Truyện ngụ ngôn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     Truyện Ngụ Ngôn

     Thua trí :

Có con quạ tha được xác một con chuột thối về ngồi trên cây rỉa mồi. Diều từ trên cao ngó thấy liền hạ cánh xuống bảo:

- Này anh Quạ ơi, xác con chuột bị ngấm thuốc độc, đừng ăn mà chết đấy anh ạ!

Quạ chẳng nghe mà lại còn la mắng:

- Anh muốn chia phần miếng mồi ngon của tôi đấy hử, chẳng đời nào!

Nói rồi Qụa bấu lấy con mồi, quay lưng lại ăn tiếp. Diều thấy ý tốt của mình bị nghi oan liền bỏ đi không thèm nói nữa. Quạ ăn hết miếng

mồi, liền bị đứt ruột chết ngay.

      Ăn giỗ :

Một hôm, họ nhà Khỉ có giỗ nên mời Heo và Bò tới nhà ăn cỗ.

Xong xuôi, chiều đến bỗng Khỉ thấy Cọp tới hỏi:

- Vì sao giỗ chẳng mời ta?

Khỉ bảo:

- Cỗ bàn nhỏ mọn. Nào đâu dám mời quan bác, xin hẹn sang năm sẽ sửa mâm cỗ đầy.

Cọp nghe thế lấy làm phải bèn phe phẩy đuôi ngất nghểu ra về. Khỉ vợ hỏi khỉ chồng:

- Sao lại đặt điều nói khoác với bác Cọp làm chi?

- Không, đó chỉ là cách khéo léo từ chối giao du với những kẻ hung dữ đó thôi.

     Trùn và cá :

Trùn bị móc vào lưỡi câu quăng xuống nước, thấy Cá lượn múôn cắn, nó lên tiếng bảo:

- Người ta bắt tôi làm mồi để câu anh. Tôi chết đã đành, còn anh bị mắc câu sống thế nào được?

Cá nghe nói thế sợ hãi bỏ đi.

Người đi câu chờ lâu không thấy động, ngỡ là con mồi kém nhạy nên gỡ Trùn quẳng đi. Nhờ vậy Trùn lại gặp Cá. Cá ngỏ lời cám ơn.

Nhưng Trùn cũng cám ơn lại Cá vì nhờ Cá không ăn mồi nên người ta mới gỡ Trùn quẳng đi.

     Thỏ và Bò :

Thỏ bị Chó rượt đến lúc không làm sao trốn đi đâu được nữa. Bỗng Thỏ thấy Bò già đang đứng gặm cỏ ven đường, Thỏ liền vừa chạy vừa

kêu cứu trong khi Chó xồm cũng vừa xồ đến.

Bò bèn đứng chắn ngang đường, lớn giọng "phì, phì" một cách hung hăng khiến Chó sợ quá cụp đuôi bỏ chạy.

Xong Bò quay lại hỏi Thỏ:

- Chắc gì ta sẽ bênh mi mà chạy tới cậy nhờ?

Thỏ đáp:

- Khi cái chết đã đến sau lưng thì người xa lạ trước mặt cũng tin là bạn huống hồ gì tôi và bác đã quen nhau!

     Chim tu hú và hai nhà vua :

Khi chim ưng làm vua rất thích nghe bầy chim thổi sáo. Ngày hội nhạc, chim ưng cho môt ngàn con chim cùng thổi sáo chung một lúc.

Trog một ngàn con chim đó có Tu hú là không biết thổi, nhưng cũng cứ dự phần vào để kiếm miếng ăn vua cho. Khi chim ưng thôi giữ

chức, chim Phượng hoàng được lên thay. Vua mới này cũng rất thích nghe thổi sáo, nhưng lại chỉ muốn nghe tiếng thổi của từng cây sáo

một. Tu hú biết mình sắp bị lộ liền xin ra khỏi ban nhạc. Chim Hạc là nhạc trưởng thấy thế hỏi:

- Vì sao đang làm ăn khá thế mà xin nghỉ?

Tu hú đáp:

- Làm ăn chung thì dựa dẫm nhau được chứ làm ăn riêng thì biết dựa vào ai?

     Tên cướp và cây dâu :

Tên cướp giết người trên đường cái. Ngưòi ta trông thấy đuổi theo hắn. Hắn vất xác người bị giết đầy máu và bỏ chạy. Những người đi

đường gặp hắn hỏi tại sao tay hắn lại dính máu. Hắn đáp đó là do hắn leo cây dâu. Nhưng trong khi hắn đang nói với họ, những người

đuổi theo hắn đã chạy tới kịp, bắt được và đóng đinh hắn trên cây dâu. Cây dâu liền nói: "Ta không tiếc vì đã trở thành công cụ hành hình

mi, kẻ đã giết người lại còn dám đổ cho ta".

Những người lương thiện cũng trở nên hung dữ vì những lời dèm pha.

     Sói và Dê :

Một con Dê bị tụt phía sau đàn, bị con Sói theo đuổi sát. Dê quay lại, nói với Sói:

- Thưa ngài, tôi biết thân phận mình phải hiến dâng cho ngài. Nhưng để ngài thưởng thức món ăn đựơc ngon, ngài hãy thổi sáo và tôi múa

nhảy cho mà xem.

Sói bắt đầu thổi sáo cho Dê nhảy quay cuồng. Lũ chó nhà nghe tiếng huyên náo bèn nhảy ra đuổi Sói.

Sói vừa chạy vừa quay đầu lại nói với Dê:

- Ta chịu thua ngươi vì ta vốn anh hàng thịt lại giở trò làm nhạc công, nên bỏ lỡ mất thời cơ.

     Sáng ba tối bốn :

Ở Tống Quốc có một người rất thích nuôi khỉ, nên người ta đặt cho anh ta cái tên là Vượn Công. Anh ta nuôi hàng đàn khỉ, biết rõ tâm tính

từng con, đàn khỉ cũng hiểu được tiếng nói của chủ mình. Vượn Công mỗi ngày dành một khẩu phần lương thực để nuôi đàn khỉ.

Không lâu, nhà không đủ lương ăn, anh ta định bớt lại khẩu phần ăn của đàn khỉ, nhưng sợ đàn khỉ không nghe lời, bèn nghĩ ra cách nói

lừa chúng nó. Rồi anh ta tập hợp đàn khỉ lại, nói:

- Từ nay về sau cho chúng mày ăn hột cao su trừ bữa, mỗi đứa sáng ba hột, tối bốn hột, đủ no không?

Đàn khỉ nhau nhau chê ít. Một lúc sau, anh ta lại hỏi:

- Chúng mày từ nay ăn hột cao su trừ bữa, mỗi đứa sáng bốn hột, tối ba hột, như vậy đủ no rồi chứ!

Cả đàn khỉ nghe qua, nằm mọp xuống đất tỏ ý rất hài lòng.

      Rắn chuyển chỗ ở :

Mùa khô tới, trời nắng nóng, ao hồ cạn khô. Có hai con rắn muốn kiếm chỗ chuyển đi. Rắn nhỏ nói với Rắn to:

- Anh đi trước, tôi theo sau, chớ để cho ai thấy chúng mình chuyển nơi ở, họ mà thấy thì thế nào cũng giết chết chúng ta. Bây giờ anh để

tôi ngậm vào người anh, anh cõng tôi đi. Giá như người ta phát hiện, họ sẽ nghị rằng chúng ta là Rắn thần, họ sẽ không dám làm gì chúng

ta.

Hai con rắn y kế kéo nhau qua đường. Quả đúng như vậy, người trông thấy ai cũng sợ mà tránh xa và nói với nhau: - Đó là "Rắn Thần".

     Người và chim sáo :

Một hôm, người trồng nho bắt gặp trong vườn mình con sáo nhỏ đang rỉa những quả nho chín mọng trên cành. Ông bèn lớn tiếng nhiếc

móc con chim kia là đồ trộm cắp đáng khinh. Chim bèn hỏi lại:

- Thế nếu không có tôi bắt sâu giữ bọ suốt mùa qua thì liệu đã có vườn quả hôm nay không?

- Mi ăn sâu bọ như người ta ăn thịt trứng. Ta không đòi trả tiền thì thôi,lại còn kể công sao?

- Một vài quả nho mà đổi được vườn nho, sao ông lại tiếc?

- Ta không cần mi, hãy cút đi đồ ăn hại.

Người trồng nho giận dữ ném đất đánh đuổi chim đi.

Mùa sau, chim đi biệt không trở lại. Sâu bọ phá hết vườn nho không còn một lá. Bây giờ, người trồng nho mới cất tiếng than: "Ôi, ta tiếc

vài chùm nho nhỏ để làm mất cả vườn nho!".

     Ngỗng đẻ trứng vàng :

Một người được thần Hermes bắn cho con ngỗng đẻ trứng vàng. Nhưng thỉnh thoảng ngỗng mới đẻ ra một trứng thì lâu giàu lắm.

Anh ta nghĩ: "Trong bụng ngỗng chứa toàn vàng, chi bằng mổ nó ra mà lấy". Nghĩ sao làm vậy. Nhưng anh ta hết sức thất vọng vì chỉ

được bộ lông ngỗng và không còn thấy trứng vàng nữa.

     Mưu trí Hồ Ly :

Cọp rừng là loài quái ác, đi đến đâu muôn thú đều sợ. Một con Cọp rừng bắt được con Hồ Ly. Hồ Ly tinh khôn liền doạ:

- Nè, anh không được đụng đến tôi, Thượng đế cử tôi xuống khu rừng này để thống soái muôn loài. Anh chạm đến chân lông tôi là phạm

thượng đấy! Nếu không tin lời tôi thì hai ta có thể làm thử nghiệm xem muôn thú sợ cái uy của tôi hay cái uy của anh thì biết. Chúng ra sẽ

đi một vòng trong khu rừng, tôi đi trước, anh theo sau bảo vệ tôi thì anh sẽ rõ.

Cọp nghe Hồ Ly nói có lý, thử một phen coi nó nói thiệt hay láo. Thế là Hồ Ly đi trước, Cọp theo sau vào rừng, đi đến đâu muôn thú hoảng

sợ bỏ chạy ráo!

Muôn thú bỏ trốn, Cọp vẫn không biết rằng vì chúng sợ mình, lại cứ nghĩ chúng sợ Hồ Ly mà chạy. Vậy là Hồ Ly thoát chết.

     Mua giày :

Một người ở nước Trịnh, anh ta định mua cho mình một đôi giày để đi. Trước khi đi, anh ta đo vẽ kích thước chân mình, rồi để bản vẽ mẫu

lên bàn.

Khi lên đến chợ, vào tiệm chọn giày, anh mò vào túi không thấy tấm giấy vẽ mẫu đâu, biết mình để quên ở nhà, anh ta nói với chủ tiệm:

- Tiếc thay tôi để quên cái mẫu đo ở nhà, để tôi chạy về lấy mẫu đến mới mua được.

Xong anh ta vội vàng chạy một hơi về đến nhà lấy cái mẫu chân mình, khi quay lại chợ thì chợ đã tan rồi. Rốt cuộc anh không mua được

giày.

Có người hỏi anh:

- Tại sao lúc đó anh không lấy ngay chân của anh mang thử giày, vừa thì mua có tốt không?

Anh ta trả lời:

- Tôi thà tin sự đo mẫu hơn là tin ở đôi chân của mình!

Thật là một trò cười cho thiên hạ!

    Sẵn lòng giúp đỡ :

Chạy khắp rừng thấm mệt, anh Nai muốn nghỉ ngơi chút đỉnh. Anh nằm xuống bãi cỏ rồi nhờ Thỏ:

- Chú mày làm ơn nửa giờ nữa đánh thức anh dậy nhé!

Thỏ mừng rối rít: được anh Nai nhờ đâu phải chuyện chơi!

- Anh cứ ngủ đi! Ngủ đi! Thế nào em cũng đánh thức anh dậy đúng giờ! - Thỏ hứa.

Nai duỗi chân rồi nhắm mắt.

- Để em lót cỏ cho anh ngủ nhé? - Thỏ đề nghị, rồi kéo cỏ đến nhét dưới hông Nai.

- Cảm ơn, thôi không cần! - Anh Nai nói vẻ ngái ngủ.

- Không cần là thế nào? Nằm trên cỏ êm hơn chứ!

- Thôi được! Thôi được rồi... Tôi buồn ngủ...

- Hay để em mang cho anh cái gì uống trước khi ngủ? Gần đây có con suối. Em chỉ chạy nhoáng một cái là có liền!

- Thôi được rồi, không cần đâu... Tôi buồn ngủ lắm rồi...

- Thì anh cứ ngủ đi! Ngủ đi! Hay anh muốn em kể chuyện thần thoại cho anh nghe? Như thế anh sẽ dễ ngủ hơn! - Thỏ vẫn ngồi năn nỉ.

- Thôi được... Cảm ơn... Tôi ngủ thế này cũng được...

- Hay là mấy cái sừng nó làm anh khó ngủ?

Nghe đến đấy, Nai đứng dậy bỏ chạy một mạch.

- Anh đi đâu thế? - Thỏ ngạc nhiên hỏi - Chưa được hai mươi phút mà!

     Bài học đâu tiên của Gấu con :

Ngày chủ nhật Gấu con xin phép mẹ ra đường chơi cùng các bạn. Gấu mẹ dặn:

- Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn.

Gấu con tung tăng chạy nhảy và mải lắng nghe chim Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng tung toé ra đất. Gấu con vội vàng

khoanh tay và lễ phép nói:

- Cảm ơn bạn Sóc!

Nói xong Gấu con cúi xuống nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc. Sóc ngạc nhiên nói:

- Sao Gấu con lại cảm ơn, phải nói xin lỗi chứ!

Mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông cho Khỉ con nên Gấu con bị trượt chân, rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu thất thanh:

- Cứu tôi với! Ai cứu tôi !!!

Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống hố và nhấc bổng Gấu con lên mặt đất. Gấu con luôn miệng:

- Cháu xin lỗi bác Voi, Cháu xin lỗi bác Voi!

Bác Voi cũng rất ngạc nhiên liền nói:

- Sao Gấu con lại xin lỗi, phải nói cảm ơn chứ!

Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải:

- Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác Voi cứu con ra khỏi hố sâu, con phải cảm ơn.

- Con nhớ rồi ạ! - Gấu con vui vẻ nói.

     Cáo và Cò :

Cáo là loại rất háu ăn nhưng rất khôn lanh quỉ quyệt. Một hôm, Cáo bỗng mời Cò đến nhà dùng cơm. Thức ăn Cáo dọn ra mời khách là

món cháo, được để trong một cái đĩa dẹp, không có chiều sâu. Sau khi mời khách, Cáo thản nhiên liếm hết sạch, trong khi Cò, vì có mỏ

dài, chẳng ăn được gì trong đĩa, đành chịu đói.

Vài ngày sau, đến phiên Cò mời Cáo đến dùng cơm Vốn háu ăn, Cáo nhận lời và đến ngay. Thức ăn thật là ê hề, nào là thịt, cá, bắp, gạo,

trái cây, nhưng Cò đã để trong một chiếc hũ thuỷ tinh cao cổ. Cáo loay hoay mãi không cách chi lấy đồ ăn được, chỉ còn cách đi nhặt mấy

miếng vụn thức ăn mà Cò đã rơi vãi trong khi ăn.

     Hai con gà trống :

Có hai con gà cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống, chúng lại hay cãi vã nhau.

Con nào cũng tự cho mình đẹp đẽ, oai phong hơn, có quyền làm Vua của Nông Trại.

Một hôm sau khi cãi nhau, chúng đánh nhau kịch liệt, định rằng hễ con nào thắng sẽ được làm Vua của Nông Trại. Sau cùng, dĩ nhiên một

con thắng và một con bại.

Con gà thắng trận vội nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang, ca tụng sự chiến thắng của mình. Chẳng ngờ tiếng gáy của con gà

làm một con chim ưng khi bay ngang qua đấy chú ý đến. Thế là, con chim ưng xà xuống bắt con gà thắng trận mang đi mất. Trong khi đó

con gà bại trận vẫn còn nằm thoi thóp thở.

   Quạ uống nước :

Có một mùa hè nóng nực, trời nóng như thiêu như đốt, mãi mà không có giọt mưa nào. Đất đai bị hạn hán khô cằn, nứt nẻ, sông suối cạn

khô. Muôn loài nháo nhác vì thiếu nước.

Không có nước uống, mẹ con nhà Quạ sắp lả đi vì khát. Quạ mẹ đã dẫn các con đi khắp nơi, nhưng không tìm đâu ra nước. Cuối cùng Quạ

mẹ cũng tìm được một cái bình. Nhưng cái bình rất sâu, Quạ chẳng có cách nào uống được tí nước còn lại dưới đáy bình.

Quạ mẹ nghĩ mãi rồi bảo các con đi lấy sỏi thả vào bình. Nhờ vậy mà nước dâng lên đến miệng bình, Quạ mẹ và Quạ con có nước uống,

qua được cơn khát.

     Đom đóm và giọt sương

--------------------------------------------------------------------------------

Tối hôm đó không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên

trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy.

Đom Đóm sà xuống chân ruộng bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may,

vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh và thấy cô bạn Giọt Sương đang

đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: "Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!". Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật!

Càng đến gần, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:

- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, tỏa sáng như một viên ngọc vậy!

Giọt Sương dịu dàng nói:

- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây

đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất, vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!

Đom Đóm nói:

- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn

Rầy Nâu hại lúa đây!

Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ:

- Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!

     Thỏ và nhền Nhện thường đi kiếm ăn cùng nhau, chúng phân phối rất ăn ý nên lần nào cũng được no say.

Một hôm chúng lại đi kiếm mồi. Nhưng lần này chúng không gặp may, phải mất bao thời gian chúng mới bắt được một con chim nhỏ. Con

chim quá nhỏ không đủ cho hai con, chỉ đủ cho một con. Ai ăn đây? Thỏ bảo nó mất nhiều sức hơn, Nhện thì nói nó phải đổ bao mồ hôi.

Cãi nhau mãi mà vẫn chưa có kết quả.

Xưa nay Nhện vốn xảo quyệt. Nó cúi đầu ngẫm nghĩ. Rồi tỏ ra nghiêm chỉnh bảo Thỏ: "Anh Thỏ ạ, càng nhìn tôi càng thấy con chim này

không bình thường, đây là con chim thần chúng ta không nên tranh giành nữa".

"Cái gì? Chim thần?", Nhện biết trí thông minh của Thỏ nổi tiếng khắp nơi nhưng nó vẫn giả bộ nói: "Chúng ta không thể đụng vào chim

tuỳ tiện được, phạm phải thần linh chúng ta sẽ xúi quẩy cả năm, làm sao bây giờ?"

"Theo tôi nên chôn nó đi".

"Ðúng như thế Thượng đế sẽ không giáng tội lên đầu chúng ta".

Lúc chôn chim Nhện ta cố ý để lộ 2 cái chân chim ra ngoài. Thỏ biết Nhện làm thế để sau này tìm cho dễ, nhưng vẫn tỏ ra không hiểu hỏi:

"Ðể lộ chân chim thần ra ngoài làm gì?"

"Ðể bảo vệ chim thần tốt hơn không cho ai dẫm phải. Anh xem người khác qua đây trông thấy chân chim thần lại không nhanh rảo bước

sao? Nhện giải thích.

Mờ sáng hôm sau Nhện bèn lén đến cầm 2 chân chim mà lôi lên rồi kéo về nhà. Nó nói với vợ : "Hãy rán lên đã. Ðợi đến đêm chúng ta sẽ

ăn. Phải cẩn thận đừng để nhà Thỏ trông thấy" nói xong Nhện bỏ đi chơi.

Phải mất gần một ngày Nhện cái mới rán xong chim. Trời xẩm tối, Nhện cái cất chom trong một nồi, đậy điện kỹ càng rồi vờ như không có

gì sang tán phét cùng Thỏ cái.

Ðêm khuya, chẳng còn nhà nào thắp đèn, Nhện đực và Nhện cái cũng phải về nhà. Nhện đực dương dương tự đắc nói với vợ: "Giờ thì

chúng ta ăn thịt rán được rồi, ăn từ từ thôi còn khối không được gây tiếng ồn". Nhện đực mở vung nồi. Ai ngờ vung kểnh, trong nồi chẳng

còn láy một mẩu xương chim. Nhện đực ngớ người ra, Nhện cái cũng không hiểu, lũ Nhện con càng ngơ ngác.

Chim rán biến đâu mất? Chắc ai cũng đoán ra, chú Thỏ thồng minh đã theo dõi Nhện từ đầu đến cuối. Ðợi cho Nhện cái rán chim xong bỏ

vào nồi Thỏ ta vào lấy trộm đem giấu ở bìa làng.

Mất chim rán Nhện đực nổi khùng với vợ, rồi trách mình ngu xuẩn không cất kỹ. Nhện đực còn vu cho Nhện cái ăn hết. Lũ Nhện con không

được ăn thịt chim nhao nhao lên đòi. Nhện cái không nói được câu nào.

Nghe bên nhà Nhện ầm ĩ, Thỏ ta cố tình sang xem rồi khuyên: "Nửa đêm rồi cả nhà còn cãi vã gì nữa?"

Nhện cái vừa bị một trận mắng tức tối trong lòng không kìm được chỉ vào mặt chồng nói: "Chả hiểu ống ấy mang ở đâu về một con chim,

bảo tôi rán lên rồi cất vào nồi, ai ngờ lúc định ăn thì đã mất tiêu. Ông ấy còn vu cho tôi ăn vụng, oan cho tôi quá!" nói xong khóc nức nở.

Nhện đực đứng như trời trồng, không nói được câu nào, chủ mong có lỗ nào mà chui xuống cho đỡ xấu hổ.

Thỏ ta hoan hỉ mang chim rán về cả nhà cùng ăn. Từ đó Thỏ và Nhện không bao giờ đi kiếm ăn cùng với nhau nữa.

     Khỉ và khách :

Ðể chào mừng một ngày lễ lớn, một hôm Khỉ ta mời tất cả bạn bè đến nhà chơi. Rùa đen cũng đến.

Ðầu tiên Khỉ ta nói lời chúc mừng sau đó mời các bạn vào bàn tiệc.

Chúng ăn uống thoả thích, hết chạm cốc lại gắp thịt rất chi là ồn ào.

Rùa đen không lên được ghế, nó nhờ Khỉ giúp, Khỉ nhìn Rùa cười to giễu cợt: "Ha! Ha! Ai bảo chân cậu ngắn thế nào?"

Rùa đen tức lắm, nhịn đói bỏ về, nó thề rằng phải tìm cách trả đũa cho hả dạ.

Cơ hội đã đến. Trong một ngày lễ khác Rùa đen cũng mời tất cả các bạn của nó đến ăn cơm. Khi ta cũng đến.

Thịt rượu đã bày lên bàn. Ðợi các bạn ngồi vào bàn xong Rùa đen nói vài lời rồi tuyên bố tiệc rượu bắt đầu. Rùa đen đến bên Khỉ, ngắm

nghía tay Khỉ, nói: "Thưa anh, xin lỗi, tay anh bẩn quá! ăn uống thế này thì thật mất vệ sinh, mời anh ra rửa tay trước đã". (Tay Khỉ vốn là

đen trông rất bẩn, nhưng rửa cũng chẳng ích gì).

Khỉ ta vội tìm giẻ lau rồi tìm nước rửa, nhưng làm thế nào thì tay nó vấn đen thui, nó hỏi Rùa đen phải làm thế nào. Rùa cười to: "Ha! Ha!

Ai bảo tay anh đen thế?"

Khỉ nghe vậy nhớ ngay đến thái độ của nó đối với Rùa hôm trước, nó hiểu Rùa đang trả đũa nó nhưng không cáu được đanh chuồn thẳng.

   Thầy tu rởm

 Xưa có một con sói rừng vừa hung ác vừa gian giảo. Một hôm nó nghe tin ở làng bên có một chú bé bị ốm liền nghĩ ra một kế độc để ăn

thịt thằng bé.

Nó trang điểm

một thầy tu: Ðầu đội mũ thánh hồng, khóc bộ áo thánh trắng, đi đôi giày thánh vàng, đeo một chuỗi tràng hạt vào cổ, kẹp một quyển kinh

ở nách trái, tay phải chống một cây gậy. Hắn đến làng bên.

Vừa vào làng, sói ta lớn tiếng hát các bài kinh, mọi người ùa cả ra vây lấy thầy tu. Bố mẹ đứa trẻ ốm rất đỗi vui mừng, hai người lập tức

mời thầy tu về mổ gà mổ dê thịnh tình đãi khách, họ cầu xin thầy tu cứu chữa con họ.

Rượu thịt no nê xong, soi vờ vịt vừa đi vừa lần tràng hạt, giở quyển kinh ra đọc độc. Ðọc được một lúc nó đến bên thằng bé ốm nhìn từ

đầu đến chân rồi nói: "Bệnh cháu nặng lắm! Ngoài ta - một thầy tu giỏi nhất vùng này ra chẳng ai chữa nổi đâu! Chân chủ phù hộ các con

gặp được ta. (Chân chủ là vị thầy duy nhất mà đạo Ixlam thờ phụng). Giờ các con hãy mau đi giết hai con bò làm đồ tế lễ để ta cầu khấn

Chân chủ về giải nạn cho cháu!

Khi hai con bò được bày lên bàn thì trời đã tối. Sói ta nói với bố mẹ đứa bé ốm: "Các con cứ yên tâm về phòng ngủ đi, đêm nay ta sẽ trông

cháu cho."

Sáng sớm hôm sau, vừa dậy bố mẹ đứa bé ốm đã chạy sang phòng con. Ðẩy cửa vào họ sững người lại: Thầy tu biến mất, hai con bò cũng

biến mất. Trên giường thằng bé chỉ còn vệt máu và vài khúc xương.

Bố mẹ đứa bé ốm biết mình bị lừa, khóc lóc thảm thiết. Tiếng khóc làm động lòng hàng xóm. Mọi người đến an ủi họ và cùng nghĩ cách trả

thù cho đứa bé. Họ quyết định vời Thỏ đến giúp.

Thỏ được mời đến. Sau khi nghe bố mẹ đứa bé ốm kể lại đầu đuôi câu chuyện Thỏ nói: "Ðúng là các bác bị lừa rồi, nó chẳng phải thầy tu

gì sất mà là một con sói rừng hung ác. Nhưng không sao các bác cứ đợi đây rôi sẽ lôi cổ nó về đây cho".

Thỏ cũng trang điểm thành thầy tu: Ðầu đội mũ thánh hồng, khoác bộ áo thánh trắng, đi đôi giầy thánh vàng, đeo một chuỗi tràng hạt,

kẹp quyển kinh vào nách trái, tay chống một chiếc gậy rồi cưỡi một con gà trống lớn ra đi.

Ðến cổng nhà sói rừng, Thỏ bảo gà trốn trong bụi cây còn mình lớn tiếng đọc kinh.

Sói nghe tiếng đọc kinh chạy ra xem và vội mời thầy tu vào nhà.

Một lát sau mâm cơm thịnh soạn được bày ra. Sói rừng nịnh bợ: "Ðược thầy hạ cố vào chơi thật là diễm phúc, tôi chẳng chuẩn bị gì mong

thầy thông cảm".

Thỏ gắp thức ăn vào mồm, lắc đầu nói: "Hơi nhạt thì phải".

"Ðể tôi đi lấy thêm muối". Sói nói chân thành rồi đi vào bếp.

Thỏ đi theo vào bếp. Lúc soi thò đầu vào tải muối lấy muối Thỏ nhảy vọt tới đẩy mạnh sói vào tải túm nhanh miệng tải lại và kêu lớn: "Gà

trống đâu lại đây giúp ta!" Gà trống nghe tiếng gọi chạy vào lấy dây thừng buộc chặt miệng tải lại.

"Thả ta ra nếu không ta sẽ ăn thịt các ngươi!" Sói vừa ra sức đạp vừa doạ.

Thỏ và gà trống coi như không nghe thấy, vác sói chạy một mạch về làng.

Mọi người đều đến, người thì đấm, người thì đạp, người thì quật, người thì phang, ai ai cũng phải đánh sói rừng một cái. Chẳng mấy chốc

soi đã đi đời nhà ma!

Câu chuyện nhắc nhở chúng ta: Không thể đánh giá một con người tốt hay xấu bằng hình thức bên ngoài.

     Vịt và Cá rô

 Cá rô lóc lách lên bờ, đến khi nước rút, bị mắc cạn trên một vũng khô. Tưởng mình sắp chết, may mắn thấy bầy vịt đi qua, Cá rô bèn năn nỉ:

- Làm ơn cho xin ít nước, không tôi chết mất!

Bầy vịt đáp:

- Cứ nằm đợi đấy đi, để tụi tui đi kiếm ăn một lát rồi chiều sẽ đem nước về cho cá bơi.

Nói xong, bầy vịt lũ lượt ra đồng. Cá rô nằm chờ suốt một ngày giữa trời nắng gắt.

Chiều đến, bầy vịt đem về cho đầy tràn một vũng nước, nhưng khi đó cá đã chết khô rồi.

      Vẽ gì dễ

Một anh họa sĩ vẽ hình cho Tề Vương (Vua Tề). Một hôm Tề Vương hỏi anh:

- Nhà ngươi vẽ cái gì khó nhất?

- Thưa bệ hạ, vẽ chó, ngựa là khó nhất.

- Vậy vẽ cái gì là dễ nhất?

- Thưa bệ hạ, vẽ ma quái là dễ nhất.

Bởi vì chó ngựa ngày ngày đều xuất hiện trước mặt mọi người, ai củng quen thuộc chúng nó, nên vẽ không phải dễ. Còn loài ma quái chúng không có hình dạng nhất định, chưa có ai nhìn thấy chúng bao giờ, nên vẽ rất dễ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vinh