truyen cuoi va tro choi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

________________________________________

Con voi đi qua con lạc đà, bỗng cười âm lên:

- Hô hô, con gì buồn cười thế kia? Vú mọc trên lưng .

Con lạc đà cú, chửi lại con voi:

- Còn hơn cái loại mày. Cu mọc trước mặt

Alo! Em ơi cho anh hỏi anh TUẤN có nhà không?

- Dạ không.

- Em cho anh nhắn TUẤN là cái Vân có thai rồi lo mà chuẩn bị đưa nó đi đi.

- Dạ. Xin lỗi cho biết tên người nhắn được không?

- À Anh tên Thái kưng ạ. Giọng Em dễ thương quá cơ, iêu rồi đếy. Mà em là gì của Tuấn vậy?

- Dạ, em là má của nó ạ.........

Bia ôm

Một anh nông dân vào quán bia ôm. Sợ đắt tiền anh ta gọi:

- Chủ quán, cho 2 suất bia không ôm

- Anh yên tâm ở đây chúng tôi không tính tiền ôm

- Vậy thì cho 2 suất ôm không bia!!

Nghĩ kĩ rồi

Trời nóng, Nam đến nhà Hùng thấy Hùng đang đắp chăn đọc sách

- Trời nóng thế này mà cậu vẫn còn đắp cái chăn chiên này lên đc à?

- Tớ nghĩ kỹ rồi, chăn bông còn nóng hơn ấy chứ

- ...

Chỉ có chắc...

- Bác sỹ ơi, có chắc là em bị bệnh phổi không ạ

- Chắc chắn tới 99.99%

- Nhưng em nghe nói, có 1 bệnh nhân điều trị bác sỹ nọ về bệnh phổi mà chết vì bệnh dạ dày đấy..

- Ồ, cô yên tâm, tôi không bao giờ có sự nhầm lẫn đó. tôi đã chữa bệnh phổi thì chỉ có chết vì bệnh phổi thôi

Cố vấn

Thí sinh thi trượt lần thứ 3, hỏi bạn mình viết thư như thế nào cho gia đình. Người bạn cố vấn:

- Cậu chỉ cần viết ngắn gọn : "Kỳ thi đã kết thúc, kết quả không có gì mới"

Vô tâm

Vợ: Con nó bảo, chiều nay nó xem ông đánh cờ suốt

Chồng: Vậy à, bây giờ anh mới nhớ, thảo nào thằng bé nom quen quen

Sập bẫy

Anh chàng mới xin làm bảo vệ đêm cho một công ty. Sau hôm làm việc đầu tiên, Sếp hỏi:

- Thế nào, đêm đầu tiên ở đây, anh ngủ ngon chứ?

- Dạ cám ơn Sếp, em ngủ rất ngon ạ

- Vậy thì anh có thể nghỉ việc đc rồi đấy

Tại sao

- Sao bàn giám đốc dài thế nhỉ

- Vì cô thư ký cao 1m7 cơ mà

Đùa dai

Một sinh viên năm thứ nhất vào thăm bác ở Hà nội đúng lúc bác đang ăn cơm

- Cháu chào bác ạ

- À, cháu đấy à? Ăn cơm chưa?

- Dạ cháu chưa ăn ạ

- Cháu cứ đùa, bác là bác hỏi thật đấy

- Dạ cháu chưa ăn thật ạ

- Thằng này, chỉ được cái đùa dai. Thế ăn thật chưa?

- dạ cháu chưa ăn thật mà

- Uhm.. bác có lòng thành hỏi thật mà mày cứ đùa với bác hòai. Bác hỏi lần nữa nhé: ăn thật hay chưa nào?

- Dạ cháu ăn rồi ạ

- Ừ có thế chứ, phải thật thà vậy chứ

nga'y 8/3 Một chàng sinh viên chở bạn gái trên một chiếc xe đạp. Đang đi, bỗng nhiên chàng thắng lại cái "ké...é....ét" ngay trước một quán chè rồi quay ra sau hỏi: - Ăn không ??? Nàng: - Ăn !!! Chàng: - Có thế chứ ! Bộ thắng này mới thay hồi sáng đó! Nói rồi, chàng tiếp tục đạp xe đi. - !?!?!?!?!?!?!?

Cụ ông tâm sự với cụ bà: "Hôm qua, đi mua lúa giống, tôi được tặng một cái áo mà không dám mặc".

- Sao vậy, áo xấu hả ông?

- Không, rất đẹp.

- Hay ông mặc không vừa?

- Rất vừa.

- Thế thì tại sao?

- Trước áo có dòng chữ "Giống tốt, năng suất cao".

Người quái thai dị dạng nhất Việt Nam: Sọ Dừa.

Người phụ nữ nặng nhất hành tinh : Chị Hai năm tấn.

Cascader đầu tiên của VN là Lê Lai.

Món hàng đặc biệt nhất mà Hàn mạc tử dám rao bán là : Trăng.

Việt Nam là nước giàu nhất hành tinh vì có "Rừng vàng, biển bạc"

Khách sạn sang nhất thế giới : khách sạn "Ngàn Sao" ở đường Hai Bà Trưng Sài-Gòn (vào năm 1991)

Vụ li dị đầu tiên và lớn nhất trong lịch sử VN : Lạc Long Quân và Âu Cơ 50 người con theo cha lên rừng, 50 người con theo mẹ xuống biển

Người có cái chết độc đáo nhất: Từ Hải.

Chức năng:

Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận cơ thể con người.

Nội dung:

- Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận.

- Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:

Mắt: Nhìn

Tai: Nghe

Mũi: Ngửi

Miệng: Ăn

Cách chơi:

- Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.

- Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.

Ví dụ:

- Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt...

Phạm luật:

- Chỉ sai với chức năng.

- Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.

- Không nhìn quản trò.

- Chú ý:

- Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm... để tăng mức độ khó của trò chơi.

- Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

Lời chào:

Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui.

Nội dung:

- Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:

+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.

+ Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.

+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.

+ Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.

Cách chơi:

- Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.

- Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.

Luật chơi:

- Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.

- Làm không rõ động tác là sai.

Chú ý:

- Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

- Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi

43. Nếu thì

* Mục đích: tạo không khí vui tươi, thân mật

* Tổ chức: 1 quản trò điều khiển

* Địa điểm: chơi trong phòng học

* Số lượng: không hạn chế, chia 2 đội nam và nữ

Cách chơi: Nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người trang bị 1 miếng giấy nhỏ. Quy định cho bên Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ "Nếu" - còn bên nữ bằt đầu bằng chữ "Thì". Sau 3 phút lần lượt mời 1 bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình ... Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình (như 1 trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng hoặc tặng quà lưu niệm

4. Chơi Nối Từ (Nhớ dùng từ chỉ có hai tiếng Ví dụ: Ăn Cơm, Học tập, ....)

Cách Chơi:

Chia Xe Thành 2 đội: Đặt tên (nhớ tên ngắn cho dễ nhớ dễ gọi)

Cho hai đội One_Tù_Tỳ để tìm đội đưa ra từ trước

Ví dụ: Đội thắng là A và Đội thua là B

Đội A đưa ra từ: Đi học

Quản trò hỏi đội B là học gì?

Đội B phải trả lời, ví dụ: Học tập

Quản trò: Hỏi Đội A là tập gì?

Đội A phải trả lời Ví dụ: Tập sách

Quản trò: Hỏi đội B sách gì?

Đội B phải trả lời Ví dụ: Sách văn

....................

Cứ như thế tới một lúc nào đó sẽ có đội đưa ra từ mà khi hỏi đội kia không tìm ra từ để nói.

Ví dụ: Nhọn Hoắt

Khi quản trò hỏi Hoắt gì chắc chắn không có câu trả lời, vậy đội đưa ra từ đó thắng.

Trò chơi này có thể tiếp tục chơi lại nhưng nhớ không cho dùng tới từ vừa rồi đội kia không trả lời được.

Trò chơi này có những lúc rất thú vị là: Có Đội đưa ra từ đầu tiên thôi là đã làm đội kia phải thua rồi.

22. Tai đây - mũi này

* Mục đích: rèn luyện tính phản xạ nhanh

* Địa điểm: trong phòng, trên xe

* Số lượng: 50 người, không chia đội

* Thời gian: 20 phút

* Ban tổ chức: 1 người nhanh nhẹn, hài hước

Cách chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái (quy định cho tất cả). Người quản trò hô "Tai đây mũi này" thì tất cả đồng loạt đổi tay - tay trái giữ lấy mũi - tay phải giữ lấy tai trái

** Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò quy định thêm sau khi buông tay để đổi mọi người phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để bắt những người phạm lỗi để phạt

26. Địa danh Việt Nam

* Mục đích: sự hiểu biết về địa danh đất nước

* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người (có từ 2 nhóm trở lên)

* Vật dụng: trang bị giấy viết cho mỗi nhóm, hoặc trang bị bảng + phấn chia ô cho mỗi nhóm

* Thời gian: 5 -> 10 phút

* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển

* Địa điểm: trong phòng, trên xe

Cách chơi: các đội sẽ ghi lên bảng tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã (thuộc Tỉnh) trong toàn cả nước. Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau

Thí dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phòng), Long Thành (Đồng Nai), ...

Không được lập lại - nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn được tính, sau khoảng thời gian đội nào có nhiều địa danh đội đó thắng

11. Thụt - Thò

* Mục đích: tạo không khí vui tươi

* Số lượng: không hạn chế

* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng

* Thời gian: 2 -> 3 phút

* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò hô: "Thụt" (đồng thời khuỷ tay thụt ra sau) - "Thò" (đồng thời đẩy tay lên trước). Người chơi vừa làm vừa hô theo quản trò. Quản trò phải nhanh nhẹn và hô nhiều lần, nếu người chơi làm sai sẽ bị bắt ra phạt

Tương tự có thể chuyển thành nắm, mở và ngược lại động tác

12. Mưa rơi

* Mục đích: tạo không khí sinh động

* Số lượng: không hạn chế

* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng

* Thời gian: 2 -> 3 phút

* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi trong phòng hoặc ngoài sân. Quản trò giơ tay lên cao thì nói "Mưa rơi mưa rơi" - quản trò đưa tay càng cao thì người chơi vỗ tay càng lớn - quản trò đưa tay thấp xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ. Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên xuống liên tục - trò chơi không có phạt

15. Ba - Má - Tôi

* Mục đích: rèn luyện phản xạ nhanh

* Số lượng: 70 -> 100 người

* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

* Thời gian: 3 -> 5 phút

* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, quản trò chỉ tay lên đầu nói đây là "Ba" - chỉ tay lên má nói "Má" - chỉ tay xuống khỏi cổ và nói đây là "Tôi". Người chơi làm theo các động tác của quản trò. Quản trò có thể nói "Ba má" thì người chơi phải dùng 2 tay (1 tay chỉ lên đầu, 1 tay chỉ lên má)

19. Thi đố về trái cây

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

* Số lượng: 50 -> 70 người, chia thành 2 đội

* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

* Thời gian: 5 -> 7 phút

* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: Quản trò chia ra thành nhiều nhóm, quản trò ra 1 mẫu tự, sau đó quản trò sẽ chỉ định 2 nhóm, 2 nhóm này phải trả lời lần lượt qua lại từng tên trái cây có mẫu tự đầu giống mẫu tự trọng tài đã cho. Sau câu trả lời của nhóm này, nhóm kia phải trả lời ngay, trong thời gian trọng tài đếm từ 1 -> 5 nếu không trả lời được thì xem như thua cuộc

Ví dụ: quản trò ra chữ "M" thì 1 nhóm sẽ tìm tên các loại trái nào có mẫu tự là "M" như: me, mít, mãng cầu, mơ, ... cho đến khi kết thúc cuộc chơi

Người chơi không được lặp lại tên trái cây mà nhóm kia đã trả lời rồi. Quản trò có thể thay đổi các mẫu tự khác

20. Có - Không ?

* Mục đích: tạo vui nhộn, hồi hộp

* Số lượng: không hạn chế

* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài trời

* Vật dụng: nhiều vật dụng có sẵn: giấy viết, bảng, phấn ...

Cách chơi: Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, một người bị sẽ bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1 đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? - Người bị được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có (nếu trúng) và không (nếu sai) mà thôi

Ví dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng gỗ không? Vật đó có màu xanh? ...

Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải chọn người thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ "Có hoặc không". Nên chọn đồ vật gần chỗ người bị có thể quan sát được

1. Cao - Thấp - Dài - Ngắn

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm

* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao - Thấp - Dài - Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai

** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu

2. Tìm tác giả tác phẩm (thơ)

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm

* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn của 1 bài thơ

Ví dụ: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim"

Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai - nhóm nào trả lời được thì cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc

3. Đố nghề

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm

* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.

4. Thi tìm những con vật có từ láy

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm

* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là "Tìm những con vật có từ láy"

Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, ...

4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp ... Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.

5. Nói và làm ngược

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm

* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn

- Quản trò hô: "Các bạn hãy cười thật to"

- Người chơi phải làm ngược lại là: "Khóc thật nhỏ"

- Quản trò hô: "Các bạn hãy nhảy lên"

- Người chơi phải làm ngược lại: "Ngồi xuống đất"

Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt

6. Đếm sao

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm

* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò hát bài hát: "Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao". Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, ..., 10 ông sáng sao - nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt

7. Ngón tay nhúc nhích

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm

* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: "Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi" - Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón

Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích ... cho đến hết bàn tay - nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt

8. Con thỏ ăn cỏ

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm

* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi:

- Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô "Con thỏ"

- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói "Con thỏ"

- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô "Aên cỏ"

- Người chơi: làm theo và nói "ăn cỏ"

- Quản trò: đưa tay lên miệng hô "Uống nước"

- Người chơi: làm theo và nói "Uống nước"

- Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô "chui vô hang", chấp tay lại hô "thỏ ngủ"

Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau)

9. Hát đếm số

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm

* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra

Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay

Người chơi bắt bài hát: "Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)

Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi"

Quản trò đưa 2 ngón tay:

Người chơi: "2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi ..."

Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt

10. Tôi bảo

* Mục đích: tạo không khí vui tươi

* Số lượng: không hạn chế

* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng

* Thời gian: 2 -> 3 phút

* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi:

- Quản trò hô: "Tôi bảo tôi bảo"

Người chơi hỏi: "Bảo gì bảo gì"

- Quản trò nói: "Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái"

Người chơi: vỗ tay 2 lần

Khi quản trò hô "tôi bảo" thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không nói "tôi bảo" mà người chơi làm thì sẽ bị phạt

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#duc#son