Chương 20: Bằng hữu mới

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 20: Bằng hữu mới

Người thiếu phụ khẽ giật nảy mình khi nghe câu đó, cô ta ngước ánh mắt ngạc nhiên và sợ hãi đến tột độ nhìn Nguyệt Anh và lắp bắp:

_ Tiểu… tiểu thư… Cô… cô nói… nói cái gì vậy?

Nguyệt Anh đứng dậy và nói rõ ràng, rành mạch hơn, từng chữ một:

_ Tôi nói là… chị kết thúc vai diễn ở đây là được rồi đấy. Không cần phải tuôn thêm nước mắt cá sấu ra nữa đâu.

Gương mặt không chỉ của riêng Phan Thị mà là của những người khác cũng sững sờ không kém khi nghe thấy cô nói vậy….

_ Chuyện… chuyện này là sao?

_ Cô… cô ta nói… nói cái quái gì vậy?

_ Thế nghĩa là thế nào? Đấy không phải… là vợ nạn nhân sao?

_ Cô ấy khóc thì sao chứ?

…..

Nhiều tiếng xôn xao ồ lên khiến cho những người nha dịch cảm thấy bối rối. Họ nhìn Nguyệt Anh và cảm thấy khó hiểu vô cùng.

Nhếch mép cười nhẹ, Nguyệt Anh gọi:

_ Mấy anh nha dịch kia ơi… – Cô vẫy tay những người mà mình đã nhờ quay về hiện trường lúc trước khi vào trong nhà nạn nhân và hỏi – Tôi đã nhờ các anh việc gì nhỉ?

Những nha dịch đó tiến lại gần, và một trong số đó bước lên phía trước nói:

_ Tiểu thư đã nhờ chúng tôi… hãy quay về gấp và bài trí lại xác nạn nhân không phải là đang chết, mà chỉ là giống như gặp tai nạn hơi nặng một chút mà thôi.

_ Cảm ơn, các anh làm tốt lắm. Phải nói là… nếu tôi không phải là người nhìn thấy vụ án, chắc tôi cũng đã tưởng là nạn nhân mới chỉ bị thương nặng chứ chưa chết…

Rồi cô quay lại nhìn Phan Thị và nói:

_ Vậy mà chị cũng nhìn ra là chồng mình đã chết rồi… thì quả đúng là tài thật…

Phan Thị giật mình, chị ta đứng dậy và nói:

_ Là… là do mọi người báo tin chồng tôi gặp nạn mà….

_ Phải… – Nguyệt Anh nói – Đúng là chúng tôi báo rằng anh ta gặp nạn… nhưng… hình như… tôi nhớ là… mình không hề báo với chị là anh ta đã chết, phải không?

Những sai nha ở cùng Nguyệt Anh lúc đó cũng như Trần Đức nhìn nhau giật mình. Phải, mỗi khi họ định thông báo về cái chết của Phan Nghiệu là y như rằng bị Nguyệt Anh chặn lại. Còn Phan Thị, cô ta như có cảm giác bị cuốn vào trong một hố sâu không đáy đen ngòm và bị bóp chặt trong nỗi sợ của bản thân. Cố gắng lấy lại vẻ bình tĩnh trên gương mặt nhợt nhạt, cô ta nói:

_ Tôi… tôi… chỉ là… chỉ là…. Cô… Cô không có bằng chứng gì hết…. Tôi… tôi… không phải là kẻ giết người…

Kỳ lạ thay, dường như Nguyệt Anh tỏa ra một luồng khí đáng sợ nào đó như bao trùm lên người thiếu phụ đó, cô ta run rẩy và dần mất hết tập trung, nói năng lảm nhảm…

_ Không phải tôi… không phải tôi… tôi chẳng làm gì sai cả. Tôi chỉ vô tình đoán là chồng mình đã chết…. chỉ… chỉ thế thôi…

_ Vậy… thì tôi rất muốn hỏi – Giọng nói của Nguyệt Anh bây giờ như những tảng đá ném vào Phan Thị một cách lạnh lùng:

_ Chiếc liềm của chồng cô đâu???

Một tảng đá nặng kèm theo một lưỡi dao như muốn giết người như toát ra từ câu hỏi đó. Đó chính là cảm nhận của người vợ có chồng bị giết hại kia khi đối mặt với người con gái lạ hoắc có cái nhìn xuyên tận tim gan người khác.

_ Tôi… tôi… tôi….

_ Chồng cô là nông dân, việc có liềm là chuyện hoàn toàn bình thường và tất yếu. Nhưng… chiếc liềm đó hiện không còn ở nhà cô nữa… Chồng cô không mang theo nó… và có người mượn lại càng không phải vì mùa gặt vẫn chưa đến… Vậy… chiếc liềm đó đi đâu rồi?

Giọng điệu hỏi dồn dập như thể rút cạn không khí xung quanh Phan Thị, cô ta thụp hẳn người xuống vô vọng khi nghe Nguyệt Anh vạch trần tất cả dễ dàng…

_ Không thể nói ra được, phải không? Chiếc liềm đó chắc đang ở cùng hung thủ hoặc hung thủ đã vứt nó đi mất rồi… Vì… nó chính là hung khí đã chém Phan Nghiệu và khiến anh ta mất mạng. Và… cô nói mình bận từ bếp lên… nhưng tôi đã quan sát bếp, nó hoàn toàn lạnh tanh và đầy bồ hòng, gio bếp… Sao cô có thể vừa từ bếp lên mà lại sạch sẽ tay chân như vậy? Dù không ai để ý… nhưng… trước khi cô ra mở cửa, tôi đã nghe thấy tiếng lục cục trong nhà… Rõ ràng là có hơn một người ở trong đấy….Cô cố tình kéo dài thời gian để hung thủ trốn thoát phải không? Cô không thể lừa được tôi đâu…

_ Cô… cô… đừng có ngậm máu phun người! – Phan Thị sợ hãi nhưng vẫn cố nói.

_ Hừm, – Nguyệt Anh lắc nhẹ đầu – Đến vậy rồi mà cô vẫn cố chối sao? Vậy để tôi nói tiếp nhé: con ngõ cô dẫn chúng tôi đi tắt cũng là con ngõ mà chúng tôi phát hiện ra xác chồng cô. Và chính cô khẳng định con hẻm tắt này là do anh ta tìm ra để tiện đường từ nhà ra chợ, phải không? Tôi đã để ý có những vết máu mờ trên mặt đường, do rêu phủ nên rất khó nhìn thấy… Tôi có thể chắc chắn rằng: Phan Nghiệu đã bị hành hung tại nhà và chạy theo con đường quen thuộc để đi cầu cứu… nhưng hoàn toàn không kịp… Hãy hai báo thành thật đi.

Tấ cả mọi con mắt đổ dồn về phía người thiếu phụ khóc chồng thảm thiết khi này và nhìn cả Nguyệt Anh một cách kinh ngạc.

Đôi mắt Phan Thị như trắng dã cả ra… sự kinh hoàng tột độ thể hiện trên gương mặt đó thật đáng sợ… Cô ta im lặng và không nói gì, chỉ gục mặt xuống và im lặng. Một phản ứng dễ hiểu, Nguyệt Anh nghĩ vậy khi mà nhìn thấy những ánh mắt khinh miệt của mọi người đối với người phụ nữ đó.

Tên quan heo kia sau khi thấy Nguyệt Anh vạch trần như vậy liền vỗ ghế đứng lên nói:

_ Vậy ra ngươi là ngữ giết chồng à?  Bay đâu, còn không mau trói con khốn này lại đem về nha phủ…

_ Khoan đã! – Nguyệt Anh đưa tay ngăn cản.

_ Tiểu thư còn gì nữa? Mụ đàn bà này đã bị vạch trần và không có gì để chối cãi nữa…

Nguyệt Anh nhắm nhẹ mắt lại, cô như suy tính chuyện gì đó rồi đột ngột mở mắt ra nói:

_ Đại nhân, xin người hãy ra lệnh cho mọi người trong khu trại này biết rằng: Phan Thị đã bị bắt và nhận tội. Tuy nhiên ả khai rằng: hung khí giết chồng chính là cây liềm của chồng thị, đó là một chi tiết quan trọng mà không có thì không thể thành án. Ai có thể trong ngày tìm ra cây liềm mà thị đã vứt thì sẽ được trọng thưởng 5 quan tiền.

_ 5… 5 quan tiền sao???

_ Phải, kẻ nào nói bừa, mang bừa một chiếc liềm giả đến nhằm gây rối loạn vụ án sẽ bị phạt 10 roi. – Nguyệt Anh nói thêm.

Cô quay lại kiên quyết nhìn tên quan đó và lúc này vô tình chạm nhẹ và mân mê miếng ngọc mà Quốc Tảng đưa cô. Thế nhưng trong mắt kẻ hèn kém kia thì cử chỉ đó như thể là nhắc nhở hắn về thân phận của kẻ đang đứng trước mặt.

_ Dạ, xin vâng… – Hắn ta lĩnh ý và ra thông báo cho toàn bộ sai nha biết và sai họ đi loan báo khắp nơi…

……………………………………………….

Quả nhiên đến trưa là có bao nhiêu kẻ vì hám của mà mang bừa một chiếc liềm nào đó đến nhưng… tất cả đều bị phạt đánh hết. Họ sợ hãi vì không hiểu tại sao cô gái kia lại biết họ mang liềm giả đi để gạt lấy tiền.

Đến khoảng đầu giờ chiều có khoảng thêm một tốp nữa gồm 5 người mang liềm đến trình diện. Nguyệt Anh nói:

_ Được rồi, mọi người cứ để liềm ở đây…

Cô cho đặt chúng theo thứ tự trên một chiếc bàn và bảo những người đến ngồi chờ. Ban nãy có một số người dân hiếu kì kéo đến xem nhưng càng về sau càng không thấy gì nên chán chường mà bỏ về… Chờ tiếp đến đợt này chỉ còn lại chưa quá 10 người.

Họ vẫn kiên nhẫn chờ đợi mà không biết điều gì sẽ xảy ra…

Đột nhiên, sau hơn một canh giờ chờ thì…

“Vo ve”… “vo ve”… “vo ve”….

“Bộp”… – tiếng đập chan chát vang lên kèm theo tiếng càu nhau: “Ruồi ở đâu ra mà lắm thế không biết?”

Nguyệt Anh nhếch mép mỉm cười và tiếp tục tập trung vào chiếc bàn bày liềm…

Chỉ chưa đầy 2 phút sau, một đàn ruồi bu vào một chiếc liềm ở vị trí số ba và bu dày đặc… Cô bước đến chỉ vào chiếc liềm đó và hỏi:

_ Đây là liềm ai mang đến vậy?

Một thanh niên lực lưỡng bước ra, trông anh ta khoảng hơn 30 một chút, cao to khỏe mạnh, trừ đôi mắt sắc và cặp long mày dựng ngược trông hơi đáng sợ…

_ Là tôi, thưa tiểu thư.

_ Tốt, nói cho tôi biết, sao anh lại nghĩ đây là liềm của Phan Nghiệu? – Cô cầm chiếc liềm và cố xua đám ruồi bám chặt.

_ Dĩ nhiên, nó chắc chắn là của y.

_ Nhưng nó cũng chỉ giống một chiếc liềm bình thường…. thậm chí cả tên cũng không khắc. Những người trước kia đến đây, còn mang theo cả liềm khắc tên cúng cơm của nạ nhân, khắc cả ngày sinh tháng đẻ nữa cơ…Nhưng chúng đều là giả cả. Vậy sao anh lại dám khẳng định chiếc liềm này là của nạn nhân?

_ Đấy là cái liềm của Phan Nghiệu thực mà… – Hắn nói – Nó còn bị mẻ một góc nhỏ dưới cán… là do hắn làm nứt khi để chiếc liềm này rơi…

_ Bấy nhiêu thôi chưa đủ. – Cô lắc nhẹ đầu – Vậy… anh tìm thấy nó ở đâu?

_ Tôi… tôi thấy nó ở…  – Hắn ta hơi lúng túng đoạn này, rồi anh ta nói – Ở… ở bờ thửa… tôi chắc là vợ y sau khi hạ sát y xong đã vứt lại nó ở đấy.

Nguyệt Anh lắc nhẹ đầu:

_ Không phải rồi… Phan Thị nói: mụ đã vứt nó xuống mương…

_ À, phải rồi… – Hắn ta vội sửa lại – Tôi nhớ nhầm: là tôi nhặt được nó ở mương… dưới mương… chắc chắn là vậy đó…

Những người khác nhìn nhau rồi ngơ ngác không hiểu sao chưa tới lượt mình bị hỏi.

_ Hừm, vậy quay lại câu hỏi đầu: tìm thấy chiếc liềm này dưới mương… sao anh chắc nó là của nạn nhân?

_ Thì… tôi đã từng dùng nó rồi… – Hắn nói – Tôi từng mượn liềm của anh ta một lần… nên biết…

_ Vậy thì anh biết cũng tài thật đấy, nếu như chỉ dựa vào một vết mẻ vì rất nhiều liềm mang tới đây trông cũng y xì chẳng khác tí nào cả.

Tiếng xì xầm nổi lên: “Lại sắp có kẻ bị ăn đòn rồi đây”

_ Ý cô rằng đấy không phải là liềm của hắn ta phải không? – Kẻ nộp liềm như muốn nổi xung – Tôi chắc chắn đây là liềm của hắn.

_ Tôi đâu có nói đây không phải là liềm của nạn nhân? – Nguyệt Anh cười – Nói cho đúng ra thì… đây chính xác là liềm của Phan Nghiệu…

Hắn ta cười ngạo nghễ và nói:

_ Đấy, thấy chưa? Mau đem tiền ra đây đi…

_ Phải phải… mau đem ra đây đi… – Nguyệt Anh bật cười – Lính đâu, mau bắt kẻ giết người này lại, hắn ta chính là thủ phạm đã giết chết nạn nhân.

Mọi người giật mình trước lời buộc tội đó, nhưng những người sai nha có vẻ không, họ phản ứng nhanh chóng và vây xung quanh kẻ đó.

THẾ NÀY LÀ THẾ NÀO? – Hắn hét lên.

Nguyệt Anh trừng mắt nói:

_ Một kẻ chỉ dựa vào vết mẻ và 1 lần mượn liềm thì sao có thể khẳng định chắc nịch được như ngươi? Vì chính ngươi đã giết chết nạn nhân và giữ chiếc liềm lại nên mới có thể chắc chắn điều đó… Vì ngươi giữ lấy cái liềm chứ hok vứt nó đi nên ngươi mới lúng túng khi ta hỏi nhặt được nó ở đâu… câu trả lời ta đưa ra… là một cái bẫy thôi… Để chắc chắn rằng ngươi hoàn toàn không hề đi tìm cái liềm đó, vì tất cả sai nha cũng như những người ở trại này đã đi lục xét rất kỹ bờ thửa và kênh mương rồi…

_ Tôi… đó… đó là tôi nói dối… Cái liềm đó… – Hắn ấp úng – không… không phải là của Phan Nghiệu đâu…

_ Ngươi nói dối lần này nữa thôi cũng vô ích. – Nguyệt Anh cười – Sao ngươi không thắc mắc ta hỏi ai không hỏi… lại hỏi ngươi không?

Hắn ta im lặng và ngước mắt ngạc nhiên nhìn cô.

_ Vì những con ruồi đã tố cáo ngươi. – Nguyệt Anh nói – Mùi máu ở chiếc liềm dù có rửa sạch thế nào thì loài ruồi cũng vẫn ngửi được và tìm đến… Chính vì mùi tanh từ chiếc liềm sát nhân mà bọn ruồi mới tụ tập về đông như vậy. Ngươi còn gì để chối cãi không?

Và rồi những sai nha còn lại giải Phan Thị lúc này đang khóc lóc sợ sệt ra ngoài, vừa nhìn thấy hắn, thị đã trừng mắt kinh hãi và quỳ sụp xuống… Bản thân hắn ta cũng cứng đơ người và không biết nói gì…

Nguyệt Anh nhìn viên quan lúc này đang há hốc mồm ngạc nhiên nói:

_ Giờ ngài không cần đến tra khảo cũng có thể kết án được rồi đấy.

Nói rồi cô bỏ xuống phía sau và lánh dần đi. Cô đã đoán được mang máng câu chuyện: Một cô vợ trẻ đẹp phây phây như vậy… và một anh chồng gầy gò ốm yếu… chuyện ngoại tình khó tránh sao được. Nhất định, Phan Nghiệu đã phát hiện ra chuyện đó và hai người kia đã bàn nhau giết người bịt đầu mối…

Thở dài buồn bã, Nguyệt Anh lặng lẽ bỏ đi mặc cho tên quan kia đang ngơ ngác tìm kiếm vị “tiểu thư” nào đó… Khi thấy Nguyệt Anh mất hút, lão ta cũng bớt sợ và quay lại là một kẻ hống hách như cũ. Hắn ta mừng lắm và định bụng sẽ tâu lên với quan Đại An phủ sứ về vụ án này cũng như cái cách “thông minh” của gã đã tóm được thủ phạm ra sao. Dù vụ này có bị mất 50 lạng bạc trắng thì hắn ta sẽ gây được cảm tình với quan trên.

………………………………………….

_ Tiểu thư… cô bỏ đi vội vã quá rồi đấy! – Nguyệt Anh ngạc nhiên quay lại và nhìn thấy Trần Đức ở phía sau lưng mình từ lúc nào. Cười nhẹ, cô nói:

_ Đừng gọi tôi là tiểu thư… tôi chỉ là người bình thường thôi mà… Còn anh… anh đi đâu vậy?

_ Tôi muốn đa tạ ân nhân của mình. – Anh nói.

_ Đa tạ… ân nhân?

_ Phải, chính là tiểu thư đây đã giúp tôi giải oan. Tôi thực sự không thể ngờ một cô gái lại có thể tài trí đến vậy. – Anh nói.

Cố nhịn cười, Nguyệt Anh trả lời:

_ Chỉ là tôi có chút kinh nghiệm sách vở và đem ra ứng dụng mà thôi, anh đừng để ý. Mà… cũng không cần cảm ơn đâu…

_ Tiểu thư nói vậy là sai rồi. Đã chịu ơn thì tất phải trả… Nếu như là một bữa cơm… thì tiểu thư sẽ không từ chối chứ?

Bản năng của “một chú mèo con với cái bao tử không đáy” trỗi dậy làm mắt Nguyệt Anh sáng rực lên, phải nói thật là mải mê với vụ án này, cô cũng quên cả chuyện ăn uống… nhưng mà… thế này… thì có phải là lợi dụng không nhỉ? Cô phân vân…

_ Chỉ là một bữa cơm đạm bạc thôi… – Trần Đức khẩn khoản.

“Người ta đã có lòng, mình không đi thì cũng là có tội, thôi thì… cơm chùa mà…”– Nghĩ vậy, Nguyệt Anh cười và nói:

_ Được thôi!

Trần Đức dẫn Nguyệt Anh vào một quán cơm khá sạch sẽ, đã xế chiều nên quán cũng không đông khách lắm. Nguyệt Anh gọi một ấm trà và 4 chiếc bánh bao…

_ Chỉ thế này thôi sao? – Trần Đức hỏi.

_ Ừ, tôi ăn thế là nhiều rồi đấy! Dù sao cũng là anh khao mà… – Nguyệt Anh nháy mắt tinh nghịch… – Với lại anh đến kinh thành mà không mang theo tiền thì cũng vất vả lắm, đừng nên câu nệ chuyện tiểu tiết…

_ Đến kinh thành… tôi vẫn mong có thể quen được nhiều người… nay quen được với tiểu thư cũng coi như có duyên, chúng ta có thể trở thành bằng hữu được chăng? – Trần Đức vào thẳng vấn đề rất tự nhiên.

_ Dĩ nhiên rồi! – Nguyệt Anh nói và cũng không nghĩ ngợi nhiều – Tôi cũng rất vui… nói thật là lúc đến đây tôi cũng như anh thôi. Thậm chí là còn trong tình trạng tệ hơn nữa cơ.

Nói rồi cô rót trà uống ực một hơi và cầm bánh bao lên nhai ngấu nghiến.

Trần Đức tròn mắt ngạc nhiên… cứ nhìn cô chăm chú như vậy và rồi bụm tay lên miệng cười, Nguyệt Anh nhíu mày không bằng lòng:

_ Anh… cười… cười gì vậy… (bánh vẫn còn trong miệng)

_ Không… quả thực là không có gì… – Anh vẫn cười rúc rích.

Nuốt nốt miếng bánh, Nguyệt Anh nghiêm mặt lại để thể hiện thái độ mình không thích đùa… thực ra cô đang chột dạ không biết là mình lại vừa làm điều gì thất thố…

Nhưng rồi chợt lặng đi, Trần Đức nhìn Nguyệt Anh và hỏi:

_ Tiểu thư có thể cho tôi hỏi một điều được không?

_ Chuyện gì vậy?

_ Về miếng ngọc bội tiểu thư đang đeo, tôi có thể xem qua được không?

_  Dĩ nhiên là được chứ! – Nguyệt Anh vui vẻ cầm miếng ngọc đưa cho Trần Đức xem… Thế nhưng… khi nó lên ngang tầm mắt hai người thì…

Hình ảnh Quốc Tảng hiện ra cùng lời dặn dò làm cho cô giật mình, lời hẹn gặp anh ở Dương Minh môn. Cô đã trễ hẹn quá rồi, không biết anh có chờ cô hay là lo lắng chạy tìm ở nơi nào… mà thời buổi này thì làm gì có di động mà liên lạc những lúc cần kíp như vậy chứ…

Đứng bật dậy hốt hoảng, Nguyệt Anh nói:

_ Xin phép, tôi cáo lui trước. Tôi chợt nhớ ra là mình đã lỡ mất một cuộc hẹn quan trọng, mong anh bỏ qua cho!

Nói rồi cô vụt cúi đầu chào một cách vội vã và đầy tiếc nuối:

_ Lần sau, nếu có duyên chúng ta sẽ gặp lại, khi đó, tôi sẽ nói nhiều hơn về bản thân mình. Xin thứ lỗi cho…

Và rồi cô lập tức lao đi chạy như bay và túm ngay một người ở gần quán cơm đó hỏi:

_ Làm ơn cho biết, Dương Minh môn vào Phượng thành đi lối nào?

Rồi người đó vòng vòng tay làm vài động tác gì đó, rồi cô cúi đầu nói:

_ Vâng, cảm ơn…

Thế là cô lại vội vã chạy về phía trước với vẻ hấp tấp và lúng túng vì đường sá và người ngựa tấp nập nhưng trong lòng thì đang rất bối rồi vì không biết phải giải thích ra sao vì sự chậm trễ của mình cũng như lo lắng không biết Quốc Tảng lúc này ra sao. Đứng trong quán trọ, Trần Đức nhìn theo người bằng hữu mới quen, khẽ lắc nhẹ đầu nói:

_ Không thể xem kỹ nên không biết đó là của phủ nào… nhưng miếng ngọc bội đó chắc chắn là của quý tộc… lạitìm đường đến Dương Minh Môn? Chắc cô ấy là quận chúa trong kinh thành… nhưng cách hành xử thì… quả thực là rất kỳ cục? Rốt cuộc… cô ta là ai chứ? Thật kỳ lạ, sự hiểu biết và cả thái độ bình tĩnh đó nữa… đó là điều mà một nữ nhi bình thường có thể có sao?

Mải suy nghĩ, anh không nhận ra có người đang tiến lại gần mình một cách bí mật:

_ Trời đất, cảm tạ thần phật, người đây rồi thưa…

Một người mặc áo nâu trầm, khoảng tứ tuần với vẻ mệt mỏi và mừng quýnh nói nhỏ bên tai anh. Trần Đức đưa mắt liếc người đó một cái như nhắc nhở khiến người đó im bặt. Anh lẳng lặng bước ra ngoài để người đó thanh toán với chủ hàng…

Khi họ đi đến một quãng vắng, người đó mới bám theo gần và nói nhỏ:

_ Ngài đã đi đâu vậy? Tiểu nhân đã phải vất vả lắm mới tìm được ngài… Chúng ta nên về nhanh thôi… trời đã chiều lắm rồi.

_ Ta biết rồi, ngươi không cần thắc mắc. Tóm lại, lần đi này thật khá thú vị… – Trần Đức mỉm cười nhẹ.

_ Thượng hoàng đang cho tìm ngài đấy ạ? – Người đó nói.

_ Tìm ta? – Anh ngạc nhiên – Có chuyện gì vậy? Chẳng phải ta đã bẩm báo rằng hoàng huynh có chuyện muốn ta đi làm sao?

_ Nhưng Phiêu kỵ tướng quân đi mất tăm cả ngày thì sao Thượng hoàng không tức giận được, thưa Đức ông! – Người đó cúi đầu nói.

Thở dài, Trần Đức rảo bước hơn:

_ Được, ta biết rồi! Mau quay về hoàng cung thôi.

_ Bẩm, vâng thưa Đức ông Tá Thiên.

Người theo hầu cúi đầu cung kính. Phải, Trần Đức… anh ta chính là Tá Thiên Vương Trần Đức Việp, em trai vua Nhân Tông, giữ chức Phiêu kỵ tướng quân của Trần triều.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro