truyen ma kinh di

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Người về từ đáy mộ

Lão Tư cố hả miệng ngáp một cách đau đớn:
- Mày đầu độc tao... Mày đầu độc tao, con quỉ cái!
Bà Tư gật đầu, đáp bằng một giọng thật lạnh lùng:
- Đúng, tôi đầu độc ông. Trước sau gì thì ông cũng chết, thầy y tá đã nói như vậy, chỉ còn là vấn đề thời gian. Có thể một vài tháng, có thể một vài năm, và ông hiểu rằng tôi không thể chịu đựng lâu hơn nữa. Mười lăm năm nhục nhằn! Mười lăm năm đầy cay đắng!
Lão Tư nghiến chặt hai hàm răng vì đau đớn nhưng cũng ráng gừ lên một tiếng chửi rủa như lão vẫn chửi rủa vợ lão mỗi ngày trong suốt mười lăm năm qua:
- Con đĩ chó khốn nạn! Trời sẽ phạt mày.
Bà Tư vẫn lạnh lùng:
- Đáng lẽ mình không nên lấy nhau. Tôi không hề yêu ông và ông cũng chẳng ưa tôi. Ông căm hận tôi vì việc ông không lấy được con Ba cháo lòng. Còn tôi, ông cũng biết rằng tôi chỉ muốn làm vợ anh Bảy thợ hồ. Chỉ vì mấy thửa ruộng của hai nhà sát bên nhau mà cha mẹ ông và cha mẹ tôi buộc tôi phải lấy ông và ông phải lấy tôi. Tôi biết đó là cả một cực hình cho ông cũng như cho tôi.
Lão Tư vừa lăn lộn vừa chửi rủa:
- Đồ con đĩ chó!
Bà Tư vẫn nói bằng một giọng đều đều:
- Tôi có ý định đầu độc ông từ khi ông mới ngã bệnh. Thầy y tá nói rằng ông có thể sống lây lất hàng năm khiến tôi không chịu nổi. Tôi không còn muốn bị ông đánh đập chửi rủa mỗi ngày nữa.
Lão Tư rên rỉ:
- Tao cầu mong cho lũ quỉ mặt xanh nanh vàng tra tấn mày dưới điạ ngục.
- Có thể... Nhưng dầu sao tôi cũng tìm được sự bình an trên cõi đời này trước đã. Sống với ông đâu có khác gì bị ác quỉ hành hạ tra tấn!
Lão Tư vặn mình đau đớn, hai bàn tay lão nắm chặt lại chịu đựng. Là một người cứng rắn và mạnh mẽ, lão cố thu hết tàn lực:
- Tao sẽ trở về từ đáy mộ... con quỉ cái...
Rồi lão ráng giơ một nắm tay về phía bà vợ:
- Tao sẽ chờ mày...
Kiệt lực, lão buông tay xuống, mồ hôi tháo ra như tắm, toàn thân run rẩy:
- Trời đất ơi! Đau quá! Như dao đâm vào ruột...
Đột nhiên bà Tư ngẩng đầu nghe ngóng. Có tiếng chuông xe đạp. Bà bước vội tới bên cửa sổ, nhìn ra ngoài lẩm bẩm:
- Sao thầy y tá tới sớm quá vậy hà?
Rồi bà bước tới bên giường,lượm tấm khăn lông nằm dưới chân giường cuộn thành một bó đè cứng vào mặt lão Tư. Ngộp thở, lão Tư cố vùng vẫy nhưng bà Tư đè nguyên người lên tấm khăn... Chân tay lão Tư giựt mạnh mấy cái rồi buông xuôi...
Biết lão đã tắt thở, bà Tư đứng lên thở phào nhẹ nhõm, ném cái khăn lông lên lưng ghế trước khi bước ra mở cửa.
Bà nói với thầy y tá vừa bước vào bằng một giọng lạnh lùng:
- Lão đi rồi sau khi bị bất tỉnh như mấy kỳ trước. Mấy nhỏ đi học nên tôi không biết làm sao kêu thầy. Nhưng dầu sao tôi cũng mừng khi lão không còn hành hạ tôi được nữa.
Thầy y tá lắc đầu thông cảm. ở ngôi làng này mọi người đều biết chuyện của nhau. Thầy đứng nhìn thi thể lão Tư một lát trước khi kéo cái mền phủ kín mặt lão rồi quay sang bà Tư:
- Ngồi nghỉ một chút đi bà Tư. Đừng lo nghĩ gì nhiều, để tôi cho ông Tám Tàng hay trước khi nói với thầy giáo cho con Hoa và thằng Đực về ngay bây giờ. Bà Tư có muốn kêu ai nữa không?
Bà Tư lắc đầu:
- Nhờ thầy nói ông Tám tới đem lão đi ngay dùm tôi. Bây giờ căn nhà này là của tôi. Lão đi khuất mắt tôi sớm phút nào hay phút nấy. Tôi không muốn nhìn mặt lão nữa.
Bà nói tiếp bằng một giọng đầy cay đắng:
- Suốt đời lão làm khổ tôi. Tôi thù ghét lão từ ngày phải về với lão. Bây giờ căn nhà này là của tôi. Tôi sẽ khóa chặt căn phòng của lão ngay khi ông Tám đem lão đi. Tôi không bao giờ muốn nhìn thấy bên trong căn phòng đó nữa. Chỉ toàn là những kỷ niệm đớn đau, những lời chửi rủa, hận thù. Tôi sẽ thiêu rụi căn phòng của lão nếu căn nhà này không bị ảnh hưởng gì.
Rồi bà ngồi xuống ghế ngước nhìn thầy y tá bằng đôi mắt lạnh lùng ráo hoảnh. Thầy nhìn bà Tư, nói bằng một giọng dịu dàng, thông cảm:
- Bà mệt mỏi quá rồi. Để tôi về lấy chai thuốc bổ tới cho bà.
- Tôi không cần thuốc bổ. Cái chết của lão là liều thuốc bổ tốt nhất đối với tôi... Thầy...
Thầy y tá gạt ngang:
- Thôi, không nên nói xấu người quá cố nữa. Ai cũng biết ông Tư đối xử với bà ra sao rồi. Để tôi đi kêu ông Tám.
Chưa đầy nửa tiếng sau, ông Tám Tàng và một thanh niên phụ việc đẩy xe tới. Bà Tư đứng ngay cửa phòng chờ cho hai người vừa khiêng lão Tư ra là bà khóa cửa lại, bỏ chìa khoá vào túi áo:
- Tôi thề sẽ không bao giờ đặt chân vào căn phòng này cho tới khi tắt thở.
Hai người đàn ông lắc đầu thông cảm. Họ hiểu rõ cuộc sống khốn khổ nhục nhằn của bà bên ông Tư từ nhiều năm qua.
Những năm kế tiếp, bà Tư ra đồng làm việc cùng các lực điền, và dành dụm thêm được khá nhiều vào cái vốn đã đồ sộ của bà. Bà vẫn lạnh lùng, không hề hở môi và không hề có bạn, như lão Tư không hề có bạn.
Rồi hai đứa con bà lớn lên. Con Hoa lập gia đình rồi theo chồng về làng bên. Bà Tư không nói một lời. Thằng Đực lớn lên ra đồng làm việc phụ mẹ khiến bà giảm được một gánh nặng. Rồi thằng Đực lấy vợ và đem cô dâu mới về ở chung với bà Tư. Rồi lũ con nít ra đời, sáu đứa cả thẩy. Nếu những tiếng cười vô tư của bầy trẻ có khiến tâm hồn bà nội chúng mềm đi một chút, bà không hề để lộ ra ngoài.
Suốt những tháng năm dài đó, một cái phòng, được gọi là phòng của nội, vẫn luôn luôn được khóa chặt. Cả gia đình không một ai nhắc nhở tới. Lũ trẻ biết có một cái gì - mà chúng cho là rất kinh khủng - ở bên trong nên mỗi lúc phải đi ngang phòng, chúng đi thật lẹ, và khi bóng tối bao phủ căn nhà, ánh đèn dầu lung linh tạo nên những hình nhân lắc lư rung động trên tường, chúng không bao giờ dám bước tới gần căn phòng của nội. Dĩ nhiên đầu óc trẻ thơ của chúng tưởng tượng thật nhiều.
Rồi một năm châu chấu phá hoại mùa màng. Năm sau trời hạn hán khiến giá thóc gia tăng trong khi lương bổng bị cắt giảm. Nhiều chủ điền cho thợ nghỉ việc.
Gia đình Hoa là một trong những nạn nhân đầu tiên. Mùa màng thất bát, chồng đau ốm rồi một đứa con ra chào đời! Vợ chồng Hoa bồng con về xin bà Tư cho ở chung. Bà Tư vẫn lạnh lùng như thường lệ, nhường cho vợ chồng Hoa một phòng.
Rồi tới phiên anh rể của Đực bị chủ điền cho nghỉ việc. Không công ăn việc làm, không tiền trả tiền mướn, anh ta cầu cứu vợ Đực. Nàng dâu bèn thưa chuyện với mẹ chồng.
Bà Tư, lúc này đã già, nói với con dâu bằng một giọng cương quyết trong bữa ăn chiều:
- Thêm bốn miệng ăn nữa cũng chẳng sao. Cho tụi nó tới đây. Nhưng... không biết rồi tụi nó ngủ ở đâu?
Hoa liếc nhìn Đực trước khi ngập ngừng nói lên cái ý nghĩ của tất cả mọi người:
- Phòng của nội. Mình có nên mở cửa phòng cho thoáng khí trước khi cho họ dọn vào không... mẹ?
Bầu không khí đột nhiên trở nên yên lặng nặng nề. Bà Tư liếc nhìn con gái trước khi lần lượt nhìn vào mặt từng người, gằn giọng:
- Mẹ đã thề không bước chân vào phòng đó cho tới ngày nhắm mắt.
Hoa thu hết can đảm:
- Nhưng mẹ đâu có bước vào đó làm gì. Nhà mình chật quá đâu còn chỗ nào khác nữa.
Bà Tư đặt đũa xuống bàn nói thật chậm rãi:
- Nếu có ai ngủ trong phòng đó, người đó phải là mẹ. Mẹ đã ở với cha tụi bay mười lăm năm trời, mười lăm năm đầy đắng cay thù hận. Cha tụi bay ghét mẹ hơn mẹ ghét ổng. Căn phòng đó đầy những sự thù ghét và sau mấy chục năm trời đóng kín, những sự thù ghét đó hiện đang sôi sục chỉ chờ cửa mở là tràn ra phủ ngập căn nhà này. Nhưng không sao, mẹ sẽ dọn vào đó.
Hoa nói bằng một giọng đầy hối hận:
- Phải chi con đừng đưa ra đề nghị đó. Con biết là có một cái gì giữa cha và mẹ nằm trong đó, nhưng con không biết...
Bà Tư ngắt lời con gái:
- Một cái gì mà con nói đó chính là sự thù ghét giữa mẹ và ổng. Nhưng không sao, mẹ đã già rồi, hơn bẩy mươi rồi. Chắc mẹ cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa...
Bà ngưng lại, đôi mắt già mỏi mệt nhìn thật xa xôi:
- Có thể đây là sự tiền định. Ổng nói rằng ổng sẽ chờ mẹ... Có thể... Ai biết!
Rồi bà đứng lên:
- Mẹ sẽ mở cửa phòng vào sáng ngày mai.
Dứt lời, bà mím chặt đôi môi, bước lên cầu thang về phòng ngủ trên lầu.
Vào phòng, bà Tư đóng cửa lại, ngồi yên lặng trên cái ghế nhỏ bên giường, đôi mắt mệt mỏi nhìn vào hư không trong khi cuốn phim dĩ vãng hiện ra thật rõ. Bây giờ, bà đang bị thúc giục mạnh mẽ bởi một ước muốn mà bà vẫn chôn chặt trong lòng từ gần một nửa thế kỷ, ước muốn của tất cả những kẻ sát nhân muốn nhìn lại khung cảnh phạm trường.
Ước muốn này đã tới với bà hàng ngàn lần trước đó nhưng lần nào bà cũng nén lòng được. Bây giờ, chỉ còn có mấy tiếng đồng hồ nữa căn phòng sẽ được mở ra, ước muốn lại trở về, mãnh liệt hơn bao giờ hết. Căn phòng đóng kín đang réo gọi bà. Trong óc bà, một tiếng nói vô cùng mạnh mẽ vang lên "Bây giờ! Bây giờ!". Tiếng nói này rất quen thuộc đối với bà vì đó là tiếng nói của chính ông Tư, người bà thù ghét, người bà đã giết chết!
Bà lặng lẽ đứng dậy, bước tới tủ áo, ngồi xuống mò dưới đáy tủ lấy cái chìa khóa mà bà đã giấu kín hàng mấy chục năm trời. Rồi bà trở lại ngồi trên ghế lắng nghe những tiếng chân lần lượt về phòng. Một lúc sau, căn nhà tối tăm đã hoàn toàn yên tĩnh.
Bà Tư đứng dậy hé cửa nhìn ra dẫy hành lang. Tất cả đều đã ngủ yên. Bà bèn trở vào phòng cầm cây đèn dầu, mở cửa thật nhẹ rồi rón rén bước xuống cầu thang.
Ngoài trời không khí bỗng trở nên nặng nề dường như muốn bão. Bà nghe tiếng gió rít qua những cành cây. Có một cái gì tương tự như tiếng gió than van ngoài đêm tối? Bà Tư ngưng lại, nghiêng tai lắng nghe và đột nhiên ký ức trở về thật rõ. Bà lẩm bẩm:
- Giống như đêm trước khi lão chết.
Tim bà đập mạnh hơn khi đứng trước cánh cửa đen ngòm, lạnh lùng của căn phòng chứa đầy thù hận. Sau một thoáng ngập ngừng, bà chuyển cây đèn sang tay trái, tay mặt lấy cái chìa khóa đút vào ổ khóa... Bà vặn nhẹ... Ổ khóa không chuyển động... Bà vặn mạnh hơn... Cạch! Ổ khoá bật ra. Bà đứng yên một lát, bàn tay đặt trên nắm cửa. Tự nhiên bà run lên vì lý do gì không rõ. Bà lẩm bẩm:
- Lão đã nói là lão sẽ trở về từ đáy mộ... Lão sẽ chờ...
Bà vặn nắm cửa, đẩy mạnh. Cái bản lề cũ kỹ rít lên phản đối trước khi cánh cửa bung ra... Một làn sóng hận thù từ trong phòng tràn ra phủ kín người bà.
Bà chậm chạp bước vào, đôi môi mím chặt. Giơ cao ngọn đèn dầu, bà quan sát mọi vật trong phòng. Đó là cái giường với tấm khăn trải giường nhăn nheo, nơi ông Tư thở hơi cuối cùng - hay không thể thở hơi cuối cùng? Đó là cái gối mà ông Tư gối đầu trước khi nhắm mắt. Mọi vật không hề thay đổi.
Bà Tư thoáng nhớ rằng cả thầy y tá lẫn ông Tám Tàng, những người cuối cùng đặt chân vào căn phòng này đều đã ra người thiên cổ. Kế bên đầu giường là một cái bàn nhỏ nơi vẫn còn cái ly mà bà pha thuốc độc cho ông Tư.
Bà lẩm bẩm:
- Lão đã nói là lão sẽ chờ...
Căn phòng thật ẩm thấp và bụi bặm. Bà Tư khép cửa lại, đặt ngọn đèn dầu lên cái bàn nhỏ bên cạnh cái ly rồi bước tới bên cửa sổ, mở toang cánh cửa. Một ngọn gió từ bên ngoài lùa vào, rít lên...
Ngọn đèn chợt lung linh vì gió tạo nên những bóng đen quái đản nhảy múa trên tường. Trên lưng ghế, chiếc khăn lông mà bà dùng đè cho ông Tư chết ngộp đã trở thành vàng khè, tuy bà vẫn nhìn thấy thật rõ một đốm đen ở chính giữa, đốm đen mà bà biết là những giọt nước rãi cuối cùng của ông Tư.
Bà bước tới giữa phòng, đôi mắt vẫn không rời khỏi đốm đen trên chiếc khăn lông. Rồi bà lập đi lập lại:
- Lão đã nói là lão sẽ trở về từ đáy mộ... Lão sẽ chờ...
Đột nhiên một cơn gió mạnh thổi ào qua khung cửa sổ. Ngọn đèn chao lên trước khi tắt ngấm.
Bóng tối bất ngờ khiến bà Tư hoảng hốt. Lần đầu tiên trong đời bà biết sợ! Bà liếc nhìn về phía cái giường, và chợt nhận thấy dường như có một người đang nằm, mặt quay về phía bà đưa tay vẫy vẫy. Bà run rẩy bước lui trước khi té ngồi xuống ghế. Một cơn gió mạnh thổi chiếc khăn lông bung lên chùm kín mặt bà Tư. Bà hoảng hốt giẫy giụa trong bóng tối và cảm thấy chiếc khăn lông như một con bạch tuộc với những cái vòi gớm ghiếc đang xiết chặt quanh cổ bà. Bà đưa hai tay lên cố kéo mạnh chiếc khăn lông ra trong khi bên tai bà, tiếng ông Tư vang lên mồn một: "Tao sẽ trở về từ đáy mộ... Tao sẽ chờ mày..." Sáng sớm hôm sau, người ta thấy bà Tư nằm chết trong căn "phòng của nội". Quanh cổ bà là chiếc khăn lông vàng khè, chiếc khăn mà bà dùng hạ sát ông Tư.
Kết Thúc (END)


Làng Ma


................................................. .................................................. .......


Tôi đã định về sớm nhưng sa đà chén rượu, câu chuyện, dứt không nổi, ba giờ chiều mới lên xe. Trên con đê ven sông Hồng thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, nhẩm tính 70 km vẫn kịp tới Hà Nội trước khi trời tối. Bất ngờ mây đen ập đến. Trời như trút nước, tôi ướt lướt thướt, người ớn lạnh. May có cái điếm canh đê vào trú. Mưa dai dẳng gần hai tiếng đồng hồ. Đường xấu lại sũng nước, cái xe Honda cà khổ đời 78 không bốc lên được. Ra đến đường I Phủ Lý chắc tối mất.

Lối rẽ. Trên đê tôi phi xe xuống. Sau mưa, ráng chiều đỏ ối. Bất thần trên nền trời trước mặt sừng sững cây đa ba đầu. Tôi nổi da gà, xung quanh tối sầm, người hẫng đi, rơi vào chốn mung lung. Cảm giác ấy diễn ra chẳng biết bao lâu. Rồi tôi nghe tiếng người lao xao, đầu nhức như búa bổ. Hình ảnh cây đa ba đầu ở cái làng Ma chập chờn. Sao nó ở đây nhỉ? Mình đang ở Hà Nam cơ mà? Loáng thoáng tôi nghe tiếng ai nói xa gần:

- Người nóng quá... Chắc gặp mưa cảm lạnh...

Tôi gượng lầm bầm hỏi:

- Đây... là... đâu? Sao có... cây đa ba đầu? Làng Ma...?

- Anh ta nói gì...? Làng Ma! Ô hay, anh ta gốc ở đây?

- Thế... thế cụ Tĩn?

- Kìa... anh ta biết cụ Tĩn à, ông lão ở làng Ma...

Sao lại là làng Ma? Đây đất Hà Nam, đâu phải Hải Dương? Đầu óc tôi lùng nhùng những câu hỏi.
* * * Hồi ấy, đang thời chiến tranh đánh phá miền Bắc ác liệt của không quân Mỹ, những năm sáu bảy sáu tám. Lúc đó tôi tròn mười tuổi. Mẹ gửi tôi sơ tán ở nhà người họ hàng với bác cùng cơ quan mẹ. Làng thuộc huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Mẹ tính đấy là vùng xa quốc lộ, không nhà máy xí nghiệp, máy bay ít oanh tạc. Cứ chủ nhật cuối tháng, từ cơ quan ở Hà Nội, mẹ lóc cóc đạp hơn bảy chục cây số theo đường tắt đèo những thức cần thiết cho tôi. Những ngày đầu một mình chốn lạ, tôi nhớ nhà, nhớ mẹ, thường ra đầu làng ngóng hay lủi vào góc kín thút thít khóc. Dần dà tôi cũng quen với cuộc sống mới. Có lẽ bởi nông thôn nhiều trò lạ trước đứa trẻ thành phố như tôi. Trò trèo cây xem ổ chim non, mấy con chim ra ràng đỏ hỏn, nghển cổ chiêm chiếp đòi ăn; xem trận kịch chiến giữa bầy ong vàng và tên hung thần ong đen đến đánh cướp ong non; theo lũ trẻ ra bờ sông câu cá lác, loại cá mắt thố lố như cái đèn pha, vắt vẻo trên đầu... Thú nhất vẫn là đi câu. Cũng vì trò ấy tôi quen cụ Tĩn, ông già cất vó ở rìa cống, giáp sông. Chẳng rõ cụ Tĩn có người thân nào không, chỉ thấy cụ thui thủi một mình ở cái chòi cất vó. Một bận tò mò tôi hỏi, nhà cụ ở đâu, cụ Tĩn chỉ vào trong đê, nơi bọn trẻ bảo đấy là làng Ma. Trước có cái chợ họp ở đó. Năm đói người dồn về, chết, xác chôn chung nên có gò gọi là mả Chung, Những đêm trở trời, ma đói tụ tập họp chợ dưới gốc đa. Sợ thì sợ, nhưng học xong chiều nào tôi cũng ra bằng được. Không biết ham câu hay vì những câu chuyện cụ Tĩn kể. Phải nói cụ Tĩn là kho chuyện cổ tích. Cụ kiên nhẫn trả lời, giải thích các câu hỏi dường như vô tận của tôi, một đứa trẻ lên mười.

Trưa ấy đi học về, ăn vội vàng, rồi cầm chiếc cần, câu tôi phóng ra bờ sông. Vào chòi chẳng thấy cụ Tĩn đâu, chỉ thấy bốn gọng vó không lưới đung đưa trên mặt nước. Tôi dáo dác tìm quanh. Cụ ở đâu nhỉ? Hay ốm nằm nhà? Mà từ trước đến giờ chưa thấy người thân nào của cụ. Thử vào nhà xem sao. Phân vân một lúc vì sợ, nhưng nghĩ cụ Tĩn ốm, tôi đánh liều vào làng Ma. Lâu rồi làng Ma thành vườn cây các cụ. Tuy lần đầu vào đấy tôi vẫn tìm được nhà cụ Tĩn ngay. Khu vườn có ngôi nhà cụ là duy nhất, ba gian lợp rạ, ọp ẹp cũ.

- Ông ơi... !

Tiếng vòng vọng trong vườn cây. Nghe, tôi rờn rợn, hốt hoảng gọi liên tiếp. Từ chái nhà có tiếng cụ:

- Thằng cháu đấy à?... Ông đây, ông ở đây.

Xộc vào, tôi thấy cụ Tĩn đang lúi húi trong bếp. Một nồi mười cháo to vật, đang sùng sục khói trên cái bếp, kê bằng mấy ông bù rau. Tôi vội hỏi:

- Ông ốm à? Sao ông nấu nhiều cháo thế?

- ồ không (cụ Tĩn trả lời). Hôm qua ông quên mời thằng cháu. Chiều nay ở đây ăn cơm, à... ăn cỗ với ông. Hôm nay rằm tháng bảy, lễ xá tội vong nhân.

Nói rồi cụ Tĩn nhờ tôi ra vườn hái lá mít, cụ thì rọc những tàu chuối. Hai ông cháu mang đám lá xuống cầu ao rửa, cả đám lá đa, chắc cụ Tĩn nhặt dưới gốc cây đa ba đầu từ trước. Rửa xong, ông cháu tôi bê rổ lá vào nhà lau cẩn thận. Tôi chẳng biết đám lá để làm gì. Lúc này tôi mới có dịp quan sát nhà cụ Tĩn. Ngôi nhà tềnh toàng, ngoài ban thờ ám khói, đầy tan nhang và chiếc chõng tre cũ, đồ đạc chẳng còn gì nữa. Tôi tò mò hỏi:

- Ông ơi, thế bà đâu? Các cô chú đâu?

Mải lau lá hay suy nghĩ gì, cụ lơ đễnh trả lời:

- ờ... ờ... bà và các cô chú... Kìa, nhanh tay lên cháu... Họ đang chờ... Đói, ma đói mà!

Tôi lạ quá và cảm thấy sờ sợ, lấm lét nhìn quanh. Chẳng có ai. Cụ Tĩn bước lại ban thờ, bày mấy gói bỏng ngô và thắp nén hương, rồi bảo tôi rải những chiếc lá mít, lá đa đã lau sạch ra sân và cụ bê nồi cháo theo. Tôi trố mắt ngạc nhiên khi cụ Tĩn cầm muôi múc cháo đổ vào từng chiếc lá. Xong rồi cụ lại sai tôi bê rổ lá không ra vườn rải tiếp. Vườn cây um tùm rậm rạp. Đến lúc này tôi mới thấy mấy mô đất cụ Tĩn chỉ cho, cỏ mọc xanh rờn: - "Hai đống liền kề kia là nhà đĩ... à nhà cô Mít, cô Na; đống cuối vườn là nhà bà; đống..." Rồi giọng cụ nghèn nghẹn: -"Thày bu ơi, các con ơi, mẹ... mẹ cái đĩ... về nhà mà ăn cháo, cháo trắng bố Tĩn nấu". Tiếng cụ nức nở. Chiều ấy tôi nghe câu chuyện cụ Tĩn kể về làng Ma, về chuyện đói, về những người thân của cụ.

Trước, đây có tên là xóm Trại, không phải tên làng Ma như người ta gọi. Xóm Trại đông đúc, gần hai chục nóc nhà, ngót nghét trăm rưởi khẩu. Nhà cụ Tĩn có chín người (lúc đó dân Trại gọi cụ là bố Tĩn), gồm ông bà Nhiêu, vợ chồng bố Tĩn và năm đứa con, cả trai lẫn gái. Đĩ lớn chưa đầy mười ba, cu bé đang bú. Nhà bố Tĩn có năm sào công điền. Vụ mùa ấy lúa bị bệnh, gọi là hoàng trùng. Năm sào ruộng, thóc gặt về, trừ sưu thuế và các khoản, còn chưa đầy mười thùng thóc. Mười thùng thóc, nhà chín miệng ăn, từ tháng mười đến tháng tư vụ chiêm, đói là cái chắc. Đã thế thóc lại lép, xay giã đớn như kê, nấu ăn đắng ngắt. Trong làng ra đến xóm Trại nhao nhác, chuyến này đói to. Ngày mùa mà nhiều nhà cháo cám hay cơm độn rau. Gạo ở chợ giá tăng vòn vọt, từ 15, 20, 30 rồi lên tới 80 đồng một thùng. Cái chợ toen hoẻn đầu đê cũng có người phủ Ninh Giang đến đong thóc. Nghe nói cân thóc tạ cho Nhật. Mẹ Tĩn vốn dân hàng xáo, trước quen biết họ nên nhận được phần xay giã. Nhờ thế nhà cũng đỡ, kiếm chút cám bổi.

Xóm Trại mới giữa tháng chạp nhiều nhà đứt bữa, nhưng chưa ai chết. Kẻ chết đói đầu tiên là người thiên hạ, chết ở cái chợ đầu đê và cái chết thật hãi hùng. Chợ họp hai hôm một phiên, chớp nhoáng buổi sớm, vậy mà người đói cứ ùn ùn kéo đến. Có người đàn bà chửa không biết từ đâu tới. Chị ta trở dạ tầm xế trưa. Người đàn bà chẳng còn sức vật vã. Dân đói ở chợ chỉ lơ ngơ nhìn. Đói làm người ta thờ ơ mọi chuyện, vô cảm dửng dưng trước đồng loại. Chẳng ai biết chị ta đẻ lúc nào. Tận khi nghe tiếng trẻ khóc và tiếng chó ăng ẳng, mấy con giằng cướp lằng nhằng đám nhau thai chạy... Qua tết, trong làng ngoài trại lác đác người chết. Nhà bố Tĩn còn cầm cự được nhờ nguồn cám bổi xay giã thuê, rồi bố đánh dậm, gái lớn kiếm rau, lại khoản tiền công chôn xác đói. Lúc đầu công chôn đồng một xác. Khi chết rộ, giá xuống một hào. Sau chỉ mấy xu. Cuối cùng không công. Không đi không xong. Trương tuần đốc, lôi thôi ăn gậy ngay. Buổi đầu còn sức, lại hai ba trai đinh, nên xác được khiêng ra đồng, có quan tài hoặc ghép cánh cửa, không thì bọc chiếu, bọc dát giường. Sau nhiều quá, cứ chôn đại. Trong làng ngoài Trại chôn cánh đồng gần đấy, đào huyệt lấp đất qua loa; xác ở chợ hất xuống hố chung, phủ đất. Đã chôn nhiều người, vậy mà bố Tĩn vẫn hết hồn bởi một lần bị nã đi. Người ấy chết mấy hôm, bụng trương to. Cái xác nằm còng queo giữa nhà. Bố Tĩn định kiếm tấm dát giường, ngó thấy cái chiếu nằm lồng bồng trên giường, bố Tĩn kéo. Động, từ trong ấy rinh rích nhảy ra mấy con chuột. Bố Tĩn giật mình, chiếc chiếu vừa kéo ra, để lộ đứa trẻ hai hố mắt sâu hoắm, dòi trắng lổm ngổm bò trên mặt...

Nhà bố Tĩn, bà mẹ là người chết đầu tiên. Cháo cám lâu ngày, cụ mắc bệnh kiết lỵ. Rồi đến cháo cám cũng không có, chỉ mỗi thứ ốc tép nấu rau. Hết thóc, hết người đến cân thóc tạ, nhà bố Tĩn mất nguồn xay giã. Không còn sức đưa xác mẹ ra đồng, bố Tĩn đành chôn mẹ ngay trong vườn. Bố Tĩn cố đào cái huyệt sâu. Lúc đào gắng sao khỏi quỵ, người đi chôn mà quỵ sẽ không đứng lên được, chính bố Tĩn đã nhìn thấy cảnh đó. Ghê quá, đi chôn người mà người ta phải chôn luôn mình. Sau cái chết của bà mẹ, đến lượt vợ và đứa con út. Bố Tĩn biết trước vợ sắp chết. Buổi sáng thằng bé lóp chóp mút vú, mẹ nó thì lã chã nước mắt. Lúc sau thấy vợ lủi vào góc nhà. Thường người sắp chết đói hay lảng vào chỗ khuất, giấu mặt, họ buồn và lo sợ. Chết đói khác chết bệnh, cứ từ từ, thoi thóp. Bố Tĩn nhoài đến lay vợ, lần đầu người còn ấm, lần sau thì lạnh rồi. Nghe tin mẹ chết, có cái đĩ lớn phều phào khóc, còn mấy đứa nhỏ ngơ ngơ đứng, ngó theo chị và bố đưa xác mẹ cùng em ra vườn. Trừ bố Tĩn, liên tiếp mấy hôm ấy, ông cụ nhiêu và lũ cháu lần lượt ra đi... Nghĩ sắp đến lượt mình, nên đói mà bố Tĩn cũng chẳng thiết kiếm gì nhét vào bụng. Người ta bảo ăn độc rau má thôi, ăn linh tinh là chết. Nhà bố Tĩn đã gắng kiếm rau má, vậy mà vẫn "đi" hết.

Mưa rả rích mấy hôm. Sáng đó khát quá, bố Tĩn lảo đảo ra sân kiếm chút nước. Đói làm bố Tĩn sa sẩm, nhìn mọi thứ hoa hoa. Bất chợt bố Tĩn thấy mảnh đất gơ rau lang rìa bờ ao có mậm khoai đỏ tía, mưa làm trồi mỏm củ khoai lên mặt đất. Lạ, đám đất đào bới bao lần, vẫn sót củ khoai. Bố Tĩn sà xuống, hai tay bới móc. Không kịp rửa ráy, cứ thế tống vào mồm, ngấu nghiến nhai. Củ khoai nhãi giúp cơ thể đói hồi sức. Lúc này người đàn ông mới thấy lạ: Sao mấy hôm rồi trương tuần không đến nã đi chôn xác đói. Mà xóm trại vắng lặng quá. Chết hết rồi sao? Bố Tĩn khật khưỡng ra khỏi nhà. Chả gặp ai. Ra đến cánh đồng đầu xóm, cũng không thấy ai be tát, đánh dậm. Bố Tĩn trố mắt nhìn thửa ruộng trước mặt, lúa đã ngậm sữa. Không còn sợ hãi và chẳng biết ruộng ấy của ai, bố Tĩn lật bật xuống tuốt. Kẻ đói nhai, nuốt, nhổ, rồi lại tuốt, nhai, nuốt, nhổ. Gió mát cùng dòng sữa lúa non làm bố Tĩn tỉnh hẳn. Ngồi một lúc trên bờ ruộng, bố Tĩn chợt nảy ra ý vào làng. Chã nhẽ cả làng chết hết rồi ư?

Làng vẫn còn người. Thấy bố Tĩn họ rất ngạc nhiên. Người trong làng tưởng dân xóm trại chết hết rồi. Bố Tĩn càng ngạc nhiên hơn, lúc trước xin vã bọt mép không ai cho nổi củ khoai, giờ bỗng dưng có người cho cả rá thóc. Nghe họ nói đã phá kho thóc nhà cụ Bá, chia cho dân làng, đang phòng quân Nhật vào trả thù. Lúc đó bố Tĩn nào còn để ý gì. Hình ảnh bố mẹ và đàn con thoi thóp đói... " Các con ơi, sao không cố mà sống! Bố có thóc... có gạo nấu bát cháo trắng rồi".

* * * Câu chuyện cụ Tĩn kể về làng đói, về những cái chết cứ ám ảnh tôi. Đến nỗi nhiều đêm, tôi hét trong mơ, bà chủ nhà phải lay gọi. Dịp ấy tôi bị ốm bệnh tình khá nặng, phải đi viện. Các bác sĩ chẩn đoán sốt thương hàn. Tóc rụng, đầu trọc, tôi gầy da bọc xương, mẹ về chăm sóc cả tháng. Đang thời kỳ máy bay đánh phá ác liệt, năm sáu bảy, sáu tám, tôi vừa khỏi, mẹ vội đưa về Hà Nội. Gần ba mươi năm trôi qua, tôi không quên kỷ niệm cái làng hẻo lánh ấy, về những lần đi câu cá, về cây đa ba đầu... Nhiều lần tôi tự nhủ sẽ trở lại thăm chốn cũ, nhất là thăm cụ Tĩn. Chắc cụ già lắm rồi. Vậy mà... tôi vẫn chưa có dịp trở lại. Trận cảm mưa và một làng Ma vô tình, gợi tôi nhớ về cái làng Ma và những kiếp người./.

Thưa các bạn vụ án ma quái: "TÔI BỊ TAI HỌẠ.." coi như đã kết thúc.
    Vì anh Minh Nguyễn ra đi qúa đột ngột, chúng tôi đã không làm gì kịp để cứu ảnh. Thành thật chi a buồn (Nếu các bạn có lời an ủi thì xin gởi về cho cô Mỵ Lan)
    Nhưng không vì vậy mà chúng tôi nản chí. chúng tôi vẫn tiếp tục điều tra thêm những vụ án khác.
    
    Diều-tra-viên "000000" tui vừa mới điều tra xong một vụ án ma quái nữạ Vụ án này có tên là " BA CHÀNG SINH VIÊN TRONG NGÔI NHÀ MA".
    Hiện giờ tôi đang chuẩn bị bản tường trình cho vụ án mới nàỵ Các bạn có yêu cầu một "format" đặc biệt nào cho bản tường trình này thi xin đề nghị Tôi phải trình bày bảng tường trình như thế nàọ Hình ảnh, tang chứng... chúng ta có nên đưa ra cho bạn đọc cùng xem hay là không? v.v
    Mong các bạn góp ý
    Ghost story 1
    Truyện này viết theo lời kể của một vị sỹ quan thuộc sư đoàn 21 BB, Quân Lực VNCH. Sự việc này xảy ra tại xã Phú Hữu, quận Phong Thuận , tỉnh Cần Thơ vào một đêm cuối mùa Thu năm 1974.
    Tôi xin ghi chú một vài danh từ được dùng trong bài viết, vì có thể một số bạn không hiểu nghĩa của các từ này.
    _ Ông thày: lính và hạ sỹ quan dùng danh từ này để gọi cấp chỉ huy của họ (thường là hàng Sỹ Quan).
    _ Ngọn: nơi phát xuất con sông.
    _ Vàm: nơi con sông đổ vào con sông khác lớn hơn, hay chổ con sông đổ ra biển.
    _ Lều poncho: lều căng bằng áo mưa của lính (gọi theo tiếng Mỹ)
    _Ta lọt: người lính được cắt đặt để lo việc cơm nước và chổ ngủ cho cấp chỉ huy của anh ta.
    _ Quán cóc: Quán nhỏ bên đường hay cạnh các bờ sông , thường bán cà fê hay đồ nhậu.
    _Cát Tê: là một loại bài mà con lớn hơn thì thắng con nhỏ hơn nếu trong cùng một nước bài ( thí dụ con già Bích thì ăn con bồi Bích ).
    _ Đi tiền đồn: đi kích ở một vị trí trong vùng địch , thường là do một tiểu đội hay một trung đội đảm trách. Thường được coi là nhiệm vụ nguy hiểm.
    
    
    Lúc đó tôi là một sỹ quan trẻ, giữ chức vụ đại đội phó cho một đại đội tác chiến của sư đoàn 21 bộ binh! Vào một ngày cuối mùa Thu năm 1974, tiểu đoàn tôi được lệnh tấn công vào một vị trí cố thủ của một tiểu đoàn địch trong "ngọn" Rạch Muỗi ! Sau một ngày ác chiến kịch liệt, chúng tôi vẫn chưa chiếm được mục tiêu! Đơn vị chúng tôi được lệnh rút ra ngoài "vàm" để nghỉ qua đêm, đồng thời tảI thương và đợi nhận thêm tiếp tế để sửa soạn cho cuộc tấn côngmới vào ngày hôm sau.
    Trực thăng xuống tải thương nhưng không còn chổ nên xác của một binh sỹ tử trận đành phải bỏ lại để chờ được di chuyển bằng tàu tiếp tế vào ngày mai! Thế là ngoài việc canh gác bên ngoài, chúng tôi phải cắt thêm người trông chừng cái xác chết được đặt trên bộ ván ngựa trong căn nhà lá bỏ hoang gần đó!
    Dưới ngọn đèn dầu mù mờ trên chiếc bàn vuông giữa nhà, bốn chúng tôi ngồi đánh bài Cát Tê để giết thì giờ! Tôi ngồi quay lưng lại bộ ván ngựa còn ba người kia ở vị thế có thể nhìn thấy cái tử thi !
    Đến quá nửa đêm, người ngồi đối diện tôi bổng đứng dậy nói buồn đi cầu rồi bước ra không thấy trở lại. Chừng mười lăm phút sau, người bên trái tôi cũng đứng lên nói là đi tiểu rồi mất tăm luôn
    ! Năm phút sau, người bên phải tôi cũng rời bàn nói là ra ngoài hit' thở chút không khí trong mát ngoài trời và cũng chẳng thấy tăm hơi đâu !
    Tôi ngồi chờ bọn họ trở lại, nhưng mắt tôi díu lại vì buồn ngủ ! Tôi đứng dậy mở cửa bước ra ngoài, rồi tiện tay kéo đóng cánh cửa lại.
    Ngay lúc đó tôi nghe một tiếng "BỊCH" phía trong nhà ! Hơi ngạc nhiên vì tôi là người cuối cùng ra khỏi nhà , nhưng tôi nghĩ có lẽ chiếc ba lô treo trên vách rớt xuống đất nên cứ một mạch đến cái "lều poncho" mà người "tà lọt" đã căng sẵn cho tôi. Quá buồn ngủ tôi làm một giấc tới sáng, tôi chỉ tỉnh dậy khi tiếng ồn ào của các người lính khiêng đồ tiếp tế lên từ tàu.
    Tôi đợi khi tất cả đồ tiếp liệu được khuân lên hết rồi mới gọi mấy anh lính theo tôi lên chiếc nhà lá để khiêng cái xác xuống tàu. Tôi đẩy cửa vào nhưng có vật gì cản phía trong ! Một anh lính phụ tôi đẩy mạnh cánh cửa. Tôi nhảy bật ra ngoài vì cái vật cản cái cánh cửa lại chính là cái xác chết mà chúng tôi đã đặt trên bộ ván !! Lấy lại bình tỉnh tôi la lớn:
    _ (DM) Thằng nào chơi trò này ! Tao mà biết tao đá cho lọi giò luôn ! (DM) tới người chết mà tụi mày chẳng tha nữa hả !!!
    Không một ai lên tiếng! Cuoíi cùng rồi thì cái xác cũng được mang xuống tàu chở về bệnh viện tỉnh Cần Thơ để chờ thân nhân đến lãnh về mai táng !!
    Suốt mấy tháng trời tôi vẫn để tâm theo dõi xem tên nào chơi trò nghịch ngợm đó, nhưng không sao tìm ra manh mối ! Cho đến một ngày kia, tình cờ tôi và ba người canh xác bữa đó ngồi nhậu cùng nhau trong một "quán cóc" bên đường. Sau vài xị tôi mới nhắc lại sự việc xảy ra đêm hôm đó. Lúc này người bỏ đi đầu tiên mới rụt rè lên tiếng:
    _ Tui nói thiệt với "ông thày" chứ bữa đó tui sợ muốn té đái ra quần luôn vậy đó !!
    _ Sao vậy?! Tôi hỏi với giọng nhạc nhiên!
    _ Không biết bữa đó tui có bị hoa mắt hông! Chứ thiệt tình thì tui thấy cái xác chết dơ tay lên để tay xuống mấy lần ở trên bộ ngựa! Tui sợ quá phải nói dóc là đi cầu để trốn ra ngoài! Tui sợ bị cười là nhát nên không dám nói cho ai biết về chuyện này hết !!
    Đến đây người bỏ ra thứ nhì đằng hắng rồi lên tiếng:
    _ Tui cũng thấy y chang như vậy đó ! Lúc đầu tui nghĩ là do buồn ngủ quá nên mờ mắt. Tui thấy nó dơ tay lên bỏ tay xuống tới mấy lần lận ! Trong bụng tui niệm Phật liên hồi ! Nhưng vẫn còn run , tui phải viện cớ để chuồn ra ngoài rồi không dám trở vô nữa ! Thiệt ra tui đâu có dám ngủ đâu! Chỉ sợ nó bò ra chổ tui thì chắc chết luôn quá !
    Lúc này người thứ ba cũng phụ họa:
    _ Tui thề với Trời Phật là bữa đó tui cũng thấy rỏ ràng là nó ngồi lên rồi nằm xuống hai lần ! Tui sợ muốn đứng tim luôn! Nhưng mang tiếng là lính mà chạy ra kêu là bị ma nhát thì thiên hạ cười chết! Tui đành lủi lẹ ra ngoài luôn! Sở dĩ tui không nói cho "ông thày" biết là vì tui nghĩ ông có đạo (Thiên Chúa) nên nó không nhát ông. Nó chỉ nhát tụi tui thôi! Lúc đó tui nghĩ là nó chỉ nhát một mình tui thôi, ai dè nó nhát luôn cả hai người này nữa !! Bây giờ nghĩ lại tui vẫn thấy nổi da gà !!
    Tởn tới già luôn! Tui không bao giờ dám lãnh cái việc coi xác chết nữa đâu! Lần sau ông có đày tui đi "tiền đồn" một tháng thì cũng đành chịu thôi ! Xin "ông thày" tha cho cái việc đó đi !
    Qua lời họ tôi suy ra cái tiếng động mà tôi nghe đêm hôm đó không phải là do cái ba lô rớt xuống mà là do cái xác chết ngã xuống (khi đuổi theo tôi) vì va vào cái cánh cửa do tôi vô tình kéo đóng lại khi bước ra ! Tôi cũng rởn tóc gáy khi nghĩ việc gì đã xảy ra nếu như tôi không đóng cái cửa lại!! Có lẽ cái tử thi đó đã chụp được tôi từ phía sau lưng rồi !! Thật là hú hồn !!!
    
    (Chuyện này của Tam Tang. Tui lấy cho các bạn đọc dỡ buồn. Nếu được xin các bạn phân tích hoặc giải thích hiện tượng này)
    Hello,
    Phần cuối cùng làm tui hơi rợn tóc gáy một chút. Theo tui nghĩ thì có lẽ mấy người thức đêm canh buồn ngủ bị hoa mắt, hoặc họ ở trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, họ nghĩ là tử thi cử động cho nên nó... cử động thiệt.
    Còn phần tử thi tại sao lại đi theo người cuối cùng thì tui nghĩ chắc lúc đó có con mèo nhảy qua xác chết truyền điện vào xác chết làm xác chết đứng dậỵ Tình cờ lúc đó người cuối cùng đứng dậy đi ra ngoài, xác chết bị hút theo cử động của người nàỵ Cũng may người này tiện tay kéo cửa lại, không sẽ bị xác chết đi theo cho tới khi nó hết điện trong ngườị
    Có người đã bị chết vì người chết đứng dậy đi nàỵ Mèo nhảy qua, người chết bật đứng dậy, người canh xác chết sợ quá bỏ chạỵ Điện trong người sống hút theo người chết làm người chết... rượt theọ Chạy một hồi người sống vấp té, người chết chạy tới vướng vào rồi té đè lên ngườị Người sống kinh khủng quá, đứng tim... thành người chết luôn.
    Nhân đọc chuyện ma quái, tui xin góp ý một chuyện... có thiệt qua lời kể lại của người anh:
    Bạn của anh tui đi buôn lậu bằng xe lửa từ Sàigòn ra miền Trung, tạm gọi anh T.. Xe lửa ở VN chật chội, rất hầm, cho nên có một số người leo lên mui nằm dài ra ngủ.
    Lúc đang ngủ anh T. tự nhiên nghe tiếng gọi í ới "Tới rồi, tới rồi!". Ảnh bật ngồi dậy và va vào vách đá của đường hầm - xe lửa sửa soạn đi vào đường hầm. Bị va vào đầu, anh T. văng té xuống đất ngất xỉụ
    Người gác nơi cổng xe lửa đi kiểm tra nghe được tiếng rên rỉ của anh T.. Ông ta tới chỗ anh T. nằm, anh kể lại sự kiện và hỏi xin miếng nước. Người gác đi về nhà lấy nước uống, khi trở lại chỗ anh T. thì anh đã chết rồi!
    Người ta báo tin về gia đình. Khi anh của anh T. lên nhận xác để đem chôn, người gác cổng xe lửa kể lại rằng khúc này rất nhiều người bị chết vì... nghe tiếng gọi tới rồi đúng ngay lúc xe lửa bắt đầu đi vào đường hầm.
    Các bạn có nghĩ rằng người đã chết rồi muốn đi đầu thai, nên đánh thức người sống đang ngủ dậy để chết thế mạng không? Hm, số anh T. đáng lẽ chưa chết nếu VN kỹ thuật tân tiến chẳng hạn như có điện thoại gọi xe cấp cứu như 911 bên Mỹ vậỵ Nếu vậy thì... chẳng có chuyện kể hôm nay, phải không?

Ma Không Đầu

Font Size:

Tác Giả: Truyện Ma

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
    Ở vùng ngoại ô thành phố Sài Gòn, có một xóm đạo gọi là Giáo Xứ Tân Thành ở trong khu đó có một người con gái tên Trinh. Nhà của Trang có 3 gian, nhà tắm, nhà bếp đều có đủ. Vì đất của ông bà để lại rất là rộng, cho nên Ba của Trang đã trồng rất nhiều cây ăn trái và đủ loại hoa hết trông thật đẹp nhưng có vẻ hơi âm ụ
    Trang là chị Hai cho nên từ nhỏ đã ngủ một mình trong căn phòng nhà trên. Thường thường trước khi đi ngủ Trang hay đóng cửa sổ lại vì sợ phải nhìn ra ngoài; trời thì tối om mà cây cối khi bị gió thổi cứ đưa qua đưa lại và tiếng kêu xào xạc của lá làm người nghe cũng rợn tóc gáy huống gì một đứa bé chỉ mới 12 tuổi mà thôị Tuy mỗi đêm đều đóng cửa sổ, nhưng có nhiều đêm Trang thức giấc lại thấy cửa sổ tự động mở toang; nhiều khi sợ quá kêu đứa em gái thứ tư qua ngủ chung. Nhưng chỉ được một đêm thôi là đứa em không chịu nổi vì cái gường của Trang chỉ dành cho một người cho nên hai chị em ngủ chung thì hơi chật và thấy rất là nóng...
    Ngoài ra, Trang rất sợ phải ngủ ở gian giữa gần nhà tắm đó. Cái gian đó từ nhỏ đến lớn mỗi lần ngủ ở cái gian giữa là Trang không bao giờ có một giấc ngủ yên lành. Cứ giữa đêm lại thức giấc cho đến gần sáng. Có một lần ngủ với bà ngoại cũng vậy, Trang cũng bị thức giấc giống như ai đó gọi dậy... Chính Trang cũng không hiểu tại sao mình ngủ không được, Trang chỉ biết rằng có cái gì đó làm Trang sợ sệt và không dám ngủ.
    Năm 80, nhà Trang mở quán cafe và có người dì họ đến ở chung để phụ buôn bán với mẹ Trang. Một hôm, có một người anh họ đến nhà ở trọ vì trốn nghĩa vụ cho nên không dám về nhà sợ công an bắt. Tối hôm đó khoảng 10 giờ rưỡi, quán đông khách lu chứa nước hết, Trang phải đi xách nước từ nhà tắm đổ vào lu để có nước pha cafẹ Khi đi xuống nhà tắm thì phải qua gian nhà giữa, Trang thấy anh họ (anh họ ngủ ở gian giữa gần nhà tắm) cứ nói ú ớ gì đó trong họng và còn cười khúch khích nữa, Trang nghĩ là chắc là anh họ mớ nên cười thầm trong bụng: "Anh họ lớn rồi mà còn mớ nữa kìa"...
    Rồi khoảng 12 giờ mấy, sau khi dọn dẹp xong, chờ má và dì chui vào mùng xong rồi thì Trang là người tắt đèn và chui vào mùng của mình chuẩn bị ngủ thì lúc đó nghe tiếng chân anh Tùng chạy lên nhà trên. Vừa chạy lên nhà trên, anh Tùng vội chui vào mùng bà dì và nói với một giọng sợ sệt:
    - Dì H. cho con ngủ chung vớị Con sợ quá. Con ngủ ở dưới kia bị ma nó phá và thọt lét con nhột quá chừng.
    Dì của Trang thì tưởng ảnh bị mê sảng gì đó, nên mới nói lớn:
    - T! T! Bình tỉnh lại coi và nói từ từ cho dì nghẹ Một lúc sau anh họ mới lấy lại bình tĩnh và nói tiếp:
    - Con đang ngủ thì con thấy từ nhà tắm có một bóng đen đi vàọ Bóng đen đó đến gần gường và nắm lấy cánh tay con, ngay cái đồng hồ mà con đang đeo đây nè, sau đó nó thọt lét con. Con mắc cười mà cười không ra tiếng. Con ráng nhìn kỹ coi là ai nhưng mà con chỉ thấy tay chân và mình mà thôi, không có thấy đầu đâu hết.
    Nghe đến đây Trang nghĩ đến lúc mình đi lấy nước nghe anh họ ú ớ có lẽ lúc đó con ma nó đang thọt lét ảnh, vậy mà mình chẳng hay biết gì hết, thật là ghê quá chừng. Lúc đó mình mẩy của Trang nổi da gà hết trơn và không dám nhúch nhích cựa quậy gì hết.
    Sau khi nghe anh họ kể xong, dì H. mới nói:
    - Thôi để dì xuống đó ngủ xem sao, còn T. ngủ ở đây đị
    Sáng hôm sau anh họ không dám ở lại nhà của Trang thêm một giây phút nào nữạ Còn dì H. sau khi xuống gian giữa ngủ thì dì thức sáng đêm để xem có chuyện gì xảy ra hôn? Nhưng mà dì có thấy ai đâu...
    Thật ra cả gia đình của Trang không có ai thấy ma cả... chỉ có anh họ thấy mà thôị
    Ngoài ra, còn có vài người trong xóm họ đi buôn bán về khuya hay là sáng sớm gì đó, họ thấy có người ngồi trên chiếc xích đu cũ kỹ ở ngoài sân và chiếc xích đu này là của bà nội mua cho Trang khi còn bé. Bà nội của Trang đã mất khi Trang được 6 tuổi, cho nên có người nghĩ rằng bóng đen đó là hồn ma của bà nội Trang.
    Khi bà nội Trang chết, cái hòm đựng xác bà nội vẫn còn để ở nhà vì chưa đến ngày chôn. Có một đêm vì sao đó Trinh ngủ không được thức dậy ra sau bếp thấy má và vài người bà con đang làm bánh và nấu thức ăn để ngày mai cúng. Má Trang thấy Trang thức thì mới bảo:
    - Sao con không đi ngủ đị
    Lúc đó Trang im lặng không nói gì hết và đi ra ngoài hàng ba thì thấy đứa em trai kế cũng không ngủ được nên ra hàng ba ngồi hóng mát. Trang đi đến và ngồi xuống bên cạnh em, lúc đó không biết mấy giờ nhưng thấy trời còn tối lắm có lẽ nữa đêm. Hai chị em đang ngồi thì bỗng nhiên nghe tiếng "đùng" cũng hơi lớn ở đằng sau lưng mình. Trang vội quay đầu nhìn lại thì tấm hình của bà nội để dựa vào cái hòm đang rung rinh và hình như cái hòm cũng đang rung rinh nữạ Sợ quá, Trang chạy ngay xuống nhà bếp nói cho má nghe, nhưng má không có chịu tin...
    Ðến bây giờ Trang vẫn còn nhớ rõ cái hình ảnh và tiếng động đó. Ngoài ra Trang còn nhớ rằng khi đưa bà nội đi chôn, cái xe tang lạ lùng lắm, không giống như xe tang bây giờ, và Trang đã gục đầu trên hòm bà nội ngủ một giấc ngon lành

Chút Nữa Sẽ Gặp

Font Size:

Tác Giả: Truyện Ma

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
    Câu chuyện này hoàn toàn có thật, vì chính tôi là nhân chứng. Tôi sẽ nhớ mãi sự việc này đến suốt cuộc đờị Vào ba năm trước, khi tôi còn học tại trường Ðại Học thuộc tỉnh Albertạ Trong thời gian này, tôi có rất nhiều bạn nhưng không có ai là người bạn tốt như Sương, nàng là một người con gái rất thông minh và xinh đẹp. Sương theo ngành Microbiology (tạm dịch là Vi Trùng Học) và nàng cũng là người rất mê say phim ảnh. Ngoài ra, Sương là người thích chơi những trò chơi mạo hiểm, như là những môn thể thao rất cực kỳ khó tập. Tôi và Sương rất hợp rơ với nhau vì chúng tôi đều thích cùng một món ăn, thích nghe cùng một thứ nhạc và đôi khi thích mặc những quần áo theo thời trang. Vì vậy chúng tôi thường đi ăn và đi xem phim với nhaụ
    Có một ngày, Sương và tôi cùng đi dự một buổi tiệc. Hôm đó, Sương uống một ít champane và hơi ngà ngà saỵ Tôi không muốn Sương lái xe về một mình cho nên mới nhờ thằng bạn của tôi tên là Chánh đưa nàng về dùm. Chánh chịu đưa Sương về, nhưng nàng không muốn và cứ đòi lái xe về một mình. Năn nỉ mãi, cuối cùng Sương đồng ý. Nhưng trước khi ra về Sương còn vẫy tay từ giã và nàng nói:
    - Chút nữa sẽ gặp.
    Tôi đáp lại:
    - Ðừng có nôn mữa trên xe của Chánh nghe chưả!!.
    Ngoài ra tôi cũng rất là lo lắng cho Sương. Qua nhiều ngày suy nghĩ tôi dự định sẽ nói cho Sương biết là tôi rất thích đi chơi với nàng và tôi hy vọng sẽ hỏi Sương rằng nàng có chịu làm bạn gái của tôi không. Ðã đi chơi với nhau nhiều lần nên không có gì là lạ nếu chúng tôi có nẩy sinh cảm tình.
    Trở lại đêm hôm đó, về tới nhà khoảng 12:04, nằm trên ghế nệm dự định xem TV một chút rồi mới đi ngủ, tôi bỗng nhiên nghe điện thoại reo, khi nhắc lên thì nghe giọng nói của Sương. Tôi hỏi nàng có chuyện gì vậy, thì Sương trả lời rằng:
    - Không có gì. Bây giờ thì mọi chuyện điều được êm xuôị
    Có lẽ Sương đang dùng điện thoại cầm tay nên nghe hơi rè rè, hay có thể nàng đang bị kẹt lại ở nơi nào đó không chừng. Rồi những ý nghĩ phủ định bắt đầu quay cuồng trong trí óc tôi "Không biết Chánh (thằng bạn của tôi) có làm gì bậy không?. Sương có gặp rủi ro gì không?." Tôi vội hỏi han xem nàng có chuyện gì không may xảy ra cho nàng không, và tôi còn hỏi nàng có cần tôi đến rước không. Nhưng Sương trả lời:
    - Không, không, đâu có chuyện gì đâụ Sương chỉ gọi để cho anh hay là không có chuyện gì xảy ra cho Sương hết, và Sương muốn nói thêm với anh rằng cho Sương xin lỗị Ðáng lẽ Sương phải nghe theo lời của anh.
    Khi nghe nàng nói như vậy thật tình tôi không hiểu ý của Sương muốn nói gì, nhưng tôi cũng đáp lại:
    - Không sao! Bất cứ chuyện gì Sương làm anh đều sẽ tha thứ hết.
    Sau đó nàng nói:
    - Cám ơn, Sương biết anh sẽ tha thứ cho Sương mà. Love ya buđỵ Hey, một chút nữa sẽ gặp.
    Rồi thì đường giây bỗng dưng bị cắt ngang, không còn nghe gì được nữạ Tôi cứ nói hello, hello hoài nhưng không thấy trả lời... Sau khi nói chuyện với Sương xong, tôi cảm thấy trong người dường như nhẹ nhõm vì biết Sương có lẽ đã an toàn về nhà... Tôi vừa suy nghĩ vừa gác điện thoại xuống thì điện thoại lại reo lên tức thì. Tôi nhấc nhanh điện thoại, lần này thì nghe tiếng của Chánh (thằng bạn của tôi). Tôi chưa kịp hỏi thì Chánh đã nói với một giọng run run và hối thúc:
    - Ðến nhà thương nhanh lên.
    Tôi vội hỏi:
    - Ðể làm gì. Chánh đáp với một giọng run rung đứt quãng:
    - Ðã xảy ra chuyện không may rồi Kiệt! Sương đòi lái xe về một mình và... tao đã cố gắng... tin tao đi, tao đã cố gắng không cho Sương lái về. Nhưng Kiệt, nàng muốn... nàng muốn....
    Tôi đã biết được những gì Chánh sắp nói rạ Và chưa kịp nói bye với Chánh tôi đã vội gác điện thoại xuống rồi chạy ra xe lái thẳng đến bệnh viện. Nhưng... Sương đã tắt thở.... Tôi đứng bên cạnh thân xác của nàng rồi ôm mặt khóc.
    Sương bị đụng xe vào lúc 12: 02, khi nàng gọi điện thoại cho tôi là khoảng 12:06. Nàng đã tắt thở trên đường đến bệnh viện. Như vậy không phải Sương đã gọi cho tôi mà là linh hồn của nàng. Tôi nghĩ rằng, đêm hôm đó nàng gọi cho tôi để từ giã... Sau này tôi mới hiểu tại sao nàng lại nói xin lỗi với tôị
    Sự việc này đã xảy ra cách đây ba năm, nhưng tôi không muốn cặp bồ với ai nữạ Thỉnh thoảng tôi ra thăm mộ nàng. Ðặt bó hoa trên mộ, tôi thì thầm: "Íll always love you, Sương. I will see you in a bit..." Rồi quay bước đi về.

Nhà Đòn

Font Size:

Tác Giả: Tam Tang

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
    Sau khi tốt nghiệp tại trường võ bị Thủ Đức, tôi được thuyên chuyển về một đơn vị tác chiến thuộc Sư Đoàn 21 BB. Thấm thoát thế mà cũng đã gần được một năm rồi! Đời lính chiến rày đây mai đó, không dừng chân ở một nơi nào quá hai tuần lễ ! Nhiều hôm nằm trong lều Poncho nghe tiếng mưa rơi rả rích mà nhớ lại thời còn là học sinh trung học! Những kỷ niệm êm đềm như vẫn như còn hiển hiện trước mắt tôi! Những buổi trốn học giờ Việt văn đi đánh bi da, những lúc rút người lại nấp sau lưng người ngồi trước vì sợ thày gọi lên bảng làm bài tập! Những hôm nghịch ngợm lấy quả mắt mèo thoa trên mặt ghế của các cô bé trong lớp rồi cùng nhau ôm bụng cười khi thấy các nàng đỏ mặt che dấu sự ngứa ngáy tàn bạo kia! Những mối tình một chiều vụng dại, thic'h đấy mà chẳng dám thổ lộ cùng ai! Còn nhiều lắm những kỷ niệm của thời yêu dấu đó ! Nay đã là lính chiến, cuộc sống thật bấp bênh. Sống hôm nay đó biết đâu ngày mai xác mình đã được gói trọn trong chiếc poncho rồi!
    Tiểu đoàn tôi được lệnh tái chiếm một xã thuộc quận Vĩnh Châu tỉnh Bạc Liêu. Xã này bị VC chiếm tuần qua! Khi chúng tôi đến gần địa điểm trời đã về chiềụ Tiểu đoàn trưởng ra lệnh đóng quân qua đêm. Đại đội của tôi nhận nhiệm vụ trấn giữ bờ bên phải của con kinh chạy dẫn đến xã! Trung đội tôi được lệnh đi nằm tiền đồn cách
    đó chừng 500 mét tại một nghĩa địa nằm cạnh ngã ba của con kinh va ' một cái rạch nhỏ ! Đây làmột nghĩa trang khá lớn, là nơi chôn cất dân trong xã ! Khi tôi dẫn trung đội tới vị trí thì trời đã nhá nhem tối và cơn mưa dầm nhỏ hột bắt đầu rơi. Thời điểm này rất thuận tiện cho việc di chuyển quân hay tìm chổ đóng quân vì địch khó phát giác ra vị trí của ta !
    Nghĩa trang này rộng cở một mẫu tây, chung quanh không có hàng rào, nhưng có bốn cái cọc to, cao cở tầm người được cắm ở bốn góc làm ranh giới ! Bên trong có chừng năm sáu chục cái mộ mằm rải rác không theo hàng lối nào cả ! Đa số là mộ đất với các tấm bia cắm ở cuối chân! Cũng có chừng năm sáu mộ được xây bằng xi măng với màu trắng nhờ nhờ của vôi! Chắc đó là mộ của các kẻ khá giả trong xã này ! Sừng sửng giữa cái nghĩa trang là một cái "nhà đòn" mái lợp ngóị Ba vách được xây bằng gạch đỏ nhưng không tô. Phía trước mặt tiền được để trống với một hàng hiên nhỏ phía trước. Nền nhà bằng xi măng nên trông sạch sẽ so với môi trường chung quanh!
    Tôi chỉ định vị trí đóng quân cho các tiểu đội, chỉ chổ cho họ gài "trái sáng" và mìn "Claymore" ! Trong lúc các người lính hì hục đào hố cá nhân và giăng lều, người trung đội phó của tôi rủ rê:
    _ Mình về nhà đòn ngủ đi ông thày !
    Nhìn cảnh sình lầy ướt át chung quanh, tôi nghe cũng bùi tai ! Tôi cùng ban chỉ huy trung đội rút về cái nhà đòn ngủ qua đêm ! Một cái bàn thờ nhỏ với một lư hương to cở cái nón sắt được dựng sát vách sau. Trên sàn nhà có hai bộ đòn dùng để khiêng quan tài người chết ! Một cái chỉ có hai đòn dài và hai thanh ngắn đóng giữ ở gần hai đầụ Bộ còn lại trông đẹp đẽ hơn, được sơn màu đen trắng đỏ, giữ bởi hai thanh ngang và có lọng vuông với vải đen thêu hình phía trên trông như một cái kiệu ! Cái này có lẽ để cho các nhà giàu mướn thôi! Ngoài trời vẫn mưa rả rích, chỉ nghe tiếng côn trùng kêu e e nghe buồn đến thối ruột! Chúng tôi cả thảy là 5 đứa: Tôi, người trung sỹ nhất trung đội phó, anh lính truyền tin và hai người "tà lọt". Tôi nói người tà lọt của tôi giăng mùng cho tôi ngoài hành lang ngay trước mặt tiền. Làm xong việc cho tôi, anh ta cùng mấy người khác giăng mùng của họ ngay trong nhà đòn. Vì trong nhà chật , họ phải giăng mùng ngay trên hai bộ đòn để ngủ ! Lính mà! Ma sợ lính chứ lính sợ gì ma! Chúng tôi thường bảo nhau như vậy ! Tuy nhiều lần ngủ ở các gò mả ngoài ruộng trong các cuộc hành quân rồi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi ngủ trong một nhà đòn !
    Mọi người chun vào mùng để tránh bọn muỗi đói đang bay vo ve như sáo thổi chung quanh ! Tôi có thói quen là khi vào mùng phải làm dấu đọc vài kinh trước khi ngủ. Tôi chưa hề gặp ma, nhưng tin có thế giới bên kia ! Vì là lần đầu ngủ trong nhà đòn nên tôi cũng hơi hơi rợn một tí ! Trước khi nhắm mắt tôi lầm bầm như để tự trấn an mình: "Tôi không phá phách gì ai ! Chỉ xin ngủ nhờ một đêm thôi!" Sau đó tôi thiếp đi trong giấc ngủ. Tiếng kêu của con cú ngay trên nóc nhà làm tôi giật mình tỉnh giấc! Chung quanh nhà vẫn tối đen như mực, tôi coi đồng hồ tay thì mới có ba giờ sáng thôi! Tiếng con cú đập cánh bay đi làm tôi giật nẩy mình! Tôi tự cười mình sao mà nhát gan đến thế ! Tôi chun ra khỏi mùng ra phía sau nhà để đi tiểụ Tiểu xong tôi quay lưng để trở về thì giật nẩy cả người lên! Trong bóng đêm tôi thấy bốn cái bóng đen ngồi tựa lưng vào vách ở phía sau cái nhà đòn. Tôi nhẩy bắn ra thủ thế và lần tay tìm khẩu colt45 vì tưởng là bọn đặc công VC đột nhập vào! Lúc này mắt tôi đã quen với bóng tối nên nhận ra đó là mấy tên bộ hạ
    của mình đang ngồi tựa lưng vào vách ngủ say như chết ! Tôi lay họ dậy và hỏi sao lại bò ra đây mà ngủ vậy ! Cả bốn dụi mắt kinh hoảng lắm:
    _ Tụi tui ngủ trong nhà mà !! Sao ai khiêng tuị tui ra đây cà !
    Không ai nói với ai một lời nhưng trong thâm tâm chúng tôi đều nghĩ đến một điều _ "Còn ai vô đây nữa!" Mùng của tôi giang chấn ngang mặt tiền của nhà đòn. Ai bước ra ngoài cũng phải bước qua mùng, hay chun qua các giây căng! Trời tối đen như mực, tất nhiên họ phải đụng vào mùng tôi hoặc gây ra tiếng động và tôi phải biết vì tôi rất tỉnh ngủ (một thói quen có từ nghiệp lính !)
    Không ai dám ngủ lại cả ! Bọn chúng tôi chun vào ngồi túm tụm trong mùng của tôi trước hiên nhà, thì thào nói chuyện chờ sáng! Từ đó về sau người trung đội phó của tôi không bao giờ mở miệng rủ tụi tôi ghé vào ngủ trong các nhà đòn nữa!
    
    Note: Ở nước Mỹ này chúng ta thấy có nhiều Funeral homes trong thành phố, nếu bạn nào muốn thử sự gan dạ của mình, hãy trốn vào ngủ trong đó một đêm xem sao ! Hãy tắt hết đèn rồi leo lên bàn để quan tài nằm trên đó một đêm để lấy kinh nghiệm đi!
    Còn bạn nào gan hơn nữa thì hãy chun vào các nghĩa địa, trốn vào nhà đòn, lên bàn để áo quan ở đó mà ngủ qua đêm, hay chun vào lò thiêu nằm thưởng thức cảnh lửa khè chung quanh và mùi thịt cháy bốc lên mũi của mình !
    Chúc bạn may mắn trở về toàn vẹn !
    Chú thích:
    Viết theo lời kể của một người lính VNCH

Nhà trọ thành nhà hoang vì tin đồn có ma

(Dân trí) - Nhiều ngày nay, các xóm trọ cuối đường Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy (Hà Nội) xôn xao tin đồn có ma xuất hiện. Nhiều sinh viên đang thuê phòng hoảng loạn, nhanh chóng chuyển chỗ khác khiến một xóm trọ nhiều phòng đã phải đóng cửa như khu nhà hoang.

Nghe sinh viên xóm trọ kể chuyện ma

Câu chuyện không biết xuất phát từ ai nhưng đã nhanh chóng lan truyền rộng rãi và được kể lại một cách rùng rợn: Ba sinh viên nữ thuê một phòng trọ trong khu trọ cuối đường Phạm Thận Duật nửa đêm bày trò vui bói chén.

Khi cả ba người đang mải mê với trò chơi thì chuông đồng hồ điểm 12 tiếng. Cả ba cô gái tự nhiên thấy không thể điều khiển được ngón tay mình trên những chiếc chén. Ngay sau đó, những sinh viên phòng bên nghe thấy những âm thanh kì lạ, họ chạy sang xem và kinh hãi phát hiện ba sinh viên nữ đều đã "phát điên", liên tục gào khóc, khai tên tuổi khác và lảm nhảm rằng ngày xưa mình bị hiếp dâm rồi giết chết trên mảnh đất này. Nhiều người cho rằng 3 cô gái bị "ma nhập" (?).


Một dãy nhà trọ như nhà hoang vì không có người thuê trọ. (Ảnh Thế Cường)

Câu chuyện trên nhuốm màu "siêu thực" nhưng vẫn được đồn thổi khắp các xóm trọ. Dần dần không ai bảo ai, hầu hết các sinh viên đang thuê trọ ở xóm trọ này lập tức trả phòng, đi nơi khác ở. Cả khu nhà trọ đông đúc bỗng trở nên vắng vẻ như một khu nhà hoang.

Bạn Nguyễn Thị Minh Trâm trước từng ở xóm trọ này, nay đã chuyển đi, cho biết: "Em nghe nhiều người đồn như vậy nên cũng rất sợ bị ám vào người, vì thế em đã  chuyển lên ở tận khu Nhổn. Dù xa trường gần 10km và bắt xe buýt khó khăn nhưng như thế thấy yên tâm hơn".

Minh Trâm còn cho PV số điện thoại của một bạn tên Khánh, được coi là người biết rõ sự việc "ma nhập" nhất. Khi chúng tôi trao đổi với Khánh thì bạn này hồn nhiên: "Tôi cũng chỉ nghe kể nên kể lại với mọi người cho vui thôi. Không ngờ mọi người lại sợ hãi như vậy".

Sinh viên "bỏ chạy", chủ nhà méo mặt

Tin đồn bậy trên đã gây hoang mang cho nhiều sinh viên đang thuê trọ tại các khu nhà trọ trên. Sau khi bỏ đi nơi khác sống, họ tiếp tục rỉ tai nhau về câu chuyện li kì trên, đồng thời thêm nhiều chi tiết khiến một câu chuyện không có thật ngày càng có nhiều "dị bản" như: ba cô sinh viên phát điên đã treo cổ chết hay các cô đang được điều trị ở bệnh viện tâm thần...

Câu chuyện ma không chỉ xáo trộn đời sống các sinh viên mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh của nhiều chủ xóm trọ. Trước tình trạng phòng không ai thuê, có chủ trọ đã sắm đồ lễ, tiền vàng để thắp hương, "làm lễ giải ma" tại khu nhà trọ. Lại có người đi khắp nơi xem bói và tìm cách giải hạn...


Ở một dãy trọ khác, lác đác vài sinh viên "bạo gan" dám bám trụ ở lại

Cả hai xóm trọ hiện chỉ còn một vài sinh viên "nặng vía" trụ lại. Yến, một cô gái được coi là khá bạo gan khi kiên quyết trụ lại xóm trọ. Yến cho biết: "Tôi vẫn ở xóm trọ này dù cũng có tin đồn này kia. Tôi không tin và không sợ, dù nghe kể cũng thấy ghê ghê".

Đã vài tuần trôi qua kể từ khi câu chuyện ma được thêu dệt nên nhưng những căn phòng trọ vẫn im ỉm khóa, không có người mới hỏi thuê. Bà N.T.L, chủ một trong hai xóm trọ bức xúc công việc kinh doanh đang thuận lợi thì bị những tin đồn nhảm phá hỏng.

Bà L. bất bình: "Tôi nghĩ rằng câu chuyện do một sinh viên nào đó có mâu thuẫn với chủ xóm trọ đã tạo ra nhằm "trả đũa" chủ nhà, gây hoang mang cho người trọ. Tôi khẳng định xóm trọ nhà tôi không có ma mãnh gì hết. Tôi thực sự rất bức xúc với những kẻ tung tin đồn như vậy".

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Tất Nhân - Tổ trưởng tổ dân phố, người quản lý tình hình an ninh trật tự khu vực các nhà trọ trên - nhận định: "Tôi nghĩ đây cũng chỉ là một trò đùa "quái đản" của những kẻ cơ hội nào đó nhằm gây khó khăn cho các chủ nhà trọ mà thôi. Tôi sẽ báo cáo và đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra và có câu trả lời sớm vấn đề này

Mối Khinh Khủng Tại Đồn Lính Pháp

Font Size:

Tác Giả: Phạm cao Củng

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
    Cái tính hiếu sát của hắn đã tỏ lộ rõ ràng hai lần: lần thứ nhất, khi hắn được tập "bay-don-nét" đâm vào những thằng người rơm giả làm quân địch. Hắn tự nhiên thấy nóng mắt, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, và tưởng tượng ngay rằng những thằng người rơm đó là những kẻ bằng da bằng thịt... Chính vì thế mà lưỡi "bay-don-nét" nhọn hoắt và sáng loáng kia, hắn đâm phập vào một cách rất là sung sướng, hơn nữa, khi rút đầu nhọn ra, còn có máu nóng nung theo!
    Chúng ta cũng nên công nhận cho hắn rằng trước đây, hắn không bao giờ ngờ rằng mình lại có ý muốn "thích giết người" đến như vậy... Lần thứ hai, là trong cuộc tập bắn. Mỗi phát súng của hắn trúng bia, là hắn thấy trong lòng hồi hộp vô cùng, tưởng tượng ngay rằng hồng tâm ấy chính là trái tim một kẻ trúng đạn ngã xuống và giãy giụa trong vũng máu. Cũng may là trường bắn lúc đó đông người, chứ không thì rất có thê hắn quay súng chếch đi, đê nhắm bắn vài người bạn đồng ngũ đứng không xa bia mấy, cốt đê hô to lên số điêm của người tập bắn trúng hay sai đích nhiều ít thế nào.
    Một người lính thường, có một bộ thần kinh lành mạnh tất không bao giờ có những ý tưởng khát máu như hắn. Nhưng có lẽ ông thầy thuốc khi khám sức khỏe của hắn đã không lưu ý đến cái bệnh "tinh thần" kia của hắn, nên hắn mới có thê khoác được lên người bộ quân phục, và trong khi tập bắn và tập "bay-don-nét" mới có ý nghĩ ghê gớm kia!
    Trong thời đại chiến thứ nhất - mà các ông "quyền" thường gọi là thời "la ghe đít-nớp-săng-cà-cộ", cái đồn lính Pháp này, đóng sát ngay biên giới, ở một chỗ đèo heo hút gió nhưng được cái không khí trong quân ngũ cũng không lấy gì làm buồn tẻ lắm. Vì ở đây đã thu thập được một số người có rất nhiều nghề lạ: anh Vệ Choắt, trước đã đi theo gánh xiếc có tài thổi kèn "bú-dích" bằng dọc đu đủ, và vận hơi trong bụng nói được thành tiếng rõ ràng, nghe vẳng như tự đằng xa đưa lại trong khi hai môi anh không hề mấp máy chút nào... Lại anh Binh Thông, hãy còn ít tuổi mà đã bạc đầu - trước hình như đi hát tuồng trong một rạp nào ở ngõ Sầm Công hay Tam Thương gì đó - trong lúc hứng chí vẫn ca những bài hát Nam hay hát Khách, với những điệu bộ ngẩn ngơ thì thực khó ai nín cười với anh được! Lại cả anh Bếp Toóng-đơ nữa, trước có kiêm cả nghề thầy cúng, thầy tướng, cung văn và kép nhà trò nên anh không bỏ lỡ một dịp nào mà không thi thố những sở trường... Anh em trong đồn săn được một con hoẵng, thế là anh lập tức tổ chức ngay một buổi tế... bà chúa rừng. - Có đủ cả bát âm, hát nhà tư và múa bài bông nữa. Nhờ có bọn người vui tính ấy, nên không khí trong cái đồn biên giới này không bao giờ buồn tẻ, mặc dầu bọn người lìa gia đình này chẳng phải là không có nhiều lúc thương nhớ vợ con...
    Đêm hôm đó, - vào hạ tuần tháng mười - đã bắt đầu giá lạnh. Trong đồn, dưới ánh mấy cây nến ấm áp, bọn Bếp Toóng-đơ đương quây quần lại mà hát cô đầu với nhau, cười nói giòn giã, thì điệu kèn "tắt lửa" nổi lên...
    Binh Thông buông hai thanh tre dùng làm phách xuống, rồi ra hiệu cho Vệ Choắt tắt nến đi:
    - Bọn ta quấy nhộn lắm, xem chừng ngài Đội đã có ý "trù", kèn "tắt lửa" rồi mà còn đê nến, khéo mà anh em ăn cơm muối nhọc!
    Vệ Choắt đã thổi nến, sực nhớ lại hỏi:
    - À, mà cậu Cả Hợp mò mẫm đi đâu bây giờ chưa thấy về?
    Cả Hợp là một anh lính mới, xinh tươi, rất được bọn các cô "mái" miền sơn cước quý mến... Hợp hiền lành, ngoan ngoãn, nên được tất cả các bạn đồng ngũ coi như đứa em nhỏ và hết sức che chở mỗi khi mắc phải lỗi lầm. Bếp Toóng-đơ chép miệng mà bảo:
    - Tôi thấy thằng Hợp đi vào trong làng Mường từ lúc chập tối, chắc nó lại có hò hẹn với cô nào... Nhưng thằng bé độ này cũng mảng vui chơi quá, thường về ngủ chậm, thế nào cũng có một hôm ngài Đội vớ được lại phải tù sớm!
    Nhưng không, Bếp Toáng đã quá lo xa... Lần này, dù vắng mặt lâu đến chừng nào, binh Hợp cũng không phải bị phạt.
    Vì buổi sớm hôm sau, anh gác đã tìm thấy xác Hợp co quắp trên một mô đất nhỏ, cách đồn không xa mấy. Đầu Hợp bị chém gần lìa khỏi cổ, bằng một lưỡi "bay-don-nét", lưỡi hãy còn sáng loáng một cách rùng rợn, dưới ánh triêu dương hãy còn nặng trĩu sương mờ!
    Hợp bị ám sát một cách bí mật như vậy đã là một lối lo nghĩ cho các cấp chỉ huy. Cuộc điều tra lập tức được mở ngay, nhưng kết quả cũng không có gì, thì lại xảy ra một việc khác cũng tương tự như vậy.
    Khác hẳn vụ án mạng trước, lần này người ta không còn nghi ngờ gì là chuyện thù hằn nữa. Vì kẻ bị giết, anh lính trẻ tuổi Lặc, lại là một người ngoan ngoãn hiền lành nhất trong cái đồn biên giới này. Lặc mới mười chín tuổi, không hề giận ai bao giờ, mặc dầu anh em đồng ngũ có tinh nghịch mà đặt cho cái biệt hiệu Di Lặc. Vì Lặc tuy còn ít tuổi, nhưng phốp pháp béo tròn. Hai má lúm đồng tiền, cái bụng anh phè phè, ai có đùa nhiều, chế giêu quá thì anh chỉ đỏ mặt mà cười hề hề...
    Vậy mà Lặc cũng bị giết, và cũng trong một trường hợp rất dị kỳ. Đêm hôm ấy, Lặc nhân có người nhà gởi lên cho một ít tiền và quà bánh, đã đem khao anh em... Một bữa linh đình được tổ chức và nhân những dịp này, các bạn ít có liên lạc gia đình cũng được chia vui, bớt phần buồn bã... Chính bữa ăn linh đình ấy đã giết Lặc. Vì anh em ăn uống xong, đi ngủ quá lúc 1 giờ đêm, Lặc lổm ngổm bò dậy. Người bạn nằm bên hỏi:
    - Di Lặc đêm khuya còn định đi đâu đấy?
    Lặc ôm bụng nhăn nhó đáp:
    - Nguy quá, anh ạ, tôi đau bụng từng cơn cuồn cuộn, tưởng có thê chết đi được. Tôi đã uống gần nửa chai dầu Nhị Thiên mà cũng không đỡ.
    Và Lặc với tay lấy chiếc mũ vải vàng:
    - Trời bên ngoài lạnh lắm, bây giờ phải ra giải quyết cái vấn đề "tiêu hóa" thì thực là buồn...
    Lặc ra khỏi phòng, người bạn đồng ngũ lại còn cười, hỏi đùa tiên một câu:
    - Liệu đi nhanh nhanh mà về nhé, ngồi lâu ngoài ấy, ông "ba mươi" vồ bắt thì lại cũng được một bữa "thương thực" đấy!
    Nào có ai ngờ câu nói ấy lại là một lời vĩnh biệt: Lặc không bị con cọp vồ, nhưng lại bị ám sát thì cũng thế... Người bạn nói câu ấy sau đó đi ngủ, nhưng tới sáng, bừng mắt dậy, vẫn không thấy Lặc đâu cả... Trước hắn còn tưởng cái bệnh đau bụng của Lặc chưa khỏi, nhưng đợi mãi một lúc, vẫn không thấy Lặc trở về, hắn mới hoảng hốt đi báo cho viên Đội.
    Thế là trong đồn phút chốc đã náo động vì cái tin Lặc bị ám sát, lần này cũng bị đâm chết bằng "bay-don-nét". Một điều đáng chú ý hơn nữa là Lặc lại bị giết cách chỗ người đứng gác không xa là mấy. Theo lời người gác nói thì hắn đứng gác chỗ cách cây quéo cổ thụ chừng ba mươi thước đúng lệ thường, cứ nửa giờ đồng hồ thì hắn đổi "rỏn" một lần, đi đến đầu Suối Bạc thì trở về... Đêm hôm đó hắn cũng vẫn theo thường lệ đi gác và đi "rỏn" và cũng không thấy có điều gì lạ cả, mãi cho tới khi sáng, lúc thấy trong đồn náo động, hắn mới đê ý thấy phía sau gốc cây quéo như có nhiều ruồi nhặng bâu quanh một vật gì.
    Và đó chính là xác chết của Lặc.
    Theo sự khám nghiệm của ông quan ba thầy thuốc thì Lặc bị giết không sớm hơn trước lượt đi "rỏn" lần thứ ba của người gác là mấy. Cuộc điều tra tiến hành ráo riết và chỉ đi đến một kết quả là: Lặc đã bị giết một cách thật là oan uổng, có lẽ hung phạm nhằm giết người gác kia, đã núp vào sau gốc cây quéo từ lâu lắm, và vô tình, Lặc đã tới đó trước khi người gác đi "rỏn" nên hung phạm nhầm tưởng là hắn mà hạ sát.
    Điều này khám phá ra, làm cho những sĩ quan được lệnh mở cuộc điều tra càng thêm bối rối vì khi hung phạm đã nhằm giết một người như vậy, tức là phải có một duyên cớ xác đáng nào...
    Điều đáng chú ý nữa là giữa Hợp, - kẻ bị giết lần trước - với người lính gác, bị giết hụt lần này, không hề có một chút gì dính líu với nhau cả. Hợp thì có thê ngờ rằng vì chuyện ghen tuông mà bị giết, nhưng đối với người gác chết hụt này thì thực không còn có thê nghi ngờ điều gì được. Hắn là người lính gương mẫu, không hề phạm lỗi bao giờ, đối với anh em rất là khéo xử lại sẵn sàng giúp đỡ đối với mọi người... Có thê nói rằng ai hắn chỉ có thân ít hoặc thân nhiều mà thôi chứ không hề có một kẻ thù..
    .
    Binh lính trong đồn bàn tán rất nhiều về việc Lặc bị giết oan uổng, và nhiều người mê tín lại cho ngay rằng đó là một chuyện tác quái của con ma cây quéo. Người ta xì xào bảo: Cây quéo có một con ma to lắm, là một người con gái trước đây đã treo cổ lên cây đó đê tự tử, và oan hồn lẩn khuất, thường vẫn mặc áo trắng hiện lên trêu ghẹo mọi người...
    Nhưng còn Hợp? Bọn người mê tín cũng buộc tội cho con ma cây quéo đã run rủi cho Hợp bị giết một cách bất ngờ...
    Các nhân viên có nhiệm vụ điều tra thì nhận xét một cách thiết thực hơn, nhất là ở chỗ hai người bị thiệt mạng cũng đều bị lưỡi "bay-don-nét" đâm hay chém cả. Như vậy thì hung phạm là một quân nhân ở trong đồn, mới quen sử dụng thứ khí giới này và thứ nhất mới có thê đi lại trong khu vực mà những người gác không nghi ngờ gì hết.
    Điều thứ nhất này làm cho một tờ báo trong quân đội có viết những câu: "Có một con yêu ở ngay trong hàng ngũ chúng ta. Nó lặng lẽ, hung tợn, trong đêm tối đi quanh quẩn rình mò trong trại rồi giết người, không vì một mục đích gì... Bởi vậy tuy có hình dáng người mà đích thực là một con yêu tinh ghê gớm, giết người chỉ vì khát máu mà thôi!".
    Anh em binh sĩ đọc bài báo này chẳng khỏi nhìn nhau mà e ngại. Sự thực họ không phải là người nhút nhát, ra trận, đối diện với cái chết, không có gì đáng sợ, đằng này cái chết lại len lỏi một cách ghê tởm, bất ngờ...
    Nhưng họ còn ghê tởm hơn nữa, nếu biết chính con yêu tinh ấy cũng đọc bài báo ấy, sẽ nhếch mép cười một cách rùng rợn, rồi gấp tờ báo lại.
    Và trong tuần tới, lại đến lượt viên Cai 73 bị giết, ngay sát cạnh đồn, khi viên này đi kiêm soát các vọng gác. Cũng vẫn mấy nhát "bay-don-nét" gọn gàng, vẫn không một nguyên cớ gì tỏ ra rằng hung phạm đã giết người vì Tiền, vì Thù hay vì Tình!
    Một lần nữa, cũng vẫn một con yêu tinh ghê gớm kia hành động!Đê cho một tờ nhật báo trong quân ngũ, sau khi thuật lại rõ vụ án mạng bí mật này, kết luận bằng một câu hỏi làm cho mọi người rợn gáy: "Vậy đến bao giờ thì đến lượt anh hay tôi bị giết?".
    Anh Bếp Toóng-đơ đứng dậy ngáp dài rồi nói:
    - Chán quá, tôi đi quanh trại một lúc cho đỡ buồn!
    Một bạn nói:
    - Trời tối như mực, có gì ở ngoài ấy mà chơi với bời... Anh hãy ngồi xuống đây, hát nốt cái bài "ả phiền" 36 giọng ấy cho anh em nghe nhờ với nào!
    Bếp Toóng-đơ với tay lấy cái mũ treo ở trên tường:
    - Sẩm hát mãi mà chẳng có ma nào thưởng gì đâu? Thôi, đê đằng này đi cho đỡ cuồng cẳng một lát, rồi chốc nữa lại về hát cho anh em nghe mà...
    Vệ Choắt cười bảo:
    - Phải, bây giờ anh Toóng-đơ còn phải ra hát cho... con ma cây quéo nghe!
    Bốn tiếng ghê gớm này làm cho mọi người cùng bỗng sợ sệt, nín thinh. Có lẽ Bếp Toóng-đơ cũng thấy rờn rợn, nhưng chẳng lẽ lại không đi nữa, sợ sẽ bị anh em cười là nhút nhát, đành nói cứng một câu:
    - Này, đừng có dọa đằng này nhé! Cũng đã từng làm thầy kiều thầy cúng cả đây, đủ cả tay ấn, tay quyết, có là... ma cà-lồ thì cũng chỉ một cái ấn "ngũ lôi thần tướng" là tan xác! Thôi, lâu lâu anh chưa trở lại cái tài nói bằng hơi bụng, vậy bây giờ lại biêu diên đi cho anh em xem... chốc lát tôi sẽ về ngay rồi lại hát!
    Bếp Toóng-đơ đã đi rồi, bị anh em thúc giục, Vệ Choắt đành phải trổ tài mọn khi anh còn theo gánh xiếc Tiên Long: anh ngậm nguyên mồm, môi không mấp máy mà vẫn đóng được cái kịch "hai ông bà già ngồi nói chuyện tâm sự, đú đởn với nhau" giọng nói nghe xa văng vẳng, làm cho anh em cười lăn cười lóc.
    Trong khi ấy, Bếp Toóng-đơ bước chầm chậm qua mấy rặng cây sim đầy hoa nở, trắng xen với tím. Bỗng có người từ phía trước mặt đi tới hỏi:
    - Anh Toóng-đơ đi đấy à?
    Toóng-đơ nhận ra Thiệp, một người lính mới, vốn lầm lì, ít nói và hiền lành như con gái, trả lời:
    - Tôi ngồi lâu, cuồng cẳng, đi chơi quanh chốc lát, chú cũng dám ra ngoài trời tối này kia à, chắc là đã làm quen được với con ma cây quéo!
    Thiệp nói, giọng hơi khác:
    - Tôi chỉ sợ người, chứ không sợ ma. Tôi ra mượn anh gác bao diêm cũng về đây, chẳng lẽ gì mà lảng vảng ở đây lâu, nhỡ oan gia thì thiệt mạng!
    Thiệp đã quay về, Toóng-đơ đi một mình và thấy chờn chợn! Trong cái bóng tối âm u và huyền bí của núi rừng, mặc dầu chính mình đã từng làm cái nghề thầy bùa, thầy pháp, Toóng-đơ cũng vẫn cảm thấy một cái gì ghê gớm và rùng rợn! Trời hơi mưa bụi, nhưng Toóng-đơ cũng cứ đi. Bỗng một tiếng hô đứng lại xé bầu không khí lặng lẽ của núi rừng, và một mũi "bay-don-nét" nhọn hoắt cản Toóng-đơ dừng bước. Tiếp đó là tiếng anh lính Hồng đứng gác ở đó nói một cách vui vẻ như trút được gánh nặng:
    - Trời, anh Toóng-đơ! Chỉ thiếu một ly nữa thì tôi bấm cò súng!
    Toóng-đơ cười:
    - Chắc anh hoảng tưởng tôi là con ma cây quéo?
    Hồng gật đầu:
    - Anh đi nhẹ không một tiếng động làm cho tôi sợ quá! Thôi, anh quay về đi!
    Thấy Toóng-đơ lộ vẻ ngạc nhiên chưa hiêu, Hồng tiếp ngay:
    - Đó là lệnh trên! Không một ai được qua ngoài vòng gác!
    Toóng-đơ gật đầu:
    - Phải, tôi nhớ ra rồi! Số lính gác hình như đã tăng gấp đôi thì phải!
    Hồng đáp:
    - Tăng gấp ba kia đấy. Chẳng kê con ma cây quéo chứ ma... cây gì cũng khó mà giở trò trống ra bây giờ nữa!
    Toóng-đơ quay bước và dặn với lại Hồng:
    - Thôi tôi về! Mà hê anh thấy có ma thì lập tức cứ bắn luôn nhé!
    Hồng cười đáp:
    - Đúng rồi, nó không tha chúng mình thì mình tha nó sao được?
    Câu chuyện đối đáp này chưa qua được năm phút thì Hồng đến tua đi "rỏn" qua chỗ vừa đứng nói chuyện với Toóng-đơ được chừng ba mươi thước thì vấp phải một vật gì nằng nặng mềm mềm...!
    Đó chính là xác chết của anh Bếp Toóng-đơ bị một lưỡi "bay-don-nét" đâm xọc từ phía sau lưng ra tới phổi, nằm còng queo bên vũng máu mới đông được chừng dăm phút!
    Một phen nữa, trong đồn lại líu ríu, náo động chẳng khác gì vừa có tin báo bọn thổ phỉ vượt qua biên giới sắp sửa tấn công... Một vị sĩ quan có nhiệm vụ mở cuộc điều tra từ mấy tuần nay, ra lệnh:
    - Phải lập tức khám xét khu này: Chắc hung phạm chưa thoát ra xa được nơi tìm thấy xác chết kia... Mọi người hãy tập hợp...
    Lát sau, viên sĩ quan tới nơi tìm thấy thi hài Bếp Toóng Đơ, thấy Vệ Choắt cùng hai bạn đồng ngũ đã ở đấy. Vệ Choắt đứng lên chào, rồi thưa:
    - Thưa ngài, lần này cũng vẫn một lưỡi "bay-don-nét" đâm từ đằng sau lại.
    Viên sĩ quan chỉ cúi xem xét thi hài trong chốc lát, rồi lại lập tức cùng bọn lính gác đi khắp trong đồn... Những ánh sáng đèn điện bấm chiếu trên mặt đất, mong tìm thấy được một vết tích gì của hung phạm. Nhưng núi rừng bí hiêm với muôn vàn côn trùng cây cỏ, vẫn giấu kín những điều mà thế nhân tò mò muốn biết...
    Sừng sững, cây quéo cổ kính cũng trơ trơ đứng đó, với một con ma ghê gớm, hiên hiện rõ ràng trong đầu óc những người mê tín dị đoan?
    Từ mấy hôm nay, Vệ Choắt như bận nghĩ nhiều việc, nên ít khi thấy hát hỏng cười đùa. Kê ra thì chúng ta cũng không lấy làm lạ, và ở đây đã xảy ra nhiều chuyện quá lạ lùng... Thần chết như rình nấp quanh quẩn đâu đây... Nhiều người bạn thân của họ, mấy phút trước còn vui vẻ nói cười mà chốc lát sau, đã chỉ còn là một thây ma bên vũng máu. Câu hỏi rùng rợn của một tờ báo: "Vậy bao giờ đến lượt chúng ta bị giết?" lại càng làm cho ai nấy mỗi khi bước qua gần cây quéo gớm ghiếc lại thấy lành lạnh nơi lưng...
    Tuy vậy, Vệ Choắt càng buồn bã, ít nói cười, hát hỏng, thì lại càng hay đi quanh quẩn, hoặc ngồi chơi một mình ở chỗ vắng vẻ. Nhiều khi trong đêm tối, Vệ Choắt cũng cứ vẫn đi thơ thẩn bên ngoài lều, hầu như quên hẳn đã có ba, bốn người vừa mới đây đã bị thiệt mạng, cũng chỉ vì không biết e dè... bóng tối.
    Vệ Choắt đương vơ vẩn nghĩ ngợi chợt có tiếng quát:
    - Ai đấy, đứng lại!
    Một lưỡi "bay-don-nét" chĩa ra... Giọng người hô nghe hơi run run có lẽ vì sống trong bầu không khí bí mật, không một người nào được bình tĩnh khi chợt thấy một việc thất thường xảy đến.
    Vệ Choắt ngước nhìn người lính gác rồi cười bảo:
    - Vệ Choắt đây. Làm gì mà hốt hoảng thế? Sợ à?
    - Sợ ai?
    - Sợ con ma cây quéo, chứ còn sợ ai nữa! Anh nên nhớ rằng bẵng ít lâu, anh em mình chưa ai mới bị giết thêm, vậy rất có thê lúc này là lúc nó đương tìm một người... xấu số!
    Thiệp xoa xoa nơi báng súng:
    - Mà kẻ xấu số thiệt mạng ấy, rất có thê là anh hay tôi nhỉ!
    Vệ Choắt nhìn thẳng vào mặt Thiệp:
    - Tôi thì có, chứ anh thì chắc không thê xảy ra điều gì! Thiệp hỏi lại, giọng hơi khác:
    - Sao anh lại nói thế?
    Vệ Choắt thở dài:
    - Vì tôi nghĩ những người như anh thì chưa đáng chết... Tôi trái lại là kẻ đã phong trần, lưu lạc nhiều, mọi nỗi chua cay bùi ngọt ở đời đã nếm đủ, vậy bây giờ có chết cũng là đáng đời...
    Thiệp lơ đãng tiếp:
    - Có lẽ anh nghĩ rằng... hung phạm hoặc con ma cây quéo kia, lại biết lựa chọn xem kẻ nào nên giết hay không nên giết?
    Vệ Choắt không đáp, hỏi lại:
    - Thế anh nghĩ rằng "nó" giết là vì thích giết mà thôi, gặp bất cứ người nào, miên là trong trường hợp thuận tiện thì... hạ sát.
    Thiệp nín lặng trong chốc lát, như suy nghĩ. Lâu lâu, Thiệp mới lại gật gù đáp:
    - Kê ra thì chúng mình cũng khó căn cứ vào đâu mà đoán biết được "nó" có khi cũng lựa người rồi mới giết không chừng. À, anh này, hay là ma?
    Vệ Choắt mỉm cười lắc đầu:
    - Làm gì có những ma quái ở đây!... Tôi biết chắc kẻ giết người chẳng phải là ai xa lạ hết, cũng là trong bọn anh em ta thôi...
    Ngừng lại một phút, Vệ Choắt tiếp:
    - Chúng ta không nên ngạc nhiên một chút nào cả vì "nó" rất có thê là anh hay là tôi, không chừng! Câu nói gớm ghê gieo trong khoảng đêm tối âm u lại càng thêm rùng rợn.
    Thiện vén tay áo xem đồng hồ rồi bảo Vệ Choắt:
    - Anh có cần về lều ngay bây giờ không? Hay là cùng đi "rỏn" với tôi một tua, cho tôi... đỡ sợ!
    Vệ Choắt gật đầu:
    - Đi cũng được, vì sự thực, nói ngay đê anh biết: tôi "vào sinh ra tử" đã nhiều, nên sự sống chết coi rất thường... Tôi không biết sợ là cái gì!
    Thiệp hỏi như khiêu khích:
    - Kê cả con ma cây quéo?
    Vệ Choắt gật đầu:
    - Kê cả con ma cây quéo, vì dù nó có ở ngay trước mặt tôi bây giờ tôi cũng không coi vào đâu! Vì anh nhớ cho kỹ tôi biết rõ nó lắm rồi... Thiệp im lặng không nói gì, cùng Vệ Choắt song song tiến bước về phía cây quéo. Bỗng Thiệp dừng lại, hỏi Vệ Choắt:
    - Anh nói như anh có thê biết rõ được, con ma cây quéo hiện nó ở đâu?
    Vệ Choắt điềm nhiên bảo:
    - Hiện nó ở đây chứ còn ở đâu nữa!
    - Anh biết nó từ bao giờ?
    Vệ Choắt ung dung đáp:
    - Tôi biết nó từ sau vụ án mạng thứ ba...
    Tôi đã lập một bản danh sách những người vắng mặt trong khi xảy ra vụ giết người này...
    Thiệp ngắt lời:
    - Anh vì cớ gì mà đoán chắc hung phạm là một người trong số anh em ta?
    Vệ Choắt gật đầu đáp:
    - Không khó khăn gì cả. Một điều rất dê hiêu là trong mấy vụ án mạng ấy kẻ bị giết trong trường hợp bất ngờ, trong vòng canh gác lại bị giết bằng lưỡi "bay-don-nét"! Như vậy, tất nhiên hung phạm phải là một quân nhân, có thế thì mới quen sử dụng lưỡi lê, có thê đi lại tự do trong khu canh gác, và có thê lén tới sau lưng kẻ xấu số một cách thản nhiên, dù có xảy ra trường hợp người kia chợt quay lại, hắn cũng không bị lộ hành tích!
    Thiệp tươi cười tiếp:
    - Tôi không ngờ anh có tài xét đoán chẳng kém gì một trinh sát nhà nghề. Nhưng bao giờ trong vụ án mạng cũng có cái cớ khiến cho hung phạm xuống tay... Vậy trong những vụ trước đây anh bảo hung phạm đã giết người vì thù, vì tiền, vì tình hay vì cớ nào khác?
    Vệ Choắt lắc đầu:
    - Không có gì cả... Tôi kê một ví dụ anh nghe: anh hãy giao cho một đứa bé một khẩu súng lục giả, cho nó chơi... Tất nhiên anh phải thấy nó cầm khẩu súng ấy rồi tưởng tượng như có kẻ thù đứng trước mặt nó sẽ hô đứng lại, hô giơ tay lên rồi nhắm bắn... Nghĩa là khi giao khí giới vào tay đứa bé thì trong trí nó lập tức nghĩ ngay đến chuyện chém giết một cách tự nhiên... Hung phạm của chúng ta đây thực cũng giống như đứa bé ấy. Hắn cầm khẩu súng nhìn ánh sáng bạc của chiếc lưỡi lê nhọn hoắt là cũng lập tức nghĩ ngay đến phải đâm lưỡi lê ấy vào một thân người... Hắn bỗng thành một kẻ khát máu.
    Ngoảnh nhìn thẳng vào mặt Thiệp đương lăm lăm khẩu súng trong tay, Vệ Choắt nói luôn:
    - Tôi ví dụ ngay như chính anh bây giờ: có phải với khẩu súng trong tay, anh hiện cũng đương muốn giết người, muốn giết ngay tôi chẳng hạn!
    Thiệp bước lùi một bước, cầm đầu súng chĩa vào Vệ Choắt, nghiến răng bảo:
    - Anh nói đúng lắm! Bây giờ tôi thấy rất thích giết anh.
    Vệ Choắt điềm nhiên như thường, hỏi lại:
    - Chắc anh cũng sẽ dùng lưỡi lê mà đâm tôi cho giống mấy vụ giết người trước của anh chứ không bắn, vì nổ súng, tiếng động sẽ làm cho anh khó lẩn tránh!
    Thiệp lắc đầu:
    - Anh tính nhầm rồi, tôi bắn anh cũng không sao hết, vì anh nên nhớ rằng hiện tôi có bổn phận canh gác và tôi đã nhận được lệnh rõ ràng: tôi được phép bắn chết bất cứ ai khả nghi nếu tôi hô đứng mà còn cứ tiến. Tôi sẽ bắn chết anh rồi tôi sẽ trình rằng tới đây, tôi thấy anh nấp ở sau cây quéo... Anh định xông ra giết tôi, nên tôi phải bắn... Thế là anh chết một cách thiệt thòi... Từ đây tôi sẽ không giết ai nữa, và người ta sẽ yên trí chính anh là con ma cây quéo, có ngờ đâu con ma ấy lại chính là tôi...
    Thiệp đã ra lệnh:
    - Anh còn muốn nói thêm gì nữa thì nói đi... Đê tôi còn nổ súng.
    Vệ Choắt chợt có một ý nghĩ thần kỳ:
    - Tôi không cần nói thêm gì nữa, chỉ cần báo cho anh biết rằng tôi đến đây không phải là có một mình... cùng đi với tôi có cả thầy đội sơ-mèn và ba anh em nữa!... Anh bắn thì cứ bắn nhưng chắc chắn anh sẽ bị tử hình!
    Rồi ngoảnh lại phía trái, chỗ có nhiều bụi cây sim dại, Vệ Choắt hô lớn:
    - Các anh em hãy lại cả đây! Ngay lúc ấy, Thiệp vẫn lăm lăm khẩu súng, cười khanh khách:
    - Thôi anh hãy bỏ cái trò ấy đi! Tôi không phải là trẻ con đâu mà anh hòng nạt nộ!...
    Ngay lúc này có tiếng người quát:
    - Đừng quên, còn có chúng ta đây nữa!
    Thiệp giật mình quay lại phía sau...
    Và cũng đúng lúc này, Vệ Choắt nhảy tới, choàng lấy Thiệp. Một lần nữa, cái kinh nghiệm của đời sống giang hồ lưu lạc đã giúp anh vật ngã Thiệp, tì một đầu gối lên ngực hắn không cho động cựa, không khó khăn gì cả.
    Thiệp không chối cãi gì cả khi bị đưa ra xử trước tòa án binh. Lúc ông chánh án đã tuyên án tử hình hỏi Thiệp có muốn nói thêm gì nữa không thì Thiệp thưa:
    - Tôi chỉ muốn biết: Vệ Choắt đã biết trước đâu được rằng tôi định giết hắn mà mang theo mấy người hộ vệ?
    Vệ Choắt mỉm cười trả lời:
    - Sao anh ngây thơ thế? Làm gì có ai ở đấy bao giờ? Anh đã quên rằng tôi vẫn có nghề riêng là nói được thành tiếng bằng cách vặn hơi bụng mà hai môi không mấp máy chút nào!Ông vác thùng
Tác giả: Tam Tang


Đơn Dương là một quận lỵ thuộc tỉnh Tuyên Đức . Nó chỉ cách Thành Phố Đà Lạt khoảng vài chục cây số về phía Bắc ! Người ta thường chỉ biết đến tên Đà Lạt mà quên luôn cái tên của cái tỉnh cưu mang nó, cho nên không lạ gì ít ai biết đến cái tên tỉnh Tuyên Đức hay tên các quận lỵ chung quanh TP Đà Lạt!

Đơn Dương cũng nằm trong trường hợp này! Mặc dù Đơn Dương cũng có các địa danh nổi tiếng như Hồ và Đập Đa Nhim mà ít người VN nào không biết đến! Thật tình mà nói thì Đơn Dương là một nơi hơi đèo heo, hoang vắng! Người lập nghiệp ở đây thường là các làng định cư từ Bắc di cư vào năm 54, cũng có những buôn làng của người dân tộc sống rải rác trong vùng! Dân ở đây sống bằng nghề trồng cây công nghiệp như trà, cafe, hay trồng rau như các dân vùng khác ở tỉnh lỵ cao nguyên này!


Cuộc sống ở đây rất bình lặng! Mọi người sáng sáng ra rẫy tưới rau, làm cỏ... Một số đàn ông chuyên chở rau lên tỉnh bỏ mối cho bọn con buôn để họ chở đi các tỉnh khác! Đời sống sung túc và êm đềm này cứ thế trôi qua! Cảnh sát ở đây không phải điên đầu vì các tội phạm như các vùng dân cư đông đúc khác! Sáng nghe tiếng chuông nhà thờ đổ là lúc người người thức giấc sửa soạn cho một ngày mới . Chiều về khi tiếng chuông Chùa chậm chậm gỏ nhịp là lúc mọi người dọn dẹp để trở về mái ấm gia đình! Ở cái quận bé nhỏ này hầu như mọi người đều biết nhau! Chuyện nhỏ chuyện to ai ai cũng biết hết! Cái phố chính của nó nằm trên con lộ lớn độc nhất của quận . Dẫy phố này là khu buôn bán chính, cái chợ nhà lồng nằm chéo trước văn phòng quận trưởng là nơi gặp gỡ hàng ngày của người dân vùng này. Và mọi chuyện xảy ra trong quận đều được thông truyền qua miệng của các bà từ các buổi họp chợ hàng ngày tại đây!


Một ngày cuối Thu năm 1968, người trong phố bổng nhôn nhao vì một người đàn ông lạ ! Họ thì thầm to mhỏ, tò mò theo bước ông ta! Bọn con nit' kéo nhau cả bầy cách sau lưng ông chừng vài chục bước mỗi khi thấy dáng ông này! Họ tò mò cũng đúng thôi! Người đàn ông lạ mặt này có lẽ từ vùng xa đến đây lập nghiệp, vì không ai ở đây từng biết ông ta cả ! Ông ấy chừng độ 50, dáng vóc cao lớn khỏe mạnh, tóc luôn cắt ngắn gọn gàng và đã điểm màu muối tiêu! Gương mặt trông rất hiền hậu, tuy thế ít ai nghe ông ta nói hay cười . Chỉ khi ông ta mua hay bán gì thì mới nghe được tiếng của ông thôi! Giọng ông rất ấm cúng, lễ phép, và từ tốn! Tất cả các đức tính, mà người ta mong có ở một người đàn ông, đều thể hiện ở ông ta!


Thế thì điều gì đã làm người ta xì xào bàn tán về ông! Đó là cái thùng gỗ ông luôn vác theo trên vai trên vai trái! Cái thùng gỗ như loại thùng đựng rượu thời Pháp (bên Mỹ ta gọi là barrel!) Cái thùng gọn nhỏ và có vẻ tao nhả! Có lẽ nó được làm bằng loại gỗ tốt và nhẹ! Đi đâu ông cũng vác theo không bao giờ bỏ rời xuống đất cả ! Một tay luôn giữ lấy vành thùng như sợ nó vuột rơi xuống ! Người thì cho là ông ta cất giấu tiền, vàng trong đó! Người cho là giấy tờ hồ sơ quan trọng v.v. và v.v. Nhưng không ai biết được là cái gì trong cái thùng đó cả ! Càng không biết thì càng làm cho người ta tò mò tìm tòi ! Có một điều họ biết được là ông ta mua một căn nhà khá khang trang ở cách thị trấn chừng năm cây số! Chung quanh có chừng một mẫu cafe, và một nửa sào đất gần ven suối mà ông ta dùng để trồng trọt hoa màu . Cứ cuối tuần ông chở rau ra chợ bỏ mối, mua các vật dụng và thức ăn rồi về! Thỉnh thoảng người ta cũng thấy ông ghé vào quán ngồi nhâm nhi vài ly rượu thuốc trước khi ra về!




Riết rồi người ta cũng bớt để ý tới người đàn ông này! Vì không biết cả tên ông ta, nên họ đặt cho ông cái bí danh là "ông vác thùng!" Bọn con nít cũng không kéo đuôi theo ông nhiều như trước nữa ! Cuộc sống lại bình thản trôi đi như cũ cho đến một hôm người ta ngạc nhiên khi thấy "ông vác thùng" mặt mày đỏ ké như say rượu, gương mặt hiền hậu biến đâu mất thay vào đó là vẻ đanh ác, và cặp mắt đỏ ngầu như muốn nuốt tươi kẻ đối diện ! Ông ta đi khệnh khạng trên con lộ chính, miệng lẩm bẩm chửi rủa bọn con nít kéo bầy sau lưng! Lâu lâu ông đứng lại quát tháo bọn nhỏ và còn quay lại rượt bắt chúng! Bọn con nít cuống quít quay ngược lại chạy, miệng la hét bải hoải! Thế mà khi ông ta quay lưng tiếp tục đi thì chúng lại lò mò kéo theo phía sau! Nhưng tuần sau người ta lại thấy ông ta hiền lành như cũ! Thỉnh thoảng lại thấy ông ta lên cơn đổi tánh! Bọn con nít tuy nhỏ nhưng tinh ý lắm! Chúng để ý rồi kháo nhau là chúng biết khi nào ông ta đổi tính! Người lớn hỏi chúng cười láu lỉnh rồi nói "Dễ thôi! Hôm nào ông ta vác cái thùng trên vai phải là hôm đó ông ta lên cơn!" Bọn người lớn không tin lắm nhưng cũng để ý xem chừng coi có đúng như lời bọn trẻ không!


Thứ Bảy tuần đó "ông vác thùng" lại đang la lối rượt đuổi bọn con nít, người ta chạy ra xem và đúng như lời bọn trẻ! Ông ấy đang vác cái thùng trên vai phải! Bọn con nít thế mà hay! Nhưng có một điều là tuy ông ta có lên cơn đi nữa nhưng hình như ông vẫn có cái gì kềm chế nên không gây gỗ, hoặc gây thương tích cho ai cả ! Ông có rượt bọn nhỏ đó, nhưng cũng là lỗi ở chúng phần lớn vì chúng kéo theo sau ông và nhiều đứa buông lời chọc ghẹo ông mà!


Có một điều lạ là dù đi ra phố hay làm ở rẫy người ta đều thấy ông ta vác theo cái thùng cây đó! Người ta đoán chắc phải có vật gì quí báu lắm đến nỗi ông ta phải vác kè kè bên mình! Có người để ý dòm ngó vào nhà ông, nhưng chẳng khám phá ra điều gì! Vì nhà lúc nào cũng đóng kín cửa, còn cửa sổ thì bằng kính có màn che bên trong! Mỗi khi thấy ông ra ngoài cái thùng đã ở trên vai rồi ! Ông ta sống một mình trong căn nhà đó, nên có muốn tìm hiểu cũng không ai biết tìm ra người mà tra! Sự tò mò rồi cũng phôi pha đi! Họ chỉ biết là "ông vác thùng" có một điều gì bí mật mà họ không thể khám phá ra được!



Thấm thoát hai năm đã trôi qua! Cuộc sống vẫn êm đềm trên vùng cao nguyên mờ sương này! Cả hai tuần nay không ai thấy "ông vác thùng" ra chợ , người ta xì xào hỏi thăm nhau. Nhưng không ai biết gì hơn! Mấy người làm rẫy gần nhà ông ta cũng lắc đầu nói không thấy ông ra tưới rau, bắt sâu cả tuần rồi! Mấy hôm sau họ báo cho ông trưởng cuộc cảnh sát ở quận và yêu cầu ông ta cho nhân viên tới xem coi có việc gì bất trắc đã xẩy cho "ông vác thùng" chăng ! Có người bạo miệng nói có lẽ bọn cướp nào đó nghe đồn về ông đã lẻn vào nhà giết ông ta để cướp cái thùng báu vật !



Khi hai nhân viên cảnh sát đến nhà gỏ cửa thì chẳng có tiếng trả lời! Họ gọi về văn phòng quận báo cáo và xin lệnh . Ông cuộc trưởng nghi là có sự cố xảy ra bên trong nên ra lệnh cho họ phá cửa vào ! Họ tông cửa vào và thấy ông ta nằm mê man trên giường. Cái thùng gỗ vẫn nằm sát bên tai trái! Họ lay ông dậy, nhưng ông ta vẫn như nửa tỉnh nửa mơ, họ lấy khăn ướt lau cho mặt cho ông! Mặt ông nóng hừng hực! Ông ta đang lên cơn sốt nặng! Da cổ rướm máu ở mấy lổ chân lông! Ông ta bị sốt xuất huyết rồi! Bệnh này không trị kịp thời thì toi mạng như chơi! Họ gọi về xin xe cứu thương chở bệnh nhân ra bệnh viện tỉnh vì ở quận không có đủ phương tiện và thuốc chữa bệnh này!



Khi xe đến y tá vào kè ông ta ra, ông ngồi dậy nhưng vẫn vác theo cái thùng cây! Họ nói gì đi nữa ông ta vẫn khăng khăng không chịu buông tay ra khỏi cái thùng! Đành chiều theo ông vậy! Họ chở "ông vác thùng" ra bệnh viện tỉnh để điều trị! Mấy ông cảnh sát sau khi nêm phong cái nhà đó quay về quận nói cho mấy người hiếu kỳ biết về tình trạng của ông ta và thêm vào "Tôi nghĩ ông ta không qua khỏi con trăng này quá! Cái bệnh này giết chết bao nhiêu người rồi ! Ông ta bị nặng quá rồi mà không ai hay để mang đi nhà thương sớm! Bây giờ tôi nghĩ là quá trể rồi!" Anh cảnh sát thứ hai chêm thêm "Mà cái người gì kỳ cục ghê ! Chết tới nơi rồi mà vẫn nằng nặc khiêng theo cái thùng! Chết rồi biết còn mang theo được của cải xuống dưới đó không mà còn tiếc của ! Thiệt là hết nói mà!"




Hôm sau tin từ bệnh viện tỉnh báo về là "ông vác thùng" đã chết vì bệnh đã phát quá nặng ở thời kỳ cuối cùng rồi! Không thể cứu được! Và kèm theo đó là một tin khủng khiếp làm bàng hoàng tất cả mọi người trong cái quận Đơn Dương nhỏ bé này! "Ông vác thùng" có "HAI CÁI ĐẦU!" Cái bên trái ông ta che đậy nó bằng cái thùng cây! Cái tin này làm mọi người bàng hoàng bàn tán xôn xao! Một việc chưa từng xảy ra tại miền heo hút này! Ông cuộc trưởng cảnh sát cùng vài nhân viên và y tá lên tỉnh nhận xác ông ta về để khâm liệm và chôn cất vì "ông vác thùng" độc thân độc mã ở cái xứ này và không ai biết thân nhân của ông ở đâu cả ! Người ta tụ tập lại trước nhà xác của bệnh viện quận để xem! Tin dữ đồn xa! Người từ dưới Đà Lạt lên, kẻ ở Lâm Đồng đến, ngay cả một số dân Saigon cũng có mặt để nhìn xem người dị tướng hai đầu, dù bây giờ ông ta chỉ là cái thây ma chết cứng thôi! Người đi nườn nượt hơn cả hội chợ Tết ! Tuy thế cảnh sát không cho ai vào bên trong cả chỉ có nhừng người có trách nhiệm được phép vào làm công việc tẩm liệm mà thôi!



Rồi chuyện cũng được xì xầm ra ngoài! Mấy người liệm xác nói là "ông vác thùng" đúng là có hai đầu thật! Cái bên phải trông hiền lành phúc hậu, còn cái bên trái trông có vẻ hơi hung ác! Tuy ông có hai đầu nhưng chỉ có một thân mình, với hai chân hai tay chứ không phải như các trường hợp hai người sinh dính vào nhau như ta thường thấy! Cảnh sát đến nhà ông để làm biên bản kiểm kê tài sản và niêm phong nhà của ông! Lỡ có thân nhân ông đến thì sẽ giao cho họ! Trong khi kiểm kê, một cảnh sát viên thấy cuốn nhật ký trong ngăn kéo bàn viết! Anh ta mang về trao cho ông cuộc trưởng, và có mấy đoạn trong cuốn nhật ký nói về thân phận của "ông vác thùng!"




****** Sau đây là mấy đoạn do chính "ông vác thùng" viết trong nhật ký ******



"Kiếp trước chắc tôi làm nhiều việc ác nên khi sinh ra trong kiếp này tôi đã phải gánh chịu lấy tội tình! Mà hình phạt Phật Trời giáng xuống cho tôi là một hình phạt quá nặng nề _ Tôi một quái nhân hai đầu!!_ Bố mẹ tôi xấu hổ vì tôi nên giấu kín tôi trong nhà suốt thời thơ ấu! Cha mẹ tôi là người giàu có và danh giá ở quận Vĩnh Châu, tỉnh Bạc Liêu cho nên việc bảo vệ danh tiếng cho gia đình là trọng! Sự việc tôi có hai đầu chỉ có người trong đình là rỏ thôi, cũng có một người lạ biết: đó là bà mụ đở đẻ cho mẹ tôi tại nhà! Nhưng bố mẹ tôi đã cho bà ta một số tiền rất lớn để bịt miệng bà này!



Mẹ tôi tự dạy tôi đọc, viết, và toán pháp ở nhà nên tôi không biết trường học là gì cả! Tôi cũng không có tuổi thơ như những trẻ bình thường khác! Trong lúc bọn trẻ chạy chơi la hét xôn xao ngoài đường thì tôi thui thủi một mình trong nhà kín! Không có bạn bè tôi chỉ còn cách là tự nói chuyện với tôi cho đỡ cô độc! Tôi có hai cái đầu mà! Tôi tuy một mà hai, tuy hai mà một!

...

Trong chúng ta luôn có hai con người một hiền và một dữ luôn đánh vật với nhau! Và đa số chúng ta, con người hiền mà chúng ta gọi là lương tâm thường thắng, còn con người ác mà ta gọi là tà tâm hay mặt trái thường thua! Nên trên đời này ta thấy người lương thiện nhiều hơn kẻ bất nhân! Dù hiền hay ác đi nữa thì ở người bình thường ta vẫn có thể che dấu đi cái thực chất của mình! Cho nên mới có lắm kẻ bị người khác lừa lọc qua cái bộ dạng bên ngoài của họ!


Còn tôi cái thiện cái ác nó thể hiện rỏ ràng ở mỗi cái đầu của tôi! Cái bên phải thì toàn thiện, cái bên trái thể hiện cái tà tâm của tôi! Có những lúc ta thường tự nhủ hay bị lương tâm cắn rứt! Đó là lúc cái thiện và cái ác dằn vặt lẫn nhau, thường thì người khác không thấy được điều gì ta nghĩ trong đầu! Tôi cũng vậy, nhưng khác mọi người là thay vì suy nghĩ việc mình làm trong một đầu thì hai cái đầu tôi luôn cãi vả tranh biện cho sự suy nghĩ của mình! Tôi như một mà hai vậy! Giống như hai anh em song sinh, tuy có nhiều điểm giống nhau, có nhiều linh cảm cho nhau, và có thể hiểu phần nào sự suy nghĩ của nhau. Nhưng họ vẫn là hai cá nhân riêng biệt! Hai cái đầu tôi cũng giống như vậy! Cái thiện không biết hết cái xấu đang nghĩ gì và ngược lại!



Tôi biết bố mẹ tôi rất đau khổ vì "chúng tôi!" Đau khổ cho chính họ và cho chính tôi nữa! Họ cũng biết rỏ là tâm tính tôi thể hiện rỏ rệt qua hai cái đầu của tôi, và mừng vì cái thiện của tôi thường thắng thế và khuất phục được cái ác! Bố mẹ tôi không giám sinh thêm một đứa con nào nữa! Thế nên tôi là con độc nhất trong nhà! Gia đình tôi là chủ một vườn nhản cả 20 mẫu tây! Của ăn của để từ đời cha ông để lại làm cho gia đình tôi càng ngày càng giàu có hơn!

...

Đến khi tôi được 15 tuổi, tôi chán ngấy cái cảnh tù túng trong nhà, tôi đòi ra ngoài chơi! Bố mẹ tôi nhất định không bằng lòng! Riết rồi tôi phải hăm là sẽ trốn ra ngoài nếu có dịp! Bố mẹ tôi chẳng còn cách nào hơn phải cho phép tôi ra ngoài chơi nhưng với một điều kiện: Phải đội một cái thùng lên cái đầu thừa và không được gây điều gì khuấy động ở ngoài đường! Tôi đồng ý và hai đầu tôi thảo luận, cuối cùng để khỏi vi phạm điều đã hứa với bố mẹ cái đầu ác đồng ý là nó sẽ đội cái thùng đó mỗi khi tôi ra ngoài chơi! Và cái đầu thiện của tôi sẽ kể những gì nó thấy cho cái đầu ác khi tôi về nhà!


Ngày đầu tiên ra ngoài, tôi chỉ đi loanh quanh gần nhà thôi, tay trái tôi luôn giữ cái vành thùng cứ sợ nó rơi xuống đất để lộ ra cái đầu thừa của mình! Tuy là con của một chủ đồn điền nổi tiếng trong vùng nhưng mọi người trong vùng này chẳng hề biết tôi! Từ bé đến giờ tôi chỉ trốn rúc trong nhà mà! Người lớn xì xào chỉ chỏ khi lần đầu thấy tôi! Còn bọn trẻ không biết từ đâu ra kéo cả dọc sau lưng tôi ra điều lạ lùng lắm! Mà cũng chẳng trách họ được, vùng này ai ai cũng biết mặt nhau, còn tôi là kẻ lạ mặt và lại luôn vác theo trên vai cái thùng cây thì hỏi ai mà chẳng tò mò! Sau lần đi chơi đầu tiên đó tôi xấu hổ và ở trong nhà cả tháng không giám ra nữa!


Nhưng rồi sự quyến rũ bên ngoài quá mạnh, tôi lại đi chơi nhiều lần! Riết rồi quen đi, tôi không để ý đến lời chọc ghẹo của bọn trẻ và bỏ qua những ánh mắt cùng lời xì xào của bọn người lớn trong vùng! Điều này không phải là dễ, vì tuy không thấy được nhưng cái đầu ác của tôi vẫn nghe được những câu không hay về tôi! Nó giận dữ lắm ! Nhưng nhớ lời hứa với bố mẹ mà nó phải lặng câm như hến! Mồi khi đi chơi về nhà, hai cái đầu tôi lại tranh cãi nhau kịch liệt! Đầu thiện rồi cũng khuyên được cái ác là muốn có được cái mình muốn thì phải hy sinh thôi! Nhưng nhiều luc' nó vẫn phản kháng, la toáng lên ở ngoài đường! Tôi phải thò tay phải vào thùng mà bịt miệng nó lại để khỏi bị lộ ra chân tướng của mình! Người ngoài tưởng tôi thò tay vào xem của báu của tôi vẫn còn bên trong hay không!

...

Cuộc đời tôi cứ lặng lẽ trôi đi! Tôi không hề quen biết một người phụ nữ nào ngoại trừ mẹ tôi! Có ai mà giám làm bạn với một tên quái nhân hai đầu như tôi chứ! Tôi đau khổ chấp nhận sự đơn độc của mình! Nhiều lần tôi cầu được chết đi, hay có ý định tự tử cho xong cái đời khổ đau của mình! Nhưng tôi không thể nào thực hiện được điều mà tôi toan tính! Thôi thì cứ sống cho qua kiếp này! Hy vọng tôi đã chịu phạt đủ cho tôi tôi kiếp trước và mong kiếp sau tôi không chịu cảnh này! Nhưng cái Tết Mậu Thân oan nghiệt đã thay đổi cả những dự định của tôi! Năm đó tôi vừa tròn 50! Bố mẹ tôi về tỉnh Bạc Liêu ngày 30 Tết, dự định là Mồng Một đi chúc tết các vị quan lại trong Dinh Tỉnh Trưởng ở đường Công Lý, sau sẽ đến nhà bà con, bạn bè vui xuân và sẽ trở về lại nhà ngày Mồng Hai! Đêm Mồng Một CS pháo kích và tổng tấn công vào tỉnh lỵ! Khói lửa máu xương đổ tràn khắp nơi! Cả hai tuần sau tôi mới biết tin bố mẹ tôi đã chết vì đạn pháo kích của CS! Tôi khóc suốt cả tuần và lo lắng cho cuộc sống trong tương lai của mình ! Xưa nay tôi chỉ sống dựa vào bố mẹ, nay họ không còn tôi sẽ ra sao đây! Tôi suy đi tính lại trong mấy ngày rồi đi đến một quyết định cho cuộc đời mình!

...



Sau khi chôn cất bố mẹ xong! Tôi nhờ người bán hết nhà cửa, vườn đất, rồi tặng hầu hết số tiền bán được cho các hội từ thiện! Tôi giữ lại một số đủ cho tôi lập nghiệp ở một vùng xa lạ nào đó! Tôi đã chọn Đơn Dương làm chổ trú thân cho quảng đời còn lại của mình! Và mùa Thu năm 1968 tôi đã tới đây mua một căn nhà có một mẫu cafe và mảnh đất nhỏ để trồng hoa màu! Tôi học cách trồng tiả và tập cuốc xới làm vườn! Tuy tôi vẫn gặp sự tò mò của người trong quận và sự chọc ghẹo của bọn con nít! Tôi vẫn giữ thái độ từ tốn của mình và rồi họ để tôi yên!


Nhưng cái đầu ác của tôi nổi dậy! Nó nói là bị đàn áp quá lâu rồi! Tôi không công bình với nó! Nó không hề hưởng thụ những điều mắt thấy tai nghe như cái đầu kia! Có lẽ tôi cũng bắt đầu già rồi, không còn mạnh mẽ như xưa nên cái đầu thiện của tôi không đủ sức thuyết phục cái ác của mình! Nên nhiều hôm nó phải nhượng bộ để đội cái thùng thay cho đầu ác khi ra phố ! Và hậu quả là nó đi uống rượu, say sưa, la hét chửi bới bọn trẻ kéo theo sau lưng! Cái thiện của tôi phải thì thầm bên tai nó để nó kềm chế cái tính hung hăng của mình! Và cũng may, nó vẫn còn biết nghe lời và kềm chế được việc làm của nó!

...


Tôi cứ tưởng là cứ thế đời tôi sẽ kéo tới tuổi già! Sau khi tôi chết mọi người có biết thì tôi không cần phải sợ nữa! Người đã chết rồi thì còn biết gì nữa đâu mà sợ chứ! Nhưng ở đời mọi sự đâu luôn diễn ra như ý mình muốn! Tuần rồi tôi bị sốt nặng! Đầu tôi buốt nhức và cơn sốt có lẽ lên hơn 40 độ C ! Tôi tìm trong tủ thuốc mấy viên thuốc cảm uống với hy vọng là cơn sốt sẽ qua đi và một hai bữa tôi sẽ khoẻ lại! Rồi sự việc sẽ lại êm đềm như những ngày qua! Nhưng tôi lầm, cơn sốt kéo dài cả tuần rồi mà không thấy thuyên giảm gì cả! Tôi không giám đi khám bác sĩ vì sợ bị khám phá sự bí mật của mình! Tôi chống chọi với cơn sốt bằng những viên thuốc cảm mà tôi mua ở tiệp tạp hóa ngoài phố! Bệnh càng ngày càng nặng thêm! Tôi nằm liệt giường không màng đến ăn uống nữa! Trên da tôi nổi lên các hột máu đỏ bầm! Những đốm đỏ lấm tấm trên cổ trên mình tôi như những đốm sởi mà hồi còn bé tôi đã từng trải qua! Nhưng đây là những dấu hiệu chết người chứ không như cái bệnh sởi loàng xoàng khi xưa! Tôi bị bệnh sốt xuất huyết thật rồi! Cái bệnh này hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa mà! Tôi vẫn cố ghi lại những gì xảy đến cho tôi dù rằng sức tôi mỗi ngày mỗi kiệt! Thôi thì trước sau gì cũng phải chết ! Chết đối với tôi là một sự giải thoát nên tôi không hề sợ nó! Trước khi vào cơn hôn mê, tôi cố lấy cái thùng gỗ trùm lên đầu ác của mình! tôi không biết tại sao tôi lại làm vậy! Có lẽ do thói quen mỗi khi tôi sửa soạn ra đi mà ra chăng! Mà đây cũng là lúc tôi sửa soạn cho cuộc ra đi vĩnh viễn và sau cùng của mình mà! Tôi thiếp đi trong cơn sốt mơ màng... "

Chú thích:

Truyện này tôi viết theo ý của một câu chuyện tôi nghe kể đã lâu ! Hình tượng tôi lấy ra là người có hai đầu, còn các chi tiết, như địa điểm, các nhân vật và tình tiết trong câu chuyện là do tôi thêm thắt cho có đầu có đuôi!


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro