1 giới thiệu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1-Bạch Dương hay Dương cưu - Aries (21/3 - 20/4), là cung đầu tiên của vòng Hoàng đạo. Biểu tượng cho cung này là con cừu đực có bộ lông vàng. Bạch Dương thuộc nguyên tố Lửa (cùng với Sư Tử và Nhân Mã) và là một trong bốn cung Thống lĩnh (cùng với Thiên Xứng, Ma Kết và Cự Giải). Sao chiếu mệnh là Hỏa Tinh (chiếu mệnh chính) và Diêm Vương Tinh (chiếu mệnh phụ); chịu sự ảnh hưởng từ Mặt Trời.

2-Kim Ngưu (♉) là cung chiêm tinh thứ hai trong Hoàng Đạo, mà kéo dài Hoàng Đạo giữa độ thứ 30 và 59 của kinh độ thiên thể. Thông thường, Mặt Trời đi qua vùng hoàng đạo này giữa ngày 21 tháng 4 đến ngày 20 tháng 5 hàng năm. Nó là một trong 4 cung Cố định (cùng với Sư Tử, Bảo Bình và Thiên Hạt) và là 1 trong 3 cung thuộc nguyên tố Đất (cùng với Ma Kết và Xử Nữ). Những người sinh ra trong những ngày này, khi Mặt Trời đang ở trong cung này, được gọi là Taureans (Những người sinh cung Kim Ngưu).[1] Cung Kim Ngưu được Sao Kim chiếu mệnh.

3-Song Tử hay Song Sinh, Song Nam (♊) là cung chiêm tinh thứ ba trong Hoàng Đạo, kéo dài Hoàng Đạo giữa độ thứ 60 và 89 của kinh độ thiên thể.Nó là 1 trong 4 cung biến đổi (cùng với Nhân Mã, Xử Nữ, Song Ngư) và là 1 trong 3 cung thuộc nguyên tố Khí (cùng với Thiên Bình và Bảo Bình). Thông thường, Mặt Trời đi qua vùng hoàng đạo này giữa ngày 21 tháng 5 đến ngày 22 tháng 6 hàng năm. Những người sinh ra trong những ngày này, khi Mặt Trời đang ở trong cung này, được gọi là Geminians (Những người sinh cung Song Tử)

4-Cự Giải (♋) hay còn gọi là Bắc Giải là một cung trong Cung hoàng đạo, những người sinh vào thời gian từ 22 Tháng Sáu đến 22 Tháng Bảy sẽ thuộc cung Cancer(Cung Cự Giải, mang hình con cua). Nó là một trong 4 cung Thống lĩnh (cùng với Dương Cưu, Thiên Bình và Ma Kết) và là một trong 3 cung nguyên tố nước (cùng với Thiên Hạt và Song Ngư).

5-Cung chiêm tinh Xử Nữ, hay còn gọi là Thất Nữ (♍) của phương Tây trong chiêm tinh chí tuyến (23 tháng 8-22 tháng 9) khác với chòm sao thiên văn cũng như cung chiêm tinh thiên văn của người Hindu (16 tháng 9-30 tháng 10)Trong một số thuyết vũ trụ, Xử Nữ được liên kết với nguyên tố cổ điển là Đất và vì thế được gọi là cung Đất (cùng với chòm sao Kim Ngưu và Ma Kết). Nó là một trong các cung biến đổi (cùng với Song Nam, Nhân Mã và Song Ngư). Đối lập với nó là Song Ngư. Mỗi một cung chiêm tinh được gắn với một phần của cơ thể, được coi như là nơi thể hiện sức mạnh của nó. Xử Nữ cai quản ruột. Ký hiệu của Xử Nữ là một trinh nữ hay thiếu nữ. Các phẩm chất của Xử Nữ bao gồm khả năng tổ chức, ưa sạch sẽ, cực kỳ hiếu động, lòng vị tha và khả năng hoàn thành tốt công việc. Mặt tiêu cực: Xử Nữ có thể là rất thích phê phán. Về mặt thân thể, những người sinh trong cung này có trán cao, vẻ mặt duyên dáng với đôi mắt đẹp và giọng nói khiêm tốn, nhã nhặn.

6-Song Ngư (♓) là cung chiêm tinh thứ mười hai trong Hoàng Đạo, có nguồn gốc từ chòm sao Song Ngư. Nó là một trong 3 cung thuộc nguyên tố nước (cùng với Thiên Hạt và Cự Giải), và là một trong 4 cung biến đổi (cùng với Nhân Mã, Song Tử và Xử Nữ)Là cung thứ mười hai, Song Ngư gắn liền với nhà thứ mười hai của chiêm tinh học. Những người được sinh ra khi Mặt Trời ở cung này được gọi là Pisceans (Những người sinh cung Song Ngư). Thông thường, Mặt Trời đi qua vùng hoàng đạo này giữa ngày 19 tháng 2 đến ngày 20 tháng 3 hàng năm. Song Ngư được Sao Hải Vương chiếu mệnh.
Những người cung Song Ngư khá dễ tính và thích ứng nhanh với môi trường, Song Ngư có thể giao tiếp được với rất nhiều mẫu khác nhau. Họ biết cách nhún nhường trong những trường hợp cần thiết và cũng biết cảm thông cho những hoàn cảnh khó hơn mình. Người cung này thường mang lại không khí dễ chịu cho những người xung quanh. Nhưng người thuộc cung cuối cùng của vòng hoàng đạo không có khả năng lãnh đạo. Song Ngư thích có nhiều thời gian để ngủ, thích sự lãng mạn và nghe nhạc một mình. Người cung này cũng thích sự tế nhị, nhẹ nhàng, không thích nói to. Song Ngư ghét nhất là mẫu người luôn tỏ ra biết mọi điều. Nếu muốn chỉ lỗi sai cho Song Ngư, người khác cũng cần nhẹ nhàng và biết cách. Nếu không sẽ làm họ tự ái.

7-Sư Tử () hay còn gọi là Hải Sư, (23 tháng 7 - 22 tháng 8) là cung thứ 5 trong 12 cung hoàng đạo của chiêm tinh Tây phương. Nó không giống với chòm sao thiên văn cũng như cung chiêm tinh theo chiêm tinh thiên văn của người Hindu (10 tháng 8 - 15 tháng 9).Khắc tinh với cung Bảo Bình.Trong một số thuyết vũ trụ, Sư Tử liên kết với nguyên tố cổ điển Lửa, và vì thế được gọi là cung Lửa (cùng với Dương Cưu và Nhân Mã. Sư Tử là một trong số các cung cố định (cùng với Kim Ngưu, Thiên Hạt và Bảo Bình (Aquarius). Nó là cung điện của Mặt Trời. Mỗi một cung chiêm tinh gắn liền với một bộ phận của cơ thể, được coi là nơi thể hiện sức mạnh. Sư Tử quản lý tim và xương sống. Biểu tượng của Sư Tử là một con sư tử. Các phẩm chất của Sư Tử bao gồm: sự nồng hậu, hướng ngoại, tác phong vua chúa, thể hiện mình một cách năng nổ, hào phóng. Tiêu cực: quá giàu tham vọng, cường điệu quá mức và hay tự cho mình là trung tâm.

8-Thiên Yết (♏) (hay còn gọi là Hổ Cáp, Thần Nông, Bọ Cạp, Thiên Hạt) là cung chiêm tinh thứ tám trong vòng Hoàng Đạo, nằm giữa độ thứ 210 và 240 của kinh độ thiên thể. Đây là một trong bốn cung Cố định (cùng với Sư Tử, Kim Ngưu và Bảo Bình) và là một trong ba cung thuộc nguyên tố nước (cùng với Cự Giải và Song Ngư). Thông thường, những người có cung Mặt Trời đi qua vùng hoàng đạo trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 10 đến ngày 22 tháng 11 hàng năm được gọi là Scorpio hoặc Scorpion.

9-Bảo Bình (♒) (Hy Lạp: Ύδροχόος, "Hudrokhoös", Latin: "Aquārius") là cung chiêm tinh thứ mười một trong Hoàng Đạo, bắt nguồn từ chòm sao Bảo Bình. Trong chiêm tinh học, Bảo Bình được cho là cung "nam tính", và chủ động (tích cực). Nó còn được coi là một cung khí (cùng với Thiên Bình và Song Tử) và là một trong 4 cung ổn định (cùng với Sư Tử, Xử Nữ và Thiên Hạt).[1] Bảo Bình từ xưa vẫn trị vì bởi Sao Thổ, và, từ khi phát hiện, Sao Thiên Vương cũng được coi là hành tinh đồng-cai trị của cung này.

10-Thiên Bình hay còn gọi là Thiên Xứng là một cung trong 12 cung hoàng đạo tương ứng với chòm sao Thiên Bình, bao gồm những người sinh trong khoảng (23 tháng 9 - 23 tháng 10), thường biểu hình bằng hình cái cân.Thiên Bình tích cực, đáng tin cậy, lạc quan, cứng rắn và có tinh thần hướng ngoại; thuộc yếu tố không khí và là 1 trong 4 cung chính trong các cung. Thiên Bình cai ngự bởi sao Sao Kim. Cung đối điện với Thiên Bình là Bạch Dương. Thiên Bình chịu ảnh hưởng của Mặt trời.

11-Nhân Mã (♐) là cung chiêm tinh thứ chín trong Hoàng Đạo, mà kéo dài Hoàng Đạo giữa độ thứ 240 và 269 của kinh độ thiên thể.Nó là một trong 4 cung Biến đổi (cùng với Song Tử, Xử Nữ và Song Ngư) và là một trong 3 cung thuộc nguyên tố Lửa (cùng với Bạch Dương và Sư Tử).Thông thường, Mặt Trời đi qua vùng hoàng đạo này giữa ngày 23 tháng 11 đến ngày 21 tháng 12 hàng năm. Những người sinh ra trong những ngày này, khi Mặt Trời đang ở trong cung này, được gọi là Sagittarius (Những người sinh cung Nhân Mã).[1]

12-Ma Kết (♑) hay còn gọi là Nam Dương là cung chiêm tinh thứ mười trong Hoàng Đạo, bắt nguồn từ chòm sao Ma Kết. Trong chiêm tinh học, Ma Kết được coi là cung đất, cung hướng nội,[1] và là một trong 4 cung chính. Ma Kết được trị vì bởi Sao Thổ. Những người được sinh ra khi Mặt Trời ở cung này được gọi là Capricornian (Những người sinh cung Ma Kết). Thông thường, Mặt Trời đi qua vùng hoàng đạo này giữa ngày 22 tháng 12 đến ngày 19 tháng 1 hàng năm.

13-Chòm sao Xà Phu, (tiếng La Tinh: Ophiuchus) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh người chăn rắn, Xà Phu.Chòm sao lớn này có diện tích 948 độ vuông, nằm trên cả hai nửa thiên cầu, chiếm vị trí thứ 11 trong danh sách các chòm sao theo diện tích. Chòm sao này nằm trên hoàng đạo, giữa chòm sao Thiên Hạt và Nhân Mã.Chòm sao Xà Phu nằm kề các chòm sao khác là Vũ Tiên, Thiên Xứng, Cự Xà, Thiên Ưng. Xà Phu còn là chòm sao đặc biệt vì nó nằm giữa và chia chòm sao Cự Xà thành hai phần riêng biệt: đuôi Cự Xà (tiếng Anh:Serpens Cauda) và đầu Cự Xà (tiếng Anh:Serpens Caput).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#minhlo