Bonus 1: Sơ lược bối cảnh trong lần bình man của Chiêu Văn Vương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Toàn thư chép:

 Trịnh Giác Mật ở đạo Đà Giang làm phản.

Vua sai Chiêu Văn Vương Nhật Duật đi dụ hàng. Bấy giờ, Nhật Duật coi đạo Đà Giang, ngầm đem quân thuộc hạ đến.

Trịnh Giác Mật sai người đến quân doanh, bày tỏ lòng thành:"Mật không giám trái mệnh. Nếu ân chúa một mình một ngựa đến thì hàng".

Nhật Duật nhận lời, chỉ đem 5, 6 tiểu đồng cùng đi. Quân sĩ ngăn lại, Nhật Duật nói: "Nếu nó giáo giở với ta thì triều đình còn có vương khác đến".

Khi tới trại, người Man dàn vây mấy chục lớp và đều cầm đao thương chĩa vào phía trong. Nhật Duật đi thẳng vào, trèo lên trại. Mật mời ông ngồi. Nhật Duật thạo biết  tiếng nói và am hiểu phong tục của nhiều nước, cùng ăn bốc, uống bằng mũi với Mật. Người Man thích lắm. Khi Nhật Duật trở về, Mật đem gia thuộc đến doanh trại đầu hàng. Mọi người đều vui lòng kính phục vì không mất một mũi tên mà bình được Đà Giang. Đến khi về kinh sư, [Nhật Duật ] đem Mật và vợ con hắn vào chầu, vua rất khen ngợi ông. Sau đó, vua cho Mật về nhà, giữ con hắn ở lại kinh đô. Nhật Duật mến nuôi hết lòng, xin triều đình ban tước thượng phẩm và cho vào trông ao cá, sau cũng cũng cho về nhà. 

Lại theo Đông A nhân kiệt do Hoàng Dương Chương và Trịnh Thị Nga sưu tầm và biên soạn:

Năm Canh Thìn (1280), trong đạo Đà Giang có một tù trưởng là Trịnh Giác Mật dấy binh làm phản. Trần Nhật Duật nhận lệnh vua đem quân đến đánh dẹp. Được tin ông dẫn quân đến, lượng sức mình khó chống - cự nổi, Giác Mật sai thuộc hạ đến quân doanh tỏ lòng thành, nói rằng: "Mật không dám trái mệnh triều đình. Nếu ân chúa một mình cưỡi ngựa đến trại thì Mật xin hàng. Còn nếu ngài đem binh mã đến thì Mật chỉ còn một con đường chết mà thôi!".

Nghe lời thỉnh cầu của Giác Mật, Trần Nhật Duật nhận lời ngay, rồi bảo thuộc hạ của y về báo tin trước. Thấy vậy, quân sĩ mới can ngăn ông. Trần Nhật Duật chỉ mỉm cười và bảo: "Ta lấy lòng thành mà đối xử, còn nếu chúng có âm mưu phản trắc hại ta thì triều đình còn có vương khác đến thay ta trừ loạn, lo gì!". Nói rồi, ông một mình một ngựa đem theo dăm ba tiểu đồng đi thẳng vào trại của Giác Mật. Khi tới trại, quân Man vây quanh mấy chục vòng, gươm giáo chỉnh tề nhưng Trần Nhật Duật không hề nao núng, thản nhiên đi thẳng đến trước mặt trại chủ chào hỏi vui vẻ bằng tiếng của người Man. Trịnh Giác Mật đứng trên cao theo dõi ông từ xa, thấy ông đi đứng oai phong rõ là một dũng tướng, lấy làm phục. Điều khiến Giác Mạt vô cùng ngạc nhiên là từ lúc chào hỏi câu đầu đến lúc trò chuyện, nhất nhất ông đều theo đúng phong tục của dân bản địa, nhất là khi dự tiệc khoản đãi, ông cũng ăn bốc, uống bằng mũi, nói tiếng miền núi thành thục không kém Giác Mật. Chính những cử chỉ ấy làm cho Trịnh Giác Mật và quân Man thán phục vô cùng. Khi Trần Nhật Duật về đến bản doanh thì Trịnh Giác Mật cũng đem vợ con và gia thuộc đến quy hàng. Mọi người đều kính phục tài năng của Trần Nhật Duật, bởi không cần động binh mà ông vẫn dẹp yên được đất Đà Giang.

Trần Nhật Duật đem Giác Mật và gia quyến ông ta về kinh ra mắt nhà vua. Vua Nhân Tông rất khen ngợi Nhật Duật, lại ban thưởng cho vợ chồng Giác Mật và cho về cai quản như trước, chỉ giữ người con cả ở lại kinh và giao luôn cho Trần Nhật Duật nuôi dạy. Nhật Duật nhận con Giác Mật làm con nuôi, chăm sóc, yêu thương như con đẻ. Sau đó, ông xin triều đình phong tước, rồi cho về thay cha cai quản vùng đất cũ.

___________________________________________

Trong truyện, mình chọn Mõi Châu là thủ phủ của cả mạn Đà Giang, với quy mô tầm trăm hộ, giả thiết mỗi hộ 5 người. Một thạch gạo quy ước là lượng gạo cho một nhân khẩu trong một năm, ước theo  đó mà tính, trăm thạch của Nhật Duật chỉ đủ cho dân Mõi Châu ăn chưa đầy hai tháng rưỡi, cố lắm được ba tháng. Quy ước Mõi Châu do Trịnh quản, phụ cận do bốn vị còn lại quản, Nhật Duật định mỗi năm 300 thạch, 100 thạch cho Trịnh, 4 vị còn lại mỗi vị 50 thạch, lại có phần của Quan Gia là 200 thạch. 

Theo "Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Trần từ một số tiếp cận mới" đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3 năm 2021 đất thời Trần có các loại sau:

+ Quốc khố điền (đất công làng xã)
+ Quan điền (đất thuộc sở hữu nhà nước)
+ Dân địa điền (đất thuộc sở hữu tư nhân)
+ Ruộng đất nhà chùa

Cũng theo nguồn này, ước tính một thạch tương đương với 40kg thóc.

Đất thuộc sở hữu tư nhân cũng có thể quy vào Quốc khố điền trong các ghi chép.

Đất ruộng được chia làm ba đẳng: thượng đẳng, trung đẳng và hạ đẳng. Đất thượng và trung đẳng có thể canh tác hai vụ lúa một năm. Năng suất trung bình của ruộng:

Thượng đẳng: 6 - 8 tạ / mẫu / vụ. Vậy mỗi năm một mẫu đất loại tốt cho khoảng 30 - 40 thạch.

Trung đẳng: 4 - 5 tạ/ mẫu / vụ. Vậy mỗi năm một mẫu loại trung cho khoảng 20 - 25 thạch.

Hạ đẳng: 3 - 3.5 tạ / mẫu / vụ. Vậy mỗi năm một mẫu loại xấu cho khảng 10 thạch.

Cũng theo đó, đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích đất canh tác. Mức thu thuế khoảng 25 - 30 % tổng sản lượng.

Một mẫu bắc bộ 60mx60m.

 Giả sử trong phạm vi truyện này, quy mô khu vực do Nhật Duật quản ở Thiên Hưng khoảng 2 vạn người. Nếu đối ới ruộng công thông thường, mức thuế rơi vào khoảng 1/4. Để đủ sống và có dư để tiêu dùng, giả thiết có dư 1/4 và 1/2 là tiêu thụ. Theo ước lượng đó, tổng sản lượng thu mỗi năm từ 2 vạn dân trên đất của Nhật Duật phải đạt khoảng 40000 thạch

Nhật Duật định vùng Thiên Hưng được 8 năm, giả sử quy mô mở rộng đất canh tác là khoảng 10% mỗi năm, vậy sau 8 năm sẽ mở rộng khoảng gấp đôi quy mô ban đầu. Giả sử tỉ lệ đất trong ba đẳng lần lượt là: 20, 40, 40, vậy để thu được 40000 thạch mỗi năm thì Nhật Duật sở hữu khoảng 2000 mẫu đất vào khoảng 260km vuông. Theo giả thiết mở rộng 10% mỗi năm, ban đầu Nhật Duật được ban 1000 mẫu, mở rộng 1000 mẫu. Mức thu thuế cho đất phong 1 thạch một mẫu đất loại tốt, 1 thạch 3 mẫu đất loại trung, 1 thạch 4 mẫu đất loại xấu, vậy với 1000 mẫu đất phong giả thiết đất tốt đều nằm trong vùng đất phong, vậy 400 mẫu đất tốt, 400 mẫu đất trung và 200 mẫu đất xấu, mỗi năm nộp thuế khoảng hơn 600 thạch trên tổng sản lương khoảng 25000 thạch, với 1000 mẫu đất mở rộng với 400 mẫu đất trung và 600 mẫu đất xấu, cho sản lượng vào khoảng 15000 thạch, phải nộp 4500 thạch.

Vậy sản lượng sau khi nộp thuế vào khoảng hơn 34000 thạch. Nuôi vạn người, có cả dân và nô lệ, vậy mỗi năm sinh lời khoảng 8-9000 thạch (tại thời điểm 1280). Nếu so ban đầu, với 1000 mẫu đất phong, nếu số lượng nô lệ không lớn, sẽ khó mà có lời. Lại tính về sau, đất mở rộng khoảng 10% nhưng sẽ chủ yếu đất trung và xấu mà vẫn cần một lượng tương đồng nô lệ và nông dân để canh tác, lượng thuế phải nộp lại chiếm khoảng 1/4 đến 1/3, thì lợi nhuận cũng sẽ không tăng quá nhiều. Việc mở rộng quy mô cũng không thu về nhiều hiệu quả, trong khi khu vực này đất đai không quá tốt.
Thời đó, trung bình 10 dân nuôi 1 quân. Nên với quy mô khoảng 2 vạn người, nếu không dò xét, khó mà thực sự biết được lực lượng của Nhật Duật. Đối với đất phong, thuế phải nộp rất thấp, từ đó mới có cơ sở để các vương hầu xây dựng lực lượng. Với ngàn tinh binh của Duật, vẫn tham gia canh tác, không thể hoàn toàn chỉ luyện binh.

Cũng theo giả thiết trong nội dung truyện này, ban đầu Nhật Duật dựng điền trang tại Thiên Hưng, nhưng sau khi chống Nguyên lần 2 và 3, Nhật Duật trở về vùng Thanh Hóa dựng thái ấp, lại ra làm quan đến tận Thái úy Quốc công. Con cháu ông cũng đời quản vùng Thanh Hóa. Thái ấp, ngoài điền nông, còn có cả thủ công nghiệp, đất cho chùa chiền,... theo "Vài nét về thái ấp Văn Trinh của Trần Nhật Duật" của Nguyễn Thị Phương Chi, vùng lõi thái ấp Văn Trinh vào khoảng 2500 mẫu, tính tầm ảnh hưởng vào khoảng 3500 mẫu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro