#17 Truyền thuyết về Thành nhà Hồ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Truyền thuyết về Thành nhà Hồ

Sông Mã và sông Bưởi chảy đến đây (huyện Vĩnh Lộc) thì tạo thành một vùng đất rộng 10 ngàn ha khá bằng phẳng. Hồ Quý Ly chọn vùng đất này xây thành vì theo ông có phong thủy tốt: Phía đông nam có núi Đốn làm tiền án; Tây Bắc có núi Song Tượng nằm cạnh nhau chầu vào vùng đất gọi là núi Mâm Xôi hay núi Cánh Phượng. Một con voi quy về hướng Bắc, một con nữa quay về hướng Nam canh giữ núi Mâm Xôi. Phía Tây Nam có 5 ngọn núi đá vôi, khu động An Tôn – 3 núi gọi là Kim Ngọ (ngựa vàng); 2 núi gọi Kim Ngưu (trâu vàng). Thành này còn có tên gọi An Tôn vì được xây dựng trên địa phần làng cổ An Tôn thời Trần. Về Long Mạch, Hồ Quý Ly cho là đất rồng chầu rắn cuốn có thể dựng đế nghiệp lâu dài, ít nhất 60 năm. Thế nhưng Hồ Hán Thương (con trai thứ 2), rất am hiểu thuật phong thủy, lại tâu với Hồ Quý Ly rằng: "Thưa cha con đã xem kỹ đất này, đúng là đất rồng chầu, rắn cuốn nhưng hãy còn non, nên mới chỉ là "long xà ẩm thủy, lục niên ký chủ", chỉ ở được trên dưới 6 năm thôi".

Quả ứng, năm Canh Thìn (1400) Hồ Quý Ly lên ngôi hoàng đế và chỉ sau 3 tháng ông nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương. Đến năm 1406, tròn 6 năm, Hồ Hán Thương bị quân Đại Minh xâm lược, thành thất thủ. Đến năm 1407, cha con Hồ Quý Ly chống không nổi chạy vào tỉnh Hà Tĩnh, bị giặc Minh bắt, giải về Trung Quốc. Nhân dân thương tiếc, ngậm ngùi cho triều đại ngắn ngủi và tự an ủi: đấy là tiền định

Đập đầu kêu oan cho chồng đến lún đá !

Đoạn bờ thành bị lún có 1 ngôi đền cổ gọi là Đền thờ Bà Bình Khương, trong đền có 1 phíến đá lớn (dài 2 m, rộng 0,4 m) bằng phẳng, bị lõm 1 chỗ bằng đầu người và dấu 2 bàn tay hằn sâu xuống đá.

Chuyện rằng: công việc xây thành hết sức khẩn trương trước họa xâm lăng của quân Minh nhưng đoạn tường thành gần cổng phía đông (cạnh làng Đông Môn, thuộc xã Vĩnh Long, nơi dựng đền) cứ chồng đá lên cao lại bị lún sụt. (hiện nay người ta xác minh do phía dưới có mạch nước ngầm lớn, nên đá chồng lên nặng là lún). Thế nhưng hồi đó có kẻ sàm tấu, Trần Công Sỹ (một trong những viên quan được Hồ Quý Ly giao trọng trách xây thành) cố tình phá hoại, nhà Hồ cũng tin vậy. Để răn đe quan quân và phu dịch, Hồ Quý Ly ra lệnh chôn chân Trần Công Sỹ phơi nắng mấy ngày rồi xử chém. Nỗi oan này chỉ có người vợ là bà Bình Khương biết, bà đập đầu và tảng đá “ngự sử đài” bày tỏ, kêu nài nhưng không lay chuyển được quyết định của Hồ Quý Ly.

Phíến đá bị lõm 1 chỗ bằng đầu người và dấu 2 bàn tay.
 Tấm lòng trung nghĩa của bà đã tạc vào đá, và dân gian có câu ca:
Bình Khương vỗ đá kêu oan
Dấu đầu, tay để muôn vàn thu dư…

Ngày nay, trên đoạn thành sụt lún ấy có mộ chí khắc tên chồng bà. Bia mộ viết bằng cổ tự câu “Trần Cống Sinh chi mộ chí”, cạnh đó là ngôi đền thờ bà Bình Khương.

Đền Trần Khát Chân và cây vải “chết khô” lại ra quả !

Đền Trần khát Chân và đền thờ Tam Tổng đều thờ vị tướng tài 29 tuổi Trần Khát Chân đời Trần. Hai đền đều nằm cạnh đại lộ Hoa Nhai, (Hòe Nhai) tức đoạn đường từ cửa Thành nhà Hồ đến núi Đốn. Trần Khát Chân được tôn thờ vì ông đã có công giết được Chế Bồng Nga, chấm dứt đại họa vua Chiêm thành sang quấy phá nước Đại Việt, hơn nữa ông đã chết oan trong Hội thề Đốn Sơn. Hôm ấy các cựu thần nhà Trần thấy Hồ Quý Ly tiếm ngôi vua bèn kết đảng muốn ám hại. Khi sắp khởi sự Trần Khát Chân đưa mắt ra hiệu không cho hành động, khiến việc không thành. Hồ Quý Ly giận, cho chém giiết một lúc 370 người, trong đó có Trần Khát Chân. Tất cả đều chôn chung một hố, người dân trong vùng gọi là Mộ Bánh Dầy. Trần Thu Hương, con gái của Trần Khánh Chân, duy nhất trốn thoát nhưng khi nghe tin cha mình bị giết, nàng cũng treo cổ trên cành cây để báo đáp chữ hiếu

Trên Đền thờ Trần Khát Chân có nhiều cây cổ thụ, trong đó có một cây vải bị cụt ngọn. Cây có hai nhánh chỉa thẳng lên trời như hai cánh tay. Những năm chín mươi thế kỷ trướccây bị rụng lá, hai cành cây khẳng khiu chĩa lên trời xanh từ xa vẫn thấy. Ai cũng cho cây vải đã chết. Bỗng dưng hai năm 1995 và 1999, hai ngôi đền thờ Trần Khát Chân được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia thì cây vải đã mọc lá xanh, ra hoa và kết trái. Dân quanh vùng kéo nhau đến xem, người trông coi đền báo với cán bộ địa phương đến chứng kiến, chụp ảnh và ghi chép lại. Nhà sưu tầm Phạm Văn Chấy cũng ghi sự kiện này trong cuốn “Thành nhà Hồ và những câu chuyện xây thành đắp lũy”.

Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ vì thế thêm hấp dẫn, kỳ thú đối với khách tham quan bốn phương.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro