truyen ma 22

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thám tử Poirot bước vào phòng làm việc. Ông đưa tay chào cô Lemon, thư ký riêng của ông. Như thường lệ, ông lật tờ báo buổi sáng trên bàn ra xem. Tin một vụ án mạng đăng trên trang nhất làm ông chú ý. Sáu nhân vật gồm thiếu tá Ritz, ông bà Clayton, trung tá hải quân Mac Laren, ông bà Spend cũng tham dự một bữa tiệc chiêu đãi, nhưng chỉ có 5 người ăn uống và khiêu vũ, còn người thứ sáu đã nằm chết cứng trong rương không biết từ lúc nào? Cạnh bản tin, có in hình một phụ nữ rất đẹp, bà Clayton, vợ nạn nhân. Poirot đưa tờ báo cho cô thư ký.

- Cô hãy nhìn kỹ mặt người này, cô thấy thế nào?

- Tôi biết bà này. Trước kia bà ta là vợ Ông Giám đốc Ngân hàng nhưng lại ngoại tình với một ông nghệ sĩ. Ông chồng ghen đến nỗi tự sát bằng một viên đạn vào đầu. Sau bà ta cũng không lấy chàng nghệ sĩ, khiến chàng ta tuyệt vọng nhảy lầu tự tử, may mà được cứu sống.

Poirot gật gù:

- Ghê thật, giờ bà ta lại liên quan đến một xác chết. Phiền cô hãy tóm tắt lại các bài báo nói về vụ án này rồi báo cáo cho tôi rõ.

Hôm sau, cô Lemon trình bản báo cáo: "Thiếu tá Ritz, 48 tuổi, nhà giàu, độc thân. Tối hôm đó, ông mời vài người bạn đến nhà chơi. Họ gồm có ông bà Clayton, ông bà Spend và trung tá hải quân Mac Laren, 46 tuổi. Ông này là bạn thân của Ritz và vợ chồng Clayton. Bà Clayton nhũ danh Marguerita, 37 tuổi, rất trẻ so với chồng đã 55 tuổi. Đến phút chót, ông Clayton phải đi Ecot có việc gấp nên không dự cuộc vui được. Buổi tiệc kéo dài đến 11 giờ 45, mọi người ra về cùng trên một chiếc taxị Mac là người đầu tiên bước xuống xe để vào câu lạc bộ của ông, sau đó vợ chồng Spend đưa bà Clayton về nhà trước khi quay lại nhà mình. Sáng hôm sau, người làm của Ritz là William phát hiện ra ông Clayton bị đâm vào cổ, chết cứng trong chiếc rương gỗ từ lâu vẫn để ở phòng khách. Bà Clayton khai là bà nhìn thấy chồng lần cuối vào lúc 6 giờ chiều hôm đó, ông về nhà với vẻ buồn phiền vì phải đi Ecot, không đến nhà Ritz được. Sau đó, ông qua Câu lạc bộ uống một ly rượu với Mac. Trước khi đi, ông có điện thoại cho Ritz nhưng đường dây bị bận. Anh hầu William khai rằng, tối hôm đó, khoảng gần 8 giờ, ông Clayton có ghé nhà. Vì Ritz chưa về nên ông ngỏ ý muốn viết vài chữ cho bạn. Thế là anh ta vào phòng khách rồi xuống bếp lo chuẩn bị bữa tiệc. Một lát, ông chủ ló đầu vào cửa bếp sai anh đi mua gói thuốc lá cho bà Spend. Khi trở về, anh chỉ thấy chủ anh ngồi trong phòng khách, không biết ông Clayton đã về từ lúc nào. Thiếu tá Ritz thì cho biết, khi về nhà, ông không thấy Clayton, cả thư từ để lại cũng không nốt. Mãi đến khi các bạn đến, ông mới hay ông ta đã đi Ecot. Hiện giờ, bà Clayton đau khổ bỏ nhà đi đâu không rõ, còn thiếu tá Ritz đã bị bắt vì bị tình nghi là thủ phạm".

- Tôi nghĩ đến Ritz rất nhiều. Còn cô, cô có nghi cho anh ta không?

- À, người ta còn bảo rằng, Ritz và bà Clayton là nhân tình của nhau... nhưng đó chỉ là lời đồn.

- Cứ giả dụ hai người yêu nhau đi, Ritz muốn khử anh chồng để được tự do với người đẹp... có thể hai người đã cãi lộn, Ritz rút dao đâm Clayton, xong giấu xác trong rương. Rồi khách khứa đến, Ritz vui chơi cùng họ, sau đó, thản nhiên đi ngủ...

- Ồ, không thể được... Cô Lemon kêu lên.

- Ồ! Poirot kêu lên - Cô cũng nhận xét như tôi, đúng không? Tôi nghĩ rằng, Ritz không thể ngốc nghếch đến như vậy. Nếu muốn giết Clayton, anh ta phải đợi dịp khác.

Chuông điện thoại reo, Poirot nhấc máy:

- Tôi, Poirot nghe đây.

- Ôi, may quá - Một giọng phụ nữ cất lên ấm áp - Tôi là Chatteton, mời ông vui lòng đến dự tiệc rượu tại nhà riêng của tôi. Xin ông đừng từ chối. Tôi có việc rất cần, mong ông giúp đỡ.

Bà Chatteton đón thám tử Poirot ngay cửa ngôi biệt thự lộng lẫy. Bà kín đáo đưa ông lên cầu thang. Đến trước một căn phòng, bà mở nhẹ cánh cửa.

- Marguerita, mình đã mời được rồi.

Bà né sang bên để Poirot bước vào. Bà giới thiệu:

- Đây là Marguerita Clayton, người bạn rất thân của tôi. Bạn tôi rất cần được ông giúp đỡ.

Bà Clayton đang ngồi bên cửa sổ, đứng lên tiến lại gần Poirot. Đó là một thiếu phụ có nhan sắc vô cùng quyến rũ. Mái tóc rẽ ngôi giữa, để lộ một vầng trán rộng, đôi mắt nâu thăm thẳm, mũi cao, miệng hình trái tim. Chiếc áo dài đen ôm lấy thân hình thon thả, nổi bật làn da trắng mịn như cánh hoa ngọc lan. Bà cất giọng trong vắt:

- Bạn tôi nói là... Ông có thể giúp tôi?

- Bà tin như thế sao? Vậy... bà muốn gì ở tôi?

- Ồ... tôi cứ tưởng... Ông đã biết tôi là ai.

- Tôi biết chứ. Chồng bà vừa mới bi... và anh chàng thiếu tá ấy đã bị dẫn về bót.

- Không - Bà Clayton kêu lên - Ritz không giết anh ấy đâu!

- Có lẽ bà sẽ ngạc nhiên khi tôi hỏi bà một câu không giống với câu hỏi của cảnh sát. Thay vì "Tại sao Ritz giết chồng bà?", tôi chỉ muốn hỏi bà rằng: "Tại sao bà biết chắc là Ritz không giết chồng bà?".

- Vì... vì tôi biết rất rõ về anh ấy. Biết rõ từ 5, 6 năm nay rồi. Tôi muốn... không ai được nghi ngờ anh ấy.

- Bà hãy trả lời thành thật. Nhớ nhé. Bà phải nói thật.

- Vâng. Tôi sẽ nói thật.

- Thiếu tá Ritz yêu bà?

- Đúng như thế.

- Còn bà?

- Tôi... tôi nghĩ rằng có, nhưng ông đừng hiểu là chúng tôi đang có sự gắn bó thân mật. Tôi rất tôn trọng chồng tôi.

- Bà có yêu ông nhà không?

- Không.

- Bà thành thật rất đáng khen. Bà kết hôn từ bao giờ?

- Đã mười một năm.

- Ông ấy là người như thế nào?

- Anh ấy là một chuyên gia giỏi, thông minh nhưng rất kín đáo, anh ấy không bao giờ nói về cái tôi của mình.

- Ông ấy yêu bà chứ?

- Vâng, chắc chắn như thế. Nhưng - Bà ngập ngừng - Anh ấy... rất hay ghen.

- Xin lỗi, tôi nói bà đừng giận. Bà thuộc tuýp phụ nữ xuất hiện đến đâu là gây bi kịch đến đó. Chính thái độ thờ ơ của bà đã làm biết bao người say mê cuồng dại. Có người còn đâm đầu từ lầu cao xuống đất nữa kia đấy.

- Tôi... tôi hoàn toàn không có lỗi trong vụ anh chàng đó tự tử. Hơn nữa, đó là chuyện quá khứ, mong ông đừng nhắc lại.

- Thôi được rồi. Trở lại chuyện thiếu tá Ritz, căn cứ vào báo chí, hai người có khả năng giết chồng bà nhất là Ritz và anh chàng người làm.

Bà Clayton bướng bỉnh nhắc lại:

- Không, Ritz không thể làm việc ấy.

- Vậy thì anh người làm ư? Anh ta không có lý do gì để giết chồng bà cả. Xin bà kể lại sự việc diễn ra trong buổi tối hôm đó.

- Vâng - Bà Clayton trầm ngâm - Buổi tiệc rất vui. Ritz có một giàn âm thanh stéréo tuyệt vời, nhạc hay, chúng tôi khiêu vũ...

Poirot ngắt lời:

- Tôi muốn biết tại sao chồng bà lại có ý định đi Ecot?

- Tôi cũng không rõ. Chiều hôm đó anh ấy về nhà với bức điện trên tay, ảnh nói: " Tiếc quá, anh phải đi Ecot, không đến nhà Ritz cùng em được. Em có thể nhờ Mac đón hoặc đi taxi nhé". Đó là lần cuối cùng tôi trông thấy anh ấy.

- Ông nhà có đưa bức điện cho bà xem không?

- Không.

- Thật đáng tiếc. Xin bà vui lòng viết thư giới thiệu tôi cho những người bạn của bà. Tôi cần gặp họ mà không muốn bị mời ra khỏi cửa. Chính tôi sẽ tự mình đánh giá họ, nhưng tôi cũng muốn biết cảm tưởng của bà đối với những người này ra sao?

- Mac là một trong những bạn lâu năm nhất của chúng tôi. Tôi biết anh ấy hồi tôi còn rất trẻ. Anh ấy tính lầm lì, không vui vẻ nhưng giàu nghị lực và đáng yêu.

- Chắc là... Ông ấy cũng yêu bà?

Bà Clayton trả lời rất tự nhiên:

- Ờ, có chứ. Anh ấy yêu tôi từ lâu. Nhưng yêu để mà yêu thôi, giữa chúng tôi có một khoảng cách.

- Còn ông bà Spend?

- Họ vui nhộn, dễ gần. Bà vợ Linda thông minh và có duyên, nhưng tôi không ưa chị ấy lắm, vì chị ấy hay đùa dai.

Ra về, hình ảnh xinh đẹp của bà Clayton bám mãi vào đầu óc Poirot. Phải chăng bà ta thuộc loại "phụ nữ trẻ con", luôn luôn nói "Tôi không biết gì" và tin đó là sự thật.

*** Thanh tra cảnh sát Mile nhìn thám tử Poirot, nheo mắt:

- Ông định lật ngược thế cờ ư? Không có chuyện đó đâu, chắc chắn Ritz là thủ phạm.

- Thế còn tên người làm?

- Anh ta hoàn toàn trong sạch. Ông muốn đổ lỗi cho anh ta để làm vui lòng người đẹp chớ gì? Ông nên biết rằng, nếu có điều kiện, chính tay bà ta gây án chứ không phải nhờ đến tình nhân đâu. Rồi ông sẽ ngạc nhiên, tôi đã từng biết một phụ nữ...

- Thôi, chúng ta đừng tranh cãi nữa. Tôi mong anh cung cấp cho một vài chi tiết, nạn nhân chết lúc mấy giờ? Vết thương ra sao?

- Án mạng xảy ra từ 10 đến 13 giờ đêm hôm trước. Một nhát dao vào tĩnh mạch cổ, loại dao nhỏ và sắc như dao cạo. Anh người làm khai là trong nhà không hề có loại dao này.

- Tôi muốn biết về bức điện...

- Người ta không tìm thấy bức điện ấy, nhưng theo suy luận thì phải có. Chính ông Clayton cũng nói với anh người làm và cả với trung tá Mac về bức điện từ Ecot.

- Mac và Clayton gặp nhau lúc mấy giờ?

- Họ uống với nhau ở Câu lạc bộ lúc 7 giờ 15, rồi Clayton đi taxi đến nhà Ritz lúc gần 8 giờ.

- Có ai nhận thấy thái độ khác thường của Ritz tối hôm đó không?

- Bà Spend nói, suốt buổi tiếp tân, Ritz có vẻ đãng trí hơn thường nhật. Đó là điều dĩ nhiên thôi, vì anh ta đang suy nghĩ là nên thủ tiêu cái xác trong rương như thế nào? Mà cũng lạ đấy, tại sao hắn không vứt cái xác ngay trong đêm ấy nhỉ. Hắn có xe riêng, lại mạnh khỏe, đủ sức làm việc đó. Vậy mà bỏ đi ngủ tỉnh queo, rồi lại dậy trễ nữa chớ. Chính cảnh sát đến nhà lôi đầu hắn ta dậy đấy.

- Ritz đi ngủ bình thản như một người lương tâm chưa bị vẩn đục.

- Nếu điều đó làm ông vui mừng thì tùy ông. Ông tin hắn vô tội thật sao?

- Tôi cần tìm hiểu một vài điều.

Người đầu tiên Poirot tìm gặp là trung tá hải quân Mac Laren. Đó là một người cao to, da rám nắng, nét mặt khắc khổ. Cầm lá thư của bà Clayton trên tay, Mac khó thể từ chối trả lời những câu hỏi của thám tử Poirot:

- Ông tin chắc Ritz là thủ phạm sao?

- Rất chắc. Nhưng tôi không nói điều này với Marguerita nếu cô ấy vẫn cho rằng hắn vô tội. Tôi rất muốn chiều lòng cô bạn nhỏ của tôi.

- Ông ấy có bất hòa với ông Clayton không?

- Hoàn toàn không. Hai người rất thân nhau mới lạ chứ.

- Vậy còn tình cảm riêng tư giữa thiếu tá và bà Clayton?

- Đó là miệng lưỡi đơm đặt của báo chí. Ông tin làm gì?

- Ông gặp ông Clayton lần cuối cùng vào lúc nào?

- Chúng tôi gặp nhau trong Câu lạc bộ, cùng uống một ly rượu. Rồi sau đó, ông ta nói đến một bức điện, bảo là phải đi Ecot ngaỵ Ông nhờ tôi đưa bà vợ về sau buổi tiệc.

- Ông có xem bức điện ấy không? Ông ấy có lộ vẻ nghi ngờ gì về tính xác thực của bức điện không?

- Tôi không được thấy bức điện. Còn nghi ngờ à? Lại thế nữa đấy! Có ai muốn đẩy anh ta đi Ecot sao?

- Đó là một câu hỏi cần được giải đáp.

Bà Spend tiếp thám tử Poirot tại phòng khách ngôi nhà nhỏ của vợ chồng bà. Bà có mái tóc uốn xù, nước da ngăm đen, dáng người gầy guộc. Bà hỏi thám tử vẻ sốt sắng:

- Ông đã gặp Marguerita à? Chị ấy đang ở đâu thế?

- Xin lỗi, tôi không được phép nói, thưa bà.

- Chà, cô bé trốn giỏi thật. Thế nào cũng phải ra tòa làm chứng cho mà xem. Còn ông, ông đang tìm bằng chứng để cứu Ritz ư? Hão huyền quá. Tôi chắc chắn anh ta là thủ phạm.

- Trong buổi tối khủng khiếp ấy, bà thấy Ritz thế nào?

- Ờ, anh ấy không còn là anh ấy nữa, anh ấy khác hẳn. Mà không khác sao được, anh ấy vừa mới đâm bạn mình mà.

-... À... tôi thấy anh ấy đãng trí và tôi đoán là phải có một cái gì đó không bình thường.

- Bà có nghi ngờ gì về bức điện không?

- Nếu đó là bức điện giả thì tôi cũng chả ngạc nhiên. Marguerita có thể lừa chồng đi xa để anh chị tha hồ tươi mát.

- Ông Clayton có nghi ngờ chuyện này không?

- Anh ấy biết nhưng không lộ ra. Ảnh chịu đựng rất giỏi, dù tính rất hay ghen. Ảnh ghen dữ lắm, ghen một cách bệnh hoạn.

- Còn Mac?

- Anh ấy là người bạn trung thành của Margueritạ Ảnh cũng mê cô ta như điếu đổ. Đôi mắt cô ta lúc nào cũng ngơ ngác con nai vàng, khiến bao nhiêu gã đàn ông phải chết mệt.

- Ông Clayton cũng ghen với Mac chứ?

- Ồ không. Vì Marguerita không yêu anh ấy. Thật vô lý, anh ấy cũng đáng yêu đấy chứ.

Trái với bà vợ, ông Spend tỏ vẻ không muốn dây vào vụ án này. Ông trả lời rất nhát gừng:

- Chúng tôi quen vợ chồng Clayton từ lâu nhưng không biết rõ Ritz lắm. Anh ấy bề ngoài rất dễ gây cảm tình với người khác. Tối hôm đó, Ritz hoàn toàn bình thường, quan hệ giữa Clayton và Ritz bao giờ cũng thân ái, thật khó mà giải thích được vụ này.

- Ông có nghĩ rằng, bà Clayton đã âm mưu với Ritz để...

- Tôi không nghĩ gì cả. Tôi đã mất quá nhiều thì giờ với cảnh sát. Bây giờ đến ông nữa!

*** Ngồi trước mặt Poirot là kẻ bị tình nghi giết bạn. Thiếu tá Ritz có chiếc cằm vuông lộ vẻ cương quyết, dáng cao to, khỏe mạnh.

- Thật là thiếu khôn ngoan khi bà Clayton muốn ông đến gặp tôi - Ritz nói nhỏ - Vì ở đây, họ đang tìm cách chứng minh có sự thông đồng giữa tôi và bà ấy. Ông hãy nhớ rằng, chúng tôi chỉ là bạn, giá như bà ấy không hành động gì cho tôi cả còn hơn.

- Tôi đã nghiên cứu cuộc đời binh nghiệp của ông. Ông đã được thử lửa, và ông đủ khôn ngoan để không giết người trong một điều kiện như vậy. Bây giờ xin ông nói về người hầu của ông, anh ta cũng có thể giết ông Clayton lắm chứ.

- Đúng theo lập luận của ông, ngoài tôi ra, hắn là người duy nhất có điều kiện để giết ông Clayton, nhưng tôi không tin như thế.

- Tôi sẽ đến gặp anh tạ William không ngạc nhiên khi thấy thám tử Poirot đến tìm.

- Chào ông. Trung tá Mac đã điện thoại cho tôi biết là ông sẽ đến.

Bước vào phòng khách, Poirot nhìn bao quát:

- Đây là nơi xảy ra án mạng? Chiếc rương đâu?

Vừa hỏi ông vừa quan sát anh người làm. Đó là một thanh niên gầy gò, da trắng, rụt rè, giọng nói hơi quệ Một con người như thế khó mà trở thành kẻ sát nhân được.

- Thưa ông, chiếc rương đây ạ.

Poirot nhìn chiếc rương dựa vào tường gần cửa sổ, một bên là máy quay đĩa kiểu mới, bên kia là một cánh cửa hé mở, khuất sau một tấm bình phong bằng dạ William giải thích:

- Đó là cửa thông sang phòng ông thiếu tá. Rồi anh bắt đầu kể lể :" Sáng hôm đó, tôi thu dọn lại phòng. Khi tôi cúi nhặt mấy quả oliu thì thấy một vệt đỏ trên thảm. Mẹ kiếp, máu chắc? Tôi nghĩ một cách bỡn cợt, nhưng rồi tôi lạnh cả người khi thấy là máu thật, máu chảy ra từ một kẻ hở nơi rương. Tôi lấy hết can đảm mở nắp rương. Mẹ Ơi, một xác người nằm nghiêng, hơi co lại, mắt nhắm nghiền như đang ngủ nếu không có con dao xuyên qua... cổ. Ôi, tôi không thể quên được, kinh khủng quá. Thế là tôi để rơi nắp rương, ba chân bốn cẳng chạy đi tìm cảnh sát.

Poirot nhìn William, hắn có đóng kịch không nhỉ?

- Sao anh không gọi chủ anh dậy?

- Tôi bị giáng một cú tá hỏa, không còn đầu óc nào để nghĩ đến ai nữa, mà chỉ muốn chuồn ra khỏi phòng càng nhanh càng tốt.

- Anh hãy nhớ lại xem, tối ấy, ông Clayton đến đây lúc mấy giờ?

- Vào khoảng 8 giờ kém 15. Dường như ông ấy sắp lên tàu để đi đâu đó. Tôi đưa ông ấy vào phòng để viết thư cho ông chủ rồi xuống bếp. Sau đó, ông chủ sai tôi đi mua thuốc lá, khi trở về tôi không thấy ông Clayton đâu nữa.

- Không có ai khác vào nhà khi thiếu tá vắng mặt hoặc khi anh còn trong bếp sao?

- Chắc chắn là không, vì cửa trước lúc nào cũng khóa. Muốn vào phải bấm chuông.

Poirot ngẩn người suy nghĩ. Đúng, vợ chồng Spend, Mac Laren, bà Clayton không thể lẻn vào nhà lúc này được. Nếu muốn giết ông Clayton, họ còn biết bao cơ hội. Hay là có một kẻ thù nào đó trong quá khứ của Clayton bất thần xuất hiện? Ông bước gần nhấc nắp rương. Chiếc rương đã được cọ rửa sạch sẽ. Ông dùng tay sờ vào lớp ván phía trong và khẽ kêu lên:

- Mấy cái lỗ này... hình như vừa được xoi thủng?

Anh người làm cúi xuống:

- Lạ thật, tôi chưa bao giờ thấy những cái lỗ này.

- Khi anh mang thuốc lá về, anh thấy tất cả đồ đạc trong phòng còn nguyên hay là có xê dịch chút đỉnh?

- Hình như... có đấy. Ông hỏi tôi mới để ý. Tấm bình phong đặt trước cửa phòng, giờ bị xích về phía trái.

- Như thế này phải không? Thám tử Poirot vừa hỏi vừa đẩy tấm bình phong về chỗ cũ.

- Tí nữa, đó, đúng rồi. Trước kia nó ở vị trí ấy.

- Tấm bình phong che chiếc rương và tấm thảm. Nếu thiếu tá đâm Clayton, có thể người ta sẽ trông thấy máu chảy...

Anh người hầu đưa hai tay lên trời:

- Thật khủng khiếp khi nghĩ rằng một người hiền hậu như thiếu tá lại làm một việc tàn ác như vậy.

Thám tử Poirot bắt tay William:

- Cảm ơn sự giúp đỡ của anh.

Về đến nhà, thám tử gọi điện cho thanh tra Mile:

- Phiền anh, anh có giữ cái vali của ông Clayton không? Tôi muốn biết trong đó có gì?

- Ông Clayton đã bỏ quên chiếc vali tại Câu lạc bộ. Bên trong chỉ có ít quần áo và đồ dùng lặt vặt.

Thám tử Poirot lại suy nghĩ. Đúng là vụ án được bố trí công phụ Chiếc vali, tấm bình phong, xác chết như đang ngủ... một vụ án mạng có dự mưu, có chuẩn bị, thủ phạm là ai? Thật đáng tự hào vì đã làm cho Poirot phải điên đầu. Không chần chừ, ông lại gọi đến bà Clayton:

- Xin bà hãy nhớ lại tối hôm đó, bà có để ý đến sự khác thường của tấm bình phong không?

- Tấm bình phong? Đúng, đúng rồi, tấm bình phong không ở vị trí thường lệ.

- Hôm đó bà đã khiêu vũ với ai?

- Với Spend nhiều nhất. Ritz nhảy khéo nhưng không giỏi. Còn Mac không nhảy, anh phụ trách máy quay đĩa.

- Chắc bà đã coi Othello của Shakespearẻ Nàng Desdemona trong truyện yêu chồng chân thành, nhưng vẫn dành tình yêu cho những người anh hùng khác. Nàng yêu một cách ngây thơ và không hiểu thế nào là lòng ghen. Bao nhiêu người đã yêu nàng như điên dại...

- Thực lòng, tôi không hiểu ông định nói gì?

- Tối nay, tôi xin phép được đến thăm bà.

*** Thám tử Poirot đi cùng thanh tra Mile đến chỗ bà Clayton. Bà tỏ vẻ không vui khi nhìn thấy mặt ông thanh tra cảnh sát. Sau khi mọi người đã yên vị, thám tử Poirot từ tốn:

- Xin hai vị bình tĩnh nghe tôi nói, tôi nghĩ là tôi đã biết được diễn biến đích thực trong căn phòng của thiếu tá Ritz tối hôm xảy ra án mạng. Chúng ta đã bắt đầu cảm tưởng sai lầm là chỉ có hai người, William và Ritz, là có thể giấu được xác chết trong rương. Còn một người nữa, có thể làm được việc ấy.

- Chú nhỏ coi thang máy chắc? Thanh tra Mile châm biếm.

- Người đó là ông Clayton.

- Sao? Ông ấy lết vào rương sau khi chết à? Ông có điên không?

- Nói ngắn gọn, ông ấy tự nguyện nấp trong rương. Tôi đã trông thấy những cái lỗ mới xuyên thủng nơi thành rương. Để làm gì vậy? Để ông ấy thở. Còn tại sao lại di chuyển tấm bình phong? Để những người dự cuộc vui không nhìn thấy chiếc rương. Như vậy, thỉnh thoảng ông ấy có thể mở nắp, co duỗi chân tay và hơn thế nữa, nghe thiên hạ nói gì.

Bà Clayton mở to mắt:

- Tại sao anh ấy lại làm như vậy?

- Đơn giản thôi. Ông ấy ghen. Ông ấy cần biết bà có đúng là người tình của Ritz không? Một bức điện không ai nhìn thấy, chiếc vali đã chuẩn bị để rồi bỏ quên nơi câu lạc bộ. Ông ấy đến nhà Ritz sau lúc gọi điện để biết chắc Ritz vắng nhà. Ông tạo cơ hội để vào phòng khách một mình, xê tấm bình phong lại, xuyên lỗ vách rương và chui vào trong. Ông ấy muốn biết sau đêm vui, bà có ở lại với Ritz không? Lòng ghen hờn đã dày vò ông dữ dội.

Mile nói lớn:

- Nhưng ông không định nói là ông ta tự đâm dao vào cổ chứ?

- Không. Đã có người làm việc đó. Các vị hãy nghĩ đến những nhân vật trong Othello! Có một người bạn thật thà trung thành nhưng lại nuôi dưỡng lòng ghen tuông của ông Clayton và đẩy nó đến bùng nổ. Clayton có tự mình nghĩ ra việc nấp trong rương? Không chắc đâu. Rồi buổi tiếp tân diễn ra, ánh sáng trong phòng mờ mờ êm dịu, hai cặp khiêu vũ... Trong khi đó, người phụ trách máy quay đĩa ngay bên chiếc rương có tấm bình phong che khuất, lén đến bên tấm bình phong, mở nắp rương và đâm...

- Nhưng Clayton sẽ kêu lên ngay.

- Không, ông không kêu vì đã bị đánh thuốc mệ William khai xác chết giống như người đang ngủ. Clayton ngủ vì liều thuốc của người bạn cùng uống với ông ở Câu lạc bộ.

- Mac ư? Không, tôi biết rõ anh ấy mà. Tại sao...

- Có thể hắn sẽ nhẫn nại chịu đựng tình trạng làm bạn trung thành của bà và chồng bà, nếu thiếu tá Ritz không nhảy vào cuộc. Sợ mất bà, hắn đã chuẩn bị một tội ác hoàn hảo. Hắn vẽ lối đưa đường cho ông Clayton nấp trong rương, rồi chính hắn hạ sát ông sẽ trút hết tội lỗi lên đầu Ritz. Loại được cả Ritz lẫn chồng bà, hắn sẽ là người gần gũi an ủi bà, biết đâu một ngày nào đó, bà sẽ rủ lòng thương.

Thanh tra Mile cất tiếng nói đầy quyền lực:

- Tốt lắm, nhưng đó chỉ là giả thiết, có thể sự thật không hoàn toàn như vậy. Chứng cớ đâu?

- Tôi tin rằng, chỉ cần anh bảo với Mac Laren rằng, bà Clayton, người đẹp của lòng hắn đã biết rõ sự thật, hắn sẽ tuyệt vọng và thú nhận tất cả cho anh xem. Không có tội phạm nào hoàn hảo cả đâu!

Hết

Tuyển tập tin đồn "dã man" nhất về Sao Việt

01-04-2010 | timnguoiketban_8x

Làm việc trong giới giải trí, những người nổi tiếng không thể tránh khỏi những tin đồn thất thiệt và như một phản xạ có điều kiện, các Sao phải biết sống chung với "lũ" nếu không thì khó có thể trụ vững được.

Ngày 01/04, ngày quốc tế nói dối hay còn được gọi là ngày Cá tháng tư, từ khi du nhập về Việt Nam những mấy năm gần đây được xem là ngày các câu chuyện cười, đùa nhẹ nhàng lên ngôi. Chúng được sử dụng một cách tối đa nhằm tạo nên không khí vui vẻ của một ngày vui vẻ nhất trong năm. Nhưng đôi khi, vì một số lý do ác ý, vô tình, ghen ăn tức ở, đá xoáy nhau...mà một số người đã thêu dệt nên những câu chuyện "bịa như thật" trong 364 ngày bình thường còn lại trong năm.

PV xin điểm lại một số tin đồn từ bình thường đến... "dã man" mà ngay khi "khổ chủ" - Sao nghe được cũng phải giật mình thon thót.

Tin đồn "bầu bí"

Ca sĩ Duy Uyên của nhóm Mắt Ngọc đã từng phải "khốn đốn" chống chọi với tin đồn mang thai và sau đó là... phá thai, Duy Uyên đã phải mếu máo và shock một thời gian khi tin đồng ác ý này bỗng từ trên trời rơi xuống.

Hồ Ngọc Hà quyến rũ

--

Tin đồn đình đám nhất trong thời gian này có lẽ là việc ca sĩ Hồ Ngọc Hà bị nghi đang đi dưỡng thai, mặc cho dư luận bàn tán ngược xuôi, ca sĩ họ Hồ cũng chỉ "tung" ra vài bộ ảnh để xoa dịu dư luận nhưng việc cô không xuất hiện chính thức càng làm cho giới săn tin tò mò và "nóng ruột" hơn bao giờ hết.

Tin đồn về giới tính

Rất nhiều những tin đồn công kích đến những nghệ sĩ, đặc biệt là những diễn viên tài năng có vai diễn đồng tính, giả gái trong các vở kịch, bộ phim rất...hoàn hảo.

Cách đây ít ngày, ca sĩ Long Nhật đã trần tình rằng chỉ vì tin đồn mà ba anh phải nhập viện, gia đình nháo nhác, còn anh thì ngã quỵ và quyết định giải nghệ, về Hải Phòng kinh doanh nhà hàng.

Còn nghệ sĩ hài Hoài Linh cũng không quan tâm vì anh luôn sống trên dư luận. Anh cũng tâm sự rằng anh biết mình là người thế nào, miễn gia đình hiểu anh là được. Anh chia sẻ: "Nếu giới tính của tôi có vấn đề gì cũng bình thường thôi, điều đó không ảnh hưởng đến việc tôi mang tiếng cười cống hiến cho khán giả. Tôi đâu làm gì xấu cho xã hội?"

Đối với ca sĩ Minh Thuận, một người đã làm hẳn một album với hình ảnh liêu trai mát mẻ, mượn âm nhạc nói lên tâm tư, tình cảm của những người đồng tính đã nhận được rất nhiều lời cảm ơn từ những người đồng tính. "Tôi muốn hát tặng đặc biệt cho những người đồng tính. Đây không phải là chuyện cổ vũ hay đề cao họ. Họ là những người rất cô đơn và ít nhiều cần sự an ủi. Tôi chỉ cố gắng mang tới cho họ niềm vui nho nhỏ nào đó.", ca sĩ Minh Thuận tâm sự.

Mr. Đàm sành điệu

--

Khi được hỏi về phản ứng của Mr. Đàm khi đối mặt với những tin đồn, anh trả lời: "Tôi đã đem tất cả những tin đồn ấy ra xếp hàng lại và cười vào mặt những tin đồn đó. Vậy là tôi được cười rồi."

Diễn viên Thành Lộc đã không ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình khi ủng hộ những người đồng tính. Chính những suy nghĩ mới mẻ của nghệ sĩ mà anh là người bị châm chích rất nhiều về giới tính. "Họ là những người đáng thương vô cùng. Tôi nghĩ phải tôn trọng và yêu thương họ hơn. Tôi thấy bản chất người ta là nữ, chỉ có vóc dáng bên ngoài là đàn ông thôi, vậy khi họ được chuyển đổi về với chính họ thì công việc và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Họ sẽ tự tin và sống yêu đời, như vậy không tốt hơn sao?", anh bày tỏ quan điểm về việc chuyển đổi giới tính.

Sự tan vỡ của cuộc hôn nhân đẹp như mơ với nghệ sĩ Xuân Hương, MC Thanh Bạch đã có rất nhiều nghi vấn vây quanh. Khác với Thành Lộc cùng những nghiền ngẫm khi trả lời vào vấn đề thì nghệ sĩ Thanh Bạch thì có phần đanh đá hơn, anh thường "phản pháo" bằng những câu trả lời đanh thép không kém phần uất ức. Cuộc hôn nhân nào cũng vậy, nếu như đã hết yêu thì chia tay là sự giải pháp hoàn hảo nhất, còn gì tuyệt vời hơn khi hai người giờ đây vẫn là bạn thân, bạn diễn cùng đứng chung trên một sân khấu.

Hay như khi được hỏi về tin đồn đồng tính đối với Bình Minh, chàng người mẫu đã cười lớn và nói rằng muốn biết anh có phải là "man" hay không, cứ thử với anh là biết. Hơn hết, một đám cưới linh đình cùng kết quả là một bé gái kháu khỉnh đã phần nào là câu trả lời khá hoàn chỉnh đối với những nghi vấn vây quanh.

Những nữ ca sĩ cá tính cũng bị "lôi" vào nghi án "tử thần" này, với mái tóc tém, cá tính mạnh, nhạc sĩ Phương Uyên cũng đã từng rất khổ sở bởi tin đồn. Tình bạn khăng khít giữa hai người bạn thân Thúy Vinh - Thanh Thảo cũng đã bị bóp méo.

Trên đây chỉ là điểm qua một số trường hợp nghệ sĩ đã trả lời về vấn đề rất nhạy cảm này. Rất nhiều nghệ sĩ khác cũng đang sống trong cảnh dở khóc, dở cười với tin đồn thất thiệt. Suy cho cùng, những người nghệ sĩ đa tài sẽ bị gán ghép với rất nhiều tin đồn, không phải ai cũng dễ vượt qua và cũng không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận công khai giới tính của mình một cách tự tin trên phương tiện thông tin đại chúng như chàng ca sĩ La tinh Ricky Martin cách đây hai ngày.

Tin đồn ly dị

Ca sĩ Lam Trường, hình mẫu người đàn ông hoàn hảo của gia đình cũng đối mặt với tin đồn cuộc hôn nhân đứng trên bờ vực. Lam Trường một mực không trả lời "Yes" hay "No" về chữ ký trong đơn ly hôn nhưng việc hai mẹ con (Ý An và Kiến Văn) "khăn gói quả mướp" sang Mỹ sinh sống đã có rất nhiều dư luận vây quanh.

Diễn viên Việt Anh cũng bỏ mặc ngoài tai những tin đồn thất thiệt và anh vẫn tay trong tay và tiếp tục yêu Lý Nhã Kỳ trên phim từ "Gió nghịch mùa" đến "Nơi tình yêu bắt đầu"...liệu rằng hai người đang phim giả, tình thật hay không thì thời gian sẽ trả lời vì cả Việt Anh và Lý Nhã Kỳ đều rất thận trọng trong từng phát ngôn thời gian gần đây.

Tin đồn bị bệnh và cả...Si đa

Cuối năm ngoái, "bé" Xuân Mai bị đồn là "chết hụt" khi căn bệnh tai biến mạch máu não hành hạ cô khiến cô phải về Việt Nam nhập viện, các fan hâm mộ nháo nhác và tiếc thương cho cô ca sĩ còn trẻ nhưng vắn số. Trên đất Mỹ, Xuân Mai giật mình và bàng hoàng vì tin đồn quái ác kia vì thực tế, cô đang sống, học tập bình thường với sức khỏe rất tốt.

Lại Văn Sâm đã "méo mặt" vì tin đồn bị si đa

--

Người dẫn chương trình được yêu thích nhất nhiều năm liền trên sóng truyền hình quốc gia Lại Văn Sâm đã giật mình khi nghe được tin đồn anh bị Siđa. Lại Văn Sâm không thể tưởng tượng rằng tin đồn "dã man" đấy lại kéo đến với một người không "la cà" như anh.

Diễn viên Hoàng Lan

--

Người cùng chung "số phận tin đồn" với Lại Văn Sâm là diễn viên Hoàng Lan. Vì cường độ làm việc cao dẫn đến sức khỏe bị ảnh hưởng, cô diễn viên của các dạng vai chính chuyên đã bị đồn là "dính chưởng" HIV và ung thư phổi. Sau đấy vài tháng, cô xuất hiện trong một bộ phim thì tin đồn oái ăm và khủng khiếp đấy mới bị dập tắt.

Tin đồn bị chết

Gần đây nhất là tin đồn ca sĩ trẻ Nhật Kim Anh bị chết, rạng sáng ngày 16/3, một tin nhắn với nội dung "Xin thông báo toàn thể bạn bè, anh chị em nghệ sĩ, Nhật Kim Anh đã từ trần vào lúc 3h khuya ngày 15/3..." từ một số thuê bao khuyến mại được gửi đến bạn bè, đồng nghiêp, nhà báo đã khiến cho showbiz Việt một phen nhộn nhịp. Điều đáng nói ở đây, ca sĩ Nhật Kim Anh đã tắt máy điện thoại cả ngày với lý do bận học đã càng làm cho tin đồn cô đã chết càng lan rộng. Nhiều người thở phào vì Nhật Kim Anh vẫn rất "okay" nhưng cũng có người ngao ngán thốt lên "đúng là hết scandal rồi, đến cả chết cũng áp dụng được".

Diễn viên Quốc Tuấn

--

"Diễn viên Quốc Tuấn bị điện giật trong nhà tắm" đến với Quốc Tuấn như tiếng sét ngang tai, chàng trưởng thôn của "Người thổi tù và hàng tổng" đã bàng hoàng khi tin đồn bỗng dưng rơi trúng vào đầu anh. Nhiều người đã gọi điện đến để chia buồn và quả quyết không tin anh đang còn sống trong một thời gian đã làm cho Quốc Tuấn khá "điên đầu".

Nhiều người tự xưng là người thân của MC duyên dáng nhà đài Diễm Quỳnh đã khẳng định "chắc nịch" về thông tin cô bị ung thư giai đoạn cuối, phải sang Singapore phẫu thuật nhưng không khỏi và đã chết. Nếu tinh ý, khán giả có thể thấy Diễm Quỳnh rất "chăm" diện khăn quàng cổ vì trên cổ của cô vẫn còn "tàn tích" của cuộc phẫu thuật tuyến giáp ở Singapore - thời gian chị biến mất và rấy lên tin đồn thất thiệt kia.

* * *

Tin đồn giống như gia vị của showbiz vậy. Dù tốt, xấu thì khó có thể phủ nhận rằng nếu không có tin đồn thì làng giải trí chắc sẽ ảm đạm hơn và ít được bàn luận một cách

Chuyện linh thiêng về những người đã hy sinh

Chuyện linh thiêng về những người đã hy sinh

Chị Hoàng Liên Thái bên mộ của liệt sỹ Hoàng Kim Giao.

Trong chuyến thăm mộ người anh trai là liệt sỹ Hoàng Kim Giao tại nghĩa trang Nam Đàn, chị Hoàng Liên Thái thấy một con bướm nâu đậu lên vai, chị xua mãi không chịu đi. Đến khi chị về Hải Phòng, con bướm nâu ở nghĩa trang hôm nào lại xuất hiện trong nhà chị, đậu lên tấm huy chương của anh Giao, vài ngày sau thì nằm chết trên bàn thờ.

Cách đây không lâu, trong khi trò chuyện về những chi tiết bếp núc xung quanh bộ sách tư liệu "Những lá thư và nhật ký thời chiến Việt Nam" một bạn đồng nghiệp ở báo Giáo dục và thời đại đã hỏi: "Anh có tin vào tâm linh không?". Tôi trả lời ngay: "Đây không phải là chuyện tin, hay không tin. Bởi đó là những điều hết sức thiêng liêng, cao cả và hoàn toàn có thật!".

Tại sao liệt sĩ Lê Văn Huỳnh lại có thể biết trước được ngày tháng mình sẽ hy sinh, biết nơi đồng đội sẽ chôn cất mình ở thôn nào, xã nào... trong khi chiến trường thì ác liệt và mặt trận rộng lớn mênh mông như thế; để rồi viết những dòng thư vĩnh biệt đẫm nước mắt, sau mấy chục năm vẫn còn chính xác tới từng chi tiết nhỏ?

Nhờ đâu mà liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc lại có thể hẹn ước với người mình yêu bằng những linh cảm kỳ lạ, dự báo chính xác trước gần 4 năm về ngày toàn thắng vĩ đại của dân tộc: Đợi đến ngày 30/4/1975, anh sẽ trả lời em hạnh phúc là gì?

Và còn nhiều, rất nhiều những chuyện bí ẩn như thế, mà tôi muốn chép gửi tới bạn đọc trong số báo nhân ngày 27/7 năm nay...

Từ chuyện người phụ nữ có những giấc mơ kỳ lạ...

Người phụ nữ ấy có cái tên thật mộc mạc: Vũ Thị Lưu Liên (tức Lui), hiện đang cùng gia đình trú tại khu 7A9, tập thể Đại học Sư phạm Ngoại ngữ (Cầu Giấy), Hà Nội. Thời trẻ, chị Lưu là cô gái xinh đẹp, hát hay, nên ngoài nhiệm vụ kế toán của Xí nghiệp Ươm tơ thuộc huyện Hoài Đức (Hà Tây), chị còn thường xuyên được "trưng dụng" làm diễn viên ca múa trong đội văn công xung kích của tỉnh...

Người yêu của chị, anh Trần Minh Tiến, là bạn học từ nhỏ, cùng Trường phổ thông Lê Hồng Phong, thị xã Hà Đông. Anh Tiến vào bộ đội năm 1963, thuộc Sư đoàn 308. Mối tình của họ thật đẹp và lãng mạn. Hai người đã dự định xin phép gia đình và cơ quan để tổ chức lễ cưới, thì đầu năm 1968 anh nhận nhiệm vụ vào chiến trường B...

Đêm chia tay, họ ngồi bên nhau thức trắng để nói bao điều về hạnh phúc. Như nhiều đôi trai gái yêu nhau thời chiến, anh tặng chị chiếc nhẫn đuya-ra có khắc hình trái tim, chị tặng anh chiếc khăn tay có thêu bông hoa hồng, với lời hẹn chiến thắng trở về. Nhưng anh nói: "Nếu em nhận được chiếc khăn tay này từ người khác trao lại, thì có nghĩa là anh không còn nữa, em hãy đi lấy chồng". Đó cũng là "mật ước" giữa hai người...

Điều lạ lùng là chị Lưu có một khả năng linh cảm đặc biệt. Cứ sau mỗi ngày bận rộn với công tác cơ quan, hoặc đi biểu diễn phục vụ đồng bào chiến sĩ... đêm về, hễ nhắm mắt lại là chị lại gặp anh trong giấc mơ... Chị Lưu đã hình dung ra từng chặng đường hành quân gian lao vất vả của anh Tiến suốt dọc Trường Sơn. Những cảnh lội suối, vượt thác, băng rừng, sốt rét, bom đạn... đã diễn ra như một cuốn phim sống động đến kỳ lạ.

Tất cả những điều ấy đều được chị Lưu ghi vào nhật ký. Có tới hàng chục cuốn sổ nhật ký mà sau này đọc lại, đồng đội của anh đều không khỏi kinh ngạc, vì độ chính xác của nó cứ như chị Lưu là người trong cuộc vậy.

Cho tới một đêm, chị Lưu thấy anh Tiến cùng đơn vị đã vào tới Khe Sanh... Một trận đánh đẫm máu diễn ra... anh bị trọng thương, rồi hy sinh... Đó là ngày 31/5/1968. (Sau này giấy báo tử của liệt sĩ Trần Minh Tiến cũng xác nhận anh hy sinh tại đồi Làng Cát, mặt trận Khe Sanh đúng ngày đó). Sáng dậy, chị Lưu khóc hết nước mắt, nhưng nói ra thì những người xung quanh đều không tin, chỉ động viên chị "đừng tin vào ác mộng".

Vài tháng sau, một đêm nọ Lưu lại nằm mơ và thấy đơn vị của anh Tiến đã từ chiến trường hành quân ra Bắc. Anh mặc quân phục đã bạc màu, người gầy xanh, buồn rầu nói với chị: "Hãy đến ngay huyện Thạch Thất để nhận di vật của anh gửi lại". Anh còn dẫn đường đi chi tiết cho chị: đến ngã ba nào rẽ trái... gặp cây cầu nào rẽ phải... qua cánh đồng rộng bao xa... đến xã ấy... thôn ấy...

Gần bốn giờ sáng, chị không sao ngủ được nữa, vùng dậy lấy xe đạp một mình đạp về Thạch Thất. Chị đi như người mộng du, nhưng đầu óc thì tỉnh táo vô cùng. Tới địa chỉ như đã dẫn trong mơ, chị gõ cửa một nhà dân, gặp đúng Đại đội trưởng Kiều Thuần (hiện là Phó chủ tịch Hội CCB tỉnh Hà Tây) vừa thức dậy, tay cầm bát sắt "B52" và khăn mặt đi ra giếng để đánh răng rửa mặt. Anh Thuần ngạc nhiên hết sức, bởi đơn vị của anh vừa bí mật hành quân tập kết về địa phương lúc nửa đêm. Nhiều người dân trong thôn còn chưa biết có bộ đội mới về.

"Chúng tôi định nghỉ ngơi vài ngày, rồi mới báo cho chị và gia đình biết để nhận lại di vật của anh Tiến" - Người Đại đội trưởng ái ngại nói với chị Lưu như vậy. Và ngay sau đó, chị đã nhận được chiếc khăn tay quy ước giữa hai người... Chị bật khóc: Vậy là anh Tiến đã không bao giờ trở về nữa!

Một năm sau, chị Lưu lấy chồng. Chú rể là anh Nguyễn Doãn Hùng, một sĩ quan trẻ, sau này là giáo viên dạy tiếng Nga. Anh Hùng đã đem lòng yêu mến chị Lưu từ lâu... Nhưng chị không giấu giếm bảo: "Em đồng ý lấy anh, vì anh Tiến đã "báo mộng" bảo phải như vậy. Tình yêu em đã dành cho anh ấy hết rồi. Nếu anh chấp nhận được thì chúng mình cưới nhau". Anh Hùng đồng ý. Bây giờ họ đã có với nhau ba mặt con, (hai trai, một gái), tất cả đều thành đạt...

... Đến con bướm nâu ở nghĩa trang Nam Đàn...

Chị Hoàng Liên Thái là giáo viên của Trường THCS Võ Thị Sáu, Tp. Hải Phòng. Người anh ruột của chị, liệt sĩ Hoàng Kim Giao đã hy sinh tại mặt trận Quân khu Bốn năm 1968, trong một lần phá bom nổ chậm. Quả bom thứ 72 định mệnh đã nổ tung, khiến thi hài của anh tan nát. Đồng đội cố gắng hết mức, cũng chỉ thu lại được một gói nhỏ...

Theo phong tục của đồng bào địa phương, để hình hài người liệt sĩ được nguyên vẹn, đủ xương cốt cho linh hồn siêu thoát, bà con đã cho thêm vào trong quan tài mấy con cá nhỏ... và mai táng tại nghĩa trang huyện Nam Đàn (Nghệ An).

Sau ngày người anh trai hy sinh, gia đình chị Thái đã nhiều lần vào thăm mộ anh tại nghĩa trang Nam Đàn. Đặc biệt, từ tháng 12/2004 tới nay, chị Thái đã một mình vào Nghệ An ba lần. Có lần chị đi tàu suốt đêm, xuống ga Vinh thuê xe ôm vào tới nghĩa trang trời vẫn còn tối... Giữa mênh mông những ngôi mộ, gió thổi u ù, một mình chị bật lửa mãi mới châm được bó hương mang theo. Ánh lửa lập lòe khiến người quản trang cứ ngỡ... có ma (!). Vậy mà người phụ nữ ấy không sợ. Hay nói chính xác hơn, chị không có cảm giác sợ hãi mỗi khi nghĩ tới người anh trai.

Trong chuyến thăm mộ ngày 29/4/2005, chị Thái mang theo cuốn "Những lá thư thời chiến Việt Nam" (tập 1) có đăng 7 lá thư của liệt sĩ Hoàng Kim Giao. Khi đặt tập sách lên mộ, thắp hương, rồi khấn vái... bó hương đang âm ỉ bỗng cháy bùng lên, dù lúc ấy nghĩa trang đang lặng gió. Chị Thái còn chưa hết ngạc nhiên vì chưa bao giờ thấy hiện tượng ấy bao giờ, thì có một cánh bướm màu nâu đậm, to bằng nửa bàn tay, từ đâu bay tới đậu lên vai chị. Dùng tay phất đuổi, cánh bướm vẫn không chịu bay đi, nó cứ lượn vòng quanh rồi đậu lên bia mộ... Vẫn biết đó có thể chỉ là sự trùng hợp tình cờ, nhưng chị Thái bỗng rùng mình, ớn lạnh, cảm giác như có ai đó đang nhìn mình, ở ngay bên cạnh mình...

Chưa hết, ngày hôm sau, khi đã về tới Hải Phòng, chị Thái kinh ngạc khi nhận ra con bướm nâu ở nghĩa trang Nam Đàn hôm trước đang có mặt trong nhà mình. Lạ hơn nữa, là con bướm đang đậu trên tấm huân chương của liệt sĩ Hoàng Kim Giao. Mọi người trong nhà rất mừng, nhưng 4 ngày sau, con bướm ấy đã nằm chết trên bàn thờ, dưới bức ảnh ông cụ thân sinh của người liệt sĩ. Chị Thái nhẹ nhàng nâng xác con bướm đã khô lên và khóc... Chị đã quyết định ép nó vào cuốn sổ tay và gửi cho tôi bản chụp cánh bướm ấy.

"Anh Thạc ơi, nếu có linh thiêng!..."

TS. Phạm Thị Như Anh, người bạn gái thân thiết của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc (tác giả của tập nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi) kể: Trên một chuyến bay của Hãng Hàng không Thái Lan từ châu Âu về Việt Nam, người ta tổ chức bốc thăm may mắn. Giải thưởng là một tấm vé máy bay khứ hồi, giá trị cả ngàn đôla. Vốn không tin vào những trò may rủi và rất hiểu đó cũng chỉ là một "chiêu tiếp thị" khách hàng, cả ngàn khách thử vận may mới có một người trúng, nhưng chị Như Anh vẫn vui vẻ tham gia.

Trước khi bốc thăm, trong đầu chị chợt nghĩ đến anh Thạc. Tin rằng nếu như có linh hồn, thì nhất định anh ấy sẽ luôn ở bên cạnh và giúp đỡ chị. Và chị Như Anh thầm khấn: "Thạc ơi, nếu có linh thiêng thì giúp em đi!". Thật bất ngờ, lát sau, cô tiếp viên xinh xắn tiến lại thông báo và chúc mừng chị đã trúng thưởng...

Kể từ đó, những khi buồn đau, vấp ngã trong cuộc sống và khó khăn nhất trong kinh doanh, những khi tưởng chừng như không vượt qua nổi, chị Như Anh đều nhớ đến anh Thạc và thầm gọi tên anh như một câu thần chú: "Thạc ơi, nếu linh thiêng thì giúp em đi!". Có thể, đó chỉ là hy vọng, là niềm tin vào những gì tốt đẹp nhất trên đời; nhưng nó đã giúp chị không gục ngã trước số phận, vượt qua mọi thử thách và thành công.

Tháng 7 này, TS. Phạm Thị Như Anh sẽ trở lại Việt Nam. Dự định của chị là sẽ cùng gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, những người bạn học cũ và bạn chiến đấu của anh... vận động thành lập Quỹ học bổng mang tên Mãi mãi tuổi hai mươi, để hàng năm có thể hỗ trợ cho những sinh viên nghèo học giỏi văn trên cả nước. Sinh thời, anh lính binh nhì yêu văn chương ấy luôn mơ ước làm được điều gì đó để cống hiến cho văn học nước nhà. Sau 33 năm Nguyễn Văn Thạc hy sinh, cầu mong ước nguyện tốt đẹp của anh sẽ trở thành hiện thực!

Theo CAND- Đặng Vương Hưng  

Những hội viên sau cảm ơn hp571 vì bài viết hữu ích :

simemuon

hp571Xem hồ sơGởi nhắn tin tới hp571Find More Posts by hp571

18-09-2006

  #2

hp571

Hội viên

Tham gia ngày: Oct 2005

Bài gởi: 20

Thanks: 0

Thanked 2 Times in 2 Posts

Bức thư của một liệt sĩ và bí ẩn của chiến tranh

Một người lính trước khi hy sinh đã viết một bức thư cho gia đình. Điều kỳ lạ là anh đã tiên cảm được cái chết của mình, mộ sẽ chôn ở đâu... và dặn dò người vợ trẻ sau này đất nước thống nhất hãy tìm đến đó để đưa hài cốt về quê... Nội dung bức thư ấy thế nào? Và người lính đó là ai?

Quảng Trị, ngày 11-9-1972

Toàn gia đình kính thương!

Hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng, phòng khi đã "đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất", thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột.

Mẹ kính mến! Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước, chưa đền đáp được công ơn to lớn đó của mẹ thì đứa con út của mẹ đã phải đi thăm bố con rồi. Thư này tới tay mẹ, chắc mẹ buồn lắm. Lòng mang nặng đẻ đau, giọt máu đào hơn ao nước lã. Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống... trời ơi, hỡi trời! Con của mẹ đã đi xa, để lại cho mẹ nỗi buồn nhất trên đời.

Con rất hiểu đời mẹ khổ đã nhiều, nay bao hy vọng nuôi con khôn lớn, song vì đất nước có chiến tranh, thì mẹ ơi hãy lau nước mắt cho đời trẻ lâu, sống đến ngày đón mừng chiến thắng. Con đi, mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu. Coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ. Mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi. Bố con đã đi xa, để lại cho mẹ biết bao khó nhọc. Nay con đã đến ngày khôn lớn thì... Thôi nhé, mẹ đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau!

Em yêu thương! Mọi lá thư đến với em đều là nguồn động viên em khi xa anh. Song, lá thư này đến tay em là nỗi buồn nhất và có lẽ là nỗi buồn đầu tiên trong cuộc đời của em. Em ạ, chúng ta đã sống với nhau chẳng được là bao, thì chiến tranh đã cướp đi của em biết bao tình thương yêu, trìu mến. Người ta lấy chồng thì được chiều chuộng mọi điều. Song đối với em chưa được hưởng điều diễm phúc ấy thì đã phải xa anh rồi.

Thật chỉ là vừa gặp nhau đã phải mãi mãi xa nhau. Anh rất hiểu: biết tin này em sẽ gầy đi nhiều vì thương nhớ anh, vì đã phải xa anh. Anh rất muốn được sống mãi mãi bên em. Song vì chiến tranh... thì em ơi, hãy gạt nước mắt cho đời trẻ lại. Giờ đây anh biết nói gì với em. Chỉ mong em khỏe, yêu đời...

Em thương yêu! Nếu thực sự thương anh thì em hãy làm theo lời anh căn dặn: Hằng năm, cứ đến ngày này, em hãy thắp vài nén hương tưởng nhớ tới anh. Còn em khi nhận được thư này hãy đừng buồn nhiều cho đời tươi trẻ. Nếu có điều kiện, hãy cứ "đi bước nữa", vì em còn trẻ lắm. Theo anh thì nên làm như vậy.

Nhưng anh chỉ mong một điều là em đối đãi với mẹ và anh chị trong gia đình như khi anh còn sống. Anh mong em hãy làm tròn cho linh hồn anh được bay cao, ôm ấp trong giấc mơ trìu mến của em. Khi mẹ qua đời, em hãy làm đúng nghi lễ của người con dâu của gia đình. Thôi nhé, anh biết em sẽ không đọc nổi lá thư này, vì biết bao nỗi buồn đè nặng lên tấm thân người con gái trẻ tuổi như em.

Nhưng em ơi, hãy bình tĩnh lại làm theo lời anh căn dặn. Còn ngày anh đi xa, là ngày đề ở ngoài phong bì mà nhờ các bạn anh gửi giúp. Em sẽ đọc thư này cho mọi người trong gia đình nghe trong buổi lễ truy điệu anh. Cho anh gửi lời chúc sức khỏe tất cả những người quen thuộc trên quê hương trong buổi lễ truy điệu lịch sử này.

Thôi nhé, em đừng buồn, khi được sống hòa bình hãy nhớ tới công anh. Nếu thương anh thực sự thì khi hòa bình, có điều kiện vào Nam lấy hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông. Từ thị xã qua cầu, ngược trở lại, hỏi thăm về "Nham Biều 1". Nếu tính xuôi theo dòng nước thì ở cuối làng. Về đấy tìm sẽ thấy bia ghi dòng chữ tên anh đục trên mảnh tôn. Thôi nhé, đó là có điều kiện, còn không thì em hãy cứ làm tốt những điều anh dặn trên là tốt lắm rồi.

Anh chị kính mến! Anh em liền khúc ruột mềm, mà giờ đây đã phải mãi mãi xa anh. Ra đi mong anh chị khỏe mạnh, trông nom mẹ già thay em, động viên mẹ khi biết được tin này. Em rất hiểu anh chị buồn lắm. Kể gì đây cho anh chị đỡ buồn? Song anh chị hãy coi như em đã sống trọn một đời vì chiến tranh tất cả.

Anh chị hãy vui lên, chăm sóc các cháu, nuôi mẹ già sống lâu, đó là điều em mong muốn nhất. Để cho linh hồn em mãi mãi quanh anh chị và gia đình. Đối với Xơ, anh chị nên động viên, em nó còn trẻ lắm. Hòa bình nếu có điều kiện vào thị xã Quảng Trị, sẽ đến được chỗ em yên nghỉ theo em đã dặn trên. Thôi nhé, chào anh chị ở lại. Hồn em mãi mãi bên anh chị!

Trương cháu mến thương! Giờ đây còn bé, song sau này cháu sẽ là trưởng gia. Giờ đây phải cố gắng học tập cho thành người. Được sống hòa bình, hãy luôn nhớ tới người chú ruột của cháu đã hy sinh. Khi trưởng thành, hằng năm cứ đến ngày này, hãy tưởng nhớ tới linh hồn của chú. Đặc tính của chú là thích ăn thịt gà, chuối và xôi lắm đấy. Thôi nhé, hãy làm tròn nghĩa vụ của người cháu đích tôn đối với chú!

Thầy mẹ kính mến! Trưới lúc đi xa con có mấy điều mong thầy mẹ làm theo lời con mong muốn. Thầy mẹ ạ, con rất hiểu thầy mẹ buồn nhiều vì mất đi người con thương mến của gia đình. Con mong thầy mẹ đừng buồn nhiều, mạnh khỏe cho đời mãi mãi kéo dài, đón mừng ngày thống nhất.

Thầy mẹ ạ! Chúng con sống với nhau chẳng được bao lâu nay đã... chắc em nó buồn lắm. Thầy mẹ động viên em thay con. Theo con, đời em còn trẻ lắm. Nếu ai người ta thông cảm, thì mẹ động viên em nó nên đi bước nữa. Cứ ngày này thầy mẹ hãy nhớ tới con. Thôi, tất cả những gì đã qua là vào dĩ vãng. Ra đi, con mong thầy mẹ khỏe, sống lâu mãi mãi. Cho con gửi lời chào bá, các cậu, các mợ, chị Lộc và toàn thể họ hàng thân thuộc.

Con của gia đình: Huỳnh.

TB: Em thương yêu! Nhận tin này em hãy báo tin cho người bạn của anh, mà ngày nào đã có dịp về chơi, địa chỉ: Hoàng Khắc Chiến, xóm Chính, thôn Hoằng Trì, xã Hoàng Thăng, Hoàng Hóa, Thanh Hóa. Nội dung: H. đã hy sinh ngày 2/1/73 (tức ngày 28/11 âm lịch).

Thôi con đi đây. Chào tất cả gia đình và làng xóm quê hương!

***

Tác giả bức thư trên, có tên đầy đủ là Lê Văn Huỳnh. Anh sinh năm 1949, trong một gia đình nông dân nghèo ở vùng quê lúa Thái Bình; có ông nội và cha đều bị thực dân Pháp sát hại. Đang là sinh viên năm thứ tư Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, tháng 5/1972, Huỳnh tình nguyện đi bộ đội và xung phong vào chiến trường; đúng thời điểm ở Quảng Trị đang diễn ra những trận đánh ác liệt và đẫm máu nhất.

Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị với 81 ngày đêm oanh liệt, đầy bão lửa của quân và dân ta đã làm rung chuyển cả thế giới. Để giành được chiến thắng vẻ vang, đã có gần một vạn chiến sĩ ưu tú nhất của chúng ta hy sinh. Trung bình mỗi đêm lại có thêm một đại đội (khoảng trên 100 người) bộ đội ta vượt sông Thạch Hãn để vào Thành cổ, và họ đều lần lượt ngã xuống, rất ít người trở về...

Đầu tháng 9/1972, Lê Văn Huỳnh được lệnh đi làm nhiệm vụ đưa hàng qua sông Thạch Hãn. Anh hiểu rằng "đã sắp đến lượt mình". Đó sẽ là một chuyến đi xa, rất xa, không hẹn ngày trở lại! Anh đã bình thản tự làm một tấm tôn thay bia mộ cho mình; trên đó có khắc đủ cả họ tên, quê quán, năm sinh... rồi xé 10 trang giấy từ cuốn sổ tay, viết sẵn bức thư cho gia đình, dặn dò kỹ lưỡng từng người: với mẹ già, với người vợ trẻ, với anh chị và cả với đứa cháu trai bé bỏng...

Tình cảm bao trùm lên cả bức thư ấy là sự khát khao cuộc sống và tình yêu thương vô bờ bến dành cho những người thân trước giờ phút biệt ly.

Điều khiến người đọc không khỏi kinh ngạc, là bức thư trên đã được Lê Văn Huỳnh viết ra bằng một sự tiên cảm kỳ lạ. Làm sao anh biết chắc ngôi mộ của mình sẽ được các đồng đội chôn cất đúng ở thôn Nham Biều 1? Để rồi hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết đường đi cho vợ mình, đợi ngày thống nhất thì vào mang hài cốt về quê?... Cuộc sống vốn kỳ diệu như thế! Có nhiều điều ta chưa giải thích được. Tất cả những gì Lê Văn Huỳnh viết trong thư trước khi hy sinh, đều chính xác như lời một nhà tiên tri!

Ông Lê Quang Chẩm (thôn Phú Ân, xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình; điện thoại: 036.810692), anh ruột của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh, đã cung cấp cho chúng tôi tư liệu trên và kể: "Bức thư đã được một đồng đội của Huỳnh là anh Nguyễn Văn Duy mang về tận quê trao cho gia đình cùng một chiếc ba lô trước khi nhận được giấy báo tử.

Suốt 30 năm tôi trăn trở theo thư Huỳnh dặn và lời trăng trối lúc mẹ qua đời: "Phải tìm bằng được mộ của em trai con". Năm 2002, chúng tôi đã tìm được một số đồng đội cũ của Huỳnh. Đó là các anh Lê Văn Cường và Vũ Hồng Sơn; họ là những người đã mai táng cho em tôi. Nhờ đó, hài cốt của em tôi đã được trở về quê mẹ, đúng như ý nguyện của chú ấy trước ngày đi xa...".

Cũng cần phải viết thêm điều này: Người vợ tên Xơ của Huỳnh khi anh vào chiến trường mới 22 tuổi. Họ vừa cưới nhau chưa kịp có con thì đã phải chia tay. Anh ra đi và không bao giờ trở về. Giờ đây, chị Đặng Thị Xơ đã hơn 50 tuổi, nhưng vẫn ở vậy, không đi bước nữa.

Bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị. Khách đến thăm, bao nhiêu người khi được giới thiệu về bức thư ấy, là bấy nhiêu người không cầm được nước mắt

Theo báo VNCA-của Trần Đặng

Chuyện linh thiêng về những người đã mất

Chị Hoàng Liên Thái bên mộ của liệt sỹ Hoàng Kim Giao.

Trong chuyến thăm mộ người anh trai là liệt sỹ Hoàng Kim Giao tại nghĩa trang Nam Đàn, chị Hoàng Liên Thái thấy một con bướm nâu đậu lên vai, chị xua mãi không chịu đi. Đến khi chị về Hải Phòng, con bướm nâu ở nghĩa trang hôm nào lại xuất hiện trong nhà chị, đậu lên tấm huy chương của anh Giao, vài ngày sau thì nằm chết trên bàn thờ.

Cách đây không lâu, trong khi trò chuyện về những chi tiết bếp núc xung quanh bộ sách tư liệu "Những lá thư và nhật ký thời chiến Việt Nam" một bạn đồng nghiệp ở báo Giáo dục và thời đại đã hỏi: "Anh có tin vào tâm linh không?". Tôi trả lời ngay: "Đây không phải là chuyện tin, hay không tin. Bởi đó là những điều hết sức thiêng liêng, cao cả và hoàn toàn có thật!".

Tại sao liệt sĩ Lê Văn Huỳnh lại có thể biết trước được ngày tháng mình sẽ hy sinh, biết nơi đồng đội sẽ chôn cất mình ở thôn nào, xã nào... trong khi chiến trường thì ác liệt và mặt trận rộng lớn mênh mông như thế; để rồi viết những dòng thư vĩnh biệt đẫm nước mắt, sau mấy chục năm vẫn còn chính xác tới từng chi tiết nhỏ?

Nhờ đâu mà liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc lại có thể hẹn ước với người mình yêu bằng những linh cảm kỳ lạ, dự báo chính xác trước gần 4 năm

Và còn nhiều, rất nhiều những chuyện bí ẩn như thế, mà tôi muốn chép gửi tới bạn đọc trong số báo nhân ngày 27/7 năm nay...

Từ chuyện người phụ nữ có những giấc mơ kỳ lạ...

Người phụ nữ ấy có cái tên thật mộc mạc: Vũ Thị Lưu Liên (tức Lui), hiện đang cùng gia đình trú tại khu 7A9, tập thể Đại học Sư phạm Ngoại ngữ (Cầu Giấy), Hà Nội. Thời trẻ, chị Lưu là cô gái xinh đẹp, hát hay, nên ngoài nhiệm vụ kế toán của Xí nghiệp Ươm tơ thuộc huyện Hoài Đức (Hà Tây), chị còn thường xuyên được "trưng dụng" làm diễn viên ca múa trong đội văn công xung kích của tỉnh...

Người yêu của chị, anh Trần Minh Tiến, là bạn học từ nhỏ, cùng Trường phổ thông Lê Hồng Phong, thị xã Hà Đông. Anh Tiến vào bộ đội năm 1963, thuộc Sư đoàn 308. Mối tình của họ thật đẹp và lãng mạn. Hai người đã dự định xin phép gia đình và cơ quan để tổ chức lễ cưới, thì đầu năm 1968 anh nhận nhiệm vụ vào chiến trường B...

Đêm chia tay, họ ngồi bên nhau thức trắng để nói bao điều về hạnh phúc. Như nhiều đôi trai gái yêu nhau thời chiến, anh tặng chị chiếc nhẫn đuya-ra có khắc hình trái tim, chị tặng anh chiếc khăn tay có thêu bông hoa hồng, với lời hẹn chiến thắng trở về. Nhưng anh nói: "Nếu em nhận được chiếc khăn tay này từ người khác trao lại, thì có nghĩa là anh không còn nữa, em hãy đi lấy chồng". Đó cũng là "mật ước" giữa hai người...

Điều lạ lùng là chị Lưu có một khả năng linh cảm đặc biệt. Cứ sau mỗi ngày bận rộn với công tác cơ quan, hoặc đi biểu diễn phục vụ đồng bào chiến sĩ... đêm về, hễ nhắm mắt lại là chị lại gặp anh trong giấc mơ... Chị Lưu đã hình dung ra từng chặng đường hành quân gian lao vất vả của anh Tiến suốt dọc Trường Sơn. Những cảnh lội suối, vượt thác, băng rừng, sốt rét, bom đạn... đã diễn ra như một cuốn phim sống động đến kỳ lạ.

Tất cả những điều ấy đều được chị Lưu ghi vào nhật ký. Có tới hàng chục cuốn sổ nhật ký mà sau này đọc lại, đồng đội của anh đều không khỏi kinh ngạc, vì độ chính xác của nó cứ như chị Lưu là người trong cuộc vậy.

Cho tới một đêm, chị Lưu thấy anh Tiến cùng đơn vị đã vào tới Khe Sanh... Một trận đánh đẫm máu diễn ra... anh bị trọng thương, rồi hy sinh... Đó là ngày 31/5/1968. (Sau này giấy báo tử của liệt sĩ Trần Minh Tiến cũng xác nhận anh hy sinh tại đồi Làng Cát, mặt trận Khe Sanh đúng ngày đó). Sáng dậy, chị Lưu khóc hết nước mắt, nhưng nói ra thì những người xung quanh đều không tin, chỉ động viên chị "đừng tin vào ác mộng".

Vài tháng sau, một đêm nọ Lưu lại nằm mơ và thấy đơn vị của anh Tiến đã từ chiến trường hành quân ra Bắc. Anh mặc quân phục đã bạc màu, người gầy xanh, buồn rầu nói với chị: "Hãy đến ngay huyện Thạch Thất để nhận di vật của anh gửi lại". Anh còn dẫn đường đi chi tiết cho chị: đến ngã ba nào rẽ trái... gặp cây cầu nào rẽ phải... qua cánh đồng rộng bao xa... đến xã ấy... thôn ấy...

Gần bốn giờ sáng, chị không sao ngủ được nữa, vùng dậy lấy xe đạp một mình đạp về Thạch Thất. Chị đi như người mộng du, nhưng đầu óc thì tỉnh táo vô cùng. Tới địa chỉ như đã dẫn trong mơ, chị gõ cửa một nhà dân, gặp đúng Đại đội trưởng Kiều Thuần (hiện là Phó chủ tịch Hội CCB tỉnh Hà Tây) vừa thức dậy, tay cầm bát sắt "B52" và khăn mặt đi ra giếng để đánh răng rửa mặt. Anh Thuần ngạc nhiên hết sức, bởi đơn vị của anh vừa bí mật hành quân tập kết về địa phương lúc nửa đêm. Nhiều người dân trong thôn còn chưa biết có bộ đội mới về.

"Chúng tôi định nghỉ ngơi vài ngày, rồi mới báo cho chị và gia đình biết để nhận lại di vật của anh Tiến" - Người Đại đội trưởng ái ngại nói với chị Lưu như vậy. Và ngay sau đó, chị đã nhận được chiếc khăn tay quy ước giữa hai người... Chị bật khóc: Vậy là anh Tiến đã không bao giờ trở về nữa!

Một năm sau, chị Lưu lấy chồng. Chú rể là anh Nguyễn Doãn Hùng, một sĩ quan trẻ, sau này là giáo viên dạy tiếng Nga. Anh Hùng đã đem lòng yêu mến chị Lưu từ lâu... Nhưng chị không giấu giếm bảo: "Em đồng ý lấy anh, vì anh Tiến đã "báo mộng" bảo phải như vậy. Tình yêu em đã dành cho anh ấy hết rồi. Nếu anh chấp nhận được thì chúng mình cưới nhau". Anh Hùng đồng ý. Bây giờ họ đã có với nhau ba mặt con, (hai trai, một gái), tất cả đều thành đạt...

... Đến con bướm nâu ở nghĩa trang Nam Đàn...

Chị Hoàng Liên Thái là giáo viên của Trường THCS Võ Thị Sáu, Tp. Hải Phòng. Người anh ruột của chị, liệt sĩ Hoàng Kim Giao đã hy sinh tại mặt trận Quân khu Bốn năm 1968, trong một lần phá bom nổ chậm. Quả bom thứ 72 định mệnh đã nổ tung, khiến thi hài của anh tan nát. Đồng đội cố gắng hết mức, cũng chỉ thu lại được một gói nhỏ...

Theo phong tục của đồng bào địa phương, để hình hài người liệt sĩ được nguyên vẹn, đủ xương cốt cho linh hồn siêu thoát, bà con đã cho thêm vào trong quan tài mấy con cá nhỏ... và mai táng tại nghĩa trang huyện Nam Đàn (Nghệ An).

Sau ngày người anh trai hy sinh, gia đình chị Thái đã nhiều lần vào thăm mộ anh tại nghĩa trang Nam Đàn. Đặc biệt, từ tháng 12/2004 tới nay, chị Thái đã một mình vào Nghệ An ba lần. Có lần chị đi tàu suốt đêm, xuống ga Vinh thuê xe ôm vào tới nghĩa trang trời vẫn còn tối... Giữa mênh mông những ngôi mộ, gió thổi u ù, một mình chị bật lửa mãi mới châm được bó hương mang theo. Ánh lửa lập lòe khiến người quản trang cứ ngỡ... có ma (!). Vậy mà người phụ nữ ấy không sợ. Hay nói chính xác hơn, chị không có cảm giác sợ hãi mỗi khi nghĩ tới người anh trai.

Trong chuyến thăm mộ ngày 29/4/2005, chị Thái mang theo cuốn "Những lá thư thời chiến Việt Nam" (tập 1) có đăng 7 lá thư của liệt sĩ Hoàng Kim Giao. Khi đặt tập sách lên mộ, thắp hương, rồi khấn vái... bó hương đang âm ỉ bỗng cháy bùng lên, dù lúc ấy nghĩa trang đang lặng gió. Chị Thái còn chưa hết ngạc nhiên vì chưa bao giờ thấy hiện tượng ấy bao giờ, thì có một cánh bướm màu nâu đậm, to bằng nửa bàn tay, từ đâu bay tới đậu lên vai chị. Dùng tay phất đuổi, cánh bướm vẫn không chịu bay đi, nó cứ lượn vòng quanh rồi đậu lên bia mộ... Vẫn biết đó có thể chỉ là sự trùng hợp tình cờ, nhưng chị Thái bỗng rùng mình, ớn lạnh, cảm giác như có ai đó đang nhìn mình, ở ngay bên cạnh mình...

Chưa hết, ngày hôm sau, khi đã về tới Hải Phòng, chị Thái kinh ngạc khi nhận ra con bướm nâu ở nghĩa trang Nam Đàn hôm trước đang có mặt trong nhà mình. Lạ hơn nữa, là con bướm đang đậu trên tấm huân chương của liệt sĩ Hoàng Kim Giao. Mọi người trong nhà rất mừng, nhưng 4 ngày sau, con bướm ấy đã nằm chết trên bàn thờ, dưới bức ảnh ông cụ thân sinh của người liệt sĩ. Chị Thái nhẹ nhàng nâng xác con bướm đã khô lên và khóc... Chị đã quyết định ép nó vào cuốn sổ tay và gửi cho tôi bản chụp cánh bướm ấy.

"Anh Thạc ơi, nếu có linh thiêng!..."

TS. Phạm Thị Như Anh, người bạn gái thân thiết của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc kể: Trên một chuyến bay của Hãng Hàng không Thái Lan từ châu Âu về Việt Nam, người ta tổ chức bốc thăm may mắn. Giải thưởng là một tấm vé máy bay khứ hồi, giá trị cả ngàn đôla. Vốn không tin vào những trò may rủi và rất hiểu đó cũng chỉ là một "chiêu tiếp thị" khách hàng, cả ngàn khách thử vận may mới có một người trúng, nhưng chị Như Anh vẫn vui vẻ tham gia.

Trước khi bốc thăm, trong đầu chị chợt nghĩ đến anh Thạc. Tin rằng nếu như có linh hồn, thì nhất định anh ấy sẽ luôn ở bên cạnh và giúp đỡ chị. Và chị Như Anh thầm khấn: "Thạc ơi, nếu có linh thiêng thì giúp em đi!". Thật bất ngờ, lát sau, cô tiếp viên xinh xắn tiến lại thông báo và chúc mừng chị đã trúng thưởng...

Kể từ đó, những khi buồn đau, vấp ngã trong cuộc sống và khó khăn nhất trong kinh doanh, những khi tưởng chừng như không vượt qua nổi, chị Như Anh đều nhớ đến anh Thạc và thầm gọi tên anh như một câu thần chú: "Thạc ơi, nếu linh thiêng thì giúp em đi!". Có thể, đó chỉ là hy vọng, là niềm tin vào những gì tốt đẹp nhất trên đời; nhưng nó đã giúp chị không gục ngã trước số phận, vượt qua mọi thử thách và thành công.

Tháng 7 này, TS. Phạm Thị Như Anh sẽ trở lại Việt Nam. Dự định của chị là sẽ cùng gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, những người bạn học cũ và bạn chiến đấu của anh... vận động thành lập Quỹ học bổng mang tên Mãi mãi tuổi hai mươi, để hàng năm có thể hỗ trợ cho những sinh viên nghèo học giỏi văn trên cả nước. Sinh thời, anh lính binh nhì yêu văn chương ấy luôn mơ ước làm được điều gì đó để cống hiến cho văn học nước nhà.

Theo CAND- Đặng Vương Hưng

Last edited by Bin571; 19-10-2007 at 12:50 PM..  

The Following 5 Users Say Thank You to Bin571 For This Useful Post:

hoangyen (22-09-2010), lckhang (28-03-2010), lehoanghuy (03-05-2010), limon (08-06-2010)

Bin571Xem hồ sơGởi tin nhắn tới Bin571Find More Posts by Bin571

13-10-2007, 12:19 PM

  #2

Bin571

Senior Moderator

Gia nhập: Oct 2007

Bài gởi: 4,609

Thanks: 609

Thanked 12231 Times in 2985 Posts

Bức thư của một liệt sĩ và bí ẩn của chiến tranh

Một người lính trước khi hy sinh đã viết một bức thư cho gia đình. Điều kỳ lạ là anh đã tiên cảm được cái chết của mình, mộ sẽ chôn ở đâu... và dặn dò người vợ trẻ sau này đất nước thống nhất hãy tìm đến đó để đưa hài cốt về quê... Nội dung bức thư ấy thế nào? Và người lính đó là ai?

Quảng Trị, ngày 11-9-1972

Toàn gia đình kính thương!

Hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng, phòng khi đã "đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất", thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột.

Mẹ kính mến! Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước, chưa đền đáp được công ơn to lớn đó của mẹ thì đứa con út của mẹ đã phải đi thăm bố con rồi. Thư này tới tay mẹ, chắc mẹ buồn lắm. Lòng mang nặng đẻ đau, giọt máu đào hơn ao nước lã. Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống... trời ơi, hỡi trời! Con của mẹ đã đi xa, để lại cho mẹ nỗi buồn nhất trên đời.

Con rất hiểu đời mẹ khổ đã nhiều, nay bao hy vọng nuôi con khôn lớn, song vì đất nước có chiến tranh, thì mẹ ơi hãy lau nước mắt cho đời trẻ lâu, sống đến ngày đón mừng chiến thắng. Con đi, mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu. Coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ. Mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi. Bố con đã đi xa, để lại cho mẹ biết bao khó nhọc. Nay con đã đến ngày khôn lớn thì... Thôi nhé, mẹ đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau!

Em yêu thương! Mọi lá thư đến với em đều là nguồn động viên em khi xa anh. Song, lá thư này đến tay em là nỗi buồn nhất và có lẽ là nỗi buồn đầu tiên trong cuộc đời của em. Em ạ, chúng ta đã sống với nhau chẳng được là bao, thì chiến tranh đã cướp đi của em biết bao tình thương yêu, trìu mến. Người ta lấy chồng thì được chiều chuộng mọi điều. Song đối với em chưa được hưởng điều diễm phúc ấy thì đã phải xa anh rồi.

Thật chỉ là vừa gặp nhau đã phải mãi mãi xa nhau. Anh rất hiểu: biết tin này em sẽ gầy đi nhiều vì thương nhớ anh, vì đã phải xa anh. Anh rất muốn được sống mãi mãi bên em. Song vì chiến tranh... thì em ơi, hãy gạt nước mắt cho đời trẻ lại. Giờ đây anh biết nói gì với em. Chỉ mong em khỏe, yêu đời...

Em thương yêu! Nếu thực sự thương anh thì em hãy làm theo lời anh căn dặn: Hằng năm, cứ đến ngày này, em hãy thắp vài nén hương tưởng nhớ tới anh. Còn em khi nhận được thư này hãy đừng buồn nhiều cho đời tươi trẻ. Nếu có điều kiện, hãy cứ "đi bước nữa", vì em còn trẻ lắm. Theo anh thì nên làm như vậy.

Nhưng anh chỉ mong một điều là em đối đãi với mẹ và anh chị trong gia đình như khi anh còn sống. Anh mong em hãy làm tròn cho linh hồn anh được bay cao, ôm ấp trong giấc mơ trìu mến của em. Khi mẹ qua đời, em hãy làm đúng nghi lễ của người con dâu của gia đình. Thôi nhé, anh biết em sẽ không đọc nổi lá thư này, vì biết bao nỗi buồn đè nặng lên tấm thân người con gái trẻ tuổi như em.

Nhưng em ơi, hãy bình tĩnh lại làm theo lời anh căn dặn. Còn ngày anh đi xa, là ngày đề ở ngoài phong bì mà nhờ các bạn anh gửi giúp. Em sẽ đọc thư này cho mọi người trong gia đình nghe trong buổi lễ truy điệu anh. Cho anh gửi lời chúc sức khỏe tất cả những người quen thuộc trên quê hương trong buổi lễ truy điệu lịch sử này.

Thôi nhé, em đừng buồn, khi được sống hòa bình hãy nhớ tới công anh. Nếu thương anh thực sự thì khi hòa bình, có điều kiện vào Nam lấy hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông. Từ thị xã qua cầu, ngược trở lại, hỏi thăm về "Nham Biều 1". Nếu tính xuôi theo dòng nước thì ở cuối làng. Về đấy tìm sẽ thấy bia ghi dòng chữ tên anh đục trên mảnh tôn. Thôi nhé, đó là có điều kiện, còn không thì em hãy cứ làm tốt những điều anh dặn trên là tốt lắm rồi.

Anh chị kính mến! Anh em liền khúc ruột mềm, mà giờ đây đã phải mãi mãi xa anh. Ra đi mong anh chị khỏe mạnh, trông nom mẹ già thay em, động viên mẹ khi biết được tin này. Em rất hiểu anh chị buồn lắm. Kể gì đây cho anh chị đỡ buồn? Song anh chị hãy coi như em đã sống trọn một đời vì chiến tranh tất cả.

Anh chị hãy vui lên, chăm sóc các cháu, nuôi mẹ già sống lâu, đó là điều em mong muốn nhất. Để cho linh hồn em mãi mãi quanh anh chị và gia đình. Đối với Xơ, anh chị nên động viên, em nó còn trẻ lắm. Hòa bình nếu có điều kiện vào thị xã Quảng Trị, sẽ đến được chỗ em yên nghỉ theo em đã dặn trên. Thôi nhé, chào anh chị ở lại. Hồn em mãi mãi bên anh chị!

Trương cháu mến thương! Giờ đây còn bé, song sau này cháu sẽ là trưởng gia. Giờ đây phải cố gắng học tập cho thành người. Được sống hòa bình, hãy luôn nhớ tới người chú ruột của cháu đã hy sinh. Khi trưởng thành, hằng năm cứ đến ngày này, hãy tưởng nhớ tới linh hồn của chú. Đặc tính của chú là thích ăn thịt gà, chuối và xôi lắm đấy. Thôi nhé, hãy làm tròn nghĩa vụ của người cháu đích tôn đối với chú!

Thầy mẹ kính mến! Trưới lúc đi xa con có mấy điều mong thầy mẹ làm theo lời con mong muốn. Thầy mẹ ạ, con rất hiểu thầy mẹ buồn nhiều vì mất đi người con thương mến của gia đình. Con mong thầy mẹ đừng buồn nhiều, mạnh khỏe cho đời mãi mãi kéo dài, đón mừng ngày thống nhất.

Thầy mẹ ạ! Chúng con sống với nhau chẳng được bao lâu nay đã... chắc em nó buồn lắm. Thầy mẹ động viên em thay con. Theo con, đời em còn trẻ lắm. Nếu ai người ta thông cảm, thì mẹ động viên em nó nên đi bước nữa. Cứ ngày này thầy mẹ hãy nhớ tới con. Thôi, tất cả những gì đã qua là vào dĩ vãng. Ra đi, con mong thầy mẹ khỏe, sống lâu mãi mãi. Cho con gửi lời chào bá, các cậu, các mợ, chị Lộc và toàn thể họ hàng thân thuộc.

Con của gia đình: Huỳnh.

TB: Em thương yêu! Nhận tin này em hãy báo tin cho người bạn của anh, mà ngày nào đã có dịp về chơi, địa chỉ: Hoàng Khắc Chiến, xóm Chính, thôn Hoằng Trì, xã Hoàng Thăng, Hoàng Hóa, Thanh Hóa. Nội dung: H. đã hy sinh ngày 2/1/73 (tức ngày 28/11 âm lịch).

Thôi con đi đây. Chào tất cả gia đình và làng xóm quê hương!

***

Tác giả bức thư trên, có tên đầy đủ là Lê Văn Huỳnh. Anh sinh năm 1949, trong một gia đình nông dân nghèo ở vùng quê lúa Thái Bình; có ông nội và cha đều bị thực dân Pháp sát hại. Đang là sinh viên năm thứ tư Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, tháng 5/1972, Huỳnh tình nguyện đi bộ đội và xung phong vào chiến trường; đúng thời điểm ở Quảng Trị đang diễn ra những trận đánh ác liệt và đẫm máu nhất.

Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị với 81 ngày đêm oanh liệt, đầy bão lửa của quân và dân ta đã làm rung chuyển cả thế giới. Để giành được chiến thắng vẻ vang, đã có gần một vạn chiến sĩ ưu tú nhất của chúng ta hy sinh. Trung bình mỗi đêm lại có thêm một đại đội (khoảng trên 100 người) bộ đội ta vượt sông Thạch Hãn để vào Thành cổ, và họ đều lần lượt ngã xuống, rất ít người trở về...

Đầu tháng 9/1972, Lê Văn Huỳnh được lệnh đi làm nhiệm vụ đưa hàng qua sông Thạch Hãn. Anh hiểu rằng "đã sắp đến lượt mình". Đó sẽ là một chuyến đi xa, rất xa, không hẹn ngày trở lại! Anh đã bình thản tự làm một tấm tôn thay bia mộ cho mình; trên đó có khắc đủ cả họ tên, quê quán, năm sinh... rồi xé 10 trang giấy từ cuốn sổ tay, viết sẵn bức thư cho gia đình, dặn dò kỹ lưỡng từng người: với mẹ già, với người vợ trẻ, với anh chị và cả với đứa cháu trai bé bỏng...

Tình cảm bao trùm lên cả bức thư ấy là sự khát khao cuộc sống và tình yêu thương vô bờ bến dành cho những người thân trước giờ phút biệt ly.

Điều khiến người đọc không khỏi kinh ngạc, là bức thư trên đã được Lê Văn Huỳnh viết ra bằng một sự tiên cảm kỳ lạ. Làm sao anh biết chắc ngôi mộ của mình sẽ được các đồng đội chôn cất đúng ở thôn Nham Biều 1? Để rồi hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết đường đi cho vợ mình, đợi ngày thống nhất thì vào mang hài cốt về quê?... Cuộc sống vốn kỳ diệu như thế! Có nhiều điều ta chưa giải thích được. Tất cả những gì Lê Văn Huỳnh viết trong thư trước khi hy sinh, đều chính xác như lời một nhà tiên tri!

Ông Lê Quang Chẩm (thôn Phú Ân, xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình; điện thoại: 036.810692), anh ruột của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh, đã cung cấp cho chúng tôi tư liệu trên và kể: "Bức thư đã được một đồng đội của Huỳnh là anh Nguyễn Văn Duy mang về tận quê trao cho gia đình cùng một chiếc ba lô trước khi nhận được giấy báo tử.

Suốt 30 năm tôi trăn trở theo thư Huỳnh dặn và lời trăng trối lúc mẹ qua đời: "Phải tìm bằng được mộ của em trai con". Năm 2002, chúng tôi đã tìm được một số đồng đội cũ của Huỳnh. Đó là các anh Lê Văn Cường và Vũ Hồng Sơn; họ là những người đã mai táng cho em tôi. Nhờ đó, hài cốt của em tôi đã được trở về quê mẹ, đúng như ý nguyện của chú ấy trước ngày đi xa...".

Cũng cần phải viết thêm điều này: Người vợ tên Xơ của Huỳnh khi anh vào chiến trường mới 22 tuổi. Họ vừa cưới nhau chưa kịp có con thì đã phải chia tay. Anh ra đi và không bao giờ trở về. Giờ đây, chị Đặng Thị Xơ đã hơn 50 tuổi, nhưng vẫn ở vậy, không đi bước nữa.

Bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị. Khách đến thăm, bao nhiêu người khi được giới thiệu về bức thư ấy, là bấy nhiêu người không cầm được nước mắt

Theo báo VNCA-của Trần Đặng

Last edited by Bin571; 19-10-2007 at 12:48 PM..  

The Following 4 Users Say Thank You to Bin571 For This Useful Post:

lckhang (28-03-2010), lehoanghuy (03-05-2010), thegioivh86 (04-05-2010), tuongvydk (31-07-2010)

Bin571Xem hồ sơGởi tin nhắn tới Bin571Find More Posts by Bin571

12-08-2009, 09:37 PM

  #3

NguyetSinh

Đai Đen

Gia nhập: Apr 2008

Bài gởi: 516

Thanks: 164

Thanked 1039 Times in 212 Posts

Anh vợ tôi cũng là liệt sĩ, hy sinh tại Triệu phong Quảng trị.Vợ tôi trong lần vào tìm mộ anh trai theo nhà NC Ph( TTNCTN con người) cũng gặp chuyện kì lạ tương tự như trên.

Lúc đến nghĩa trang , một ông thầy khi xem chân gà cúng có kể việc anh chúng tôi hy sinh trong lúc trinh sát bị vướng mìn địch cài. Cùng hy sinh lúc ấy có một anh nữa quê ở Tuyên Quang. Nhân dân chôn cất cả 2 người trong một mộ. Điều này hoàn toàn trùng khớp với nhà NC đã nói mà 2 người không biết đến nhau, không biết thời điểm vợ tôi đến nghĩa trang, không có thông tin gì về việc tìm mộ này.

Khi thắp hương ngôi mộ đó có 2 con châu chấu cứ đậu trên bia mộ. Và mấy ngày sau về đến nhà, trong lúc 2 vợ chồng đang ngồi nói chuyện, chúng tôi bỗng thấy 2 con châu chấu đậu trên ghế mặc dù nhà chúng tôi chẳng ở đồng quê, chẳng bao giờ thấy cào cào chấu chấu trong nhà. Thật lạ  

The Following User Says Thank You to NguyetSinh For This Useful Post:

lehoanghuy (03-05-2010)

NguyetSinhXem hồ sơGởi tin nhắn tới NguyetSinhFind More Posts by NguyetSinh

13-08-2009, 07:10 PM

  #4

giotnuoc

Đai Trắng

Gia nhập: Jan 2008

Bài gởi: 46

Thanks: 14

Thanked 15 Times in 7 Posts

Trong trận chiến giữ thành cổ, 100 người đi thì cả 100 người không về, thậm chí khi các chiến sỹ vào thành thì đơn vị còn làm lễ...truy điệu trước, nên việc liệt sỹ H. biết trước ngày chết của mình cũng không có gì là lạ thường, nhận lệnh vào thành ngày nào thì đúng là ngày đó thôi, còn vị trí chôn cất, nếu chỉ có mình liệt sỹ H. đc chôn tại đó thì cũng đáng ngạc nhiên, nhưng nếu các liệt sỹ khác cũng được chôn cất tại đó thì không có gì đáng ngạc nhiên cả.  

giotnuocXem hồ sơGởi tin nhắn tới giotnuocFind More Posts by giotnuoc

02-05-2010, 02:19 AM

  #5

Bin571

Senior Moderator

Gia nhập: Oct 2007

Bài gởi: 4,609

Thanks: 609

Thanked 12231 Times in 2985 Posts

Ngày 30/4/1975 anh sẽ trả lời em: Hạnh phúc là gì?

Tác giả: Kim Dung

Và Như Anh, giống như Thạc, cuối cùng cũng vẫn tìm được câu trả lời về hạnh phúc. Bởi chị đã chạm được đến cõi cao sang của Tình Yêu. Tình Yêu, với chị, là điều có thực trong đời!

Không hiểu sao, mỗi năm đến Ngày 30-4 lịch sử, tôi lại bị ám ảnh bởi hai ảnh hình: Hoa loa kèn- tôi tự đặt tên Hoa Tháng tư- và Bài thơ về Hạnh phúc của Bùi Minh Quốc: "Hạnh phúc là gì bao lần ta lúng túng. Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi vẫn không ra". Đó là bài thơ khóc vợ- nhà báo Dương Thị Xuân Quý, người đàn bà đang độ xuân sắc, đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, cùng định nghĩa sâu sắc về hạnh phúc của ông.

Hạnh phúc là gì?

Bìa cuốn Hạnh phúc là gì? Ảnh Kim Dung.

Dịp 30-4 năm nay, ngẫu nhiên, tôi lại một lần nữa bắt gặp câu hỏi này, khi cầm trong tay cuốn sách: Hạnh phúc là gì? (2 tập- Thư và Thơ) của Nguyễn Văn Thạc- Phạm Như Anh. Họ là hai con người bình thường bỗng trở nên nổi tiếng bởi tình yêu của họ quá đẹp, như văn học, như huyền thoại mà rất thực giữa đời thường.

Nếu như Dương Thị Xuân Quý cầm bút, thì Nguyễn Văn Thạc cầm súng. Cả hai cùng đi vào "mắt bão" của chiến tranh cứu nước, và để tìm câu trả lời cho khát khao của mình. Nhưng giống như Dương Thị Xuân Quý, Nguyễn Văn Thạc đã nằm lại vĩnh viễn dưới bầu trời đầy khói lửa (1973), để hơn 30 năm sau, Phạm Như Anh, cũng lại giống như Bùi Minh Quốc, viết trên trang đời "Hạnh phúc là gì?" với 140 lá thư tình của hai người.

Những lá thư tình trong chiến tranh vừa ngây thơ, vừa đầy hoài bão, đầy chất lý tưởng một thời. Mối tình tuổi trẻ thơ dại, hóa ra lại là mối tình lớn nhất với cuộc đời họ. Nó trẻ trung vô ngần, lại đằm say vô ngần, bởi rất hồn nhiên và tự nhiên, mối tình đó như dòng suối nhỏ trong veo biết hòa vào dòng thác lớn- sinh mệnh của dân tộc, ở những thời khắc khốc liệt nhất, xoáy lốc nhất, dù họ luôn ở hai đầu nỗi nhớ- người ra trận, người đi du học.

Chị Như Anh thời trẻ, Ảnh tư liệu.

Tôi không có ý định trích đăng những lá thư của họ, vì hẳn không ít người đã từng đọc. Nhưng tôi thật sự sửng sốt khi đọc hai đoạn, ở hai lá thư khác nhau của Thạc, và của Như Anh, đều nhắc đến ngày 30-4-1975 như một "lời hẹn thề lịch sử", để trả lời cho nhau- Hạnh phúc là gì?

Thư của Thạc, ngày 30-4-1971 đã viết: "Như Anh ơi, hứa với Thạc đi, 30-4-1975, dù chúng ta có thể giận, ghét nhau đến đâu đi nữa, dù thế nào cũng sẽ viết cho nhau những dòng chữ "Hạnh phúc là thế nào" nhé. Thạc sẽ nhớ lời hứa này, và sẽ chuẩn bị "ý, tứ" cho bức thư ngày ấy bằng cuộc sống 4 năm sắp tới".

Còn thư của Như Anh, ngày 15-8-1971: "Thạc có thể quên Như Anh... Điều đó có thể lắm, logic lắm. Cũng được. Chỉ cần Thạc nhớ rằng, Thạc đã hẹn Như Anh 4 năm sau, ngày 30-4-1975 sẽ trả lời câu "Hạnh phúc là gì". Khi ấy, nếu Thạc quên thì suốt đời sẽ không bao giờ Như Anh tha thứ".

Lời "hẹn thề lịch sử" của cặp trai tài gái sắc về hạnh phúc đời người, vô tình, lại trùng với "lời hẹn thề lịch sử" của dân tộc. Người con trai, chưa đầy 20 tuổi, chưa được sống hết thời trai trẻ của mình, đã nằm lại vĩnh viễn bên đời trên hành trình tìm kiếm khắc khoải...

Và lịch sử dân tộc cũng đã giữ được "lời hẹn". 30-4-1975 đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối. Đó là cái mốc cuối cùng không thể khác, để từ đó trở đi, dân tộc VN là Một, nước VN là Một. Và người VN, hơn 80 triệu người trong nước, gần 3 triệu người ở đâu đó trên các quốc gia của quả địa cầu này, nếu có lòng với dân tộc, phải là Một.

Nhưng 35 năm qua, đến giờ, dân tộc ta vẫn phải đặt câu hỏi: "Hòa giải và yêu thương?". Lòng người vẫn còn muôn ngả. Liệu đó có phải là cái lỗi với những người trẻ đã khuất, như Dương Thị Xuân Quý, như NguyễnVăn Thạc, và còn biết bao mái đầu xanh khác đã nằm lại? Đời người thì ngắn, còn đời một dân tộc thì mãi mãi. Nhưng sức mạnh dân tộc lại nằm trong tay con người. Nếu hôm nay, chúng ta không hóa giải được, đó sẽ là một câu hỏi đầy trách cứ của hậu sinh.

Phận đàn bà và 12 bến nước

Phạm Như Anh ngồi trước mặt tôi. Mái tóc cắt ngắn, hiện đại.

Chị Như Anh và Đại tướng Chu Huy Mân cùng di ảnh liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Ảnh Hà Nội Mới.

Nếu gặp chị đâu đó trên đường, hẳn tôi dễ quên, vì chị không phải tuýp người ngay lập tức, để lại cho người đối thoại một ấn tượng sâu sắc. Nhưng câu chuyện 12 bến nước của người đàn bà thông minh, tài năng, có "thân phân tình yêu" thật khác thường này lại rất ám ảnh.

Tôi không dám hỏi Như Anh cái cảm giác mất mát tột cùng của năm 1974, khi từ Liên Xô đang du học, trở về nước, chị mới biết tin Thạc hy sinh. Chỉ biết, những thư từ, kỷ vật của Thạc, sau khi được gia đình Thạc trao lại, đã theo chị suốt cuộc đời, như hình bóng dấu yêu, dù Như Anh từng phải chuyển nhà, dọn nhà hàng mấy chục lần nơi xứ người.

Nhưng mất mát đớn đau đến mấy, con người ta vẫn phải sống. Như Anh vẫn phải sống.

Vậy mà con đường nhân duyên của chị, chưa bao giờ là con đường rải hoa hồng.

Ba năm sau, năm 1977, tốt nghiệp ĐH tại Minxcơ (Liên Xô cũ), Như Anh yêu một sinh viên người Đông Đức, cũng học toán như Thạc. Thời đó, yêu người nước ngoài là một chuyện cả gan 'tày đình".

Chị Lê Vũ Anh (con gái Tổng Bí thư Lê Duẩn lúc đó) chuyển thư của hai người cho cha của Như Anh- Luật sư Phạm Thành Vinh. Cha của chị xé ngay- ông vốn là người rất nghiêm khắc với chuyện yêu đương của con gái. Như Anh đành viết thư cho Đảng Cộng sản Liên xô "cầu cứu". Nhưng "các bác" cũng không quyết được, chỉ cấp cho Như Anh thị thực về Đông Đức.

Còn mấy tháng nữa thi tốt nghiệp xong, phải về Việt Nam, hai người yêu nhau đành viêt thư cho TBT Lê Duẩn thú nhận đã có mang hai tháng. Lá thư đó cũng được chuyển cả cho cha của Như Anh. TBT Lê Duẩn lúc đó, không ngờ rằng ngay con gái ông, Lê Vũ Anh cũng đang...có mang.

Hay tin, cha của Như Anh đành xuống nước: "Thôi, con có mang thì về nước sinh con. Còn anh kia (người Đức) phải về Việt Nam!"

Nhưng đó là lúc Như Anh đứng giữa hai áp lực, vì anh chàng người Đức bắt bỏ thai. Như Anh không chịu. Chị xin nhà nước Liên Xô cấp thị thực để được sang Đông Đức.

Thân gái dặm trường, sang được Đức, Như Anh đến ngay Sứ quán Việt Nam xin phép "hợp pháp hóa" việc lấy chồng. Không ai dám giải quyết. Chị đành sinh con, mang tiếng "trốn" sang Đông Đức, và vẫn không được chính thức...lấy chồng. Ở Đông Đức 3 năm, bỗng một ngày, Như Anh nhận được thông tin chính thức, phụ nữ Việt Nam, nếu có mang với người nước ngoài, được phép kết hôn. Và thế là Như Anh "lên xe hoa" sau suốt 3 năm chờ đợi, khổ đau, hoang mang và thất vọng.

Năm 1981, Như Anh trở về nước với biết bao mừng vui, buồn tủi. Nhưng năm 1982, quay trở lại Đông Đức, chị chợt nhận ra cái hố sâu ngăn cách không tránh khỏi giữa hai vợ chồng. Cái gì đến, dù đắng đót cũng phải đến. 4 năm sau, hai người ly dị.

Đi trên đường đời, với gánh nặng đổ vỡ, vừa nuôi con, người đàn bà ấy vừa theo đuổi con đường khoa học. Chị bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ, (bằng đỏ) chuyên ngành tổng hợp Lý- Sinh, có vị trí làm việc tốt, và rất được ưu đãi.

Hôn nhân chưa bao giờ mỉm cười với chị, nếu không nói là quá "cay nghiệt" khi tiếp đó một thời gian, Như Anh lại yêu và lấy một người Đức. 15 năm sau, người chồng này mất. Lại lấy một người Đức khác, 9 năm sau, ông này tiếp tục nối bước ông kia...

Không hiểu sao, tôi bỗng nhớ tới câu hát của mẹ hồi thơ bé, đôi khi mẹ tôi cất lên, khe khẽ về phận đàn bà, rất buồn bã: "12 bến nước, biết bến nào trong..."

Lấy 3 người chồng, một người đứt gánh, 2 người mất sớm, niềm an ủi lớn nhất của người đàn bà đó là có được 3 đứa con, một trai, hai gái. Khi tôi đến, chị đang nói chuyện đường dài với đứa con trai ở bên Đức- gương mặt lúc buồn, lúc vui, lúc trầm tư- những nỗi niềm muôn thuở của người mang nặng đẻ đau.

Nhưng tôi cũng thực sững người khi đọc tự sự của Như Anh ngay trong tập 1 của Hạnh phúc là gì: "30-4-1975, ngày tôi và Thạc hẹn nhau trả lời câu hỏi "Hạnh phúc là gì?", tôi đã thắp một nén hương lòng mà trò chuyện với Thạc. Hạnh phúc với tôi là được sống và xây dựng sự nghiệp cùng với Thạc, là hoàn thành được ước mơ của anh...Những điều tôi hứa nguyện lúc đó là: ....3. sinh được 3 đứa con để một đứa tiếp tục sự nghiệp và cuộc sống của Thạc, một đứa tiếp tục sự nghiệp của tôi, một đứa dĩ nhiên của người chồng sẽ đến trong cuộc đời của tôi...Và số phận tuy rất khắt khe dường như đã cho phép tôi được thực hiện lời nguyền ấy.

10-4-2005, con trai thứ hai của tôi Phạm Thành Đại Trí tròn 18 tuổi, lứa tuổi của Thạc....cháu đã trở thành sinh viên Toán ĐH Tổng hợp đúng như Thạc 35 năm về trước...".

Với Như Anh, tình yêu của Thạc quá lớn, đến mức ôm chật cứng con tim đau của chị, bao trùm và che chở bóng mát suốt cuộc đời chị, cả khi chị có bến đỗ bình yên, cả khi chị như con thuyền cô đơn chênh chao trên sóng nước...

Yêu thương hóa giải nỗi đau

Yêu quá hay bất hạnh quá, con người ta thường tìm đến những bí ẩn của đời sống tâm linh, lý giải về số phận. Như Anh cũng không ngoại lệ. Chị kể cho tôi nghe câu chuyện về chiếc áo xanh của Thạc. Đó cũng là câu chuyện ám ảnh tôi nhất, cách đây mấy năm khi chuyện tình của họ trở thành ngọn lửa đốt nóng biết bao nhiêu con tim mê say.

Khi Như Anh ôm con về Việt Nam, trong nỗi khổ tâm và hoang mang, chị tìm đến một người xem tử vi: "Em đang chuẩn bị li dị, đúng không? Em đang giữ một kỷ vật bằng vải, màu xanh da trời. Thế thì rất độc đó. Em phải làm lễ cắt tiền duyên đi, để người đó (có chiếc áo xanh) không theo em nữa. Nếu không em sẽ rất bất hạnh về tình duyên".

Như Anh sợ quá. Quả là bao năm nay, trong kỷ vật của Thạc, chị vẫn giữ của anh chiếc áo màu xanh da trời như vật bất ly thân. Nó là minh chứng cho tình yêu của hai người, một tình yêu không phôi pha, dù tóc chị giờ đã bắt đầu điểm bạc.

Cuối cùng, Như Anh vẫn không đốt. Không thể đốt.

Nỗi đau khiến chị nghĩ đến yêu thương nhiều hơn, làm mọi việc để thực hiện di nguyện của Thạc. Hay chính yêu thương đã hóa giải mọi nỗi đau?

Năm 2005, ý tưởng của Như Anh là xin thành lập một Quỹ giải thưởng cho tài năng trẻ mang tên Nguyễn Văn Thạc, và cuối cùng, Quỹ Mãi mãi tuổi 20 (tên cuốn sách nhật ký của Thạc) ra đời (trực thuộc Ủy ban NDTPHN).

Năm 2010, mới đây vào ngày 18-3, dưới đầu đề "30 triệu USD cho dự án đào tạo mang tên Nguyễn Văn Thạc" Báo Tiền Phong đưa tin "...Dự án Công ty Cổ phần Liên doanh đào tạo quốc tế Nguyễn Văn Thạc tại Đà Nẵng đã được ký kết, tổng vốn đầu tư dành cho dự án này là 30 triệu USD (tương đương 500 tỷ đồng Việt Nam)". Một trong những đại diện các đơn vị tham gia ký kết và thực hiện dự án này là TS Phạm Như Anh, Chủ tịch HĐQT Cty Việt nam Investment Consulting tại CHLB Đức. Mục đích của Dự án nhằm giúp đỡ, đào tạo những thanh niên nghèo có chí, hoặc học giỏi để thành tài.

Chị đã làm mọi việc cho Thạc của chị. Tình yêu ấy dẫn dắt chị phải sống có ích với quê hương hơn nữa. Tình yêu ấy làm rung động biết bao con tim khác.

Thuở yêu nhau, cả hai người cùng rất thích câu nói của Đasa với Teleghin trong cuốn tiểu thuyết "Con đường đau khổ" của A.Tolstoy: "Em yêu anh đến cây bạch đàn cuối cùng". Trước khi lên đường, Thạc hẹn ước: "Thạc đã không kịp trồng. Nếu Như Anh trở về, Như Anh hãy trồng cho Thạc cây bạch đàn".

Câu chuyện này chính Như Anh thổ lộ. Rồi có một ngày, bỗng nhiên, ông Nguyễn Quốc Triệu, Chủ tịch UBNDTP lúc đó, lên đường cùng với Thạc ngày 6-9- 1971 gọi điện cho chị: "Tôi muốn trồng cho anh Thạc 2 cây bạch đàn ở Nghĩa trang Quảng Trị".

Đích thân ông Chủ tịch thành phố và những người đồng đội của Thạc đã tự tay trồng hai cây bạch đàn bên nấm mồ xanh (cách đây ít lâu, theo nguyện ước của gia đình, Thạc đã được đưa về chôn cất tại quê nhà ở Cổ Nhuế- Từ Liêm, bên mộ anh vẫn là 2 cây bạch đàn tỏa bóng mát).

Tôi có cảm giác, giờ là lúc Như Anh được bình an nhất trong tâm hồn, khi chị muốn góp phần "hóa giải" nỗi đau nghèo khó của những thanh niên ngay tại quê nhà, có số phận không thật may mắn. Khi nhận ra, bạn bè, đồng đội của Thạc, bằng yêu thương và lòng khâm phục, họ mong muốn "hóa giải" nỗi đau cho chị.

Chợt nhận ra, phải chăng vì thế mà đất nước này trường tồn dù qua bao giông bão chiến tranh?

Biết hòa giải và yêu thương, từ mỗi số phận, mỗi thân phận cho đến cả cộng đồng, cả dân tộc, chỉ có thế con người mới "trở lại người hơn"; chỉ có thế, dân tộc này mới có thể mạnh giàu, có thể văn minh và ngẩng đầu kiêu hãnh.

Và Như Anh, đi qua mọi nỗi đau, cuối cùng cũng đã ngộ ra câu trả lời về hạnh phúc. Chị đã chạm được đến cõi cao sang của Tình Yêu. Tình Yêu- với chị- đã là điều có thực trong đời!Trong chuyến thăm mộ người anh trai là liệt sỹ Hoàng Kim Giao tại nghĩa trang Nam Đàn, chị Hoàng Liên Thái thấy một con bướm nâu đậu lên vai, xua mãi không chịu đi. Khi chị về nhà, con bướm nâu ở nghĩa trang hôm nào lại xuất hiện, đậu lên tấm huy chương của anh Giao, vài ngày sau thì nằm chết trên bàn thờ.

Chị Hoàng Liên Thái bên mộ của liệt sỹ Hoàng Kim GiaoCách đây không lâu, trong khi trò chuyện về những chi tiết bếp núc xung quanh bộ sách tư liệu "Những lá thư và nhật ký thời chiến Việt Nam" một bạn đồng nghiệp ở báo Giáo dục và thời đại đã hỏi: "Anh có tin vào tâm linh không?". Tôi trả lời ngay: "Đây không phải là chuyện tin, hay không tin. Bởi đó là những điều hết sức thiêng liêng, cao cả và hoàn toàn có thật!".

Tại sao liệt sĩ Lê Văn Huỳnh (VNCA số 4/2005) lại có thể biết trước được ngày tháng mình sẽ hy sinh, biết nơi đồng đội sẽ chôn cất mình ở thôn nào, xã nào... trong khi chiến trường thì ác liệt và mặt trận rộng lớn mênh mông như thế; để rồi viết những dòng thư vĩnh biệt đẫm nước mắt, sau mấy chục năm vẫn còn chính xác tới từng chi tiết nhỏ?

Nhờ đâu mà liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc (VNCA số 5/2005) lại có thể hẹn ước với người mình yêu bằng những linh cảm kỳ lạ, dự báo chính xác trước gần 4 năm về ngày toàn thắng vĩ đại của dân tộc: Đợi đến ngày 30/4/1975, anh sẽ trả lời em hạnh phúc là gì?

Và còn nhiều, rất nhiều những chuyện bí ẩn như thế, mà tôi muốn chép gửi tới bạn đọc trong số báo nhân ngày 27/7 năm nay...

Từ chuyện người phụ nữ có những giấc mơ kỳ lạ...

Người phụ nữ ấy có cái tên thật mộc mạc: Vũ Thị Lưu Liên (tức Lui), hiện đang cùng gia đình trú tại khu 7A9, tập thể Đại học Sư phạm Ngoại ngữ (Cầu Giấy), Hà Nội. Thời trẻ, chị Lưu là cô gái xinh đẹp, hát hay, nên ngoài nhiệm vụ kế toán của Xí nghiệp Ươm tơ thuộc huyện Hoài Đức (Hà Tây), chị còn thường xuyên được "trưng dụng" làm diễn viên ca múa trong đội văn công xung kích của tỉnh...

Người yêu của chị, anh Trần Minh Tiến, là bạn học từ nhỏ, cùng Trường phổ thông Lê Hồng Phong, thị xã Hà Đông. Anh Tiến vào bộ đội năm 1963, thuộc Sư đoàn 308. Mối tình của họ thật đẹp và lãng mạn. Hai người đã dự định xin phép gia đình và cơ quan để tổ chức lễ cưới, thì đầu năm 1968 anh nhận nhiệm vụ vào chiến trường B...

Đêm chia tay, họ ngồi bên nhau thức trắng để nói bao điều về hạnh phúc. Như nhiều đôi trai gái yêu nhau thời chiến, anh tặng chị chiếc nhẫn đuya-ra có khắc hình trái tim, chị tặng anh chiếc khăn tay có thêu bông hoa hồng, với lời hẹn chiến thắng trở về. Nhưng anh nói: "Nếu em nhận được chiếc khăn tay này từ người khác trao lại, thì có nghĩa là anh không còn nữa, em hãy đi lấy chồng". Đó cũng là "mật ước" giữa hai người...

Điều lạ lùng là chị Lưu có một khả năng linh cảm đặc biệt. Cứ sau mỗi ngày bận rộn với công tác cơ quan, hoặc đi biểu diễn phục vụ đồng bào chiến sĩ... đêm về, hễ nhắm mắt lại là chị lại gặp anh trong giấc mơ... Chị Lưu đã hình dung ra từng chặng đường hành quân gian lao vất vả của anh Tiến suốt dọc Trường Sơn. Những cảnh lội suối, vượt thác, băng rừng, sốt rét, bom đạn... đã diễn ra như một cuốn phim sống động đến kỳ lạ.

Tất cả những điều ấy đều được chị Lưu ghi vào nhật ký. Có tới hàng chục cuốn sổ nhật ký mà sau này đọc lại, đồng đội của anh đều không khỏi kinh ngạc, vì độ chính xác của nó cứ như chị Lưu là người trong cuộc vậy.

Cho tới một đêm, chị Lưu thấy anh Tiến cùng đơn vị đã vào tới Khe Sanh... Một trận đánh đẫm máu diễn ra... anh bị trọng thương, rồi hy sinh... Đó là ngày 31/5/1968. (Sau này giấy báo tử của liệt sĩ Trần Minh Tiến cũng xác nhận anh hy sinh tại đồi Làng Cát, mặt trận Khe Sanh đúng ngày đó). Sáng dậy, chị Lưu khóc hết nước mắt, nhưng nói ra thì những người xung quanh đều không tin, chỉ động viên chị "đừng tin vào ác mộng".

Vài tháng sau, một đêm nọ Lưu lại nằm mơ và thấy đơn vị của anh Tiến đã từ chiến trường hành quân ra Bắc. Anh mặc quân phục đã bạc màu, người gầy xanh, buồn rầu nói với chị: "Hãy đến ngay huyện Thạch Thất để nhận di vật của anh gửi lại". Anh còn dẫn đường đi chi tiết cho chị: đến ngã ba nào rẽ trái... gặp cây cầu nào rẽ phải... qua cánh đồng rộng bao xa... đến xã ấy... thôn ấy...

Gần bốn giờ sáng, chị không sao ngủ được nữa, vùng dậy lấy xe đạp một mình đạp về Thạch Thất. Chị đi như người mộng du, nhưng đầu óc thì tỉnh táo vô cùng. Tới địa chỉ như đã dẫn trong mơ, chị gõ cửa một nhà dân, gặp đúng Đại đội trưởng Kiều Thuần (hiện là Phó chủ tịch Hội CCB tỉnh Hà Tây) vừa thức dậy, tay cầm bát sắt "B52" và khăn mặt đi ra giếng để đánh răng rửa mặt. Anh Thuần ngạc nhiên hết sức, bởi đơn vị của anh vừa bí mật hành quân tập kết về địa phương lúc nửa đêm. Nhiều người dân trong thôn còn chưa biết có bộ đội mới về.

"Chúng tôi định nghỉ ngơi vài ngày, rồi mới báo cho chị và gia đình biết để nhận lại di vật của anh Tiến" - Người Đại đội trưởng ái ngại nói với chị Lưu như vậy. Và ngay sau đó, chị đã nhận được chiếc khăn tay quy ước giữa hai người... Chị bật khóc: Vậy là anh Tiến đã không bao giờ trở về nữa!

Một năm sau, chị Lưu lấy chồng. Chú rể là anh Nguyễn Doãn Hùng, một sĩ quan trẻ, sau này là giáo viên dạy tiếng Nga. Anh Hùng đã đem lòng yêu mến chị Lưu từ lâu... Nhưng chị không giấu giếm bảo: "Em đồng ý lấy anh, vì anh Tiến đã "báo mộng" bảo phải như vậy. Tình yêu em đã dành cho anh ấy hết rồi. Nếu anh chấp nhận được thì chúng mình cưới nhau". Anh Hùng đồng ý. Bây giờ họ đã có với nhau ba mặt con, (hai trai, một gái), tất cả đều thành đạt...

... Đến con bướm nâu ở nghĩa trang Nam Đàn...

Chị Hoàng Liên Thái là giáo viên của Trường THCS Võ Thị Sáu, Tp. Hải Phòng. Người anh ruột của chị, liệt sĩ Hoàng Kim Giao đã hy sinh tại mặt trận Quân khu Bốn năm 1968, trong một lần phá bom nổ chậm. Quả bom thứ 72 định mệnh đã nổ tung, khiến thi hài của anh tan nát. Đồng đội cố gắng hết mức, cũng chỉ thu lại được một gói nhỏ...

Theo phong tục của đồng bào địa phương, để hình hài người liệt sĩ được nguyên vẹn, đủ xương cốt cho linh hồn siêu thoát, bà con đã cho thêm vào trong quan tài mấy con cá nhỏ... và mai táng tại nghĩa trang huyện Nam Đàn (Nghệ An).

Sau ngày người anh trai hy sinh, gia đình chị Thái đã nhiều lần vào thăm mộ anh tại nghĩa trang Nam Đàn. Đặc biệt, từ tháng 12/2004 tới nay, chị Thái đã một mình vào Nghệ An ba lần. Có lần chị đi tàu suốt đêm, xuống ga Vinh thuê xe ôm vào tới nghĩa trang trời vẫn còn tối... Giữa mênh mông những ngôi mộ, gió thổi u ù, một mình chị bật lửa mãi mới châm được bó hương mang theo. Ánh lửa lập lòe khiến người quản trang cứ ngỡ... có ma (!). Vậy mà người phụ nữ ấy không sợ. Hay nói chính xác hơn, chị không có cảm giác sợ hãi mỗi khi nghĩ tới người anh trai.

Trong chuyến thăm mộ ngày 29/4/2005, chị Thái mang theo cuốn "Những lá thư thời chiến Việt Nam" (tập 1) có đăng 7 lá thư của liệt sĩ Hoàng Kim Giao. Khi đặt tập sách lên mộ, thắp hương, rồi khấn vái... bó hương đang âm ỉ bỗng cháy bùng lên, dù lúc ấy nghĩa trang đang lặng gió. Chị Thái còn chưa hết ngạc nhiên vì chưa bao giờ thấy hiện tượng ấy bao giờ, thì có một cánh bướm màu nâu đậm, to bằng nửa bàn tay, từ đâu bay tới đậu lên vai chị. Dùng tay phất đuổi, cánh bướm vẫn không chịu bay đi, nó cứ lượn vòng quanh rồi đậu lên bia mộ... Vẫn biết đó có thể chỉ là sự trùng hợp tình cờ, nhưng chị Thái bỗng rùng mình, ớn lạnh, cảm giác như có ai đó đang nhìn mình, ở ngay bên cạnh mình...

Chưa hết, ngày hôm sau, khi đã về tới Hải Phòng, chị Thái kinh ngạc khi nhận ra con bướm nâu ở nghĩa trang Nam Đàn hôm trước đang có mặt trong nhà mình. Lạ hơn nữa, là con bướm đang đậu trên tấm huân chương của liệt sĩ Hoàng Kim Giao. Mọi người trong nhà rất mừng, nhưng 4 ngày sau, con bướm ấy đã nằm chết trên bàn thờ, dưới bức ảnh ông cụ thân sinh của người liệt sĩ. Chị Thái nhẹ nhàng nâng xác con bướm đã khô lên và khóc... Chị đã quyết định ép nó vào cuốn sổ tay và gửi cho tôi bản chụp cánh bướm ấy.

"Anh Thạc ơi, nếu có linh thiêng!..."

TS. Phạm Thị Như Anh, người bạn gái thân thiết của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc (tác giả của tập nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi) kể: Trên một chuyến bay của Hãng Hàng không Thái Lan từ châu Âu về Việt Nam, người ta tổ chức bốc thăm may mắn. Giải thưởng là một tấm vé máy bay khứ hồi, giá trị cả ngàn đôla. Vốn không tin vào những trò may rủi và rất hiểu đó cũng chỉ là một "chiêu tiếp thị" khách hàng, cả ngàn khách thử vận may mới có một người trúng, nhưng chị Như Anh vẫn vui vẻ tham gia.

Trước khi bốc thăm, trong đầu chị chợt nghĩ đến anh Thạc. Tin rằng nếu như có linh hồn, thì nhất định anh ấy sẽ luôn ở bên cạnh và giúp đỡ chị. Và chị Như Anh thầm khấn: "Thạc ơi, nếu có linh thiêng thì giúp em đi!". Thật bất ngờ, lát sau, cô tiếp viên xinh xắn tiến lại thông báo và chúc mừng chị đã trúng thưởng...

Kể từ đó, những khi buồn đau, vấp ngã trong cuộc sống và khó khăn nhất trong kinh doanh, những khi tưởng chừng như không vượt qua nổi, chị Như Anh đều nhớ đến anh Thạc và thầm gọi tên anh như một câu thần chú: "Thạc ơi, nếu linh thiêng thì giúp em đi!". Có thể, đó chỉ là hy vọng, là niềm tin vào những gì tốt đẹp nhất trên đời; nhưng nó đã giúp chị không gục ngã trước số phận, vượt qua mọi thử thách và thành công.

Tháng 7 này, TS. Phạm Thị Như Anh sẽ trở lại Việt Nam. Dự định của chị là sẽ cùng gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, những người bạn học cũ và bạn chiến đấu của anh... vận động thành lập Quỹ học bổng mang tên Mãi mãi tuổi hai mươi, để hàng năm có thể hỗ trợ cho những sinh viên nghèo học giỏi văn trên cả nước. Sinh thời, anh lính binh nhì yêu văn chương ấy luôn mơ ước làm được điều gì đó để cống hiến cho văn học nước nhà. Sau 33 năm Nguyễn Văn Thạc hy sinh, cầu mong ước nguyện tốt đẹp của anh sẽ trở thành hiện thực!

(Theo CAND)

TẢN MẠN VỀ NHỮNG NGÔI MIẾU THỜ TRÊN CÁC CON ĐÈO

Thứ năm, 02/04/2009 10:53 am

Chẳng hiểu sao mình rất muốn viết về những câu chuyện tản mạn xung quanh những chuyến đi phượt. Thôi thì đủ cả, chuyện Ma, chuyện di đoan, chuyện cuộc đời ... Đủ thứ! Mỗi câu chuyện là một "kho" thông tin, chính thống và ngoài luồng, huyền hoặc và thực tại, nửa hư nửa thực cứ đan xen lẫn lộn ....

Hôm nay "lan man" một chút về cái chuyện "dị đoan" tý nhỉ?!

... Chuyện về những ngôi miếu thờ nghe được trên các chặng đường "lượt phượt" khi đi khắp các quốc lộ Việt Nam thì nhiều lắm... Những câu chuyện nhuốm màu tâm linh, nhiều khi biến tướng thành chuyện "ma quái" huyền hoặc không có thật. Những câu chuyện truyền miệng và rỉ tai nhau từ cánh lái xe đường dài, từ những bà buôn bán, từ dân địa phương, thậm chí từ những đứa trẻ chăn bò.... cứ mỗi người lại thêm thắt một chút.... thế là cái miếu thờ trở nên "lung linh" và "linh thiêng" hẳn lên, suốt ngày hương khói nghi ngút, kẻ ra người vào vái xin bình an, may mắn... Có địa phương đã "ra tay" san bằng ngôi miếu... Nnưng không xuể... miếu lại mọc lên, vẫn hiện diện, vẫn hương khói nghi ngút và khiến những gã giang hồ "vặt" như tôi mỗi khi đi qua tò mò vào xem, nghe kể và ... chợt rùng mình mỗi khi lái xe chạy qua nó lúc đêm khuya....

Con đường Quốc lộ 14 đoạn Đăkmil đi ĐăkrLap, khi chạy qua đoạn Rừng Lạnh, ĐăkSong có mấy khúc cua rất gắt.... Tầm nhìn hẹp, dốc như đèo...Đường rất đẹp, láng mịn. Lái xe chạy qua đó vào ban đêm mùa khô rất hay gặp sương mù.... Sương mù dày đặc, trôi cuồn cuộn, nhiều lúc sương mù cả ngày... Hai bên đường là đồi Cafe, thi thoảng có đoạn mọc toàn thông Đà Lạt....

Năm 1997, thời điểm tháng nào tôi không nhớ rõ lắm, chỉ nhớ rằng tại khúc cua ngay gần cổng đồn Biên Phòng ĐăkSong gần chỗ ngã ba đường 14A gặp đường 14C (đường HCM) xảy ra vụ tai nạn giao thông kinh hoàng. Một chiếc xe Hyundai 24 chỗ chở 26 người từ Sài Gòn lên BMT đâm chính diện vào chiếc Deawoo khách 54 chỗ chở hơn 50 người đang từ BMT về Sài Gòn ... Chiếc xe 24 chỗ chạy với tốc độ khoảng 70km/h chui gọn vào gầm chiếc 54 chỗ..... Hậu quả là chiếc Hyundai bẹp lép, chùn cả "xương sống" xe, hơn 20 người chết tại chỗ...Xác người đặt dọc lề đường đắp chiếu thành hàng dài....Vụ tai nạn này đã đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng suốt gần 1 tuần...

Khoảng thời gian sau, ngay bên lề đường nơi xảy ra tai nạn, người ta xây một ngôi miếu thờ nho nhỏ, từ ngoài đường vào miếu, người ta trồng hoa loa kèn màu đỏ tía và lấy những chiếc ghế đệm của xe 24 chỗ còn vương vết ố máu người đặt dọc lối đi. Xác chiếc xe 24 chỗ được kéo vào ngay cạnh miếu phủ bạt và mắc một bóng điện bên trong, đêm được thắp sáng bằng điện ắc quy... Bàn thờ luôn nghi ngút khói hương và lại được thắp sáng bằng hai ngọn điện đỏ lừ....

Tháng 11 năm 1998, tôi từ Buôn Ma Thuột lái xe về SG. Trong màn đêm sương giăng giăng hơi mờ mờ, mùa khô gió hun hút thổi và lạnh lẽo, vừa vượt qua khúc cua, nhìn ra đằng trước ... Chiếc xe bị tai nạn được thắp sáng bằng điện, hắt bóng ra là một hàng hình nhân mặc quần áo xanh đỏ dựa lưng vào thành xe, mâm hoa quả cúng nghi ngút khói hương đỏ lừ. Hôm ấy chắc là ngày dân họ cúng bái miếu thờ. Cảm giác của tôi lúc ấy thấy rờn rợn và tự dưng muốn chạy thật nhanh qua đó.... chạy gần tới nơi tôi bỗng rùng mình vì thấy bó hương bỗng cháy bùng, phần phật lửa...

Nguyên tắc của lái xe đường QL 14 là bất cứ lúc nào chạy qua ngôi miếu thờ này đều phải bấm 3 tiếng còi như là một lời chào những oan hồn, họ như đang ngồi trên những chiếc ghế đệm còn vương vết máu và ngắm hoa loa kèn màu đỏ tía....

.................................................. ...........

Ngôi miếu thờ trên đèo Cả gần chỗ khúc cua Đá Đen cũng có một giai thoại khá rùng rợn... Chuyển kể rằng cách đây nhiều năm, khu vực đèo Cả còn hoang vu, đường xuống Vũng Rô còn rậm rạp cây cối, dân cư thưa thớt... Chân đèo phía Tu Bông hoang vắng... Đại Lãnh thì đông đúc một chút. Tại nơi có ngôi miếu thờ xảy ra chuyện một ông dân làng vạn chài dưới Vũng Rô chở vợ đi đẻ ở Trạm xá Đại Lãnh bằng chiếc xe Honda 67....khi chở vợ đến khúc cua này thì va phải một chiếc xe tải Reo 13 chở gỗ... hậu quả vợ bị văng xuống đường... Người vợ chết kéo theo đứa hài nhi chưa ra đời...

Chuyện rùng rợn xảy ra khi cua Đá Đen còn chưa được mở rộng, khá hẹp... Hôm ấy trời tối đen, lắc rắc mưa bão, mây vần vũ trên những đỉnh núi đèo Cả... Chiếc xe IFA chở 5 ton hàng lặc lè leo dốc... Lái xe là một ông già có hơn 30 năm kinh nghiệm lái đường dài... Khoảng 21h, khi vừa chớm dốc Đá Đen, chỗ cua gắt, trong ánh đèn pha, ông lái xe chợt thấy một người mặc quần áo phụ nữ khoác áo mưa, đội nón sùm sụp đứng bên vệ đường, tay bà ta xách 1 chiếc làn đỏ có vẻ rất nặng nề ... Bà ấy chạy ra giữa đường ngoắc xe lia lịa...

Bị chắn đột ngột nên ông tài xế bắt buộc phải dừng xe. Ông ta bực bội gắt lên nhưng bỗng ngừng ngay lại, tiếng gắt bị ngắc trong cổ họng trở nên ú ớ một cách rất sợ hãi. Gã trai phụ xe đang tỉnh tỉnh mê mê trong cabin nghe tiếng ông tài xế ú ớ liền ngồi dậy ngó ra, rồi cũng tái mặt thét lên... Ma!!! Người phụ nữ có khuôn mặt kỳ dị, đen ngòm, máu ri rỉ chảy ra từ hốc mắt, miệng và mũi... Cái làn bà ta xách, bên trong là thây một hài nhi mới mấy tháng tuổi, tím tái...

Chuyện này tôi nghe từ ông lái xe khách chạy tuyến BMT - Hà Nội. Khi chạy qua cái miếu thờ, ông ta dừng xe, rồi cùng 2 chú lơ xe xuống thắp hương một cách rất thành kính. Tò mò tôi hỏi và ông ấy kể lại như thế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro