xin ít táo. Nhà sư nói:

- Không được, những táo này chỉ dành cho ta thôi. Không ai được hái đâu.

Người nông dân nài nỉ mãi nhưng nhà sư nhất quyết không cho. Cuối cùng, anh nông dân nói:

- Ông chưa hiểu ý tôi. Tôi sang mời ông chiều nay đến nhà tôi để ăn thịt hươu. Tôi xin ít quả táo để nướng chung với thịt hươu. 

- Thế sao anh không nói ngay từ đầu? – Nhà sư thốt lên, mắt nhìn xung quanh xem có ai thấy không rồi tiếp – Anh cứ hái đi, cần bao nhiêu cứ hái. Trông vẻ mặt nhà sư lúc này rạng rỡ hẳn lên, không còn cau có như lúc đầu nữa. 

Thấy đã trúng kế, anh nông dân mỉm cười đắc ý. Thế rồi nhà sư dẫn anh nông dân ra chỗ cây táo và cùng anh ta hái một túi đầy. Vừa hái táo nhà sư vừa hỏi về bữa thịt hươu sắp tới với vẻ mặt của một người sắp được đánh chén. Còn anh nông dân thì luôn miệng ca ngợi món thịt hươu nướng của mình. 

Sau khi hái đầy bao táo, người nông dân cáo từ và hẹn chiều gặp lại. 

Anh ta về được một lúc thì có một người nông dân khác vào xin táo và cũng bị nhà sư từ chối như anh nông dân lúc nãy. Nhà sư nghĩ: “Ta dại gì cho hắn, cho tên kia thì còn được mời đến ăn thịt hươu chứ cho tên này thì ta mất không, chẳng được lợi lộc gì?”. Nghĩ vậy nhà sư lắc đầu nguầy nguậy nhất định không cho. 

Biết tẩy của anh ta, anh nông dân nói:

- Tôi đến mời ông đi ăn thịt gà, nhân tiện xin ông ít quả táo hầm với gà cho ngon. Bữa tiệc này chỉ có tôi và ông thôi, chớ ngại. 

Nghe xong nhà sư mừng lắm, định bụng hôm nay sẽ được chén một bữa no nê thịt hươu và thịt gà. Nhưng ông đâu có biết sa vào bẫy của hai người kia. Thấy nhà sư im lặng, người kia nói:

- Ông thấy thế nào? Hay ông không thích ăn thịt gà của tôi? 

Nhà sư vội vã đáp:

- Không phải, không phải, tôi rất vui lòng nhận lời mời của anh bạn. À mà nhà ông bạn ở đâu?

Anh nông dân đáp:

- Chỉ ở cuối xóm này thôi. 

Tuy miệng hỏi vui vẻ như vậy nhưng trong đầu của nhà sư đã hình dung một con gà béo tròn đặt lên đĩa còn đang bốc khói nghi ngút. Và tất nhiên anh đựơc nhà sư mời ra sân và cho hái quả thoải mái trên cây táo đã nổi tiếng là "bất khả xâm phạm" của mình. Sau khi đã hái đầy một bịch táo, anh nông dân chào nhà sư ra về dưới con mắt ngạc nhiên của các chú tiểu trong chùa. Từ đó trước tới nay họ chưa bao giờ thấy nhà sư của mình cho ai nhiều táo như vậy. 

Chiều đến hai anh nông dân cùng đến ngôi chùa nọ để mời nhà sư đi ăn tiệc. Họ gặp nhà sư và như đã bàn tính trước, một trong hai anh nông dân nói:

- Bây giờ sư ông đến nhà tôi trước, nhà tôi ở gần ngay đây thôi.

Người thứ hai phản đối:

- Không được! Đến nhà tôi trước vì cả nhà đang đợi. 

Không ai nhường ai họ cãi nhau ỏm tỏi khiến nhà sư phải lên tiếng:

- Thôi thôi, được rồi, tôi sẽ đi với cả hai vị. 

Hai người nông dân nháy mắt với nhau, họ đưa nhà sư đi lòng vòng khắp nơi, được một lúc mỏi chân quá, nhà sư nói:

- Đã đến chưa mà sao đi mãi vậy?

Hai người nông dân đồng thanh đáp:

- Sắp tới rồi, ông ráng lên, chỉ còn một đoạn nữa thôi. 

Hai anh nông dân đáp trấn an nhà sư. Mãi đến lúc này nhà sư nọ vẫn chưa biết mình bị hai người đàn ông kia lừa.

Đến chiều nọ họ đã tới làng, đi một đỗi nữa đến ngã ba, một trong hai người nắm tay kéo nhà sư vào con đường phía bên trái và nói:

- Đã đến nhà tôi rồi, xin ông hãy qua nhà tôi trước, đánh chén xong hãy qua nhà ông kia. 

Người kia đâu có chịu bèn chạy lại nói:

- Đâu có được, chính tôi mời ông qua nhà tôi trước. 

Thế là họ cãi nhau. Còn nhà sư không biết phải đi theo ai trước nên chỉ biết phải im lặng. 

Cãi nhau chán mỗi người bèn tóm một tay của nhà sư mà kéo về phía mình. Vừa kéo họ vừa chửi bới nhau cho đến lúc nhà sư không chịu nổi nữa phải thốt lên:

- Hãy để tôi yên! Tôi chẳng đến nhà ai cả, buông tôi ra!

Đến lúc này hai người mới buông tha nhà sư ra. Bây giờ ông ta đã quá mệt, vừa chẳng ăn đựơc gì, lại vừa phải nghe tiếng chửi rủa suốt buổi của hai người nông dân. 

Nhà sư chẳng nói chẳng rằng, bỏ đi một mạch về với vẻ mặt mệt mỏi xen lẫn thất vọng vì hụt bữa ăn ngon, và ông ta cũng chưa biết rằng mình bị chơi một vố đau. Đợi cho nhà sư đi rồi, hai anh nông dân nhìn nhau cười đắc ý. Về phần nhà sư, ông không những mất một số táo đáng kể mà còn chẳng ăn được gì. Đúng là tham thì thâm!

Chỉ có một người thôi


Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:

- Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy.

Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên. 

Bác làm công trở về gặp người chủ.

Người chủ hỏi:

- Ở bên ấy có nhiều người không?

Bác làm công trả lời:

- Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.

- Tại sao vậy?

- Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.

Chim ưng và Cáo


Chim ưng và Cáo quyết định sống với nhau như bạn bè và thoả thuận ở gần nhau cho tình bạn thêm bền chặt nhờ tình láng giềng. Chim ưng xây tổ trên ngọn cây cao còn Cáo đào hang đẻ con ngay trong những bụi cây dưới đất. Nhưng có một lần, cáo đi kiếm mồi, chim ưng đang đói bay sà xuống bụi cây vồ lấy các con cáo con và cùng với các con chim ưng con của mình ăn thịt chúng. 

Cáo về nhà, biết được điều gì đã xảy ra và rất đau đớn: đau vì các con của mình đã chết không bằng đau vì không trả được thù, vì các con thú rừng không tài nào bắt được chim ưng. Nó chỉ còn biết đứng từ xa mà cất tiếng nguyền rủa kẻ vong tình bội nghĩa kia. Kẻ sức yếu, thế cô thì có thể làm được gì hơn? 

Nhưng rồi cũng đến lúc chim ưng phải trả giá cho tình bạn bị nó chà đạp. Một người nào đó đem dê ra đồng để hiến tế. Chim ưng bay đến con vật bị hiến và tha đi bộ lòng bốc khói của nó. Và khi nó chỉ vừa mới tha về đến tổ, một cơn gió mạnh ập đến, những dây bện tổ cũ kỹ mỏng mảnh bốc lửa cháy sáng rực. Những con chim ưng con bị cháy xém rơi xuống đất. Chúng chưa thể bay lên được. Thế là Cáo chạy ra ăn thịt chúng ngay trước mắt chim ưng. 

Truyện ngụ ngôn này cho thấy kẻ phản bạn dù có thoát được sự trả thù của người bị xúc phạm nhưng cũng không tránh khỏi được sự trừng phạt của Thượng đế.

Chuyện hai con ngựa


Ngựa Cái ngày đêm không làm lụng gì hết và chỉ tha thẩn trên cánh đồng, còn Ngựa Đực đêm đêm mới được thả đi ăn, ban ngày phải cày đất. Thấy vậy Ngựa Cái mới bảo Ngựa Đực:

- Anh việc gì phải kéo cày? Giá tôi ở địa vị anh thì tôi không có chịu. Chủ mà lấy roi quật tôi, tôi sẽ tung vó đá lại. 

Sang ngày hôm sau, Ngựa Đực bèn nghe lời Ngựa Cái. Bác nông dân thấy Ngựa Đực trở nên ương bướng, bèn đóng Ngựa Cái vào vai cày. 

Xúi giục kẻ khác làm bậy trước tiên làm hại chính mình.

Hổ và Ngựa


Con ngựa có tính huênh hoang, khoác lác, ra khỏi nhà là nó nện bốn cái vó xuống đất, nghe ròn hơn gõ mõ làng, hí váng cả tai hàng xóm. Một hôm trời chưa sáng hẳn, ngựa còn đang ngủ say, chủ nhà đã ra bắt ngựa cưỡi đi chợ.

Ngựa phải đưa chủ qua suối, qua đồi, qua khe. Đường xa, bụng đói, chân mỏi, người đẫm mồ hôi, nhưng con ngựa không dám kêu, vì kêu thì sợ lúc trở về chủ sẽ không cho ăn bắp ngô, chậu cám. Đến chợ, chủ nhà buộc ngựa ngoài gốc cây, vào quán ăn thịt uống rượu. Con ngựa khát nước khô cả cổ mà không dám đòi, vì sợ chủ ăn không ngon, lúc về sẽ bắt ngựa chạy nhanh hơn. Ngựa về, bụng đã đói, chân đã mỏi, nhưng chủ nhà vẫn giục ngựa chạy nhanh. Lưng ngựa oằn xuống, bọt xùi ra mép, ngựa vẫn cắm đầu chạy một mạch, mong mau về đến nhà kiếm nắm cỏ tươi. Nhưng vừa mới về đến cửa thì con chủ nhà đã ra đón. Ngựa lại phải đưa con chủ nhà đi thăm nương, rẫy. Mãi đến nửa chiều, ngựa mới được về nhà uống một chậu nước cám. Uống xong, lại sức, con ngựa ra sông tắm. Vừa mới tắm xong ngựa đã lên bờ giũ lông, hí vang, ra dáng khoan khoái lắm. Lúc đó có một con hổ đi ngang. Thấy hổ lủi thủi đi một mình, đuôi cụp, đầu cúi, dáng buồn bã, ngựa nghển cổ lên nói khích:

- Đi đâu mà trông khổ sở thế anh hổ?

- Tôi đi kiếm ăn ở rừng dưới về. Anh chẳng làm gì sao mà trông thong thả thế?

Ngựa càng lên mặt, giũ lại bộ lông một lần nữa, hí vang thêm một lượt, rồi mới ngạo nghễ nói:

- Tôi lúc nào mà chẳng thong thả? Đi dạo chơi từ sáng đến giờ, bây giờ ra tắm cái cho khỏe.

- Anh sung sướng quá! Phận tôi thì phải chạy tối ngày mà có khi cũng chẳng được miếng ăn.

Được hổ nịnh, ngựa càng vênh mặt:

- Anh vất vả quá thật. Đường rộng rãi thế này, mà tôi dạo một lúc đã thấy mỏi chân. Còn anh thì núi rừng thế kia, đi vướng trước, đụng sau làm sao mà chịu được?


Ngựa còn khoe lúc nào cũng thừa thóc thừa ngô, ăn chẳng hết, rồi mời hổ về nhà chơi, để xem những thứ đó. Tính hổ ít nói, lại không muốn mang ơn bạn trước, nên mời ngựa đến nhà mình chơi trước, rồi mới đến trả lễ sau. Hổ về, chạy vào rừng tìm bắt những con nai, con hươu làm tiệc đón ngựa. Ngựa đến cùng hổ ăn thịt, uống rượu tới một ngày rồi kết nghĩa làm anh em. Xong bữa tiệc đó, ngựa về lo đón hổ, tỏ cho hổ biết mình là người sang trọng. Ngựa lấy lục lạc tròng vào cổ, mang yên vào lưng, ngắm nghía một lúc rồi ra đứng đón hổ. Hôm đó nhà chủ ngựa lại có cỗ, ngựa chờ chủ nhà ngủ yên, vào lấy hết mâm cỗ ra tiếp hổ. Hai bên ngồi ăn uống, ngựa chỉ vào từng món thức ăn, khoe:

- Cái này là thịt gà xào này!

- Cái này là mật ong này, ngọt lắm.

- Cái này làm chỗ ở của tôi - Ngựa chỉ ra chuồng, nói tiếp - chỗ tôi ở mưa không dột, nắng không đến, chứ đâu có khổ sở như anh, lúc mưa phải núp vào hang đá, lúc nắng trú dưới bóng cây...

Ngựa còn đang khoác lác thì trời đã sáng, chủ nhà cầm một cái roi ra bắt ngựa cưỡi đi chợ. Thấy ngựa ăn cắp mâm cỗ, sẵn roi chủ nhà đến tóm bờm ngựa đánh một trận nên thân. Ngựa cúi đầu chạy, hổ núp bên ngoài nhìn thấy mọi chuyện vừa xảy ra. Hổ tự hỏi:

- Ta ở trong rừng. Núp mưa trong hang đá, núp nắng dưới gốc cây mà không bị đánh là sướng, hay ở nhà gỗ ăn cám ngô mà bị đánh là sướng?

- Đi đường dốc, vấp phải đá, quàng phải dây mà không bị người ta ngồi trên lưng là sướng, hay đi đất bằng, đường rộng mà bị người ngồi trên lưng là sướng?

Hổ ra bờ suối, chui vào bụi rậm nằm, chờ ngựa, còn ngựa đưa chủ đi đến nửa buổi chiều mới được về. Ăn xong một nắm cỏ, nó lại ra suối tắm. Hổ hỏi:

- Anh ngựa này? Cái sướng của anh tôi không muốn đâu! Anh được ăn ngô, ăn thóc, ăn cỏ, được ở nhà gỗ mà bị người ta đánh vào đầu, người ta cưỡi lên lưng thì sướng làm sao được?

Con ngựa chống chế:

- Tôi không phải làm nhà mà được ở, ngô, thóc tôi không cấy mà được ăn... Anh bảo thế chưa sướng thì thế nào là sướng? Lủi thủi trong rừng quanh năm suốt đời như anh là sướng đấy sao?

- Núi rừng tuy có âm u rậm rạp, nhưng tôi muốn đi đâu cũng được, muốn nằm đâu cũng được. Lúc tôi ngủ không ai dám gọi, lúc tôi chơi không ai dám ngăn. Hươu, nai, cáo, cầy không phải là của tôi, nhưng tôi có công bắt được thì tôi cứ ăn; không bị ai giành lại, không bị ai đánh mắng. Cái sướng của anh tôi không muốn đâu... Tôi không làm bạn với anh nữa đâu. Tôi đi về rừng rậm núi cao của tôi đây.

Nói rồi hổ cong đuôi chạy vào rừng.

Bản Chất 

Các thần tạo ra người và muôn vật tranh cãi mãi về việc liệu có loài sinh vật nào có thể thay đổi bản chất của mình hay không. 

Giu-pi-te thần của muôn loài bảo :
"Có thể lắm chứ !"
Nhưng thần Vệ nữ nói : " Không! "

Để thử xem sao , Giu-pi-te biến một con mèo thành một cô gái và cho lấy một chàng trai. Đúng ngày tổ chức lễ cưới , cô dâu chú rể ngồi vào bàn tiệc. 

Thần Giu-pi-te nói :
"Con bé cư xử mới duyên dáng làm sao , ai mà biết được rằng hôm qua nó chỉ là một con mèo? Chắc chắn bản chất mèo của nó đã thay đổi thành người rồi còn gì? "

"Gượm đã , để chờ xem sao !" 

Thần Vệ nữ trả lời và thả một con chuột vào phòng cưới. Vừa thấy chuột , cô dâu đã nhảy cẫng lên vồ lấy chuột.

"Đấy, thấy chưa?" Thần Vệ nữ nói 

"Bản chất làm sao thay đổi được : 

Chứng nào vẫn tật ấy"

Sợi Thừng 

Thời xưa con người sống thọ đến hai , ba trăm tuổi nên có nhiều thế hệ sống trong một nhà.

Có một gia đình nghèo nọ gồm ông , bố và con sống cùng nhau. Người ông sống đã một trăm hai mươi nhăm tuổi và đã già đến nỗi không tự ăn được. 

Tuy già yếu như vậy nhưng ông vẫn thường kể cho con và cháu nghe những chiến công ngày trước khi còn là người lính , những gì đã kịp làm khi ông còn là chiến binh.

Người cháu nghe ông rất say sưa đầy thán phục. Người cha thì lại không bằng lòng khi phải nuôi người ông và lúc nào cũng chỉ muốn tống khứ người ông đi cho rảnh.

Một lần người cha nói với con :

Một ngày tao chỉ làm ra có một pê-sô mà đã mất một nửa số tiền đó để nuôi ông mày một cách vô tích sự .

Thôi , ngày mai trói ông lại đem vứt vào rừng sâu cho chết đi.

Được thôi , bố ạ ! Người con đáp.

Đến sáng họ trói ông cụ lại , mang vào rừng thẳm , quẳn ông cụ ở đó rồi đi về nhà.

Đi một quãng , bỗng nhiên người con nói với cha mình :

Đợi con đã , con quay lại lấy sợi thừng !

Mầy cần nó làm gì? 

Ông bố ngạc nhiên hỏi .

À , để khi bố già thì con có dây thừng để trói bố lại .

Người con trả lời

Tội Của Bà Mẹ 


Một chàng trai bị kết án tử hình vì tội ăn cắp. 

Cậu bài tỏ ước muốn là được gặp bà mẹ trước khi chết.

Quan tòa đồng ý 

Khi bà mẹ đến, cậu ta nói :

Mẹ , con muốn được nói thầm với mẹ

Và khi bà mẹ ghé sát tai lại thì cậu ta suýt cắn đứt tai bà
Mọi người đứng xung quanh hoảng hốt và hỏi hắn , sao lại hành động tàn bạo thế .

Cậu ta trả lời : 
Làm như vậy là để trừng phạt bà , vì khi tôi còn bé , mỗi lần tôi ăn cắp được cái gì mang về nhà , thì bà điều cười và nói :

Chẳng ai biết được đâu.

Lẽ ra trong trường hợp ấy bà cần phải trừng phạt tôi.

Chim Cãi Nhau


Một người đi săn chim giăng lưới trong rừng và bẫy được đủ thứ chim : nào quạ , nào sáo , nào bồ câu. Bầy chim bàn với nhau :

Ta tham mồi nên bị mắc bẫy. Giờ ta hãy tìm cách thoát khỏi đây.

Tất cả mọi người hãy cố đồng tâm nhất trí thì may ra sẽ thoát được.

Bầy chim nghĩ mãi , nghĩ mãi và đã nghĩ ra được kế.

Giờ thì ta cùng nhất loạt cất cánh bay thử xem , may ra nâng được lưới lên. Tất cả nói :

Mà đúng thế , bầy chim đồng loạt cất cánh , nâng được lưới và bay lên. 

Người săn chim thấy lưới cùng với bầy chim bây lên , lấy làm lạ , chạy đuổi theo.

Phía trên là chim bay trong lưới , phía dưới là người săn chim đuổi theo.

Anh ta vừa chạy vừa nghĩ bụng :

trong lưới có nhiều loại chim , rồi chúng sẽ cài nhau cho mà xem. Mà hễ cãi nhau thì không thể bay nhanh được nữa , lưới sẽ kéo chúng xuống đất.

Quả như vậy!!

Lúc đầu bầy chim còn đoàn kết với nhau tha lưới đi , nhưng được một chốc đã bắt đầu cãi nhau chí choé.

Lũ quạ quang quác :

Chẵng ai cố gắng bằng lũ quạ chúng tôi. Niếu chúng tôi lười như các anh thì lưới và tất cả đã rơi xuống đất lâu rồi.

Lũ bồ câu nghe xong nổi giận :

Thôi im cái mồm đi. Các anh đừng khoác lác nữa. Chúng tôi còn cố gắng hơn các anh !

Những con chim khác cũng châu lại cãi nhau.

Hết con này đến con khác nói.

Khi sự đoàn kết nhất trí bị sứt mẻ thì công việc khó trôi chảy.

Bầy chim cãi nhau và chẵng con nào chịu khó bay , tất cả chỉ vỗ cánh hờ hờ cho xong chuyện.

Thế là lưới sa ngay xuống đất.

Người săn chim chạy lại nắm lấy sợ dây và kéo lưới về phía mình.

Chết vì thói quen của chính mình



Một con vích từ dưới biển bò lên bãi cát. Một người đi bắt cua biển nom thấy , liền tìm cách đến gần và quăng dây thòng lọng tóm lấy một chân vich. Vích hoảng quá , thụt đầu vào trong mai , bốn chân níu chặt đất khiến người không thẻ kéo vào bờ được.

Người và Vích giằng co , nhưng vích khoẻ hơn , chỉ một lát sau con người không thể kéo nổi vích và bị vích kéo trượt về hướng biển.
Người bắt cua yếu sức đành buông tay để cho vích kéo cả dây xuống biển. Tiếc ngẩn ngơ và con cảm thấy bực mình vì thua cả con vích , nhưng người bắt cua đã rút ra được bài học về tập tính của loài vích.

Lần khác , một con vích to hơn lại mò lên bãi cát sưởi nắng. Người bắt cua biển theo dõi , rón rén tới gần và quăng dây thòng lọng mắc vào một chân vích. Giống hệt như trước , vích thụt đầu vào trong mai. Người bắt cua xoay hướng kéo , anh ta dùng hết sức kéo vích ra phía biển. Con vích lập tức trụ bốn chân rất chắc , nhưng nó lại co theo hướng ngược lại , tức là vào đất liền.

Người càng kéo vích càng co khoẻ hơn. Một hồi dằng dai như thế , vích càng khoẻ hơn càng lùi sâu vào đất liền , kéo cả người đi theo.

Khi vích đã vào sâu trong đất liền , người bắt cua thong thả trói vích lại và đem về nhà.

Hẳn là có thể chết vì thói quen dó chính mình làm ra !!!

BỮA ĂN TRÊN BÁNH XE

Một con mèo chết và lên thiên đường, Thượng đế hiện ra và nói:
- Con là một con mèo tốt khi còn sống. Bây giờ con mong ước gì sẽ được nấy…”.
Con mèo nói:
- “Con sống trong một gia đình nghèo khó, suốt cuộc đời phải ngủ trên sàn gỗ cứng…”.
Thượng đế cười:
- “Sẽ không còn thế nữa”.
Dứt lời, một chiếc gối nệm rất êm hiện ra….
Vài ngày sau, có mấy chú chuột bị chết lên thiên đường và Thượng Đế cũng ban điều ước cho chúng….
Lũ chuột lao nhao:
- “Cả đời bọn con cứ phải chạy, chạy suốt. Bọn con bị mèo, chó và cả các quý bà với cây chổi trên tay rượt đuổi suốt thôi. Tụi con ước gì mình có được đôi giày patin để đỡ phải chạy…”.
Thượng đế mỉm cười:
- “Như con ước”….
Thế là các chú chuột đều có một đôi giày patin… mới toanh.
Vài tuần sau, Thượng đế đi thăm chúng sinh trên thiên đường. Ghé ngang qua chỗ mèo, ông thấy chú mèo đang ngủ ngon lành trên gối nệm. Thượng đế đến khẽ lay mèo dậy và hỏi:
“- Con khoẻ chứ? Con có thấy vui không?”
Chú mèo vươn vai và rên ư ử ra chiều thích thú:
- Trong đời mình con chưa bao giờ hạnh phúc như thế này. Và đặc biệt mấy bữa ăn để trên bánh xe mà ngài gửi cho con là tuyệt nhất!”

CON NÀO NGU NHẤT?

Tại vòng chung kết cuộc thi con vật ngu nhất, các con vật phải trả lời câu hỏi của ban giám khảo.
Ban giám khảo: 2 cộng 4 là mấy?
Bò: 2 cộng 4 là 8.
Heo: 2 cộng 4 là 2.
Vẹt: 2 cộng 4 là mấy?
Vẹt đoạt giải nhất!!!

TAY TRÁI


John, một sinh viên y khoa, bước vào phòng thi vấn đáp. Vị giáo sư hỏi:
- Anh cho biết ruột thừa của đàn ông nằm ở chỗ nào?
- Thưa giáo sư, nó nằm ở bên phải ổ bụng.
- Thế còn của đàn bà?
- Dạ thưa, ở bên tay trái.
- Anh có chắc không?
Chàng sinh viên suy nghĩ một lát rồi nói:
- Thưa giáo sư, tôi muốn nói là bên tay trái khi ta tiến vào.


AI VẼ GIỎI HƠN?


Hai hoạ sĩ vỉa hè tại khu Đông Paris đang bốc phét với nhau về tài vẽ của mình. Người thứ nhất nói:
"Cậu biết không, đã có hôm mình vẽ một đồng franc lên vỉa hè. Nó giống đồng franc thật đến nỗi một người ăn mày suýt gãy móng tay khi cố cậy nó ra đấy".
Người kia nói:
"Cũng được đấy. Nhưng cậu biết không, hôm qua tớ đã vẽ một đĩa xúc xích lên trên viên đá lát vỉa hè. Một con chó tưởng thật đã ăn hết nửa viên mới nhận ra không phải là thật".

Phanh nằm ở đâu?


Đường vắng, xe Dream II đang chạy bon bon thì một chiếc Babetta phóng vọt lên, tay lái xe nghênh nghênh đầu nói.
- Có biết Babetta không?

Tay Dream II không thèm trả lời, cau mày vít ga bứt lên. Được một đoạn lại thấy chiếc xe kia băng băng vượt qua, cái đầu bù xù vẫn kịp ngoái sang gào:

- Có biết Babetta không?

Chủ xe Dream II chặc lưỡi phớt lờ, rồi rà phanh đi chậm lại. Đến một khúc quanh, tay lái xe Dream II thấy chiếc Babetta chúi mũi vào một gốc cây, còn cái đầu bù xù thì đang lóp ngóp dưới ruộng. Sau khi kéo hắn lên bờ, tay lái Dream II hất hàm:

- Cậu cứ vượt lên rồi hỏi tôi câu đó là ý gì vậy?

- Ô, lại là bác đấy ư? Em hỏi vậy để nếu bác biết thì sẽ nhờ bác chỉ cho em cái phanh nó nằm ở đâu. 


Chuyện không bình thường


Tại lớp học, cô giáo ra đề bài tập về nhà: "Em hãy kể một chuyện không bình thường mới xảy ra gần đây ở nhà em". 
Ngày hôm sau, cô giáo gọi Robert đứng lên đọc bài làm của mình. Robert đọc:

- Tuần trước bố em bị rơi xuống giếng...

- Lạy Chúa, thế bố em có bị làm sao hay không? - cô giáo hoảng hồn hỏi.

- Thưa cô, chắc là không bị làm sao cả, vì từ hôm qua em để ý không thấy bố kêu la ở dưới đó nữa. 

Nhét sầu riêng vào miệng

Có ba chàng thám hiểm nọ rủ nhau đi khám phá khu rừng. Đi được vài ngày thì cả ba bị 1 bộ lạc ăn thịt người bắt. 
Tên tù trưởng nói:

- Giờ ta cho 3 người thêm cơ hội, nếu ai đáp ứng được hai điều kiện của ta thì ta tha cho. Ai không được thì làm thịt ngay lập tức. Điều kiện thứ nhất: Cả 3 đi vào rừng và kiếm về cho ta 3 quả của một loại trái cây trong vòng 1 giờ.

Ba anh lập tức chạy ngay vào rừng, một lúc sau anh thứ nhất nhanh chóng quay về với 3 quả cam.

Tù trưởng nói:

- Điều kiện thứ hai là anh phải cho cả 3 quả đó vào miệng trong vòng 1 phút.

Tất nhiên anh chàng không làm được, thế là anh ta phải lên Thiên đàng. Một lát sau anh thứ 2 đi về, đem theo 3 quả Nho. Anh thứ nhất trên trời nhìn thấy nghĩ:

- Nó may quá, chắc nó thoát rồi.

Vậy mà chỉ một lát sau, hồn anh thứ hai bay lên. Anh thứ nhất ngạc nhiên:

- Sao vậy, chả lẽ trong 1 phút mày không ăn được 3 quả Nho à?

Anh thứ hai trả lời:

- Tao đang cho vào miệng thì thấy thằng thứ ba về. Tao không nhịn được cười nên đã phun ra mất.

- Sao lạ vậy?

- Nó đem về 3 quả... sầu riêng. 

Giọng thật

Vợ hỏi chồng:
- Anh có thể giải thích tại sao tháng này anh không mang tiền về?
- Anh xin em bỏ lối nói của một luật sư đi. Em có thể dùng giọng của một người vợ hỏi chồng mà.
- OK anh! Nghe đây: “Tiền lương tháng này anh đem cho con quỷ cái nào rồi?”.

Nói không nghe

Một đôi sắp cưới nhau tâm sự. Cô gái nói:
- Anh yêu, sau này cưới nhau rồi anh không được ăn hiếp em nha.
Chàng trai âu yếm:
- Đương nhiên rùi cục cưng, làm sao anh có thể ăn hiếp em được.
- Anh cũng không được la em đó nha.
- Thương em không hết mà làm sao la được.
- Thật không anh?
- Đương nhiên rồi!
- Anh hứa đi, có thật không?
- Thật mà, hỏi hoài anh lại... đập cho một trận bây giờ!!!


Chuyện váy và chuyện phéc- mơ- tuya

Trong giờ học về phép lịch sự, thầy giáo nói với học sinh:
- Đối với phụ nữ, chúng ta luôn phải cư xử hết sức tế nhị. Ví dụ như khi thấy váy của cô ấy bị vấy bẩn, các em nên nhắc một cách khéo léo: Thưa cô, trên vai áo của cô có vết bẩn đấy.
Trò Tèo thắc mắc:
- Tại sao ạ?
- Cô gái sẽ nhìn lên vai, sau đó cô ấy sẽ thoáng ngạc nhiên nên sẽ lướt nhìn khắp người và thấy vết bẩn trên váy mình...
Một học sinh khác bất ngờ giơ tay lên phát biểu:
- Thưa thầy...
- Sao em?
- Cái dây kéo phéc mơ tuya trên... cà vạt của thầy bị tuột đấy ạ!
- !!!

Siêu tưởng tượng


Một bác sĩ tâm thần đang khám cho một cậu thanh niên. Ông gạch một đường thẳng đứng, và hỏi:
- Khi tôi vẽ một đường gạch như thế này thì anh tưởng tượng ra cái gì?
- Một cô gái.
Ông bác sĩ lại vẽ một đường khác nằm ngang:
- Còn bây giờ thì sao?
- Một cô gái nằm ngửa.
Vẽ thêm một đường ngang song song, ông hỏi:
- Thế bây giờ anh định nói gì?
Cậu thanh niên đứng phắt dậy, mặt đỏ bừng lên, lớn tiếng mắng ông bác sĩ:
- Ông không biết ngượng hay sao? Sao dám vẽ hình trơ trẽn và bậy bạ như vậy cho người khác xem?
- ??!

Khác một li, đi một dặm

Ba phạm nhân đứng trước một cai ngục mắt lác. Cai ngục trợn mắt nhìn phạm nhân A, hằm hằm hỏi: - Mày tên gì?

Phạm nhân B vội nói: - Dạ, tôi tên Ali.
Cai ngục nhìn sang phạm nhân B hét lên tức giận:

- Tao không hỏi mày.

Phạm nhân C sợ quá hét lên:

- Nhưng, tôi có nói gì đâu.

-----------------

Chờ vợ trang điểm gần cả tiếng đồng hồ, anh chồng buột miệng:

- Em quả thật là một phụ nữ toàn diện.

Nghe thấy thế, cô vợ mắt long lanh hỏi:

- Em trang điểm thế này hoàn hảo lắm sao anh?

- Ừ thì sáng diện, trưa diện, tối cũng diện, chẳng phải là toàn diện là gì.

-----------------

Giáo sư đại học nọ hỏi một sinh viên trong giờ văn học.

- Em hãy cho biết làm thế nào để phân biệt được một tác phẩm văn học cổ điển với một tác phẩm văn học hiện đại?

- Thưa giáo sư, trong tác phẩm văn học cổ điển ta chỉ thấy được nụ hôn của nhân vật từ trang 99 trở đi, còn ở tác phẩm văn học hiện đại thì họ đã có con với nhau ngay ở trang đầu tiên.

FOTEER

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro