Bạch Tuyết và bảy chú lùn - Unknown

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bạch Tuyết và bảy chú lùn - Unknown

Sáng rét run, Diệp bước vào lớp với trang phục rất đúng phong cách "nguỵ trang kiểu Úc": áo, khăn, mũ, tất, găng tay đều bằng len hết. Nó liếc đồng hồ, còn 10 phút nữa mới đến giờ thi Văn - môn thi đầu tiên của học kỳ này nhưng không khí đã rất tấp nập. Ngó quanh phòng, Diệp bật cười khi thấy các vùng "đất đai canh tác" đã được chuyên môn hoá với chiến thuật cự kỳ khoa học: những đứa tự tin với điểm phẩy của mình dồn lên đầu thành hàng tiền đạo, khu trung tuyến là bọn làng nhàng, lũ khá hơn dạt sang hai bên cánh còn sân sau nhừơng cho mấy thằng con trai vốn khổ sở lắm mới bắt nhịp được với trận đấu ngôn từ. Mọi người đang mải mê tụm thành từng đám đoán già đoán non đề bài, liệu sẽ là "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" haychùm thơ thu Nguyễn Khuyến. Một giọng còn nghêu ngao liên khúc thiếu nhi, từ "Thi học kỳ là thi học kỳ, em vào phòng em chào giám thị, cô trông nghiêm làm em đứng tim..." cho đến "Chưa có năm nào em học Văn khổ đến thế..."

Nhập bọn vào chỗ bọn con gái đang buôn dưa lê, Diệp hít lấy một hơi lấy đà, giọng ngâm nga:

- Người ấy đèo mình, mình dựa vào người ấy, tay vịn nhẹ thắt lưng. Mắt nhắm nghiền, tai chỉ còn nghe thấy tiếng gió xé của những vòng xe vun vút trên đường. Hình như người ấy mỉm cười...

- Ồ thật sao? Đứa nào nói điêu thì yêu con cún nhá - Thư Anh háo hức

- Ai xoè (I swear)! Nhưng đừng hỏi vội, để tao kể tiếp đã! Người ấy mỉm cười và bảo...

- Bảo sao? Và nó là ai?

- "Đến trường rồi, đừng ngủ gật nữa!" Thế đấy, khi tao vừa xuống xe, đang ngáp ruồi ở bễn xe buýt thì bạn Long lớp mình cười phớ lớ lướt xe đạp qua, thế là thằng bé tội nghiệp lập tức phải vác một bao tải nguyên nặng đúng bằng tao đến trường không một lời than khóc. Mà đâu rồi nhỉ, tao đã mua xôi cho bạn ấy để bồi dưỡng đây này.

- Xì, những câu chuyện lãng mạn của mày luôn có một kết thúc lãng xẹt.Biết thế đừng kể cho xong - Thư Anh xịu ra thất vọng.

Nó phì cười, ngó ra cửa, đúng lúc ấy thì Long bước vào, mặt còn đỏ bừng vì phógn nhanh (ko vượt ẩu). Diệp cười tít, giơ nắm xôi lên vẫy lia lịa còn Long chỉ ngượng nghịu cười rồi đi thẳng xuống xuối lớp. Không hiểu Long đỏ mặt vì bản tính nhút nhát quen thuộc hay chính cái ý nghĩ phải vác một bao xi măng nặng đúng bằng bao tải gạo kia trả về bến xe buýt mới là nguyên nhân nhỉ? Diệp nghĩ vụ vơ về hai cái bao tải rồi giật mình khi bị đập bộp vào lưng và nghe tiếng hô to: "Đề về, đề về!" từ mấy đứa đã đứng ngóng sẵn bên ngoài. Tất cả duyên dáng cúi người chào co giáo đi vào với tập giấy dày cộp trên tay (Nguyễn khuyến hay Nguyễn Đình Chiểu đây?) "mình là tiền đậo, và mình sẽ ghi bàn" Tự nhủ như thế, nó lại cười toe. Ôi, Tú Xương à...

***

- Sáng nay cậu làm bài ổn không? Có đến nỗi phải cầu cứu viện trợ nhân đậo không? Làm bao nhiêu trang? Xong hết phần lý thuyết phong cách ngôn ngữ văn bản hả? Lúc tờ buông bút là vừa kịp chuông reo, may thế! Hôm nay mình có hứng viết thật.

Long gồng mình đạp xe, miệng nửa cười nửa mếu và tai thì căng lên để kịp nghe những câu hỏi lộn xộn, lại nhanh như tên lửa của Diệp. Cô bé cứ líu lo suốt đường đi, trên hình thức là hai đứa đối thoại nhưng gần như nó độc thoại, không đếm xỉa gì đến nỗi khổ đau mà vị cứu tinh bất đắc dĩ kia phải chịu đựng. Thỉnh thoảng Diệp ngừng nói, đập đập lưng Long và chỉ lung tung về những cảnh vật trên đường, một gánh hoa sặc sỡ, chùm bong bóng bay trong gió, những cây kẹo bông to xù, thích mắt... những thứ chẳng có gì thú vị nếu nhìn qua cửa kính xe buýt nhưng thật ngộ với bốn cẳng chân vừa đạp vừa đẩy (hai cái bánh xe tội nghiệp đã non quá nửa vì làm việc quá công suất) Long kiên nhận nghe nó nói, không đáp lại, cũng không thờ ơ. Câu chỉ cười thầm với ý nghĩ mình là thính giả duy nhất đang lắng nghe chương trình phát sóng "ngoài giờ hành chính" của cái loa truyền thanh cấp lớp, một người bạn không thân và luôn cùng mình "uống chung dòng nước vàm cỏ đông" khi nhắc đến chỗ ngồi đầu sông cuối bến.

- Này câu cười gì thế, ko phải là cười tớ đấy chứ?

- Không, tớ cười vì...

- Vì tớ nói chuyện buồn cười lắm à? Thế là vô duyên phải không? Giọng Diệp đã nhấm nhẳng.

- Không, không đâu mà! - Long cuống quít - Tớ chỉ...

- Tớ biết cậu không thích những đứa nhiều chuyện như tớ, cậu trầm tính lắm...

Diệp đẩy gọng kính, lúc lắc đầu như một nhà phê bình văn học chính hiệu con nai vàng. Nhưng ngay trước khi Long kịp thanh minh thêm điều gì, nó đã xuýt xoa:

- Ôi con gấu trong cửa hàng kia xinh quá! Này, hồi bé tớ rất mê chuyện hai chú gấu nhé! Gấu anh và gấu em tạm biệt mẹ vào rừng hái nấm, ấy, đấy là chuyện hai chú thỏ chứ! Gấu thì phải ăn mật ong...

Long cười, lắc đầu ra hiệu chịu thua. Đến bến xe buýt, Diệp nhảy xuống, vẫy tay chào tạm biệt. Vừa định đạp xe đi, bỗng như nhớ ra điều gì, Long quay lại hỏi:

- Xe cậu thường đến đây lúc mấy giờ?

- 7h20, sao cơ?

- Ngày mai tớ cũng sẽ đèo cậu đến trường, thế nhé! Tớ chưa nghe xong chuyện hai chú gấu mà!

Long guồng chân đạp, áo khoác xanh phồng lên trong gió mấy chốc đã mất hút. Diệp ngơ ngác nhìn theo. Nó chợt nhớ đến nàng Seherazat trong Nghìn lẻ một đêm, rồi lè lưỡi lẩm bẩm: "mình mà kể xong chuyện thì có bị... xử trảm không nhỉ?" Một tia nắng hắt vào làm nó nheo mắt. Tia nắng ấm như trong chuyện cổ tích...

Gần đêm, phố xá nườm nượp. Cả lớp Diệp gửi xe rồi rồng rắn nối đuôi nhau đi bộ lên Hồ Gươm đón năm mới. Người đông như nêm, đường phố chộn rộn người và xe...

- Diệp , nhanh lên nào! Lạc mất lớp mình rùi!

Giọng Long vang lên đằng sau rất khẽ. Nó không quay lại, bảo:

- Tờ biết địa điểm tập kết rùi, không lạc được đâu.

Diệp đột nghiên ngòi bệt xuống vệ cỏ. Long cũng ngồi xuống bên cạnh. Nó tròn mắt nhìn, định lên tiếng bảoLong cứ đi trước, nhưng nghĩ thế nàolại im lặng, có người lắng nghi khi mình không nói gì cũng thú vị lắm chứ!

Dòng người đổ qua trước mắt thật tấp nập. Hai đứa thinh lặng hồi lâu, nhưng tình huống lãng mạn ấy chẳng kéo dài được quá... 3 cái ngáp. Trách nhiệm của một phát thanh viên gương mẫu không cho phép Diệp ... ngừng phát sóng. Nóbắt đầu luyên thuyên đủ thứ chuyện trên trời dưới bể, và như thường lệ, lại kết thúc ở một câu chuyện cổtích.

- Long có thích con gái nhuộm tóc không? Bây giờ ít người để tóc đen nhỉ? Bạch Tuyết, tóc đen như khung cửa gỗ mun, lại thành lỗi mốt nhỉ? Ui, tớ cũng mê chuyện Bạch Tuyết lắm...

- Ấy thích chuyên cổ tích phải không? - Long nhẹ nhàng hỏi

- Đứa trẻ con nào chẳng thích chứ? Nói thật nhé, hồi mới vào lớp, thấy có 7 mống con trai, tớ đã tưởng tương mình là Bạch Tuyết và bọn ấy là chú lùn đấy, kể cả thằng Đức, cao tới 1m85. Nó cao thế chắc là do uống sữa...

- Đó là lý do ấy thích ăn táo?

Long nói nhanh, đề phòng trường hợp Diệp lại chuyển sang đề tài calxi trong bữa ăn hàng ngày của lứatuổi thanh thiếu niên (phản xạ nhanh đó)

- Đúng rùi! - Diệp reo lên - Sao ấy biết tớ thích ăn táo? Táo trong căng tin trườngmình ngon lắm nhé, chỉ hơi đắt một tẹo. Ấy có biết...

- Thế ai là hoàng tử cuả ấy? - Có lẽ Long không quan tâm đến giá của những quả táo trong căng tin.

- Tớ cũng chẳng biết nữa!Ngày nào tớ cũng ăn táo mà đã... ngộ độc lần nào đâu mà được ai đó cứu chứ? Mà sao ấy lại hỏi vậy?

- À không có gì, tớ chỉ...

- Tớ được bọn ở lớp mình dạy là nếu một đứa con trai tự dưng quan tâm đến chuyện tình cảm của mình thì có nghĩa là có chuyện rùi đấy. Không phải ấy... - Diệp hỏi dồn.

- À thì...

Quá bất ngờ với câu hỏi "suôn thẳng như vừa được duỗi" của Diệp, Long ấp úng hồi lâu. Cuối cùng cậu móc trong túi ra một quả táo đỏ, đặt vào trong tay Diệp.

Vừa lúc đó có tiếng bọn bạn gọi lao xao. Long cười, bảo:

- Ấy sẽ sớm biết thôi! Đứng nguyên đây, chờ tớ nhé!

Long chạy đi tìm bọn ở lớp. CÒn Diệp vẫn ngồi đấy, quả táo âm ấm trong tay

- Chị ơi mua giùm em bao diêm... - Một giọng nói rụt rè làm Diệp giật mình quay lại.

Ánh đèn quá rực rỡ làm nó không nhìn rõ gương mặt đen nhẻm đang ngước lên nhìn mình hy vọng. Ngõ ngàng một chút. Hình ảnh cô bé bán diêm trong cổ tích Andersen hiện rõ trong đầu. Diệp tự cốc đầu mình một cái vì tội lãng mạn hoá hiện thực, rồi chọn lấy trong bộ sưu tập vui vẻ một nụ cười thật tươi để hỏi cô bé con:

- Trời lạnh rồi, em còn nhiều không chị mua nốt cho mà đi về chứ!

- Không nhiều đâu ạ, đủ để chị làm một ngôi nhà diêm tặng anh ấy!

Nó ngớ người với câu trả lời lém lỉnh, phì cươì bảo:

- Chị không biết làm, em dạy chị nhé!

Giữa góc phố nhộn nhịp, hai con nhóc một lớn một nhỏ lui cui bày diên ra lắp lắp, dính dính tíu tít với nhau. Hì hục mãi cũng hoàn thành, Diệp hài lòng ngắm nghía tác phẩm, tự thưởng cho mình những lời khen bốc trời. Bất chợt, gặp ánh mắt cô bé nhìn đăm đăm vào trái táo, Diệp thần người rồi quả quyết

- Em ăn đi này, chị cho đấy. Trả công dạy chị làm nhà diêm nhé!

- Em xin! - Cô bé hồ hởi cầm lấy món quà màu đỏ.

Hai hcị em chuyện trò một lúc nữa thì Diệp nghe thấy tiếng gọi:

- Diệp ở đây này! - Tiếng Long lại vang lên làm cả hai ngoái ra nhìn. Cô bé nháy mắt với DIệp làm nó hơi đỏ mặt, may mà không ai nhận ra.

- Tớ đang định đi đây mà. Ơ, sao lại cả 7 đứa thế này? - Diệp ngạc nhiên.

- Bạch Tuyết thì phải có người hộ tống chứ! - Đức oang oang - Nhưng tôi là tôi phản đối chuyện bà gọi tôi là chú lùn nhá! Gọi là... anh lùn hay hơn!

Cả bọn phá ra cười. Diệp chia tay cô bé để đi cùng đội ngự lâm quân của mình về nơi lớp đang tập hợp. Thư Anh lại nháy mắt với nó, hàm ý... hừm... "Làm thế nào để có một chuyện lãng mạn mà không kết thúc... lãng xẹt bi giờ, hả Thư Anh?" Lại có tiếng nói sau lưng Diệp. Là Long: " Táo ngon không hả? Không có độc đâu nhé!" Diệp im bặt. Lúng túng, nó chìa ngôi nhà diêm cho Long xem, thì thào:

- Tớ cho cô bé bán diêm rồi. Ấy đừng nghĩ là tớ...

- Nghĩ gì cơ? - Long cốc lên đầy nó - Tớ hiểu rồi. Này, cầm lấy và ăn đi, tớ có đủ táo cho ấy ăn đến hết... hết... đấy!

- Hết gì cơ? - Lại đến lượt Diệp hỏi. 1, 2, 3, 4, 5... đủ 5 giây để biến một khuôn mặt ngơ ngác thành tinh quái, Diệp cong môi - Ấy cho tớ táo, ấy... ấy là... phù thuỷ hả?

Tiếng pháo hoa nổ đùng đoàng đúng lúc Diệp kết thúc câu nói đó. Ai đó nắm nhẹ lấy tay nó, nói thì thầm đúng lúc pháo hoa và tiếng trầm trồ xung quanh đang rộ lên náo động, nhưng không hiểu sao nó vẫn nghe rõ lạ lùng:

- Ừ, tớ là phù thuỷ, phù thuỷ cưỡi... xe đạp, vẫn mong ngày nào đó sẽ trở thành hoàng tử...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro