truyencuoi1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Phần 1

Truyện xiển bột

Từ khi Trạng Quỳnh bị Chúa Trịnh đánh thuốc độc chết, nước

nam ta không còn Trạng nữa, nhưng những người tài giỏi thì

không thời nào không có. Con cháu Trạng cũng đều là những

người thông thái khác thường. Dù nhà nghèo, nhưng không ai

chịu ra làm quan. Xiển là chắt Trạng Quỳnh. Bố Xiển ngoài ba

mươi tuổi mới sinh Xiển. Xiển mặt vuông chữ điền, tai to như tai

phật, mồm rộng, mắt sáng. Người ta gọi Xiển là Xiển Bột vì quê

Xiển ở làng Hoàng Bột (Thanh Hóa).

1. Xin đất làm nhà

2. Rao làng

3. Góp gốc

4. Hâm cứt

5. Ðổi bò gầy lấy bò béo

6. Làm ma mẹ

7. Ðánh trống cấm

8. Quan huyện Lê Kim Thằng

9. Quan đấy

10. Vả quan huyện

11. Chửi án Tiêu

12. Xiển vào dinh tổng đốc xin tiền

13. Tứ chứng nan y

14. Xiển trả lời vu

1. Xin đất làm nhà

Nghe nói vùng Yên Lược, thuộc huyện Thọ Xuân, gần rừng núi,

có nhiều đất hoang, Xiển di cư lên đấy ở.

Theo lệ làng, Xiển phải biện trầu rượu xin làng cho trú ngụ, rồi lại

phải biện trầu rượu một lần nữa xin làng một mảnh đất lấy chỗ

dựng túp lều tạm thời làm nơi ăn ở. Lý trưởng đánh trống họp

làng, nhưng thực ra "làng" chỉ là bọn chức sắc, cường hào mà

thôi. Thấy họ hay hạch sách, kênh kiệu, Xiển ghét lắm. Lần thứ

hai mang trầu rượu ra đình, Xiển gãi đầu gãi tai thưa:

- Dạ, trình các cụ, con mới đến đây, ơn nhờ các cụ cho ở để hầu

hạ các cụ, nhưng chưa có nhà cửa gì cả, muốn xin miếng đất đầu

làng chó ỉa (1) xin các cụ xét cho.

Lý trưởng thấy rượu thì tít mắt, liền nói:

- Tưởng gì chứ miếng đất đầu làng chó ỉa ấy thì được, nào xin

mời các cụ ta chén đi thôi!

(1) Làng ở đây chỉ lý hương hào mục

2. Rao làng

Ngày trước, dân ngụ cư là kẻ thấp kém nhất trong làng. Cho nên,

đến Yên Lược, vừa dựng xong túp lều, Xiển bị bọn lý trưởng bắt

ra làm mõ.

Một hôm, lý trưởng thấy một chị hàng bát ngồi ỉa ở cái bãi rậm

đầu làng, liền bắt lấy gánh bát rồi sai Xiển đi mời "làng" ra đình

chia phần. Xiển vâng vâng dạ dạ, vác mõ đi, cứ sau một hồi mõ

"cốc cốc" lại rao:

- Chiềng làng chiềng chạ! lắng tai mà nge mõ rao: Cụ lý bắt được

mụ hàng bát ỉa bậy đầu làng, mời "làng" mau ra đình mà chia

phần!

Nghe nói chia phần, bao nhiêu chứ sắc, thân hào, vội vã kéo nhau

ra đình. Ðến cổng đình, gặp Xiển, ai cũng nhao nhao hỏi:

- Chia phần gì thế mày?

- Con mẹ hàng bát ấy đâu rồi?

- Có nhiều không hả mày?

Xiển lễ phép đáp:

- Bẩm các cụ, con mẹ hàng bát ỉa bậy đầu làng. Dạ, nhiều lắm ạ,

một đống to lù lù thế kia, có lẽ một cụ được đến vài ba bát chứ

không ít đâu!

Vừa nói, Xiển vừa chỉ về phía hai cái sọt bát đang để ở hè đình.

3.Góp gốc

Hồi ấy quân Pháp đã sang xâm lược nước ta. Nhiều người nổi dậy

chống lại triều đình vì vua quan nhà Nguyễn đầu hàng thực dân

Pháp. Theo lệnh quan trên, trai tráng làng yên Lược đêm nào cũng

phải ra đình canh phòng. Gặp mùa đông rét mướt, họ chia nhau

lần lượt mỗi tối một anh góp gốc (1) để sưởi cho ấm. Xiển vốn có

cảm tình với những người nổi loạn chống lại triều đình, nên cứ

nay cáo nhức đầu, mai cáo đau bụng không chịu đi canh phòng.

Họ bắt Xiển phải nộp gốc mới cho ở nhà. Xiển đào một ít gốc

chuối gánh ra, nhè giữa đống lửa đang cháy giần giật mà đổ vào,

thế là cả đống lửa tắt phụt. Lẵo hương kiểm liền quát hỏi Xiển.

Xỉen trả lời:

- Các ông bảo tôi góp gốc. Nhà tôi chả có gốc gác chi cả, chỉ có

gốc chuối mà thôi. Gốc nào mà chả là gốc, các ông không nhận

thì lại xin gánh về vậy.

4. Hâm cứt

Vì là dân ngụ cư, Xiển thường bị bọn cường hào trong làng chèn

ép. Ðể trả thù, nhân một hôm cả bọn đang họp việc làng, chè chén

cãi nhau ỏm tỏi, Xiển tìm một cái nồi vỡ, bỏ vào tít cứt người lẫn

nước, đem đến chỗ đầu gió vừa đun vừa khuấy. Gió đưa mùi thối

bay vào chỗ bọn cường hào đang họp. Chúng không chịu được,

chạy ra quát tháo ầm ĩ. Xiển xin lỗi và phân trần:

- Thưa các ông, nhà tôi có một ổ chó con trở chứng, đòi ăn cứt

sốt, cho nên phải đun cho chúng một ít.

Lý trưởng trừng mắt hỏi:

- Ai bảo chú làm thế

Xiển đáp:

- Thưa các ông, người ta thường nói: "Lau nhau như chó đau tranh

cứt sốt". Thấy người ta nói như vậy thì tôi cũng làm như vậy thôi.

5. Ðổi bò gầy lấy bò béo

Làng Yên Lược có một cái văn chỉ lộ thiên thờ Khổng Tử. Trâu

bò trong làng thả ăn cỏ ở gần đấy kéo vào phóng uế cả ra bệ thờ.

Bọn lý trưởng, cường hào thấy không tiện, bèn họp làng, giao cho

Xiển phải trông nom, rào giậu lại, và đặt ra lệ hễ bò nhà ai vào,

làng sẽ bắt làm thịt chia phần. Lệ làng đặt ra, các nhà có bò đều

dặn con hoặc người ở hết sức giữ gìn. Xiển có một con bò ốm,

gầy như cái mo khô, cứ thả cho ăn ở gần đấy. Một hôm, Xiển để

bò vào trong khu văn chỉ, cố ý cho dân làng biết.

Ðang thèm thịt bò, bọn lý trưởng, cường hào lập tức cho người

bắt làm thịt. Xiển nói:

- Lệ làng đặt ra, tôi không dám kêu ca gì, chỉ xin làng nhớ cho từ

nay trở đi bất cứ bò nhà ai, hễ vào văn chỉ là bắt làm thịt tuốt.

Sau đó ít lâu, Xiển mua mấy cỗ bài tam cúc, chia cho bọn trẻ chăn

bò rủ chúng tìm đám đất khô ráo, phẳng phiu ngồi đánh. Bọn trẻ

thích quá, xúm nhau, chúi mũi vào ván bài, chẳng để ý gì đến bò

mẹ nữa. Xiển lừa cho tất cả đàn bò lại gần khu văn chỉ, rồi mở

cổng ra. Thấy cỏ bên trong xanh tốt, một con vào, hai con vào, ba

con vào, thế là những con khác cũng chen nhau vào theo. Xiển

đóng cổng lại rồi chạy về gọi dân làng ra bắt bò. Bắt được hơn

một trăm con, phần nhiều là của bọn lý hương cường hào giàu có

trong làng. Chúng bàn nhau:

- Lần này, nhiều người đều phạm phải lệ làng, không lẽ ta đem

làm thịt tất cả, vậy thì xin xí xoá.

Xiển nhất định không nghe, lấy cớ rằng lần trước làng đã ăn thịt

bò của mình rồi, nay làng tự ý bỏ lệ, Xiển sẽ kiện quan. Sợ Xiển

làm to chuyện, chúng bàn nhau đền cho Xiển một con bò, rồi bổ

cho các nhà có bò bị bắt chia nhau chịu tiền. Xiển nhất định

không nghe, nói:

- Chỉ có hai cách: một là đem làm thịt tuốt, hai là đem chia đều

cho dân làng, mỗi nhà một con.

Bọn lý hương cường hào bàn với nhau mãi, cuối cùng phải bằng

lòng theo cách thứ hai, vì chia như vậy thì chúng còn được mỗi

nhà một con, chứ đem làm thịt thì mất cả. Thế là, không những

Xiển đã đánh đổi được bò béo, mà những nhà trong làng cũng

được mỗi nhà một con.

6. Làm ma mẹ

Bọn chức sắc, hương lý trong làng lúc nào cũng nghĩ đến rượu

thịt. Thấy bà mẹ Xiển vừa mới mất, chúng bắt phải làm ma, mời

"làng" đến ăn uống. Nhà Xiển nghèo lắn, đến khoai sắn còn không

có ăn thì lấy gì làm ma, nhưng không làm chúng sẽ đuổi đi khỏi

làng. Nghĩ được một mẹo, Xiển bèn đi nói khéo với những tên

chóp bu:

- Chả nói các cụ cũng thừa biết, nhà túng quá, xin các cụ rộng

lượng để được chôn cất ngày hôm nay cho mồ yên mả đẹp; còn

việc ma chay, xin các cụ cho khất đến tuần mồng một sắp tới, vì

còn phải vay mượn bà con xa gần, không gì cũng phải kiếm con

lợn dăm chục cân, mươi đấu gạo xôi...

Thấy nhà Xiển nghèo túng thật, các "cụ" đành cho khất vậy.

Tuần mồng một tới, Xiển mua chịu được một con lợn thật to, thật

béo, nhà chủ giao hẹn ba hôm sau phải trả đủ tiền. Xiển làm thịt

ngay, rồi cất thịt vào trong buồng. XIển nhờ người mời "làng"

đúng chiều hôm ấy tới uống rượu. Khi "làng" đã tề tựu đông đủ,

Xiển mới đem ít mỡ bỏ vào xanh với mười củ hành, rán lên. Mùi

mỡ bay ra thơm phức khiến "làng" đang ngồi la liệt trong cái rạp

dựng ở ngoài sân, cứ nuốt nước miếng ừng ực. Xiển bưng xanh

mỡ cất đi, rồi lừa lúc không ai để ý, châm một mồi lửa lên mái

bếp.

"Làng" đang chờ cỗ bưng ra, sốt cả ruột, bỗng nghe tiếng hô hoán

nhìn ra thì thấy cái bếp đang bốc cháy. "Làng" hoảng quá, xôn xao

ùn ra khỏi rạp. hầu hết những người đi đám đều quần trắng áo dài

chỉnh tề, không dám xông vào chữa cháy. Bà con xóm giềng kẻ

xách thùng, người vác câu liêm, chạy đến , thì cái bếp đã thành

một đống lửa. Xiển mặt mũi, quần áo như ma lem, kêu khóc thảm

thiết:

- ối trời đất ôi là trời đất! ối cha mẹ ơi là cha mẹ ôi! ối làng nước

ôi là làng nước ôi! Cháy mất hết cả bếp nước, cả cỗ bàn rồi, còn

lấy gì mà làm ma làm chay nữa... i hi hi!

"Làng" tưởng cỗ bàn cháy thật, còn xơ múi gì nữa, không ai bảo

ai, kẻ trước người sau, ra về cả.

Gà gáy đêm ấy, Xiển gánh thịt lợn đi chợ xa bán. Chiều hôm sau,

Xiển mang tiền về trang trải xong nợ, còn thừa một ít, mua ngay

mấy cây tre làm lại cái bếp.

7. Ðánh trống cấm

Sau một thời gian làm mõ, Xiển lại phải làm đầy tớ hầu điếu tráp

cho lão chánh tổng. Một lần, lão chánh tổng đi chơi xa, Xiển theo

hầu. Khi đến làng nọ thấy có một cái trống mặt to bằng cái nong,

hai thầy trò lấy làm lạ quá, vào xem. Có tới mười người khách

qua đường cũng đang bàn tán về cái trống đó, trên tang trống có

đè mấy chữ: "trống cấm", nên chả ai dám lại gần. Bỗng Xiển lớn

tiếng:

- Có ai dám đố tôi đánh cái trống cấm này không nào?

Một người cười:

- Ðến cố tổ nhà anh sống lại cũng không dám đụng đến nữa là

anh.

Xiển một hai cam đoan là đánh được, không sợ gì cả. Trong số đó

có một người buôn bán giàu có, trong túi sẵn tiền, cho là Xiển

khoác lác, ngứa tai lắm, bảo:

- Anh đánh được đủ ba hồi chín tiếng tôi sẽ cho anh năm chục

quan tiền!

Xiển nói:

- Năm chục chả bõ, ít ra cũng phải một trăm.

Người kia bằng lòng, bảo:

- Ðược, anh không làm được đúng như lời nói, thì phải ở cơm

không cho tôi mười năm.

Hai bên làm giấu giao kè, có một người đứng tên làm chứng.

Xiển bắc thang, vác dùi trèo lên, dang thẳng cánh nện đủ ba hồi

chín tiếng. Trống kêu, vang cả tai, nhức cả óc. Vài ba người nhút

nhát, sợ liên lụy, vội tháo lui. Chiếu theo giao kèo, Xiển bắt người

kia phải giao đủ số tiền.

Nghe trống đánh bất thình lình, dân làng kinh ngạc, lũ lượt kéo

nhau ra đông như hội. Lý trưởng, tay cầm hèo, len qua đám đông,

khệnh khạng bước vào đền quát tháo ầm ĩ. Xiển ra trước mặt lý

trưởng vái chào rồi gãi đầu gãi tai nói:

- Dạ trình ông, tôi là khách qua đường, thấy cảnh làng ta trù phú,

thấy đền ta linh thiêng, nên có năm chục quan tiền trước để hầu

thánh sau hầu làng. Nhưng vì không biết làm thế nào gặp ông

cùng tất cả dân làng được, buộc lòng phải đánh vài hồi trống, xin

các ông đánh chữ đại xá cho.

Thấy có món tiền lớn, lý trưởng cùng hội đồng chức sắc thích quá,

bàn nhau hãy trích ngày ra mười quan làm bứa chén đãi ông

khách hảo tâm.

8. Tri huyện Lê Kim Thằng

Một hôm, nhân có lệnh của bọn chức dịnh bắt tất cả trẻ già trai gái

làng hoàng Bột phải ăn mặc chỉnh tề để đi đón quan huyện Lê

Kim Thằng về làng hiểu dụ, Xiển nghĩ ra ngay một kế. Xiển lẻn

vào buồng ông nội lấy trộm chiếc áo thụng đỏ mặc vào, rồi đi

thẳng ra đình, giả vờ chạy đi chạy lại lăng xăng ngay trước mặt

quan huyện. Quan lấy làm lạ, cho lính gọi lại hỏi. Xiển xưng tên

họ và nói là học trò. Huyện Thằng liền mượn ngay việc ăn mặc

ngộ nghĩnh của Xiển ứng khẩu đọc một câu, bắt phải đối:

- Áo đỏ quét cứt trâu

Xiển đối ngay:

- Lọng xanh che đít ngựa

Huyện Thằng không ngờ bị một vố, tái mặt, dọa:

- Thằng này láo! Ðã thế, phải đố thêm câu này nữa, không đối

được, tao sẽ cho ăn đòn.

Thấy tóc Xiển đỏ hoe vì đãi nắng lâu ngày, huyện thằng liền ra

câu đối:

- Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò

Xiển không cần nghĩ ngợi lâu, đối tức khắc:

- Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lăng nhăng là thằng tri

huyện!

Huyện Thằng tức ứa máu, nhưng vì Xiển đối rất chỉnh, không bẻ

vào đâu được, đành câm miệng.

9. Quan đấy

Năm nào cũng vậy, cứ gần tết Nguyên đán, viên tri phủ Hoàng

Hóa cùng vợ đi chợ tết. Từ phủ ra chợ Bút Sơn rất gần, nhưng vốn

tính hách dịch, quan phủ bắt lính cáng ra tận cổng chợ và mang

theo hai cái lọng xanh che. Hồi này, Xiển Bột hãy còn nhỏ, xong

thấy cái oai rởm của quan thì ghét lắm. Xiển mang một con chó

con đi chợ, nhưng không bán, cứ ôm ở trước bụng, lúc thì chen đi

trước quan, lúc thì lùi lại đi sau quan. Thấy Xiển mang chó, ai

cũng tưởng Xiển mới mua, liên hỏi:

- Chó bao nhiêu?

Xiển trả lời: - Quan đấy!

Quan phủ biết thằng bé ôm chó chửi xỏ mình, cho lính bắt lại hỏi:

- Ai xui mày ăn nói như thế?

Xiển đáp:

- Bẩm quan, nhà con muốn nuôi mọt con chó con để dọn cứt cho

em, nên bố mẹ con bảo con đi mua.

Quan hỏi: - Mày là con cái nhà ai?

Xiển trả lời: - Bẩm con là chắt cụ Trạng Quỳnh ạ!

Quan nghe nói Xiển là chắt cụ Trạng Quỳnh thì có ý gờm, nhưng

chưa tin lắm.

- Ðã là chắt cụ Trạng tất phải hay chữ. Thế mày có đi học không?

Xiển đáp: - Bẩm quan, con là học trò giỏi nhất vùng này ạ, quan

lớn không đi học nên không biết đó thôi.

Thấy Xiển vẫn tìm cách xỏ mình, quan nổi giận:

- Mày vô lễ! Nhưng đã nhận là học trò giỏi thì phải đối câu này.

Hay tao tha tội. Dở tao đánh đòn.

Quan đọc: "Roi thất phân đánh đít mẹ học trò".

Xiển hỏi:

- Xin phép hỏi: "Roi" đối với "lọng" có được không ạ?

Quan đáp: - Ðược.

Xiển lại hỏi:

- Thế "đít" đối với "đầu", "mẹ" đối với "cha" có được không ạ?

Quan lại đáp: - Ðược!

Xiển toan hỏi nữa. Quan Quát: - Không được hỏi nữa. Ðối đi!

Xiển liền đối: "Lọng bát bông che đầu cha quan lớn!"

Không ngờ Xiển lại dám chửi mình một lần nữa, để chữa thẹn,

quan lấy giọng bề trên mắng Xiển qua loa một vài câu, rồi quát

bảo lính hầu sửa soạn ra về.

10. Vả quan huyện

Có một viên quan huyện hay nịnh hót quan trên để chóng được

thăng quan tiến chức. Một trong những viên quan hắn thường bợ

đợ là án sát Nguyễn Văn Tiêu, tục gọi là án Tiêu. Ðể nịnh quan

thầy, hắn ra lệnh cho dân hàng huyện không ai được nói đến tiếng

"tiêu", ví dụ như hạt tiêu thì hải nói là hạt ớt v.v... Hễ ai thấy

người nào trái lệnh thì được phép vả vào mồm ba cái thật đau, rồi

đem trình quan trị tội. Lệnh ban ra khiến Xiển đã ghét quan huyện

lại càng ghét thêm. Ông mang một ít quần áo rách mướp xin vào

bái quan. Quan hỏi có việc gì, Xiển thưa là nhà nghèo quá, gia tài

chỉ còn một ít quần áo rách, nhờ quan cầm hộ cho lấy ít tiền về

làm vốn sinh nhai. Tức thì quan nổi trận lôi đình thét mắng đùng

đùng, vì xưa nay có ai dám cả gan đem quần áo rách đên bán cho

quan bao giờ? Ðợi quan nguôi giận, Xiển mới nói:

- Dạ thưa ngài, xin ngài thương kẻ học trò nghèo túng này, không

gì cũng mang danh là người quân tử...

- Quân tử gì mày! Ðồ quân tử cùng quân tử cố!

Xiển trần tình:

- Dạ, Khổng Minh túng Khổng Minh cầm ạ!

Nghe câu nói khó hiểu, quan chau mày suy nghĩ một lúc mới biết

lời mắng của mình: "Quân tử cùng quân tử cố" với lời trần tình

của Xiển: "Khổng Minh túng Khổng Minh cầm" (1) đã làm thành

đôi câu đối hay tuyệt. Quan phục tài Xiển, thưởng cho một quan

tiền, nhưng lại chọn cho cái thứ tiền chôn giấu dưới đất lâu ngày

bị han rỉ hết cả. Xiển đỡ lấy quan tiền, cầm một đồng dằn mạnh

xuống đất, tiếng kêu nghe cành cạch, rồi nói:

- Bẩm quan, tiền này không "ớt" được ạ!

Quan vô tình mắng:

- Mày điên à! Tiền này mà không tiêu được ư?

Chỉ chờ có thế, Xiển liền vả cho quan ba cái tát vào mồm như trời

giáng. Quan hô lính bắt trói. Xiển ngăn lại nói:

- Chắc ngài vẫn chưa quên cái lệnh kiêng tên huý quan án ngài

mới ban ra. Tôi làm vậy cũng chỉ là thi hành cái lệnh ấy của ngài

mà thôi!

Quan sợ bọn lính biết chuyện thì mình thêm xấu hổ, liền đuổi

Xiển ra.

11. Chửi án Tiêu

Bị chơi nhiều vố đau quá, quan huyện dò mãi mới biết là Xiển,

tức quá, nhưng có muốn gây chuyện cũng không được vì ông là

người khác huyện. Lão huyện bèn đem chuyện ấy nói lại với án

Tiêu và tỏ ý nhờ quan thầy trả thù hộ.

Lần ấy, án Tiêu về quê ngoại là làng Yên Lược ăn giỗ. Lão bắt

dân làng phải dọn dẹp đường sá sạch sẽ, mang cờ quạt đón rước

thật long trọng. Sáng sơm mai, án Tiêu mới về thì chiều nay

đường làng đã được quét sạch như chùi, cây cối hai bên đường

phát quang cả.

Gà gáy, Xiển dậy lấy cứt chó đem ra đường cái, cứ cách một

quãng bỏ một bãi, bãi nào cũng cắm một quả ớt lớn (Thanh Hoá

gọi ớt là hạt tiêu). Sáng ra, khi mọi người kính cẩn đón rước án

Tiêu, Xiển vác cờ đi trước, cứ hễ trông thấy bãi cứt có cắm quả

hạt tiêu, ông lại chửi: "Tổ cha đứa nào ỉa ra tiêu". án Tiêu nằm

trong cáng nghe tiếng chửi, biết là Xiển chửi mình nhưng không

đủ lý do để bắt bẻ, đành gọi bọn lý hương lại, quở trách không

chịu đôn đốc dân phu quét dọn đường sá cho sạch và bảo chúng

truyền lệnh rằng: "Quan huyện trong người khó ở, mọi người

không được to tiếng, ồn ào!"

12. Xiển vào dinh tổng đốc xin tiền

Gặp lúc hỏng thi, Xiển và mấy anh em bạn đồng môn ngồi buồn

mới giở trò bù khú với nhau. Anh em biết Xiển có tài ứng đối,

thách Xiển vào xin tiền quan tổng đốc. Bây giờ tổng đốc Thanh

Hóa khét tiếng là một người hiếu sát. Xiển bắt anh em giao kèo:

nếu xin được tiền thì anh em cứ tính một đền thành ba, nghĩa là

anh em sẽ phải trả cho Xiển một số tiền gấp ba số tiền Xiển xin

được của quan. Bằng không dám xin, hoặc xin không được thì

Xiển phải thết anh em một bữa no say. Tưởng đùa vui, nào ngờ

Xiển vào tận dinh quan. Ai nấy chắc phen này Xiển sẽ làm ma

không đầu.

Một buổi sáng nọ, quan vừa mở mắt ra công đường đã thấy Xiển

quỳ ở ngoài sân. Quan quắc mắt hỏi:

- Thằng kia! Mày tới đây có việc gì?

Xiển thưa:

- Bẩm cụ lớn, con muốn nhờ tay cụ lớn hóa kiếp cho con.

Quan quát: - Thằng này muốn chết à?

Xiển trịnh trọng nói:

- Bẩm chính thế à. Con nghe nói lưỡi gươm cụ lớn sắc lắm, nên

muốn xin cụ lớn một nhát để hồn về chín xuối cho được mát mẻ.

Quan gắt:

- Thật là đồ điên, cuồng, ngu, ngộ. Vì sao mày lại muốn chết?

Xiển đáp:

- Bẩm cụ lớn, con là học trò thi hỏng, nhà lại nghèo, nghiệp đèn

sách chẳng ra sao, nghĩ tủi thân hổ phận chả muốn sống nữa.

Quan thấy Xiển dáng người học trò nho nhã, lại đối đáp đâu ra

đấy một cách bình tĩnh liền bảo:

- Nếu học trò học giỏ mà hỏng thi thì cũng còn đáng thương. Nếu

dốt mà hỏng lại đòi chết thì chết cũng đánh đời. Vậy hãy ứng

khẩu một bài thơ lấy đề là "điên cuồng ngu ngộ" ta xem.

Xiển vâng lời, ứng khẩu đọc một hơi, mối câu có một trong bốn

chữ của đầu đề:

Cao Tổ điên hào kiệt

Võ Ðế ngộ thần tiên.

Tặng Ðiểm cuồng thiên địa

Nhan Tử ngu thánh hiền (1)

Nghe nói xong, quan biết Xiển có ý xỏ ngọt mình, song thấy Xiển

là kẻ xuất khẩu thành chương, kính điển lau làu, văn thơ hàm súc,

tỏ ra là người học thức rộng, lại có khí phách, liền thưởng cho ba

chục quan tiền và bảo lui về.

Thế là từ đó, ngoài cái tên Xiển Bột còn có một cái tên nữa là

Xiển Ngộ.

13. Tứ chứng nan y

Xiển làm thuốc. cho nên vua thường vời vào kinh chữa bệnh. Một

hôm, vua đang nô đùa cùng bầy cung phi, thì thấy Xiển bước vào.

Vua ngạc nhin hỏi có việc gì. Xiển đáp:

- Hạ thần nghe nói Hoàng thượng mắc phải bốn bệnh hiểm nghèo

mà sách gọi là "tứ chứng nan y", nên vội vàng vào thăm Hoàng

thượng.

Vua khó chịu nói:

- Thiên hạ ác miệng nói càn như vậy, chứ lâu nay Trẫm vẫn khẻo

mạnh, có việc gì đâu! à thế "tứ chứng nan y" là nhứng bệnh gì?

Xiển tâu: - Dạ "tứ chứng nan y" họ nói đó là què, mù, câm điếc.

Vua nổi giận:

- Ðộc ác đến mức ấy là cùng! Trấm mà biết kẻ nào bịa chuyện

phao đồn ra đầu tiên thì Trẫm sẽ cắt lưỡi chứ không tha!

Xiển nói:

- Hạ thần nghe thiên hạ đồn như vậy. Bây giờ mới biết là sai.

Nhưng nghĩ cho kỹ, thì lại thấy là có nguyên do cả đấy ạ!

Vua hỏi: - Nguyên do như thế nào?

Xiển giả bộ rụt rè: - Xin Hoàng thượng tha tội kẻ hạ thần mới

dám nói.

Vua bằng lòng. Xiển nói:

- Thiên hạ thấy Hoàng thượng suốt năm chỉ quanh quẩn trong

cung điện nên họ lầm tưởng là ngài què. Nước sắp mất mà Hoàng

thượng vẫn ung dung vui thú, nên họ lầm tưởng là ngài mù. Trước

cảnh núi sông bị quân giặc dày xéo mà Hoàng thượng cứ ngồi im,

nên họ tưởng là ngài câm. Khắp nơi người ta đều kêu Hoàng

thượng là kẻ hèn yếu, khiếp nhược nhưng ngài vẫn làm ngơ ký

hòa ước hàng giặc, nên họn lầm tưởng là ngài điếc.

Vua biết Xiển chửi mình, tức uất người nhưng không đủ lý lẽ để

bắt tội được.

14. Xiển trả lời vua

Ðồn rằng có một lần vua ngự tuần ra Thanh Hóa. Nghe nói con

cháu Trạng Quỳnh vẫn còn, vua bèn cho đòi đến. Xiển vâng lệnh

tới hầu. Vua hỏi:

- Trước khi Trạng chết có trối trăng lại điều chi không?

Xiển đáp: - Dạ có ạ!

Vua bảo: - Thế nhà ngươi hãy thuật lại lời Trạng trối trăng cho ta

nghe.

- Dạ tâu Hoàng thượng, cố tôi trước khi từ trần chỉ trối lại có một

câu thôi ạ!

- Một câu cũng được, cứ nói ta nghe.

- Dạ, nhưng tôi không dám nói ạ!

- Tại sao!

- Dạ, nói ra sợ Hoàng thượng không được vui lòng.

- Ðược cứ nói, dù câu nói ấy thế nào ta vẫn không bắt tội.

Xiển năm bảy lần từ chối, vua năm bảy lần gặng hỏi, sau cùng

Xiển mới thưa:

- Dạ, tâu Hoàng thượng, ông tôi kể lại rằng: "Trước khi cố tôi

nhắm mắt, con cháu xúm xít quanh giường hỏi cố tôi có dặn con

cháu điều chi không. Nhưng cố tôi không trả lời. Con cháu không

yên tâm, cứ gặng hỏi mãi, cố tôi chỉ quát lên một câu: "Hỏi cái mả

cha bay hay sao mà hỏi mãi thế?", rồi tắt thở

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Phần 2

1. Bẩm chó cả

2. Mất trộm bò

3. Cứ bảo tuổi sửu có được không

4. Quan lớn mua vàng

5. Dân giần quan

6. Quan thị và quan võ xỏ nhau

7. Diệu kế

8. Bố mày! Ðã chết với tao chưa?

9. Có con giun đất

10. Ba anh đầy tớ

11. Bốn cẳng, sáu cẳng

12. Ghen bóng ghen gió

13. Sao đã vội chết

14. Con thanh tịnh

15. Sát sinh tội nặng lắm

16. Hết khoe chữ

17. Cha cố và sư ông thi tài

18. Xin tiền tiên

19. Nhất bên trọng nhất bên khinh

20. Cô dâu thử tài chú rể

21. Làm theo bố vợ

22. Nguyện vọng của anh lười

1. Bẩm chó cả

Nhà nọ thấy quan lại tham nhũng, trong lòng rất khinh. Một hôm,

các quan đến nhà chơi, trong số đó có cả mấy bạn đồng song thuở

trước. Ông ta bảo người nhà dọn rượu thết.

Người nhà bưng mâm lên, ông ta đứng dậy thưa:

- Chả mấy khi rồng đến nhà tôm, các ngài có bụng yêu nhà nho

thanh bạch đến chơi, có chén rượu nhạt xin các ngài chiếu cố cho.

Các quan cầm đũa, bấp mấy món. Các quan ăn thấy ngon miệng,

liền khề khà hỏi: đây đĩa gì, kia bát gì...

Nhà nho thong thả nói:

- Ðây là chó, kia cũng là chó, bẩm toàn chó cả.

2. Mất trộm bò

Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta đã chốt

chuồng bò cẩn thận rồi lại đặt cái chõng ngay giữa lối ra vào mà

nằm ngủ. ấy thế mà ban đêm, kẻ trộm vẫn vào dắt mất bò của anh

ta. Xót ruột, anh ta trình quan:

- Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà

đi ra.

Quan nghe nói vô lý quả bật cười:

- Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm

chõng!

- Dạ, bẩm quan, thế thì chúng nó dắt bò của con đi lối nào? Sáng

dậy cái chõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào

kia mà!

- Ðồ ngốc! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm ra một

bên, dắt bò ra rồi lại khiêng về chỗ cũ...

Người kia như vỡ lẽ, nói:

- à, thế ra quan thông đồng với bọn trộm, nên mới tỏ tường được

như thế chứ!

3. Cứ bảo tuổi sửu có được không?

Ðồn rằng có một ông quan huyện rất thanh liêm, không ăn của dút

bao giờ. Bà huyện thấy tính chông như vậy cũng không dám nhận

lễ của ai. Có làng nọ muốn nhờ quan huyện bênh cho được kiện,

nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách

đút lót với bà huyện. Bà huyện cũng chối đây đẩy:

- Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mươi, mười

lăm năm sau, ông ấy biết ông ấy cũng vẫn còn rầy la tôi cơ đấy!

Dân làng năn nỉ mãi, bà nể tình mới bày cách:

- Quan huyện nhà tôi tuổi "tí". Dân làng đã có ý như vậy, thì hãy

về đúc một con chuột bạc đến đây, rồi tôi cố nói giùm cho, họa

may được chăng!

Dân làng nghe lời, về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc,

toàn bằng bạc đem đến.

Một hôm, ông huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra,

bà huyện liền đem sự tình kể lại. Nghe xong, ông huyện mắng:

- Sao mà ngốc vậy! Lại đi bảo là tuổi "tí"! Cứ bảot tuổi "Sủu" có

được không!

4. Quan lớn mua vàng

Theo lệ ngày xưa, ai làm quan thì mua món gì cũng chỉ phải trả

nửa giá tiền, trừ mua vàng phải trả đủ.

Một ông quan nọ vừa đến nhậm chứa, bảo hiệu vàng đem hai lạng

đến bán cho ngài. Chủ hiệu vàng nghe tiếng quan dữ như cọp, mói

bẩm:

- Vàng mỗi lạng thực giá sáu chục đồng, song quan lớn thì trả một

nửa cũng được.

Quan cầm hai lạng vàng xem, rồi ung dung bỏ một lạng vào túi.

Chủ hiệu tưởng quan chỉ mua có một lạng, còn lạng kia trả lại,

nên khi quan vào nhà trong, anh ta vẫn đứng đấy đợi trả tiền. Hồi

lâu quan ra, thấy vậy mới hỏi:

- Mua bán xong rồi, còn đứng đấy làm gì?

Chủ hiệu vàng đáp: - Con chờ quan lớn trả tiền cho.

Quan bảo: - Tiền trả rồi, còn đòi gì nữa?

Chủ hiệu vàng đáp: - Hai lạng, quan trả lại một lạng, lấy một lạng.

Quan nổi giận:

- Nhà ngươi lạ thật! Nhà ngươi bảo ta trả một nửa cũng được. Ta

mua hai lạng, nhưng chỉ lấy một, trả lại một chẳng phải là đã trả

một nửa là gì!

5. Dân giần quan

Có hai anh lính hầu hạ quan lâu ngay, thấy quan đã ác lại hay ăn

tiền, cứ có việc vào cửa quan là y như bị đánh đập tàn tệ, đến lúc

xì tiền ra mới thôi.

Một hôm, rỗi rãi, hai anh ngồi kháo chuyện với nhau, nói xấu

quan. Một anh bảo:

- ác thế thì có ngày dân nó quật lại cho mà xem!

Quan quán quạt chi quàn quan

Dân dấn dận chi dần dân

Quan là quan, quan quàn dân

Dân là dân, dân giần quan.

Chẳng ngờ quan đi qua nghe được trợn mắt hỏi: - Bay nói gì thế?

Anh kia nói chữa:

- Bẩm quan, con bảo: "Quan quản dân, dân... cần quan. Không có

quan thì ai cai trị dân".

6. Quan thị và quan võ xỏ nhau

Quan Võ ghét quan Thị, trông thấy quan mới đọc một vế câu đối

xỏ:

Thị vào hầu, thì đứng thị trông,

Thị cũng muốn, thị không có ấy.

Bốn chữ thị ở đay có bốn nghĩa và được giả thích ngay, chứ thị

đầu là hầu hạ, chữ thứ hai là trông, chữ thứ ba là muốn, chữ thứ

tư là ấy.

Quan thị tữc quá đối lại:

Vũ cậy mạnh, vũ ra vũ mưa,

Vũ gặp mưa, vũ ướt cả lông.

Bốn chữ vũ cũng có bốn nghĩa và được giả thích ngay như bốn

chữ thị ở vế trên. Hai bên đối nhau đêu giỏi cả, thật là kẻ tám lạng

người nửa cân.

7. Diệu kế

Một quan võ có tính sợ vợ. Một hôm, đang cầm cự với giặc ở biên

thùy, bỗng nghe tin mật báo là phu nhân đang ở sau lưng xông tới

để hỏi tội quan về việc quan đem nàng hầu đi theo, quan bèn triệu

tập ban tham mưu lại vấn kế.

Kẻ đưa kế này, người bày mưu nọ, tướng quân đều thấy không ổn.

Bỗng một viên quân sư, vốn dòng râu quặp, tiến lại tâu rằng:

- Trước mặt, địch quân như gió bão, sau lưng phu nhân như nước

lũ. Song lọt vào tay giặc không nguy bằng lọt vào tay phu nhân.

Chỉ có nước tướng quân hàng giặc, để thoát khỏi tay phu nhân là

hay hơn cả.

Ông tướng vỗ đùi khen:

- Diệu kế! Tuyệt diệu kế!

8. Bố mày! Ðã chết với tao chưa?

Một anh, nhà có giỗ, vợ vừa làm cỗ xong, đặt lên bàn thờ thì một

con ruồi đến đậu ngay lên đĩa thịt. Chị vợ vội kêu lên:

- Thôi chết rồi! Mâm cơm cúng ông bà mà anh không coi cẩn thận

để ruồi nó đậu vào, làm uế tạp mất rồi!

Anh chồng nghe thế, giận con ruồi lắm, nghĩ bụng: Hai vợ chồng

lòng thành làm được mâm cơm mà con ruồi nó làm ô uế, giờ có

cúng, ông bà cũng không về hưởng nữa, liền lên huyện kêu:

- Bẩm lạy quan lớn, chúng tôi vất vả quanh năm hôm nay mới làm

đuợc mâm cơm cúng ông bà, thế mà con ruồi nó sà vào, làm ô uế

cả. Xin quan lớn xử tội nhờ.

Quan nghe xong bảo:

- Tao cho phép mày từ rày hễ thấy nó bất kỳ ở đâu, cứ đánh cho

chết.

Quan vừa buông lời, thì một con ruồi đến đậu ngay trên má quan.

Anh kia trông thấy, mắm môi, giang tay tát bốp vào mặt quan

chứi:

- Bố mày! Ðấ chết với ông chưa!

9. Có con giun đất!

Quan tuần rậm râu, ngồi ăn cơm với quan án không râu. Có hạt

cơm dính vào râu quan tuần, anh lính hầu quan tuần vội bẩm:

- Bẩm cụ lớn, trong bộ râu cụ lớn có hòn ngọc minh châu. Quan

tuần thủng thẳng vuổt râu để cho hạt cơm rơi xuống.

Quan án về nhà, bảo anh lính hầu mình:

- Ðấy mày xem! Lính bên quan tuần khôn ngoan thế đây! Giá mày

học được như nó thì có phải tao cũng được mát mặt không?

Cách mấy hôm sau, quan tuần sang quan án ăn cơm. Có sợi bún

dính ở mép quan án, anh lính hầu quan ăn trông thấy vội bẩm:

- Bẩm cụ lớn, trên mép cụ lớn có con giun đất đấy ạ!

10. Ba anh đầy tớ

Một lão nhà giàu có ba anh đầy tớ, nhưng mỗi anh một tính, anh

thì rất cẩn thận, anh thì rất lo xa, còn một anh thì rất lễ phép. Lão

lấy làm đắc ý lắm.

Một hôm, cậu con cả lão ngã xuống ao, anh cẩn thận trông thấy,

chạy về thưa với chủ:

- Thưa ông, cậy cả nhà ngã xuống ao, xin ông cho phép con đi vớt

cậu lên ạ!

Vớt lên được, thì cậu cả đã chết ngoẻo rồi. Lão liền vác gậy đuổi,

anh cẩn thận chạy biến. Lão sai anh lo xa đi mua áo quan về liệm.

Ðược một lúc, anh này mang về hai cái. Thấy thế ông chủ trừng

mắt:

- Tại sao mua những hai cái, thằng kia?

Anh này trả lời:

- ấy, con mua phòng xa, nhỡ cậu hai có chết đuối thì có cái dùng

ngay.

Lão lại vác gậy đuổi đi.

Chỉ còn anh lễ phép vẫn được lòng chủ. Một hôm, anh ta cùng

một người nữa cáng chủ nhà đi chơi. Ðến chỗ lội bùn ngập đến

lưng ống chân mà anh ta vẫn vui vẻ không một lời phàn nàn. Thấy

thế ông chủ khen:

- Anh khá lắm, biết chịu khó. Cứ cố đi rồi đến tết ta sẽ may cho

bộ cánh.

Vừa nói đến đấy thì anh đầy tớ dặt cáng xuống giữa đống bùn

khoanh tay lễ phép nói:

- Con xin đa tạ ông!

11. Bốn cẳng, sáu cẳng

Một thầy cai sai lính lệ đi trát gấp (1); bảo anh ta lấy ngựa mà

cưỡi. Anh lính lệ giắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi, cứ xắn

quần lên tận gối, cắm cổ chạy theo ngựa. Người qua đường lấy

làm lạ hỏi:

- Anh điên hay sao mà không cưỡi lên ngựa chạy cho mau?

Anh lính lệ trả lời:

- Khéo cho anh! Bốn cẳng lại nhanh hơn sáu cẳng được à!

(1) trát: cũng như ngày nay ta nói công văn

12. Ghen bóng ghen gió

Một anh học trò có tính hay ghen muốn thử lòng vợ. Tối đến anh

ta ngôi núp một xó, đợi vợ di qua thì chạy ra ôm chầm lấy. Vợ

giật mình kêu lên. Anh ta mừng lắm, nói:

- Rõ thật phúc nhà mình. Ðược người vợ trinh tiết.

Một hôm, xem sử đến chỗ Tần Cối giết Nhạc Phi anh ta giận lắm,

tay đang cầm cái chén, quăng xuống đất vỡ _______$cütan. Vợ thấy thế, nói:

- Cả nhà có mười cái chén, đập mất chín rồi, còn cái này lại đập

nốt, lấy gì mà uống nước?

Anh ta nghe nói, trợn mắt quát to lên:

- À à! Mình bênh thằng Tần Cối à! Hay là mình đã thông dâm với

nó?

13. Sao đã vội chết

Một ông thầy lang xưa nay vẫn khoe chữa bệnh giỏi, ngày nọ có

một ông lão đột ngột lại hỏi:

- Lão nghe thầy chữa bệnh thần lắm, thầy đã chữa khỏi được mấy

đám rồi?

Ông lang quả quyết đáp:

- Bao nhiêu đám mà nghe lời tôi là chữa khỏi hết.

Ông lão cau mặt nói:

- Thầy quên rồi à? Thầy bảo thằng cháu nhà tôi uống thuốc của

thầy một năm thì khỏi, sao nó mới uống được ba tháng đã chết?

Ông lang xua tay nói:

- Rõ ràng tại cậu nhà không chịu nghe lời tôi. Tôi bảo uống thuốc

một năm, sao mới uống ba tháng đã vội chết? Cứ uống thuốc đủ

năm, xem có khỏi không nào?

14. Con thanh tịnh

Ông quan nọ muốn ăn thịt ếch, sai lính đi bắt, nhưng lại không

muốn dùng tiếng "ếch", nghe không sang, bảo là đi bắt con thanh

tịnh, ý nói trong sạch, không ăn bẩn.

Lính nghĩ nát óc mà không hiểu "con thanh tịnh" là con gì, gặp ai

cũng hỏi. Hỏi nhà sư, nhà sư nói:

- ở trên đời này, chỉ có nhà tu hành là thanh tịnh thôi!

Lính mừng quá bắt sư trói lại, lôi về để dưới nhà giam, vội vàng

lên công đường thưa:

- Bẩm con đã bắt được con thanh tịnh về đây rồi ạ.

Quan truyền: - Thế thì chặt đâu lột da cho ta!

Sư nghe, sợ mất vía, lạy lục.

- Nhờ anh lên bẩm quan, hôm qua tôi có ăn mấy miếng thịt cầy,

chẳng được thanh tịnh nữa, xin quan xét cho!

15. Sát sinh tội nặng lắm!

Một người đánh cá đem cá vào chợ bán. Có nhà sư trông thấy,

bảo:

- Ngày nào ngươi cũng sát sinh, tội nặng lắm! Ðể nhà chùa làm lễ

sám hối cho, có bằng lòng không?

Người đánh cá hỏi: - Sám hối thì phải thế nào?

Sư bảo: - Bán rẻ cá cho nhà chùa để nhà chùa phóng sinh, thả

xuống ao.

Người đánh cá nói:

- Vâng! Nhưng xin nhà chùa cho mỗi con năm tiền, chứ kém

không được.

Sư nói:

- Nam mô phật! Sao đắt thế! Xưa nay nhà chùa vẫn mua cá rán ở

hàng cơm cũng chỉ có ba tiền một con, nữa là cá chưa rán.

16. Hết khoe chữ

Có một nhà sư hay khoe chữ, thích đối đáp. Một hôm, học trò vào

vui cảnh chùa, nhà sư ra câu đối, thách đối:

- Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ

Thấy câu đối có ý châm chọc mình, anh học trò liền trả miếng:

- Trên sư dưới sãi, ngảng lưng trở lại, trên vãi dưới sư

Từ đó, nhà sư chỉ lo đọc kinh kệ, không dám khoe chữ nữa.

17. Cha cố và sư ông thi tài

Một ông cha thấy sư đang đăng đàn làm lễ, muốn xỏ ông sư, đọc

luông một vế câu đối:

Sư ông đăng đàn, vãi ra kia, tiểu ra đấy.

Vãi vừa có ý và vãi, vừa có ý đại tiện, tiểu vừa có ý chú tiểu, vừa

có ý tiểu tiện.

Nhà sư cũng không vừa, chờ hôm chủ nhật thất cho đang rửa tội

mớivào nhà thờ đối lại:

Cố cha rửa tội, tra đằng trước, sờ đằng sau.

Câu đối lại cũng tài tình! Cha có hai nghĩa: ông cha, và "tra" vào;

sờ cũng có hai ý: bà sờ (souer) và sờ mó.

18. Xin tiền tiên

Có hai anh hay nói láo. Một hôm, cùng đi tắm với nhau, anh nọ

muốn lòe anh kia, nên mang theo năm tiền của mình rồi lặn cuống

nước, lúc ngoi lên chìa năm tiền ra, nói:

- Tao lặn xuống gặp hai ông tiên đang đánh cờ. Tao vào xem thì

hai ông ấy cho tao năm tiền bảo đi chỗ khác. Tao mừng quá bơi

lên đây.

Anh kia biết anh này nói láo, định xỏ lại. Anh ta giả bộ tin là thật,

hỏi:

- Thết à! Thết thì để tao lặn xuống xem, may ra xin được mấy tiền

nữa thì hay.

Nói rồi liền lặn xuống. Một lát bơi lên:

- Tao lại gặp hai ông tiên đánh cờ. Tao mon men đến định xin

tiền, thì hai ông ấy mắng, bảo: "Thằng trước xuống đây, đã cho

năm tiền bảo về chia nhau. Vậy còn xuống quấy rầy gì nữa!"

Biết là bị xỏ, nhưng anh nọ cũng đành phải chia cho anh kia hai

tiền rưỡi.

19. Nhất bên trọng, nhất bên khinh

Một anh thờ mộc hay chữ vào làm cho nhà một ông quan hưu trí.

Ông quan thấy anh ta lanh lợi, nói năng hoạt bát, mới hỏi:

- Trước kia anh có học hành được chữ gì không?

Anh ta trả lời: - Bẩm có ạ!

Ông quan liền chỉ con ngựa bạch quí của mình đang đứng ăn ở

góc sân, bảo:

- Anh thử làm bài thơ vịnh con ngựa xem, hay thì ta sẽ thưởng.

Anh thợ mộc ứng khẩu đọc:

Bạch mã mao như tuyết (Ngựa trắng lông như tuyết)

Tứ túc cương như thiết (Bốn chân cứng như sắt)

Tướng công kỵ bạch mã (Ngài cưỡi ngựa trắng)

Bạch mã tẩu như phi (Ngựa trắng chạy như bay)

Quan gật gù khen hay, rồi thưởng cho một thúng thóc, một quan

tiền.

Anh thợ ra về, gánh bên thúng thóc, bên đồ lề, thất bên nặng bên

nhẹ, liền nói chữ: "Nhất bên trọng, nhất bên khinh". Quan nghe

nói liền cho thêm một thúng thóc nữa để gánh cho cân.

Anh ta về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. Có anh hàng

xóm, dốt đặc cán mai, nhưng thấy được lắm tiền, lắm thóc như

thế, nổi tính tham, liền bảo anh thợ mộc dạy cho bài thơ và câu

nói chữ nọ. Học thuộc rồi, anh ta cũng sắp một đôi quang gánh và

một ít dụng cụ vào dinh quan xin việc.

Quan cũng hỏi như lần trước và anh này hí hửng đáp mình là học

trò. Quan nhìn ra sân, thất bà cụ quét sân bèn bảo anh ta làm thơ

vịnh bà cụ. Anh này đã hơi lúng túng, vì chỉ thuộc mỗi bài thơ

vịnh con ngựa, bây giờ biết vịnh bà ụ thế nào? Nhưng đã trót thì

phải trét cũng ứng khẩu đọc:

Bà cụ mao như tuyết...

Quan gật đầu: - ừ, được đấy!

Nghe quan khen, anh ta vững bụng đọc tiếp:

Tứ túc cương như thiết.

Quan cau mày: - ý hơi ép, nhưng cũng tạm được, ngâm tiếp đi!

Mừng quá, anh này đọc một mạch:

Tướng công kỵ bà cụ,

Bà cụ tẩu như phi.

Quan nghe xong giận quá, quát người nhà nọc ra đánh cho ba

mươi roi vào mông. Ðứng dậy anh ta vừa xoa vừa nói: "Nhất bên

trọng, nhất bên khinh". Quan nghe nói liền bảo đánh thêm ba

mươi roi nữa và lưng cho cân.

20. Cô dâu thử tài chú dể

Tối hôm động phòng, cô dâu đóng cửa buồng không cho chú rể

vào, ra một vế câu đối, bảo đối được mới mở cửa. Cô dâu đọc:

Hang Thiên Thai, then khóa động đào, đóng chặt lại kẻo chàng

Lưu quen lối cũ

Cô dâu đã dùng điển "Lưu thần nhập Thiên Thai" để ra câu đối.

Nhưng cú rể không phải tay vừa, dùng luông điển "Bái Công nhà

Hán dẫn quân vào cửa Hàm Cốc", đôi lại:

Cửa Hàm Cốc, lỏng khuôn tạo hóa, mở toang ra cho ông Bái dân

quân vào.

Cô dâu chịu là đối giỏi và mở toang ngay cửa ra để đón chú rể

vào.

21. Làm theo bố vợ

Có anh chàng kia, tính rất khù khờ. Biết thế nên trước khi anh ta

đi làm rể, mẹ anh ta đã đinh ninh dặn dò:

- Thất bố vợ làm gì thì con phải làm theo, chớ đừng hếch mắt lên

mà nhìn, người ta cười cho, nghe không?

Nhớ lời mẹ dặn, một hôm bố vợ đang cuốc đất, anh ta chạy lại đỡ

lấy cuốc nói:

- Thầy để con làm cho.

Ông bố vợ vui vẻ trao cuốc cho, rồi đi trồng chuối. Thấy thế, anh

ta lại chạy theo và bảo để đó anh làm cho.

Lần này ông bố vợ không nói gì cả, bỏ đi đốn tre. Anh ta lại chạy

theo giật lấy dao . Bực mình vì anh con rể giành mất việc mà

chẳng làm xong việc gì, ông ta bỏ về nhà. Dọc đường cái khăn bịt

đầu vướng phải cành tre, ông ta cũng không buồn nhặt, cứ thế đi.

Anh con rể không có khăn cũng vộ cởi ngay áo treo lên cành tre,

rồi tất tả chạy theo bố vợ về.

Về đến nhà, ông ta hầm hầm chạy vào buồng vợ sinh sự với vợ:

- Ðồ ngu! Chọn thế nào mà lại vớ phải một thằng rể điên. Sáng

nay chẳng làm được việc gì với nó cả!

Hai vợ chồng cãi nhau, rồi ông ta đạp cho vợ một đạp.

Anh rể vừa hộc tốc chạy về, thấy thế cũng co cẳng đạp cho mẹ vợ

thêm một đạp nữa ngã lăn kềnh.

21. Nguyện vọng của anh lười

Có một anh suốt ngày đêm chỉ nằm một chỗ, có hai bữa cơm cũng

không muốn há miệng ăn. Thế là chết đói. Xuống âm phủ, Diêm

Vương bắt đầu làm kiếp mèo. Anh ta bèn tâu:

- Muôn tâu Ðại Vương, Ðại Vương bắt hóa kiếp mèo, thì xin cho

được một bộ lông đen tuyền, chỉ có cái mũi là lông trắng mà thôi.

Diêm Vương không hiểu ý ra làm sao, hỏi lại:

- Ðể làm gì?

Anh ta tâu:

- Ðể khi con nằm trong xó tối chuột không trông thấy, chỉ thấy cái

đốm trắng, uưởng là cục mỡ, chạy lại gặm, thế là con cứ việc há

mồm ra ăn thịt, không mất công rình bắt nữa.

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Phần 3

1. Không cần học nữa

2. Nói chữ

3. Mua kính

4. Cây bất bể Ðông

5. Thông thái rởm

6. Chữ Nghĩa

7. Chữ Lẽ

8. Chết nhầm

9. Văn hay

10. Thầy lang dốt

1. Không cần học nữa

Một lão nhà giàu đã dốt lại hà tiện. Con đã lớn mà không cho đi

học, sợ tốn tiền. Một ông khách thấy vậy, hỏi:

- Sao không cho thằng nhỏ đi học trường?

- Cho cháu đến trường, sợ học trò lớn bắt nạt.

- Thì rước thầy về nhà cho cháu học vậy!

- Nó chưa có trí, biết nó có học được hay không?

- Có khó gì, thầy sẽ tùy theo sức nó mà dạy. Nay dạy chữ nhất là

một, một gạch, qua ngày mai, dạy nó chữ nhị là hai, hai gạch, qua

bữa mốt, dạy nó chữ tam là ba, ba gạch, lần lần như vậy thì cháu

phải biết chữ.

Khách ra về, thằng con mới bảo cha:

- Thôi, cha đừng rước thầy về tốn kém. Mấy chữ ấy con không

học cũng biết rồi... Con nghe qua là đã thuộc!

Người cha bảo nó viết chữ nhất, chữ nhị, chữ tam, nó viết được

cả, ông ta khen con sáng dạ, không mời thầy về nữa. Một hôm,

người cha bảo nó viết chữ vạn. Nó thủng thẳng ngồi viết, viết mãi

đến chiều tối cũng chưa xong. Người cha mắng:

- Viết gì mà lâu thế?

Nó thưa.

- Chữa vạn dài lắm bố ạ! Con viết hơn nửa ngày mà được nửa chữ

thôi!

2. Nói chữ

Anh nọ nghe lỏm người ta, lúc ngồi ăn, thường hay nói đến hai

chữ tửu, sắc. Anh biết tửu là rượu, còn sắc thì đoán là cơm, chả

còn gì khác nữa! Một hôm, có người mời ăn cỗ. uống rượu ngà

ngà say, anh ta bảo bạn:

- Thôi bây giờ thì ông cho sắc ra đây thôi!

Anh bạn tưởng anh đòi xuống xóm cô đầu, bèn nói:

- Cứ uống rượu đã. Muốn có sắc thì sẽ có sắc thôi!

Anh ta càng được thể, khề khà:

- Bao giờ tôi cũng thế. Có tửu thì phải có sắc mới được. Không có

sắc, cứ cồn cào trong bụng, không chịu nổi.

Ðợi một lát, không thấy bưng cơm ra, anh ta giục:

- Thôi ông bạn cho sắc ra đi thôi! Còn chờ gì nữa!

Vừa lúc ấy, vợ bạn ở trong nhà bưng liễn cơm đi ra. Anh ta trông

thấy, một tay vỗ đùi, một tay chỉ liễn cơm, bảo:

- Có thế chứ! Sắc đây rồi!

Anh bạn tưởng anh kia ghẹo vợ mình, nỏi giận, vừa đánh vừa

mắng:

- À thằng này láo thật! Mày muốn chim vợ ông hả?

3. Mua kính

Anh nọ dốt đặc cán mai, thấy các cụ già mang kính xem sách,

cũng bắt chước ra chợ hỏi mua một đôi. Vào hiệu, bảo chủ đem

kính ra chọn. Anh ta đeo vào, mượn một cuốn sách, giở ra xem.

Xem xong, bảo chủ hiệu cho chọn đôi khác. Chủ hiệu chìu khách.

Nhưng đôi nào, anh ta cũng không ưng ý, đôi nào cũng chê xấu.

Chủ hiệu lấy làm lạ, khi liếc nhìn thấy anh ta cầm cuốn sách

ngược, ông ta sinh nghi liền hỏi:

- Sao đôi nào anh cũng chê cả?

Anh ta đáp:

- Kính tốt thì tôi đã đọc được chữ rồi!

Chủ hiệu nói:

- Hay là anh không biết chữ?

Anh ta đáp:

-Biết chữ thì tôi đã không cần mua kính!4. Cây bất biển đông

Có một thầy đồ dạy học trò sách Tam Tự Kinh, đến câu "Phàm

huấn mông.." (nghĩa là: Phàm việc dạy học...) thầy không rõ

nghĩa, cứ giảng liều:

- Phàm là ông Phàm, Huấn là ông Huấn, Mông là ông Mông.

Trẻ cứ thế mà gào.

Ðến bài khác có chữ bôi là cái chén, thầy cũng bí, thấy có bộ mộc

đứng bên cạnh chữa bất, đoán là một loài cây, bèn giảng:

- Bất là cây bất.

Học trò có đứa hỏi:

- Thưa thầy, cây bất nó như thế nào ạ?

Thầy trả lời bừa:

- Cây bất mọc ở ngoài biển đông chúng bây biết thế nào được mà

hỏi!

Ở cạnh trường có người đàn bà biết chữ, nghe thầy dạy láo, mới

hát ru con rằng:

Ai trồng cây bất bể đông?

Hay là ông Huấn, ông Mông, ông Phàm!

5. Thông thái rởm

Hai ông nọ ngồi nói chuyện thiên văn. Ông bảo trời cách ta mấy

chục vạn dặm, ông bảo trời xa một vạn dặm là cùng, không biết ai

đúng ai sai. Một ông khác nghe nói, xen vào:

- Hai ông nói sai cả, làm gì mà xa đến như vậy? Từ đây lên đến

đấy chỉ chừng ba bốn trăm dặm thôi, đi mau thì ba ngày, đi chậm

thì bốn ngày là đến nơi. Vừa đi vừa về độ bảy ngày.

Hai ông kia hỏi vặn lại:

- Bằng vào đâu mà ông dám nói chắc như vậy?

Ông này ung dung đáp:

- Cứ theo lệ thường thì ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời,

30 Tết lại mời ông Táo xuống. Hai ông tính xem, có phải như thế

không nào?

6. Chữ nghĩa

Mấy thầy ngồi nói chuyện với nhau về chữ nghĩa, văn chương. Có

thầy kể chuyện ông Trạng Hiền đời Trần mới lên tám tuổi mà đã

đối đáp được với sứ Tàu. Sứ Tàu thử tài người nước ta, đọc bài

thơ:

Lưỡng nhật bình đầu nhật,

Tứ sơn, điên đảo sơn.

Lưỡng vương tranh nhất quốc,

Tứ khẩu tung hoành gian.

(Nghĩa là: Hai chữ nhật ngược xuôi đều là chữ nhật. Bốn chữ sơn

ngược xuôi cũng là chữ sơn. Hai ông vua tranh nhau một nước.

Bốn chữ khẩu tung hoành ở giữa.)

Không ai đoán ra chữ gì. Thế mà ông Trạng Hiền trả lời được

đấy. Ðó là chữ Ðiền là ruộng. Sứ Tàu phục lắm.

Một anh ngồi nghe lỏm nói lại:

- Các thầy hay chữ, tôi xin đố các thầy... "Hai cọc hai bên, khuyển

trên hỏa dưới," là nghĩa gì?

Các thầy bí, nhìn nhau. Anh kia nói:

- Thưa là chữ "chó thui"!

7. Chữ lẻ

Có một ông thầy đồ dốt nhưng hay nói chữ. Ai đến chơi ngồi nói

chuyện là ông tìm cách nói cho được vài câu chữ nho, tuôn ra

hàng tràng nhữ chi, hồ, giả, dã ra vẻ ta đây học thông, lắm chữ.

Bà vợ ở trong nhà nghe, sốt ruột. Một hôm, ngồi ăn cơm, bà bảo

khẽ chồng:

- Ông ạ! Ông có một dúm chữ thì để làm lưng làm vốn, chứ gặp ai

ông cũng vung vãi ra như thế thì còn gì nữa mà làm ăn?

Ông ta gắt:

- Bà biết gì mà nói! Chữ của thánh hiền, có phải như tiền bạc đâu,

cứ tiêu là hết! Với lại, đó là mấy chữ lẻ, còn vốn của tôi thì tôi cất

trong bụng đây này. Tôi chỉ tiêu những chữ lẻ đấy thôi.

8. Chết nhầm

Một thầy đồ ngồi dạy học ở nhà nọ. Vợ chủ nhà ốm chết. Chủ nhà

nhờ thầy làm một bài văn tế. Thầy nghĩ mãi không ra. Nhớ đến

bài văn tế bố mình chết năm ngoái, thầy bèn sao lại, đưa cho chủ

nhà. Lúc đọc, mọi người đều cười ầm lên. Chủ nhà trách:

- Sao thầy lại có thể nhầm như thế được?

Thầy trừng mắt, nói:

- Văn tế người chết hẳn hoi! Nhầm thế quái nào được. Họa chăng

người nhà ông chết nhầm thì có!

9. Văn hay

Một văn nhân đang ngồi cặm cụi viết bài. Bà vợ đến bên cạnh,

nói:

- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?

Văn nhân lấy làm đắc chí, cho là vợ khen tài văn chương của

mình, ý tứ dồi dào, giấy khổ nhỏ không đủ chép. Nhưng cũng hỏi

lại:

- Mình nói vậy là thế nào?

Bà vợ thong thả nói:

- Ông chẳng tính toán gì cả! Giấy khổ to, bỏ đi còn gói hàng chứ

giấy khổ nhỏ thì làm gì được?

10. Thầy lang dốt

Có thầy lang nọ cứ động ai hỏi bệnh gì là y như giở sách tra. Ðã

thế lại dốt. Một lần có con bệnh đau bụng nặng, người nhà nửa

đêm chạy đến tìm thầy, nhờ thầy cứu. Thầy thắp đèn, lấy sách ra

tra, rồi bảo: "Ði mua mấy lạng nhân sâm về sắc lấy nước mà

uống." Con bệnh đau bụng uống nhân sâm vào, càng đau, đến

sáng thì chết. Người nhà đâm đơn kiện. Thầy phải lên cửa công.

Quan hỏi:

- Thầy bốc thuốc thế nào lại để người ta chết như thế?

Thầy trả lời, vẻ chắc chắn:

- Bẩm, tôi bố thuốc có sách, chứ đâu phải bốc bậy đâu ạ! Sách dạy

thế nào, tôi cứ làm theo thế ấy.

Quan hỏi đến sách, thầy đưa sách ra. Giở đến trang có bài thuốc

nhân sâm, cuối trang có ghi: Phúc thống phục nhân sâm (Nghĩa

là: Ðau bụng uống nhân sâm), nhưng chưa chấm câu, giở trang

bên kia thì thấy thêm hai chữ tắc tử. (nghĩa là: thì chết.)

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Phần 4

1. Thầy lang giỏi

2. Nội khoa, ngoại khoa

3. Chọn người gầy mà chữa

4. Chẩn bệnh

5. Chữa ma ra người

6. Chơi khăm

7. Dốt còn sĩ diện

8. Kén rể hay chữ

9. Trí khôn

10. Ngụy biện

1. Thầy lang giỏi

Con Diêm Vương ốm, sai quỷ sứ lên trần gian đón thầy lang

xuống chữa. Khi quỷ sứ đi, Diêm Vương dặn:

- Tìm nhà thầy nào ít có ma đứng ngoài cửa nhất thì vào!

Lên đến nơi, quỷ sứ đi khắp, không thấy nhà thầy nào như thế cả.

Nhà thầy nào xoàng, cũng ba bốn chục con ma đứng ở cửa. Ðang

định quay về, bỗng thấy nhà thầy lang nọ chỉ có mỗi một con ma.

Mừng quá, quỷ sứ vào mời thầy xuống âm phủ. Diêm Vương đón

được thầy giỏi, mừng lắm, hỏi:

- Nhà ngươi làm thuốc đã bao năm mà khá như vậy?

Thầy lang thưa:

- Bẩm, tôi mới hành nghề được mấy ngày hôm nay, và cũng chỉ

chữa cho một người thôi ạ!

2. Nội khoa ngoại khoa

Có một người bị một mũi tên bắn cắm vào đùi, mời thầy lang

ngoại khoa đến chữa. Thầy lấy dao cắt bỏ phần mũi tên ở ngoài.

Làm xong đòi tiền.

Người nhà hỏi:

- Còn phần cắm sâu vào thịt, thầy chưa lấy ra kia mà?

Thầy nói:

- Tôi chữa ngoại khoa, còn cái đó thì xin mời thầy nội khoa.

3. Chọn người gầy mà chữa

Một thầy lang chữa bệnh thế nào đến nỗi người ta chết. Nhà chủ

dọa đưa lên quan. Thầy lạy lục, kêu van mãi. Nhà chủ bắt phải

khiêng quan tài đi chôn mới tha. Thầy đành về nhà, gọi vợ và hai

thằng con trai lớn đến, bốn người bốn góc khiêng đi. Người chết

béo, quan tài nặng, cả nhà khiêng méo mặt.

Ði được nửa đường, thầy than thở:

- Làm người chớ học nghề thuốc!

Người vợ nói thêm:

- Làm thuốc khổ đến vợ con!

Con trưởng ngậm ngùi:

- Cái quan tài này, đầu nặng chân nhẹ, khiêng khó quá!

Người con thứ ôn tồn khuyên bố:

- Từ nay, thầy có chữa thì chọn người gầy mà chữa, thầy ạ!

4. Chẩn bệnh

Hai thầy lang ngồi nói chuyện với nhau. Thầy nọ hỏi thầy kia:

- Bác đi thăm bệnh, sao bất cứ người bệnh nào, bác cũng hỏi

thường ăn những gì, vậy nghĩa là làm sao?

Thầy kia cười, đáp:

- Có gì đâu! Chẳng qua hỏi xem họ ăn uống có sang không để

định tiền thuốc nhiều hay ít cho dễ.

5. Chữa ma ra người

Một thầy lang nằm mơ thấy xuống âm phủ. Một lũ ma níu chặt

lấy, bảo:

- Trước thầy đã chữa cho chúng tôi xuống đây, bây giờ thầy phải

làm thế nào cho chúng tôi sống lại.

Thầy sợ toát mồ hôi, giật mình tỉnh dậy, vuốt ngực than thở:

- Ta chỉ có chách chữa cho người hóa ma, chứ bây giờ bắt ta chữa

cho ma ra người thì biết dùng phương thuốc gì?

6. Chơi khăm

Một thầy lang và một thầy bói không biết làm sao mà thù hằn

nhau. Một hôm có người đàn bà, chồng ốm, đi xem bói. Thầy gieo

quẻ, bảo phải đến nhà thầy lang nọ mà xin thuốc, chồng sẽ khỏi.

Trước khi chị kia đi, thầy dặn thêm:

- Vào nhà thì phải hỏi: "Có thật ông là ông lang mà dao cầu dính

đầy mạng nhện và ô thuốc mốc meo không?" Ðúng là thầy lang ấy

mới hay.

Chị kia đến, hỏi như lời thầy bói dặn. Thầy lang biết thầy bói chơi

khăm mình, nhưng vẫn cứ thản nhiên kê đơn bôi thuốc, rồi dặn:

- Chị về sắc lên cho anh ấy uống, nhưng phải bắt cho bằng được

một con ruồi đậu ở mép ông thầy bói, bỏ vào thuốc, thì thuốc mới

hiệu nghiệm.

Người đàn bà vâng lời, quay trở lại hàng thầy bói. Chầu chực mãi,

chẳng thấy con ruồi nào đậu ở mép thầy để bắt, sốt ruột lắm! Ông

thầy bói đang đợi khách, ngáp dài. Bỗng có hàng bánh rán đi qua,

thầy gọi vào ăn. Thầy đang nhai bánh thì một con ruồi bắt hơi

mật, bay đến đậu ngay vào mép thầy. Chị kia không bỏ lỡ dịp, giơ

tay đánh bốp được con ruồi. Thầy bói đau quá, la lên:

- Ối giời ơi! Ông làm gì mà mày đánh ông!

7. Dốt còn sĩ diện

Một lão trọc phú đang ngồi tiếp khách. Chợt có người vào đưa

một tờ giấy và đứng đợi trả lời. Lão kia vốn dốt đặc, nhưng trước

mắt khách, lão làm ra vẻ biết chữ, giả bộ mở tờ giấy ra xem rồi trả

lời:

- Cứ về đi, chốc nữa tao sang ngay!

Tên người nhà gãi đầu gãi tai, thưa:

- Ông con sai con sang mượn ông con bò đem về ngay kẻo lỡ buổi

cày, chứ không phải mời ông sang đâu ạ!

8. Kén rể hay chữ

Lão trọc phú nọ muốn kén một người rể hay chữ. Ðợi mãi chẳng

có tú cử nào đến. Có thằng bịp biết chuyện, lập kế lấy cái gia tài

của lão. Hắn mua hai hòm sách nát, thuê người gánh, giả làm học

trò. Lão kia đang ngồi trong hàng nước, hắn đi vào. Thấy hắn ra

dáng học trò, lão bắt chuyện, rồi mời về nhà. Ðêm đến, hắn đốt

đèn giả vờ xem sách, khuya mới đi ngủ. Lão mừng thầm, định

bụng sẽ gả con gái cho, nhưng còn muốn thử tài học của hắn ra

sao. Nhân có người hàng xóm sang mượn cái mâm đồng về dọn

cơm khách, lão nhờ hắn đánh dấu cho, kẻo lẫn. Hắn lấy vôi vẽ

loằng ngoằng như xích chó. Lão chả hiểu gì, hỏi hắn, hắn trả lời

liến thoắng:

- Ðó là lối chữ thảo đấy ạ!

Lão trầm ngâm suy nghĩ: "Thằng thông minh thật, họ có ý gian,

muốn đánh tráo đồ vật nhà ta, cũng chẳng được. Biết nó viết thảo

chữ gì?" Lại khi ngồi nói chuyện với hắn nghe hắn xổ ra một tràng

Chi, hồ, giả, dã rất là thông thái. Lão chắc mẩm hắn hay chữ thật,

bàn với con gái nên lấy hắn, về sau sẽ được nhờ. Thế là hắn được

vợ.

Gặp lúc làng có đám nghe nói hắn hay chữ, làng cắt hắn đọc văn

tế. Lão lấy làm hãnh diện cho con rể mình. Còn hắn thì chẳng tìm

được lý do nào mà từ chối. Hôm đám, hắn quỳ xuống, cầm chúc

bản đọc. Ðọ được chứ duy ở đầu câu, hắn liền đỏ mặt tía tai, rồi

đạp hương án, trèo lên bàn thờ, giả vờ lên đồng, thé ầm ĩ:

- Làng nầy thiếu gì người đọc văn tế được mà lại sai thằng này ở

đâu đến đọc! Có phải nó khoe nó hay chữ, thì ta lấy hết chữ cho

mà xem!

Nói xong, ngã lăn đùng ra giữa chiếu. Thế là đồng thăng. Từ đấy,

ai chê hắn dốt, hắn đổ cho Thành Hoàng lấy mất hết chữ của hắn

rồi.

9. Trí khôn

Ngày xưa, có một người đi cày quát tháo, đánh đập con trâu thế

nào, trâu cũng phải chịu. Con hổ ngồi trên bờ, nom thấy mới hỏi

rằng:

- Trâu kia! Mày to lớn dường ấy, sao mày để người ta đánh đập

như vậy?

Trâu nói:

- Người bé nhưng trí không người lớn.

Hổ lấy làm lạ, không biết trí khôn là cái gì, mới hỏi người rằng:

- Người ơi! Trí khôn của người đâu, cho ta xem?

Người nói:

- Trí khôn ta để ở nhà.

- Nguời về lấy mang ra đây cho ta xem.

- Ta về rồi mày ăn mất trâu của ta thì sao? Mày có thuận để ta trói

lại thì ta về lấy cho mà xem.

Hổ muốn xem, thuận để cho trói. Trói xong, người lấy bắp cày

vừa phang vào lưng hổ, vừa nói:

- Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây.

10. Ngụy biện

Một ông khách trách ông thợ may:

- Ông chủ! Ông may thế nào mà quần tôi cụt thế này?

Người thợ thản nhiên trả lời:

- Thưa ông, không phải lỗi chúng tôi đâu. Khi ông đưa vải đến

may, chúng tôi đã đo cẩn thận. Chân ông mới dài ra đấy ạ!

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Phần 5

1. Lý sự của một thầy lang

2. Lý sự với quan

3. Lý luận

4. Thế thì không mất

5. Ði tìm chân lý

6. Tự cao tự đại

7. Phiến diện

8. Chủ quan

9. Thầy bói xem voi

10. Máy móc

1. Lý sự của một thầy lang

Một đứa trẻ sốt dữ lắm. Thầy lang bốc thuốc cho uống. Nó lăn

đùng ra chết. Bố nó đến tận nhà bắt đền. Thầy không tin, đến xem

lại, sờ trán thằng bé, rồi bảo:

- Thế này còn trách tôi ư? Ông bảo chữa cho nó khỏi nóng, bây

giờ nó lạnh như thế này, còn phải chữa gì nữa?

2. Lý sự với quan

Ðể giữ trật tự trong hạt, ông quan nọ ra yết thị nói: "Ai đi đêm

phải cầm đèn." Ðêm hôm sau, quan đi tuần, vấp phải một người.

Quan quở:

- Thằng kia đi đâu? Không xem yết thị à?

Người ấy đáp:

- Bẩm có xem ạ!

- Thế sao đi đêm không cầm đèn?

- Bẩm có, đèn tôi đây.

- Thế sao đèn không có nến?

- Bẩm yết thị chỉ nói cầm đèn, chứ không nói trong đèn phải có

nến ạ!

Sáng hôm sau, quan bổ sung tờ yết thị trước: "Ai đi đêm phải cầm

đèn, trong đèn phải có nến."

Ðêm hôm ấy, quan đi tuần, lại vấp phải một người, Quan giận

lắm, quở:

- Ði đêm, sao không có đèn, có nến?

Người kia đáp:

- Bẩm, tôi có đủ đèn, đủ nến, đấy ạ!

- Sao không thắp lên?

- Bẩm, trong yết thị không nói thắp nến ạ!

Quan thấp nói có lý, sáng hôm sau viết một tờ yết thị khác thật

đầy đủ: "Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải có nến, nến phải

thắp sáng." Tưởng không còn ai bắt bẻ vào đâu được nữa!

Thế mà một hôm, nửa đêm, quan đi tuần, lại vấp phải một người

có đèn, có nến, nhưng nến thắp hết rồi. Quan lại quở. Người kia

đáp:

- Bẩm, trong yết thị không nói thắp hết cây nến này, phải tiếp cây

khác ạ!

Quan ngẫm nghĩ một lúc rồi nhủ thầm trong bụng: "Văn chương

khó thật! Mình viết một cái yết thị, sửa đi sửa lại ba bốn lần mà

vẫn không gẫy gọn. Người khác xem vẫn hiểu lầm!"

3. Lý luận

Quan sai lính đi trát gấp, bảo anh lấy ngựa mà cưỡi, Anh lính dắt

ngựa ra đường, nhưng không cưỡi, cứ xắn quần lên tận gối, cắm

cổ chạy theo ngựa. Người đi đường lấy làm lạ, hỏi:

- Ðiên hay sao? Có ngựa mà không cưỡi chạy cho mau?

Anh ta trả lời:

- Khéo cho anh? Bốn cẳng mà nhanh hơn sáu cẳng à?

4. Thế thì không mất

Cô chủ và con sen đi đò. Con sen ăn trầu thé nào, lỡ tay đánh rơi

cái ống vôi bạc của cô chủ xuống sông. Sợ cô mắng, nó mới lập

mưu, hỏi:

- Thưa cô, cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có cho là mất được

không ạ?

Cô vô tình trả lời:

- Sao lại hỏi lẩn thẩn thế? Ðã biết nó ở đâu rồi, còn gọi là mất thế

nào được!

Con sen nhanh nhẩu nói:

- Thế thì cái ống vôi bạc của cô không mất. Con biết nó nằm dưới

đáy sông, con vừa đánh rơi xuống đấy!

5. Ði tìm chân lý

Một anh ngủ mê đến nỗi anh em bạn đùa, cạo trọc đầu, khiêng bỏ

vào chùa, vẫn không hay bết gì cả. Khi tỉnh dậy, anh ta thấy mình

nằm trong chùa. Sờ tay lên đầu, thấy đầu trọc lóc, liền nghi ngờ

không biết có phải mình hay là sư! Ngồi thừ ra một hồi lâu, anh ta

tự nhủ: "Cứ về nhà thì biết. Hễ là ta, thì chó không cắn, mà là sư,

tất nó phải cắn!"

Về đến nhà, con chó thấy đầu anh ta trọc lóc, khác ngày thường,

xô ra cắn. Anh ta nghĩ bụng: "Thế là không phải mình rồi." Liền

bỏ nhà đi biệt.

6. Tự cao tự đại

Có một người mù cả hai mắt nhưng lại tự xưng là sành thưởng

thức văn chương, nói rằng chỉ ngửi hơi văn cũng biết văn hay hay

dở, hà tất phải đọc. Ông tú nọ đưa cho bộ Tây Sương Ký, anh ta

lật qua lật lại rồi bảo:

- Tây Sương Ký đây mà!

Ông tú hỏi:

- Sao biết?

Anh ta trả lời:

- Ngửi có mùi son phấn!

Ông tú lại đưa bộ Tam Quốc ra hỏi. Anh ta ngửi, rồi bảo:

- Tam Quốc Chí đây mà! Ngửi có mùi binh đao

Thấy anh ta nói đúng, ông tú phục sát đất. Vốn là người tự phụ,

cho rằng xưa nay chưa ai hiểu văn chương của mình, bấy giờ ông

tú mới đem tập văn mình làm ra hỏi, chờ một lời khen. Anh ta

ngửi, rồi bảo:

- Văn này là văn của ông chứ gì?

- Sao biết?

- Ngửi có mùi thum thủm!

7. Phiến diện

Có hai vợ chồng người nọ, chồng đui vợ điếc. Một hôm, họ dắt

nhau đi đường, gặp một đám ma, vợ nói với chồng:

- Ôi chao! Cái đám ma to qúa! Bao nhiêu là cờ quạt!

Chồng liền mắng ngay:

- Cờ quạt đâu! Chỉ có kèn trống inh ỏi mà thôi!

Người vợ cãi lại:

- Trống kèn đâu nào? Cờ quạt nhan nhản ra kia, không trông thấy

lại còn nói mớ.

Người chồng tức giận, quát:

- Mặc xác cờ với quạt! Người ta nghe trống kèn thì nói trống kèn

thôi"!

Lời qua tiếng lại hai vợ chồng cãi nhau ầm ĩ. Có một người hiểu

rõ đầu đuôi câu chuyện, cười bảo:

- Thôi, xin hai bác bình tĩnh. Bác trai không trông thấy cờ quạt,

bác gái không nghe thấy trống kèn. Ðám ma có cả cờ quạt cả

trông kèn. Người sáng mắt, sáng tai, ai cũng vừa trông thấy vừa

nghe thấy cả. Thôi hai bác đi đâu thì đi, đứng đây cãi nhau về đám

ma làm gì?

8. Chủ quan

Có anh đánh đàn bầu rất xoàng, lại cứ tưởng mình hay. Một hôm

anh ta mang đàn ra gảy thì nghe bên hàng xóm có tiếng khóc tỉ tê.

Ðúng tiếng đàn bà, con gái. Anh ta nhớ lại, thì quả bên hàng xóm

có chị góa chồng. Chồng chết đã đoạn tang rồi, còn nhớ thương gì

nữa mà khóc! Nhưng rồi anh ta lại nghĩ bụng: "Không biết có phải

tiếng đàn của mình làm cho chị ta xúc động hay không." Anh ta

thử không gảy nữa xem sao. Quả nhiên chị kia không khóc nữa.

Anh ta nghiệm ra rằng: cứ mỗi lần anh ta đàn thì chị kia lại khóc.

Càng đàn, chị kia càng khóc lớn hơn! Anh ta khấp khởi mừng

thầm. "Thôi chị này mê tiếng đàn của mình rồi!"

Từ đấy, cứ đêm khuya thanh vắng, anh ta lại đem đàn ra gảy hòng

quyến rũ chị kia. Cho đến một hôm, anh ta chắc thầm là cá đã cắn

câu, bèn lân la sang gợi chuyện:

- Chẳng hay chị có điều gì buồn phiền mà cứ mỗi lần tôi gảy đàn,

chị lại khóc như vậy? Nếu tiếng đàn của tôi làm chị buồn thì từ

nay tôi không gảy nữa!

Chị kia liền trả lời:

- Vâng, quả có như vậy. Cứ mỗi lần anh gảy đàn thì em lại nhớ

đến nhà em lúc còn sống.

Anh ta như mở cờ trong bụng, hỏi:

- Thế ngày xưa, chắc anh cũng là tay đàn bầu khá lắm đấy nhỉ?

Chị kia lắc đầu:

- Không phải. Mỗi lần nghe anh đánh đàn em lại nhớ đến tiếng bật

bông của nhà em nên em khóc.

9. Thầy bói xem voi

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau.

Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm

sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau

tiền biểu người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem

.Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ

đuôi.

Ðoạn năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.

Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó dài như con đỉa!

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó cứng như cái đòn càn chứ!

Thầy sờ tai bảo:

- Ðâu có! Nó to bè bè như cái quạt thôi!

Thầy sờ chân cãi lại:

- Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột nhà!

Thầy sờ đuôi lại nói:

- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể

cùng.

Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai,

thành ra xô xác, đánh nhau toạt máu đầu, chảy máu.

10. Máy móc

Thầy đồ dạy học trò đối thì phải đối cho chọn thì mới hay. Một

hôm thầy ra vế:

Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc

Tất cả học trò đang ngồi nghĩ, thì một cậu đứng dậy, gãi đầu gãi

tai:

- Thưa thầy, chữ thần con đối với chữ thánh, có được không ạ?

Thầy gật đầu:

- Ðược lắm.

- Chữ nông con đối với chữ sâu.

- Cũng được.

Ðược thầy khuyến khích, cậu ta nói tiếp:

- Chữ giáo, con đối với chữ gươm, chữ dân con đối với chữ quan,

chữ nghệ con đối với chữ gừng, chữ ngũ con dối với chữ tam, chữ

cốc con đối với chữ cò.

Thầy cho đối như thế là chọi từng chữ một, bảo đọc cả câu cho

mọi người nghe mà bắt chước. Cậu ta vâng lệnh đọc lên:

Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc

đối với

Thánh sâu gươm quan gừng tam cò.

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Phần 6

1. Khéo bào chữa

2. Lưỡi không xương

3. Cả tin

4. Ai cũng phải cả

5. Bắt bẻ

6. Ðá cũng như vàng

7. Dấu đầu hở đuôi

8. Ghen bóng ghen gió

9. Ghen với người trong chiêm bao

10. Dọa non

1. Khéo bào chữa

Một ông lang xưa nay vẫn khoe chữa bệnh giỏi, ngày nọ có một

ông lão đột ngột đến hỏi:

- Lão nghe nói thầy chữa bệnh thần lắm, thầy đã chữa khỏi mấy

đám rồi?

Thầy quả quyết đáp:

- Bao nhiêu đám mà nghe lời tôi khỏi hết!

Ông lão cau mày nói:

- Thầy quên rồi chăng? Thầy bảo cháu nhà tôi uống thuốc của thầy

một năm thì khỏi. Nó uống được ba tháng đã chết.

Thầy lang xua tay, nói:

- Rõ ràng, tại cậu nhà không nghe lời. Tôi bảo uống một năm, sao

mớii uống ba tháng đã vội chết? Cứ uống đủ năm, xem có khỏi

không nào?

2. Lưỡi không xương

Một người vào của hàng bán giày, thử rồi nói:

- Ðôi này, tôi đi khá chật.

Nhà hàng bảo:

- Không hề gì. Ông cứ đi, ít lâu nó giãn ra thì vừa.

Một lát, có người vào mua. thử rồi nói:

- Ðôi này, tôi đi hơi rộng.

Nhà hàng bảo:

- Không hề gì! Ông cứ đi, hễ giời hanh, nó co lại thì vừa.

Người thứ ba vào mua, thử giày rồi nói:

- Ðôi này, tôi đi vừa chân lắm.

Nhà hàng bảo:

- Thì giày tôi đóng, bao giờ đi cũng vừa chân cả, không bao giờ

co, mà cũng không bao giờ giãn!

3. Cả tin

Có một người thợ mộc dốc hết vốn liếng trong nhà ra mua gỗ, làm

nghề đẽo cầy. Cửa hàng ở ngay vệ đường, người qua kẻ lại

thường ghé vào xem. Một hôm, một ông cụ nói:

- Bắp cày thì phải đẽo cho cao, cho to.

Anh ta cho là phải, đẽo cái nào cũng vừa to vừa cao. Mấy hôm

sau, một bác nông dân rẽ vào, trông đống cầy, lắc đầu nói:

- Thế này thì cày làm sao được! Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn.

Nghe cũng có lý, anh ta liền đẽo vừa nhỏ, vừa thấp.

Nhưng hàng bầy ra đầy ở cửa, chẳng có ai mua. Chợt có người

đến bảo:

- Ở miền núi, người ta phá hoang, cày bằng voi. Anh đẽo to gấp

đôi gấp ba thế này thì bao nhiêu cũng bán được, tha hồ mà lãi!

Nghe nói được nhiều lãi, anh ta đem gỗ còn lại đẽo tất cả loại cầy

để cho voi cày.

Ngày qua tháng lại, chẳng thấy ai đến mua, vốn liếng đi đời nhà

ma. Khi anh biết bệnh cả tin người là dại thì đã muộn.

4. Ai cũng phải cả

Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:

"Ở ÐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"

Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề

là "cá tươi"!

Nhà hàng nghe nói, xoá ngay chữ "tươi" đi. Hôm sau, có người

đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

- Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là:

"Ở đây"!

Nhà hàng nghe có lý, xóa hai chữ "Ở đây" đi.

Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên

biển, cười bảo:

- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là

"có bán"!

Nhà hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra trên

biển chỉ còn có mỗi chữ "cá"! Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ

không ai còn bắt bẻ gì nữa. Vài hôm sau, người láng giềng sang

chơi, nhìn cái biển nói:

- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã

thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đền biển làm gì

nữa!

Thế là nhà hàng cất nối cái biển.

5. Bắt bẻ

Bữa nọ có người mời thầy đồ đi ăn cỗ. Thầy cho một cậu học trò

nhỏ theo hầu. Ăn xong, thấy trên đĩa còn nhiều bánh, thầy muốn

lấy vài chiếu đưa về, nhưng sợ chung quanh người ta trông thấy,

thì mất cả thể diện. Thầy mới nghĩ ra một cách. Thầy cầm mấy

chiếc bánh thản nhiên đưa cho học trò, nói:

- Này, con cầm lấy.

Và nháy mắt ra hiệu bảo cất mang về cho thầy. Cậu học trò không

hiểu được cái nháy mắt thâm thúy này của thầy, tưởng thầy lấy

cho mình, liền ăn ngay.

Thầy nhìn thấy, giận lắm, nhưng giữa đông đủ mọi người, không

dám mắng. Ra về, thầy vẫn còn tiếc, kiếm cớ trả thù học trò. Khi

hai thầy trò đi cùng hàng, thầy mắng:

- Mày là bạn bè với tao hay sao mà dám đi ngang hàng với tao?

Trò sợ, tụt lại sau mấy bước. Thầy lại mắng:

- Tao có phải thằng tù đâu mà mày đi sau như để áp giải?

Trò vội vàng chạy lên đi trước, thầy cũng mắng:

- Mày là bố tao hay sao mà dám đi trước tao?

Trò ngơ ngác quay lại thưa:

- Con đi thế nào thầy cũng mắng cả, thầy bảo cho con biết như thế

nào là phải ạ?

Thầy vẫn hầm hầm, hỏi:

- Thế bánh tao đâu?

6. Ðá cũng như vàng

Một người đem bán một nửa gia tài, để dồn tiền mua vàng, đào hố

chông ở chân tường, thỉnh thoảng lại moi lên ngắm nghía, lấy làm

thỏa thích. Có kẻ rình biết, lẻn đào trộm mất. Người kia tiếc của,

khóc ầm lên. Ông lão láng giềng sang chơi, khuyên nhủ:

- Thôi, đừng khóc nữa! Anh lấy một hòn đá, đem chôn xuống đấy

thì cũng như chôn vàng thôi!

Người kia ngạc nhiên hỏi:

- Vàng quý bao nhiêu! Còn đá có giá trị gì? Chôn dá sao lại cũng

như chôn vàng được?

- Anh có vàng mà không biết dem ra dùng, cứ chôn mãi ở góc

tường, vàng của anh có khác gì đá. Cho nên lấy đá chôn thay cho

vàng cũng thế thôi.

7. Dấu đầu hở đuôi

Người kia nghèo nhưng muốn làm sang. Một hôm, có người

khách đến chơi, anh ta lẻn sang hàng xóm, nhờ một chú bé đến

bưng cơm nước hộ. Anh ta dặn dò cách thức, xong rồi về nhà

trước, ngồi đợi. Ðợi cả buổi, vẫn không thấy chú bé sang. Mãi

mới thấy chú thập thò ngoài cửa. Anh ta ra oai gọi như gọi đầy tớ

trong nhà:

- Bây đâu rồi? Sao không bưng cơm nước ra, còn chờ đến bao giờ

nữa?

- Thưa ông, tôi sợ con chó nhà ông dữ quá nên từ nãy dến giờ tôi

đứng đây, chữa dám vào!

8. Ghen bóng ghen gió

Một anh học trò có tính hay ghen, muốn thử lòng vợ. Tối đến anh

ta ngồi nấp một xó, đợi vợ đi qua, thì chạy ra ôm chầm lấy. Vợ

giật mình kêu lên. Anh ta mừng lắm, nói:

- Rõ thật phúc nhà mình! Ðược người vợ trinh tiết!

Một hôm, xem sách đến chỗ Tần Cối giết Nhạc Phi, anh ta giận

lắm, đang cầm cái chén trong tay, quăng xuống đất vỡ tan. Vợ

thấy vậy, nói:

- Cả nhà có mười cái chén, đập vỡ chín cái rồi, còn cái này, lại

đập vỡ nối, lấy gì mà uống?

Anh ta trợn mắt, quát:

- À, ra mình bênh thằng Tần Cối à? Hay là mình đã tư thông với

nó rồi?

9. Ghen với người trong chiêm bao

Có một anh đang ngủ trưa, bỗng cười khứ khích trong mơ. Chị vợ

thấy thế, đánh thức dậy:

- Anh chiêm bao thấy gì mà thích thú lắm vậy?

- A! Tôi nằm mơ thấy một trang tuyệt thế giai nhân. Mới bắt đầu

làm quen thì...

Chị vợ nổi cơn ghen, khóc bù lu bù loa. Anh chồng hoảng quá,

vội phân trần:

- Chuyện chiêm bao, chứ có phải chuyện thực đâu mà làm ồn lên

thế!

- Muốn chiêm bao gì thì chiêm bao, chứ chiêm bao như thế thì

không được với tôi!

- Vậy thì từ rày tôi không chiêm bao như thế nữa.

Chị vợ vẫn chưa yên tâm, bảo:

- Ngộ nhỡ sau này anh cứ chiêm bao như thế mà anh không cười

thì ai biết đâu đấy!

Anh chồng làm ra vẻ hối hận, nói:

- Ðã thế thì từ rày tôi không ngủ ngày nữa. Ðã yên tâm chưa?

10. Dọa non

Người nọ có tính hay ăn quà, vợ buôn tần bán tảo, dành dụm được

tiền, anh ta thường lấy trộm, ra quán đánh chén. Vợ giận lắm,

ngồi khóc hết nước mắt. Anh ta chẳng thương vợ thì chớ, lại dọa

tự tử:

- Cứ như thế này thì sống làm sao được! Hay là tôi chết đi để nhà

sống một mình!

Vợ cáu lên, bảo:

- Ừ, chồng con như thế này thì uống dấm thanh, nhai lá ngón mà

chết quách đi cho rồi!

Anh ta nói vẻ nằn nì:

- Dấm thanh thì chua, lá ngón thì đắng, nhà cứ đưa cho tôi tiền,

tôi ra chợ mua rượu uống, say bí tỉ cũng chết. Chết như thế khỏe

hơn nhiều.

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Phần 7

1.Chống chế

2. Biện bạch

3. Nhanh trí

4. Mừng quá

5. Mưu mẹo

6. Ðối đáp

7. Ðúng như lời

8. Ngớ ngẩn

9. Ðổi giày

10. Thừa một con

1. Chống chế

Một tên trộm bị bắt quả tang ăn trộm trâu. Người ta đóng gông

giải huyện. Quan huyện hỏi:

- Mày dám cả gan ban đêm vào nhà người ta, ăn trộm trâu phải

không?

Nó thưa, vẻ tội nghiệp:

- Oan cho con lắm. Con chỉ lấy sợi dây thừng mà thôi.

Quan lại hỏi:

- Thế, đầu sợi dây có trâu không?

Tên ăn trộm thưa:

- Bẩm quan, con trâu ấy chủ nhà buộc vào, chứ con không buộc.

2. Biện bạch

Anh nọ nợ anh kia đã lâu rồi mà không trả. Mỗi lần anh kia đòi

thì cứ kêu túng, xin khất. Một hôm, anh kia lại đến đòi, thấy anh

nọ đang ngồi ăn cơm, trên mâm có cả con vịt quay còn nóng hổi,

mới hỏi:

- Hôm nay ăn sang thế, chắc anh có tiền trả tôi rồi nhỉ?

Anh nọ đáp:

- Chà! Thật tôi túng quá. Hôm nay cũng chưa trả anh được.

Anh kia trợn mắt, nói:

- Thôi đi! Cứ hẹn mãi! Anh có tiền mà không muốn trả, chứ túng

thiếu nỗi gì?

Anh nọ nói:

- Túng thật mà! Không dám nói dối anh đâu!

Anh kia nói:

- Hừ! Ăn nguyên cả con vịt quay mà còn kêu túng?

Anh nọ nói:

- Thì túng đến nỗi một con vịt cũng không nuôi nổi, phải làm thịt,

chứ còn túng đến như thế nào nữa!

3. Nhanh trí

Cả hai vợ chồng nhà kia có tính hay ăn vụng. Một hôm người vợ

đi làm đồng về, thấy trong bếp có nồi xôi đỏ vừa chín tới. Ðang

đói, chị ta nhìn trước nhìn sau, không thấy ai, liền bốc một nắm,

đứng nép sau cánh cửa ăn vụng chồng.

Chưa ăn hết nửa nắm thì anh chồng ở ngoài bước vào. Nồi xôi

anh ta thổi, định ăn vụng vợ, bấy giờ chín, mùi xôi thơm phức.

Anh ta bốc một nắm, tìm chỗ kín đáo mà ăn, sợ vợ về trông thấy,

xấu hổ chết. Kín đáo nhất chỉ có xó cửa. vừa kéo cánh cửa ra thì

bắt gặp chị vợ đứng đấy, tay cầm nắm xôi, Anh ta hoảng hốt kêu

lên:

- Ô kìa, u mày đấy à?

Rồi nhanh trí nói tiếp:

- Tôi tưởng u ăn hết rồi, tôi lấy thêm cho nắm nữa đây này! Ði

làm ruộng về, chắc đói lắm!

4. Mừng quá

Một anh háu đói, hôm ấy vợ đi chợ vắng, ở nhà đói bụng, liền lấy

khoai lùi vào bếp. Khoai gần chín thì chị vợ về. Thấy vợ vào đến

bếp, anh ta ngượng quá, sinh ra hoảng hốt, giấu ngay củ khoai nơi

cạp quần. Khoai nóng quá, anh ta đứng không yên chỗ cứ thói

bụng lại, nghiêng bên này bên kia, nhảy lên xuống cho đỡ nóng.

Chị vợ thấy bộ điệu anh chồng tức cười, liền hỏi:

- Anh làm gì mà nhảy cỡn lên như vậy?

Anh chồng cười nhăn nhó:

- Thấy mình về, tôi mừng quá!

5. Mưu mẹo

Có hai anh chơi với nhau rất thân, nhưng hay bắt bẻ nhau. Anh

kia nói cái gì thì anh này bắt bẻ: "Có nhẽ đâu thế!" Một hôm, hai

anh bàn với nhau:

- Chúng ta đã chơi thân với nhau thì phải tin lời nhau, đứa nào

còn nói "Có nhẽ đâu thế" thì phải phạt hai quan tiền.

Hôm sau, anh kia gặp anh nọ, liền bảo:

- Ðêm qua, nhà tôi mất trộm!

Anh nọ hỏi:

- Mấy những gì?

Anh kia trả lời:

- Mấy cái giếng sau vườn!

Anh nọ gân cổ lên buột miệng, nói:

- Có nhẽ đâu thế!

Anh kia cười ồ:

- Ðấy nhé! Lại nói rồi nhé! Mai tôi sang nhà lấy tiền đấy!

Anh nọ tức lắm, về nhà thuật chuyện cho vợ nghe. Chị vợ bảo:

- Không lo, mai anh cứ giả vờ chết, anh ấy sang đã có tôi đối đáp.

Hôm sau, anh kia sang, vừa bước chân đến cửa đã nghe tiếng

khóc thảm thiết. Vào giữa nhà thì thấy bạn nằm sõng sượt trên

giường, chị vợ rũ rượi ngồi cạnh, giọt ngắn giọt dài. Anh kia liền

hỏi dồn:

- Anh làm sao thế? Anh làm sao thế?

Chị vợ mếu máo nói:

- Nhà tôi chết rồi, anh ơi! Hôm qua không biết đi đâu về, vừa

bước vào đến sân thì bị tột con vịt giẫm chế tươi.

Anh kia nghe phi lý qua, giậm chân bảo:

- Có nhẽ đâu thế?

Anh kia nhỏm đậy ngay:

- Ðấy nhé! Lại nói rồi đấy nhé! Còn đòi tiền nữa không?

6. Ðối đáp

Một anh có râu, một anh khổng râu ngồi nói chuyện với nhau.

Anh không râu muốn chế nhạo anh có râu, hỏi:

- Ðố anh biết trong thế gian, cái gì cứng nhất nào?

Anh có râu đáp:

- Cứng nhất chỉ có đá với sắt.

Anh không râu lắc đầu:

- Không phải. Ðá đập cũng vỡ, sắt nung cũng mềm.

Anh có râu đàng chịu, hỏi lại:

- Thế thì cái gì?

Anh không râu chỉ vào cằm anh có râu:

- Râu là cứng nhất! Da mắt anh dày như thế kia mà râu cũng đâm

thủng được, thì râu chẳng cứng nhất là gì?

Anh có râu liền bảo:

- Da mặt tôi dày thật, nhưng dày sao bằng da mặt anh!

Anh không râu hỏi vặn lại:

- Bằng vào đâu mà anh nói như thế?

- Thì đấy! Râu cứng như anh nói mà nào có đâm thủng được da

mặt anh đâu! Vậy da mặt anh chả dày hơn da mặt tôi là gì?

7. Ðúng như lời

Mẹ chồng và con dâu nhà nọ chẳng may đều góa phụ. Mẹ chồng

dặn con dâu:

- Số mẹ con ta rủi ro, thôi thì cắn răng mà chịu vậy!

Không bao lâu, mẹ chồng có tư tình, người con dâu nhắc lại lời

dặn ấy, thì mẹ chồng trả lời:

- Mẹ dặn là dặn con, chứ mẹ thì còn răng đâu nữa mà cắn.

8. Ngớ ngẩn

Một hôm, ông sai cháu ra chợ mua một đồng mắm, một đồng

tương. Thằng bé mang hai cái bát đi ra chợ, nhưng đi được một

quãng, sực nhớ điều gì, quay trở lại hỏi ông:

- Ông ơi! đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ạ?

Ông bảo:

- Ðồng nào cũng được mà!

Thằng bé lại chạy đi. Một hồi lâu, lại mang hai cái bát không trở

về, hỏi:

- Ban nãy, cháu quên chưa hỏi ông: bát nào đựng tương, bát nào

đựng mắm ạ?

9. Ðổi giầy

Một anh đi nhầm giày, chiếc cao chiếc thấp. Ra đường thấy bước

khó khăn, anh ta phàn nàn:

- Quái lạ! Chân mình hôm nay sao lại bên dài bên ngắn thế này?

Hay là đường cái khập khễnh?

Kẻ qua đường nghe thấy, bảo:

- Không phải. Ông đi nhầm giày rồi nên mới chiếc cao chiếc thấp.

Anh ta vội về nhà lấy đôi giày kia. Cầm hai chiếc giày kia lên, anh

ta xem xét một lúc, rồi lắc đầu nói:

- Vẫn chiếc cao, chiếc thấp!

10. Thừa một con

Một anh đi chợ mua một đàn bò sáu con. Anh ta ngồi lên lưng con

đầu đàn, dắt cả về. Giữa đường, anh ta nhìn đàn bò, đếm:

- Một, hai, ba, bốn, năm.

Ðếm đi đếm lại, vẫn chỉ còn năm con! Cuống lên, anh ta vắt đầu

vặt tai, không hiểu ra làm so cả. Về đến nhà, chưa kịp xuống, vẫn

ngồi trên lưng bò, đã mếu máo:

- Chết mất rồi! Tôi đánh mất một con bò rồi!

Chị vợ nghe tiếng chồng khóc, chạy ra, hỏi:

- Sao? Mua mấy con mà để mất một con?

Anh kia chỉ năm con bò đi theo sau, nói:

- Sáu con. Bây giờ chỉ còn năm con thôi!

Chị vợ vừa cười vừa nói:

- Thừa một con thì có!

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Phần 8

1. Phòng xa

2. Sợ vợ đẻ

3. Gàn có nòi

4. Nghe vợ

5. Làm dúng lời vợ dặn

6. Có nuôi được không

7. Hâm nươc mắm

8. Cháy

9. Tính hay quên

10. Không tự biết mình

1. Phòng xa

Một tên kẻ cắp quen mặt lảng vảng bên cạnh một bà đi chợ. Bà

này vội kêu ầm ĩ:

- Ối trời ơi! Kẻ cắp! Kẻ cắp!

Tên kẻ cắp giật mình đánh thót, chạy biến mấy. Mọi người đổ xô

đến:

- Nó lấy gì của bà rồi?

Bà kia thản nhiên đáp:

- Nào nó đã lấy gì được của tôi đâu! Nhưng tôi kêu trước đi là

vừa!

2. Sợ vợ đẻ

Có một anh thấy người ta nói: Chó đẻ dữ lắm, vào nhà ai có chó

đẻ thì phải cầm gậy, phòng nó cắn. Ðến khi vợ đẻ, anh ta nghĩ

chắc người đẻ cũng dữ lắm, không dám bén mảng tới chỗ vợ nằm,

luôn luôn cầm cái gậy trong tay phòng khi bất trắc.

Tránh mãi cũng không được, chị vợ bảo anh ta mang cơm vào.

Anh ta sợ quá, một tay cầm gậy, một tay bưng bát cơm, lấm lét

bước vào. Chị vợ trông thấy bộ điệu như vậy, bật cười, nhe cả

hàm răng. Anh ta tưởng vợ sắp cắn, vội vứt cả gậy lẫn bát, bỏ

chạy.

3. Gàn có nòi

Mộ thằng bé lười học, ông nó bảo không được, đánh nó mấy roi.

Nó khóc thét lên. Vừa lúc đó, bố thằng bé đi đâu về, thấy vậy nổi

giận. Nhưng không biết làm thế nào, bèn cầm gậy tự đánh vào

mình, vừa đánh vừa nói:

- Ông đánh con tôi thì tôi đánh con ông!

Người ông cũng phát khùng lên, bảo:

- À, mày đánh con tao thì tao treo cổ cha mày lên!

Rồi vội vàng đi thì dây thừng để treo cổ.

4. Nghe vợ

Có một anh ăn bám vợ mãi, sợ người ta chê cười. Một hôm phàn

nàn với vợ:

- Tôi cũng muốn kiếm việc gì làm ăn, chỉ phải không có người chỉ

vẽ cho.

Chị vợ cười, nói:

- Có khó gì! Người ta có vốn thì đi buôn đi bán, có chữ có nghĩa

thì đi làm quan. Mình nghèo thì ra đồng, bắt cá, một ngày cũng

kiếm đủ ăn. Muốn bắt được nhiều thì hãy sắm một cái lờ, cứ chỗ

nào có nhiều cứt cò, y như rằng chỗ ấy nhiều cá, đem lờ đến đấy

mà đặt. Khó gì điều ấy!

Hôm sau, anh chàng ra chợ mua một cái lờ. Về thấy ở bờ ao có

cây sung trắng cứt cò, anh ta mừng quá, trèo lên cây, buộc lờ vào,

rồi chờ từ trưa đến chiều tối!

5. Làm đúng lời vợ dặn

Có một anh đang cày ruộng ở cánh đồn xa, mãi miết làm việc,

quên cả giờ ăn trưa. Chị vợ ở nhà đợi mãi sốt ruột, ra đứng cách

mười mặt ruộng, gọi chồng về ăn cơm. Thấy vợ gọi riết, anh ta

mới nói thật to:

- Ðể tôi giấu cái cày vào bụi đã!

Về đến nhà, chị vợ kỳ kèo:

- Giấu cày mà nói bô bô như thế có người nghe tiếng lấy mất còn

gì!

Quả nhiên ăn cơm xong, anh ta ra bụi lấy cày thì cày mất thật rồi.

Anh ta hốt hoảng chạy một mạch về nhà ghé vào tai vợ, nói thầm:

- Nó lấy mất cái cày rồi!

6. Có nuôi được không

Một anh, vợ có thai bảy tháng, đẻ đứa con trai. Anh ta sợ nuôi

không được, gặp ai cũng hỏi. Anh ta hỏi một người bạn, người

bạn an ủi:

- Không can gì mà ngại. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non, trước

hai tháng đấy!

Anh kia hỏi lại:

- Thế à? Rồi có nuôi được không, anh?

7. Hâm nước mắm

Có một anh chàng ngốc, cứ bị vợ bắt nạt mãi. Anh ta cũng biết thế

là nhục, nhưng nhu nhược, vả cũng biết mình sai, đành cắn răng

chịu. Một hôm, có người bạn đến chơi, anh ta năn nỉ vợ:

- Này mình ạ! Hôm nay có khách, mình hãy để cho tôi mát mặt

một tí. Nghĩa là bao giờ có khách thì mình để cho tôi được phép

ra oai, hay hò hét gì, mặc ý tôi. Không có người ta lại bảo đàn bà

nhà nầy lấn át chồng thì xấu tôi mà cũng xấu cả mình.

Thấy chồng nói vậy, chị vợ cũng thương tình, vả nhịn chồng một

hôm để được tiếng vợ hiền, cũng không thiệt gì, liền ưng thuận.

Lúc có mặt bạn, anh chồng tha hồ làm mưa làm gió, chị vợ vẫn

không hề hé răng nói lại nửa lời. Cơm dọn ra, đã đủ các thức ăn

ngon lành, sốt dẻo, thế mà anh vẫn luôn mồm chê:

- Bát giả cầy này, làm mặn quá!

- Giời ơi! Thịt gà sao lại chặt ra như thế này?

- Cá rán sao lại để cả vảy?

Làm như mình sành lắm. Chị vợ tức lộn ruột lên rồi, nhưng vẫn

cứ tươi cười, ăn nói nhẹ nhàng, mềm mỏng. Khách thấy thế, khen

bạn có người vợ hiền. Ðược thể, anh ta càng lên mặt tợn. Nhìn

khắp mâm cơm, thấy không còn món gì chê được nữa, anh ta hậm

hực mãi. Lúc nhìn đến bát nước mắm, anh ta vội nói to:

- Này! Nước mắm nguội thế này, sao không hâm lên, hử?

Khách nghe hỏi, lăn ra cười. Còn chị vợ thì uất ức quá, xấu hổ

thay cho chồng, liền lôi cổ xuống bếp, mắng cho một trận nên

thân.

8. Cháy

Một người sắp đi chơi xa, dặn con:

- Hễ có ai tới thì đưa cái giấy này cho họ.

Ðứa bé bỏ tờ giấy vào túi áo. Cả ngày không thấy ai đến. Tối, sẵn

có ngọn đèn, nó lấy ra xem, chẳng may vô ý để tờ giấy cháy mất.

Hôm sau, có người đến hỏi:

- Thầy cháu có nhà không?

Sực nhớ đến tờ giấy, nó buồn rầu đáp:

- Mất rồi!

Ông khách giật mình, hỏi:

- Mấy bao giờ?

- Tối hôm qua.

- Sao mà mấy?

- Cháy!

9. Tính hay quên

Một anh lính giải một nhà sư lên tỉnh. Anh ta có tính hay quên,

lúc ra đi, cứ nhẩm đi nhẩm lại: "Khăn gói đây, ô đây, trát đây, sư

đây, mình đây. Khăn gói đây, ô đây..."

Nhà sư thấy thế, lừa tên lính vào quán, mua rượu, thịt chó cho ăn

uống một bữa thật say, rồi lấy dao cạo trọc đầu anh ta, tháo gông

đeo vào cổ anh ta. Xong trốn mất. Tỉnh dậy, anh lính soát cả lại

một lượt, miệng lẩm nhẩm: "Khăn gói đây, ô đây, (sờ vào túi) trát

đây, (sờ lên vai) gông đây." Bỗng anh ta kêu to:

- Còn nhà sư đâu mất rồi?

Anh ta cuống quít, đưa tay vò đầy, thấy đầu trọc lóc mừng lắm reo

lên:

- A, nhà sư đây rồi!

Bỗng như sực nhớ ra điều gì, anh ta than thở:

- Quái! Mình đâu mất mà không thấy nhỉ?

10. Không biết tự biết mình

Có anh thợ vẽ truyền thần vẽ xấu, làm không đủ ăn. Bạn bè đến

thăm, anh ta than thở, thì họ bảo:

- Không có ai đến thuê thì anh vẽ một bức chân dung anh và chị,

lồng kính treo lên, người ta thấy đẹp, xô nhau tới, sợ không đủ thì

giờ mà làm ấy chứ!

Anh ta nghe lời, bảo vợ ngồi cho anh vẽ, rồi lại vẽ anh ta ngồi

cạnh. Ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý. Một hôm, bố vợ tới chơi,

nhìn bức vẽ, hỏi:

- Vẽ hình chị nào treo đó?

Anh ta trả lời:

- Chết nỗi, thầy quên mất nhà con rồi hay sao?

Ông bố vợ nói tiếp:

- A! Ra vợ anh đấy à! Thế thì người ngồi bên cạnh là ai mà trông

tướng mạo kỳ dị như thế?

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Phần 9

1. Tham ăn

2. Có thế mà cũng không biết

3. Chả có con nào nhỏ cả

4. Ăn cỗ với ai

5. Mẹo anh tham ăn

6. Chửi khéo

7. Khoe tài

8. Khoe của

9. Khoe kiến thức

10. Tài biện

1. Tham ăn

Có một anh hễ ngồi vào mâm là chúi mũi gắp lấy gắp để, không

nghĩ đến ai cả. Chị vợ lấy làm xấu hổ, nhiều lần khuyên chồng ăn

uống phải từ tốn, nhưng anh chồng vẫn không chừa được thói xấu

ấy.

Một hôm, nhà bố vợ có giỗ, hai vợ chồng đưa nhau về ăn cỗ. Chị

vợ sợ anh chồng ăn uống thô lỗ thì sấu mặt với chị em, liền nghĩ

ra một cách: lấy một sợi dây, một đầu buộc vào chân chồng, còn

đầu kia, chị ta cầm lấy và dặn chồng:

- Hễ bao giờ tôi giật dây mới được gắp đấy nhé!

Anh chồng gật đầu, đồng ý.

Quả nhiên, lúc ngồi vào mâm, mọi người thấy anh này ăn uống từ

tốn, lịch sự. Chị vợ ngồi dới bếp, vừa dọn dẹp vừa giật dây. Ðôi

lúc mải làm, quên không giật, anh chồng cứ ngồi ngây ra nhìn

món ăn mà nhỏ dãi. Bố vợ phải gắp thức ăn cho.

Ðến giữa bữa, một con gà chạy qua, chẳng may vướng phải dây,

co chật giật, gỡ mãi vẫn không được. Ở trên nhà, anh chồng thấy

dây giật lia lịa, vội vàng cầm đũa gắp. Càng gắp thấy dây càng

giật tợn, tưởng chị vợ cho ăn thả cửa, anh ta vớ luôn cả đĩa thức

ăn trút vào bát!

2. Có thế mà cũng không biết

Hai anh em nọ vào quán cơm. Nhà hàng dọn cơm với trứng vịt

muối. Người em hỏi người anh:

- Cũng là trứng vịt, sao quả này mặn như thế nhỉ?

Người anh tỏ vẻ thạo, bảo:

- Chú hỏi thế, người ta cười cho đấy. Trứng vịt muối mà cũng

không biết.

Người em hỏi lại:

- Thế trứng vịt muối ở đâu ra?

Người anh bảo:

- Chú mày kém thật! Con vịt muối thì nó lại đẻ ra trứng vịt muối,

chớ sao nữa!

3. Chả có con nào nhỏ cả

Có anh nọ ra đồng kiếm đoợc mấy con cá rô đem về nướng nhắm

rượu. Giữa lúc ấy, thằng con đói, khóc quấy mẹ. Nhìn thấy chồng

nướng cá, mẹ nó dỗ:

- Úi chà! Con cá rô bố nướng vàng không? Con nín đi để rồi bố

cho.

Thằng bé nín ngay. Nhưng chồng gắt:

- Vàng gì? Có phải nghệ đâu mà vàng! U mày đem nó ra ngoài

kia!

Thằng bé lại khóc. Mẹ nó lại dỗ:

- Nín đi! Kia, trông con cá béo chưa kia! Nín đi rồi bố cho!

Thằng bé lại nín. Anh chồng nghĩ đến tiệc rượu của mình, cau mặt

lại:

- Cá đây, chứ đâu phải thịt mỡ đâu mà béo với chả béo!

Thằng bé lại giẫy nẩy lên khóc. Mẹ nó dỗ mãi, không nín, đành

chỉ vào gắp cá nói:

- Nín đi rồi bố xem con nào nhỏ, bố cho một con!

Nhưng anh chồng quát:

- Ba con bằng nhau, chả có con nào nhỏ cả!

4. Ăn cỗ với ai

Một anh đi ăn cỗ cưới ở làng bên, cứ gục đầu gắp không để ý đến

ai. Khi anh ta về, chị vợ bảo:

- Hôm nay mình ngồi ăn có những ai?

Anh ta thản nhiên đáp:

- Cũng chả biết nữa! Khi tôi ngẩng đầu lên thì họ đã ra về cả rồi.

5. Mẹo anh tham ăn

Có anh nọ đến chơi nhà bạn, bạn dọn cơm đãi, Anh ta ngon

miệng, ăn năm sáu bát vẫn thấy thèm. Nhưng xới mãi cũng thấy

xấu hổ. Bỗng có người gánh bưởi đi qua cổng, anh ta nẩy ra một

kế, bèn nói với bạn:

- Bưởi ở đây to quá nhỉ! Ở chỗ tôi ấy à, chỉ to bằng cái bát này

thôi!

Vừa nói vừa giơ cái bát không lên, cố ý để cho bạn thấy mà xới

thêm. Nhưng chết nỗi, trong nồi không còn cơm nữa. Gặp phải

anh bạn cũng hóm, biết ý khách, liền mỉm cười, đáp lại rất tự

nhiên:

- Ấy, năm nay bưởi bé đấy, chứ như mọi năm thì quả nào quả ấy

to bằng cái nồi này!

Nói rồi, xách cái nồi không, chìa cho bạn xem.

6. Chửi khéo

Ngườii nọ ngồi ăn uống thô lỗ, ngồi vào mâm là gắp lấy gắp để

nhai nhồm nhoàm. Những người ngồi cùng mâm thấy thế hỏi:

- Ông tuổi gì?

Anh ta trả lời:

- Tôi tuổi tuất. Nhưng đang ăn, các ông hỏi làm gì?

Những người kia nói:

- Ồ, để chúng tôi đề phòng.

Anh ta hỏi lại:

- Tại sao lại phải đề phòng?

Những người kia nói:

- May mà ông cầm tinh con cầy. Chớ như ông cầm tinh con hổ thì

anh em chúng tôi phải chạy trước!

7. Khoe tài

Một anh thường khoe mình bắn giỏi, bách phát bách trúng. Hôm

nào mang súng đi săn, không bắn được con gì thì anh ta ghé vào

chợ mua vài con chim xách về, nói là bắn được. Năm ấy, có con

hổ dữ về làng bắt lợn. Làng cử anh ta săn cho được, không thì

làng nguy to! Anh ta không biết làm thế nào, đành phải vác súng

vào rừng, muốn ra sao thì ra!

Vào rừng, anh ta tìm một cái hang đá thật kín, trốn vào ấy. Hai

hôm sau, có tin đưa về, nói con hổ đã bị bắn chết rồi. Nhưng chờ

mãi không thấy anh ta đâu cả. Cả làng xô nhau vào rừng tìm. Ðến

chiều, tìm thấy anh ta ở trong hang, mọi người vui mừng nói cho

anh ta biết là con hổ đã bị người làng bên bắt chết. Anh ta tỏ ý

không bằng lòng, nói:

- Hai hôm nay, tôi ở đây chờ nói đi qua bắt sống đem về nộp làng,

bây giờ người ta bắn chết rồi, thật uổng công tôi quá.

8. Khoe của

Có anh hay khoe của, một hôm may được cái áo mới, liền đem ra

mặc, rồi đứng hóng trước cửa, đợi có ai đi qua người ta khen.

Ðứng mãi đến chiều, chẳng thấy ai hỏi cả, anh ta buồn lắm. Chợt

có một người tất tưởi chạy lại hỏi to:

- Anh nãy giờ đứng đây có trông thấy con lợn nhà tôi chạy qua

đây không?

Anh ta liền cầm vạt áo lên, nói:

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này đứng đây, chẳng thấy con lợn nào

chạy qua cả!

9. Khoe kiến thức

Hai ông quan võ đi xem tuồng Tam Quốc, đến màn "Thất Cầm

Mạnh Hoạch", ông nọ nói với ông kia:

- Không ngờ cháu chắt thầy Mạnh mà cứng đầu cứng cổ như vậy!

Ông kia nghe, bẻ lại:

- Cháu chắt thầy Mạnh, cứng cổ thì cứng, chớ định sao nổi Khổng

Minh là cháu chắc đức Khổng Tử!

10. Tài bịa

Có một anh sành khoa nói bịa, những chuyện anh ta bịa thần tình

đến nỗi nhiều người đã biết tính anh ta rồi, vẫn cứ mắc lừa. Nhờ

cái tài ấy, anh ta nổi tiếng khắp vùng. Tiếng đồn đến tai quan.

Quan đòi đến nha môn, chỉ vào chồng tiền và cái roi song đển trên

bàn:

- Nghe đồn anh nói bịa tài lắm, lâu nay thiên hạ bị anh lừa nhiều

rồi. Bây tgiờ, anh hãy bịa một chuyện gì lừa được ta thì ta thưởng

ba mươi quan tiền. Nhược bằng, không lừa nổi, thì có chiếc roi

song kia, ta cho anh ba chục roi!

Anh kia gãi đầu gãi tai, bẩm:

- Lạy quan lớn, đèn trời soi xét! Quả con mắc tiếng oan. Con có

dám bịa đặt chuyện gì bao giờ đâu ạ! Nguyên con có ông tằng tổ

đời xưa đi sứ bên Tàu, đem về một bộ sách nói toàn chuyện lạ,

con thấy hay hay, kể lại, nhưng chẳng ai tin, cứ bảo rằng con nói

bịa.

Câu ấy gợi tính tò mò của quan, quan liền bảo:

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam, Phần 9 - VN Thu quan

5 of 5 8/21/2007 9:37 PM

- Thế à? Vậy anh có thể cho ta mượn xem được không?

- Trăm lạy quan lớn, xin quan xá cho... Con làm gì có sách ấy.

Con bịa ra đấy ạ!

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Phần 10

1. Ðánh hổ

2. Nói và làm

3. Thi nói khoác

4. Con rắn vuông

5. Hà tiện

6. Anh hà tiện mắc hỡm

7. Mượn cái chày giã cua

8. Thỉnh thần bên Xiêm

9. Sao dám hẹn như thế

10. Rượu chua

1. Ðánh hổ

Hai anh nọ ngồi nói chuyện với nhau. Một anh nói:

- Ðời tớ gặp rất nhiều chuyện nguy hiểm. Một lần, tớ vào rừng,

gặp một con hỏ dữ. Tớ thay không đánh nhau với nó nửa ngày

trời. Như rồi cuối cùng, tớ bị nó xé ra từng mảnh. Thế có ghê

không?

Anh kia nói:

- Chưa ghê bằng chuyện tớ! Một lần, tớ gặp một con trăn. Nó cắn

lấy hai chân tớ nuốt gần hết. Tớ giang thẳng hai cánh tay ra ngáng

miệng nó lại. Ðến phút cuối cùng, vừa đau vừa mỏi, tớ đành

buông xuôi cho nó nuốt vào bụng, bấy giờ tớ mới gọi người làng

ra cứu!

2. Nói và làm

Có hai anh sợ vợ cùng láng giềng với nhau. Một hôm vợ anh nọ đi

vắng, ở nhà trời mua, áo quần phơi ngoài sân quên lấy vào, ướt

cả. Khi vợ về, chị ta mắng cho một trận. Anh nhà bên cạnh thấy

thế mới lẩm bẩm: "Mẹ kiếp! Chẳng phải tay ông!"

Chẳng may, vợ anh ta nghe tiếng, chạy ra, trợn mắt hỏi dồn:

- Phải tay ông thì ông làm gì hở? Ông làm gì hở?

Anh ta luống cuống:

- Phải tay ông thì ông... cất trước lúc trời mưa, chứ còn làm gì

nữa!

3. Thi nói khoác

Bốn vị quan họp nhau đánh chén, nhân lúc cao hứng, liền mở một

cuộc thi nói khoác. Quan thứ nhất nói:

- Tôi còn nhớ ngày tôi trọng nhậm ở huyện nọ, tôi được trông thấy

một con trâu to lắm, nó liếm một cái, mất đứt một sào mạ!

Quan thứ hai nói:

- Ðã lấy gì làm lạ! Tôi trông thấy một sợi dây thừng to gấp mười

cái cột đình làng này!

Quan thứ nhất biết ông kia nói lỡm mình, bèn chịu thua và giục

quan thứ ba lên tiếng. Quan thứ ba nói:

- Tôi từng trông thấy một trước cầu dài lắm, đứng đầu này không

thể trông thấy đầu kia. Chỉ biết rằng có hai bố con nhà nọ, kẻ ở bờ

bên này, người ở bờ bên kia mà chẳng bao giờ gặp nhau được.

Lúc người bố chết, người con nghe tin, vội vàng sang đưa đám,

nhưng qua cầu, sang đến nơi thì đã đoạn tang ba năm rồi!

Ðến lượt quan thứ tư:

- Kể cũng đã ghê đấy, nhưng tôi lại còn trông thấy một cây cổ thụ

cao lắm. Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống, mới đến

nửa đường, chim đã nở đủ lông đủ cánh và đã bay đi rồi!

Quan thứ ba hiểu ý, cây ấy dùng để làm chiếc cầu mình nói, đành

chịu thua. Cả bốn vị đanh thích chí, vỗ đùi cười ha ha. Bỗng có

tiếng quát nạt làm các vị giật bắt cả nguời:

- Ðồ nói khoác! Trói cổ chúng nó lại!

Các quan sợ run cầm cập, ngơ ngác nhì trước nhìn sau, xem là ai.

Thì té ra là thằng lính hầu. Bấy giờ các quan mới hoàn hồn, lên

giọng:

- Thằng kia, mày định trói ai thế?

- Bẩm quan, con thấy các quan nói khoác, thì con cũng nói khoác

chơi đấy ạ!

4. Con rắn vuông

Anh chàng nọ có tính hay nói phóng đại. một hôm, đi rừng về,

bảo vợ:

- Hôm nay, tôi vào rừng hái củi, trông thấy một con rắn to ơi là

to!... Bề ngang hai mươi thước, bề dài một trăm hai mươi thước!

Chị vợ bĩu môi nói:

- Làm gì có con rắn dài như thế bao giờ.

- Không tin à? Chẳng một trăm hai mươi thước, cũng một trăm

thước!

- Cũng không thể dài đến một trăm thước.

- Thật mà. Không đúng một trăm thước cũng đến tám mươi

thước.

Chị vợ vẫn lắc đầu. Anh chồng thì gân cổ cãi, và muốn cho vợ tin,

cứ rút xuống dần. Cuối cùng nói:

- Tôi nói thật đấy nhé! Quả tôi có trông thấy con rắn dài đúng hai

mươi thước, không kém một tấc, một phân nào!

Lúc ấy chị vợ bò lăn ra cười:

- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước, thế thì là con

rắng vuông rồi!

5. Hà tiện

Xưa có anh chàng, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, chỉ

khư khư tích của làm giàu. Một hôm, có người bạn rủ ra tỉnh chơi.

Trước, anh còn từ chối, người bạn nài mãi, anh ta vào buồng lấy

ba quan tiền giắt lưng rồi cùng đi. Ra đến tỉnh, trông thấy cái gì,

anh ta cũng muốn mua, nhưng sợ mất tiền, lại thôi. Trời nắng quá,

muốn vào hàng nước uống, cợ phải thết bạn, không dám vào.

Ðến chiều trở về qua đò, đi đến giữa sông, anh ta khát quá, mới

cúi xuống uống. Chẳng may lộn cổ xuống sông. Anh bạn trên đò

kêu:

- Ai cứu, xin thưởng năm quan!

Anh ta trôi giữa dòng sông, nghe tiếng, cố ngoi đầu lên nói:

- Năm quan đắt quá!

Anh bạn chữa lại:

- Thì ba quan vậy!

Anh ta cố ngoi đầu lên một lần nữa:

- Ba quan vẫn đắt, thà chết còn hơn!

6. Anh hà tiện mắc hợm

Một anh đi lỡ độ đường, mới nghĩ ra một mẹo kiếm ăn. Anh ta

vào nhà nọ, ngồi nói chuyện xa gần một lúc, anh ta biết nhà này

giàu có nhưng hà tiện, mới nói anh ta là thợ hàn kim. Chủ nhà

mừng quá, đưa trầu thuốc cho anh ta dùng, sai người nhà dọn

cơm cho anh ta ăn. Lão tâm sự:

- Thật may quá, trước nay bao nhiêu kim gãy, dồn lại đó, mong có

người thợ hàn nào giỏi đến hàn cho thì đỡ không biết bao nhiêu là

tiền của!

Nói rồi, mang ra một hộp to tướng đựng toàn kim gãy, không biết

tích trữ từ bao giờ! Anh kia cứ thong thả ngồi ăn cơm. Ăn xong,

mới bảo:

- Ông tìm nốt những mũi kim gãy ra đây cho tôi! Mũi nào tôi sẽ

hàn vào kim ấy!

Chủ nhà sửng sốt. Lâu nay, lão có giữ lại cái mũi kim gãy nào

đâu, vì nhỏ quá, tưởng khong dùng làm gì được!

Anh thợ hàn kim nói:

- Không có mũi kim thì tôi cũng đành chịu!

Thế rồi, đàng hoàng từ giã chủ nhà ra về.

7. Mượn cái chày giã cua

Một hôm, chủ nhà bảo tên đầy tớ về quê có việc. Người đầy tớ xin

mấy đồng tiền uống nước dọc đường. Chủ nhà ngẫm nghĩ một

lúc, rồi nói:

- Thằng này đến là ngốc, hai bên đường thiếu gì ao, có khát thì

xuống đấy tha hồ uống, tìm vào quán làm gì cho tốn tiền?

Người đầy tớ thưa:

- Bẩm, độ rày trời đang hạn, ao hồ cạn khô cả.

- Thế thì tao cho mượn cái này!

Nói rồi vào nhà lấy đưa cho người đầy tớ một chiếc khố tải.

Người đầy tớ chưa hiểu ý ra làm sao thì chủ nhà bảo:

- Cầm chiếu khố này vận vào người, trời nắng, mồ hôi nhiều, nó

sẽ ướt đẫm, khát thì vắt ra mà uống.

Người đầy tớ liền nói:

- Trời nầy vận khố tải ngộp lắm. Hay là xin ông cho mượn cái

chày giã cua vậy!

- Ðể làm gì?

- Bẩm, vắt cổ chày cũng ra nước ạ!

8. Thỉnh thần bên Xiêm

Có nhà giàu nọ đãi khách trọng thể đến đâu, tiền đi chợ cũng chỉ

năm hào trở xuống. Một lần, lão mắc bệnh nặng, không chịu mất

tiền uống thuốc, chỉ mua mấy tờ giấy vàng bạc, rước thầy cúng về

cúng, may ra uống tàn hương nước lã mà lành.

Thầy cúng đến, trông lên bàn thờ thấy chẳng có gì có thể bỏ vào

đãy mang về được, đã chán ngán, nhưng vẫn cứ nổi trống, mõ lên

thỉnh hết thần bên Tàu, bên Xiêm. Lão nằm trong giưưòng nghe

khấn như thế, liền bảo con ra nói với thầy:

- Sao thầy không thỉnh thần sở tại cho gần mà lại thỉnh các vị ở xalắm vậy?

Thầy cúng trả lời:

- Các vị thần ở gần đều biết tiếng nhà ông rồi, thỉnh sao được.

9. Sao dám hẹn như thế?

Một ông nhà giàu không hề thết khách bao giờ, sợ tốn kém. Một

hôm, có kẻ trông thấy người ở nhà anh ta đem rổ bát ra cầu ao

rửa, mới hỏi đùa:

- Nhà hôm nay mời khách đấy à?

Người ở nói:

- Chao ơi! Ông chủ nhà tôi mà mời khách thì có họa đến chết.

Ông ta đi qua nghe nói vậy, liền đứng lại mắng:

- Mày biết khi tao chết, tao có mời ai không mà dám hẹn trước

như vậy?

10. Rượu chua

Chủ nhà kia đãi khách rượu. Vừa nhấp môi, ai cũng nhắm mắt

kêu "Chua quá." Một ông khách nói:

- Tôi có cách là cho rượu mất chua.

Chủ nhà liền hỏi:

- Làm thế nào thì hết chua được?

Ông khách bày:

- Kiếm một tờ giấy, bưng miệng hũ lại, rồi úp sấp xuống. Lấy ngải

cứu đốt đít hũ bảy mồi, cứ để thế cho đến rạng ngày mai là hết

chua ngay.

Chủ nhà nói:

- Thế thì rượu chảy hết còn gì?

Ông khách nói:

- Rượu chua để làm quái gì mà còn tiếc!

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Phần 11

1. Chết hóc

2. Cưỡi ngỗng mà về

3. Con đã tính rồi

4. Cho nó chết khát

5. May quá

6. Tiếc da cọp

7. Xem ngày

8. Tin nhảm

9. Phù thủy sợ ma

10. Thầy bói lạc đường

1. Chết hóc

Có một anh hễ nhà có giỗ thì đem chén hạt mít ra mời khách uống

rượu. Khách đang ngồi uống, bỗng một ông ôm mặt khóc. Chủ

nhà ngạc nhiên hỏi làm sao đang vui lại khóc. Ông khách gạt

nước mắt, mói:

- Tôi uống rượu, nhìn thấy cái chén này lại sực nhớ đến người anh

em bạn thân của tôi ngày trước, cũng vì uống rượu bằng chén hạt

mít mà chết oan!

- Sao lại thế?

- Tại chén nhỏ quá, anh ta vô ý nuốt cả chén, cho nên chết hóc.

Chủ nhà hiểu ý, vội lấy chén to ra thay chén hạt mít.

2. Cưỡi ngỗng mà về

Nhà nọ có khách xa đến chơi. Trong vườn đầy gà, vịt, ngan,

ngỗng, nhưng chủ nhà cứ phàn nàn:

- Chẳng mấy khi bác đến nhà chơi, mà nhà lại không có thức gì

thết đãi tử tế, thật lấy làm ân hận quá!

Ông khách mới bảo:

- Tôi có con ngựa đấy, bác đem làm thịt, anh em ta cùng đánh

chén cho vui, mấy khi anh em gặp nhau!

Chủ nhà hỏi:

- Thế nhưng, đường xa, khi về bác đi bộ thế nào được?

Ông khách bảo:

- Khó gì việc ấy! Rồi bác xem trong đàn ngan, ngỗng, gà, vịt

ngoài vườn, có con nào lớn, bác cho tôi mượn một con cưỡi về

cũng được!

3. Con đã tính rồi

Có một anh học trò rất hà tiện, một hôm nhà thầy có giỗ, anh ta ra

chợ mua mấy cái bánh đa về, đưa sang nhà thầy gọi là lễ cúng.

Khi đi, anh ta mang theo một con gà sống. Thầy nói:

- Con bầy vẽ làm gì cho tốn kém!

Trò trả lời:

- Có bày vẽ gì đâu! Chỉ có mấy cái bánh đa thôi ạ! Con đã tính rồi.

Ăn bánh đa thế nào cũng rơi vãi. Con mang gà theo là để nó nhặt

những mảnh rơi vãi, xong con sẽ mang về!

4. Cho nó chết khát

Một anh nhà giàu kia,, bữa cơm không dám mua thức gì ăn, cứ

treo một con cá bằng gỗ lơ lững giữa nhà, dặn các con khi ăn cơm

thì nhìn lên con cá ấy, chép miệng một cái, rồi hãy và cơm, cũng

coi như được ăn cơm với cá rồi.

Ðứa con út mới lên bốn tuổi, háu ăn, nhìn lên con cá, chép miệng

mấy cái liền, mới và cơm. Thằng bé lên sáu trông thấy, mách bố:

- Bố ơi! Em nó tham ăn quá, nó chép miệng những mấy cái mới

và cơm đấy, bố ạ!

Anh ta mắng:

- Cứ để cho nó ăn mặn, sẽ chết khát cho mà xem!

5. May quá

Có anh tính hà tiện, một hôm đi chân không ra đường, vấp phải

hòn đá, ngón chân chảy máu ròng ròng. Thế mà anh ta không

phàn nàn gì cả, lại còn nói:

- May cho mình thật!

Người qua đường lấy làm lạ, hỏi:

- Anh vấp toạt chảy máu chân ra thế kia, mà bảo còn may là thế

nào?

- May là tôi không đi giày, không thì rách mũi giày rồi còn gì?

6. Tiếc da cọp

Hai cha con người nọ vào rừng đi săn. Người cha bị cọp vồ, tha

đi. Người con sãn khẩu súng trong tay, đạn đã lên nòng, giơ lên

định bắn cứu cha. Người cha vội kêu lên:

- Nhằm chân nó mà bắn, kẻo bắn trúng mình nó thì hỏng tấm da,

bán không còn được giá nữa.

7. Xem ngày

Người nọ hay tin nhảm, làm việc gì cũng xem ngày. Một hôm,

mái nhà anh ta sập xuống, hàng xóm xúm lại đỡ ra cứu anh ta

đang bị mái nhà úp lên đầu. Anh ta vội ngoi đầu ra, nói to:

- Khoan đã! Khoan đã! Bà con hãy xem hộ tôi hôm nay có phải

ngày tốt không đã. Nếu ngày xấu thì để ngày khác vậy!

8. Tin nhảm

Nhà kia nuôi gà, bị chồn bắt mất nhiều, gài bẫy, đánh bả hoài vẫn

không được. Có thầy phù thuỷ biết nhà này hay tin nhảm, bèn đến

gạ:

- Chồn bắt mất nhiều gà lắm hử? Muốn trị tôi trị cho.

Chủ nhà bằng lòng. Thầy dặn:

- Ngày mai, bày một thúng gạo nếp, một rá đậu xanh đồ lên, tôi sẽ

đến làm một mâm bánh cúng thần chồn!

Hôm sau, thầy đến, lấy sôi nặn đủ loại chồn, chồn lớn, chồn bé,

chồn mẹ, chồn con rồi nặn một con thật to để giữa mâm, gọi là

Thần Chồn. Thầy bưng mâm bánh đặt lên bàn thờ, bảo chủ nhà ra

lạy, còn thầy thì đứng cầm thẻ hương ở tay niệm thần chú:

"Chồn đèn, chồn cáo, láo nháo ăn gà, tao chẳng có tha, tao tra vào

đãy!"

Vừa đọc, vừa bắt từng con bỏ vào đãy. Vợ chủ nhà trông thấy, tiếc

của cũng khấn:

"Chồn nào chồn nấy, tôi cũng lấy một con."

Rồi lấy luôn con chồn to nhất giữa mâm, đi vào nhà.

9. Phù thủy sợ ma

Vợ thầy phù thủy hỏi chồng:

- Nhà có bao giờ sợ ma không?

Thầy vênh mặt lên đáp:

- Hỏi thế mà cũng hỏi! Ðã có phép trừ tà tróc quỷ thì sao còn sợ

ma nữa?

Mộ hôm, thầy đi cúng về, trời tối, người vợ nấp trong bụi cầm bát

than hồng hoa lên, dọa. Thầy vội bắt quyết, niệm thần chú. Nhưng

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam, Phần 11 - VN Thu quan

4 of 4 8/21/2007 9:37 PM

đốm lửa lại quay tròn hơn trước. Hoảng quá, thầy quăng đãy, chạy

vắt chân lên cổ. Người vợ mang cái đãy về, giấu không cho chồng

biết. Hôm sau, chị ta dọn xôi thịt để trong đãy cho chồng ăn. Thầy

nhìn vào mâm, lẩm bẩm:

- Quái, thủ giống thủ... xôi giống xôi...

Người vợ cười, nói:

- Thủ chẳng giống thủ, xôi chẳng giống xôi thì cái gì? Hay là

giống con mà hôm qua!

10. Thầy bói lạc đường

Một ông thầy bói đi lạc đường, hỏi thăm khách qua đường. Người

ấy bảo:

- Thầy đi bói thì phải biết đường chứ? Thế lúc đi, thầy không bói

à?

Ông thầy bói trả lời:

- Tôi đã bói rồi đấy chứ! Trong quẻ, ngài dạy: cứ hỏi khách qua

đường thì biết

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Phần 12

1. Ðậu phụ cắn nhau

2. Chết cũng không chừa

3. Không xu nịnh

4. Khéo tán

5. Quan lớn nhân đức thật

6. Chiêm bao tháy chết một ngàn năm

7. Con vịt hai chân

8. Nhà giàu than vãn

9. Sanh cả mình con

10. Trả nợ

1. Ðậu phụ cắn nhau

Sư cụ xơi thịt cầy vụng ở trai phòng. Chú tiểu biết, hỏi:

- Bạch cụ, cụ xơi gì đấy ạ?

Sư cụ đáp:

- Chỉ có mấy miếng đậu phụ.

Lúc ấy có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng. Sư cụ hỏi:

- Cái gì ngoài cổng thế?

Chú tiểu đáp:

- Bạch cụ. Ðậu phụ chùa cắn đậu phụ làng đấy ạ!

2. Chết cũng không chừa

Một người đi truyền giáo nói những là tô tượng, đúc chuông làm

cầu làm nhà thờ, kỳ thực được đồng nào, bỏ vào túi hết. Lúc chết

xuống âm phủ, Diêm Vương bắt bỏ ngục tối. Anh ta vừa bước

vào cửa ngục, đã bảo những người bị giam trong ngục:

- Các người ở đây tối thế này mà chịu được à? Mỗi người cùng

cho ít nhiều, tôi sẽ thuê mở một cái cửa sổ thật to thông lên trên

trời cho nó sáng ra chứ!

3. Không xu nịnh

Một người giàu thích xu nịnh, nói với một người nghèo:

- Tao giàu có, sao mày không xu nịnh tao?

Người kia nói:

- Ông giàu mặc ông, việc gì đến tôi mà tôi phải xu nịnh?

Người giàu bảo:

- Thế thì tao chia cho mày một nửa gia sản của tao, mày xu nịnh

tao nhé?

Người kia nói:

- Tôi được nửa gia sản ông, tôi giàu bằng ông rồi, còn phải xu

nịnh ông làm gì nữa!

Người giàu lại bảo:

- Tao cho mày cả gia sản, hẳn mày phải xu nịnh tao chứ?

Người kia nói:

- Lúc đó thì ông xu nịnh tôi mới phải!

4. Khéo tán

Một ông quan thích thơ nôm, có thầy đề khéo tán. Hễ làm được

bài thơ nào, quan lại gọi thầy vào đọc cho nghe. Một hôm, quan

gọi vào, bảo:

- Tôi mới làm một cái chuồng chim sau tư thất, nhân thể, có làm

một bài thơ tứ tuyệt, đọc thầy nghe, có được không?

- Dạ, xin quan cứ đọc!

Quan vừa gật gù, vừa ngâm:

Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời,

Ðứa thì bay bổng đứa bay khơi,

Ngày sau nó đẻ ra con cháu,

Nướng chả băm viên đánh chén chơi!

Thầy đề nức nở khen:

- Hay lắm! Xin quan đọc lại từng câu cho tôi được thưởng thứ hết

cái hay của bài thơ!

Quan đọc lại:

Bốn cột chênh vênh đúng giữa tời,

Thầy tán:

- Hay! Tôi nghiệm như câu này, có lẽ quan sẽ làm đến chức tứ trụ,

chứ không phải vừa. Khẩu khí lộ ra đấy.

Quan đọc tiếp:

Ðứa thì bay bổng đứa bay khơi,

Thầy tán:

- Như thế thì việc thăng quan tiến chức của ngày thật không lường

được!

Quan lại đọc:

Ngày sai nó đẻ ra con cháu,

Thầy tán:

- Hay tuyệt! Ngày sẽ con đàn cháu đống. Bài thơ có hậu.

Quan đọc tiếp:

Nướng chả băm viên đánh chén chơi!

Thầy ngập ngừng một chút rồi khen:

- Hay quá! Về sau, ngày tha hồ phong lưu phú quý, lại được

hưởng cảnh an nhà, tự do tự tại.

Quan nở mũi, đắc chí, rung đùi, sai lính dọn rượu mời thầy đề

cùng uống để thưởng thức thài làm thơ của mình.

5. Quan lớn nhân đức thật

Có người hay nói nịnh, một hôm đến thăm quan huyện, vừa vào

dinh, đã khen rối rít:

- Quan lớn là người nhân đức, thú dữ trong vùng này cũng phải

lánh di nơi khác... Hôm qua, vừa đến địa hạt ta, tôi nhìn tận mắt

thấy cọp kéo nhau từng bầy đi sang huyện bên cạnh.

Quan nghe cũng chói tai, nhưng vẫn gượng cười. Một lúc, dân tới

báo quan: đêm qua cọp bắt mất ba mạng người, xin quan đưa lính

về trừ đi. Quan huyện quay lại hỏi khách:

- Sao ngài bảo trông thấy cọp bỏ đi cả rồi?

Người kia bí quá, nói liều:

- Chắp quan huyện bên cạnh cũng nhân đức chẳng kém quan lớn,

nên chúng nó không có chỗ trú chân, đành phải quay lại vậy.

6. Chiêm bao thấy chết một ngàn năm

Một anh có tính hay nịnh kẻ quyền quý. Một hôm đến nhà ông

quan nọ, nói nịnh:

- Hôm qua, con nằm chiêm bao thấy ngài sống một ngàn năm,

mừng quá, xin sang báo tin ngài rõ.

Ông quan nghe xong, có vẻ buồn rầu, chứ không mừng rỡ như

anh ta nghĩ, nói:

- Sách nói chiêm bao, thấy sống tức là chết, thấy chết tức là sống,

vì con người ta thuộc dương, mà ngủ thuộc âm, âm dương trái

nhau. Anh chiêm bao như thế thì tôi khó toàn vẹn được!

Anh kia sợ quá, vội nói chữa:

- Bẩm, con nhầm đấy ạ! Thật ra là con thấy ngài chết một ngày

năm cơ!

7. Con vịt hai chân

Có thầy đề (thư ký ngày xưa) tính hay nịnh quan, hễ trông thấy cái

gì hơi khác một tí là vơ lấy, tán luôn. Một hôm, quan đang ngồi ở

công đường, thầy đề đứng hầu bên cạnh, trông ra sân thấy con vịt

đứng ngủ, co một chân lên. Thầy liền tìm chuyện, nói:

- Bẩm quan lớn, con vịt...

Không ngờ con vịt thức dậy, buông chân xuống. Quan quay lại

hỏi:

- Con vịt làm sao, thầy?

Thầy luống cuống không biết nói gì, đáp liều:

- Bẩm, con vịt hai chân ạ!

Quan nghe thầy nói vớ vẩn, liền bảo:

- Vịt chẳng hai chân thì mấy chân, hở thầy!

8. Nhà giàu than vãn

Một lão nhà giàu vừa buôn bán vừa cho vay nặng lãi, bóp nặn

từng xu, nhưng lại cứ làm ra vẻ ta đây không thích giàu sang. Một

hôm lão ngồi than thở với bạn:

- Nhiều của cũng chẳng làm gì! Của càng nhiều càng khổ thân mà

thôi.

Người bạn mới bảo:

- Tôi chỉ thấy thiên hạ có của, ít thì mong đựơc nhiều, nhiều lại

mong nhiều hơn, chứ chưa thấy ai phàn nàn như ông bao giờ! Hay

là nếu ông thấy khổ quá thì chia bớt cho tôi?

Lão vội từ chối:

- Ấy chết! Ðâu dám! Tôi có của đã lấy làm khổ rồi, đâu dám làm

khổ lây đến ông!

9. Sang cả mình con

Mùa hè nóng nực, một lão nhà giàu đi chơi về, mồ hôi đầm đìa

như tắm. Lão sai người ở lấy quạt ra quạt cho lão. Người ở cắm

đầu quạt. Một lúc sau, ráo mồ hôi, lão khoái quá, nói:

- Ô, mồ hôi của tao nó đi đâu mất cả rồi nhỉ?

Người ở bỏ quạt xuống, vòng tay thưa:

- Bẩm nó sang cả mình con rồi ạ!

10. Trả nợ

Một anh lúc sống công nợ nhiều quá, lúc chết xuống âm phủ, các

chủ nợ đâm đơn xuống vua Diêm Vương kiện.

Diêm Vương tra sổ thấy quả như vật, mới bắt anh ta hóa kiếp làm

trâu cày trả nợ. Anh ta van xin:

- Con vay chúng nỏ cả thảy có mười quan tiền, nhưng chúng nó

cay nghiệt lắm. Chúng nó bắt nợ mẹ đẻ nợ con, lãi nặng, rồi nhập

vào vốn, con trả bao nhiêu năm trời rồi mà vẫn chưa hết nợ. Nay

hóa làm kiếp trâu, cũng không xong. Xin Diêm Vương cho con

làm bố chúng, may mới trả hết nợ chúng nó được!

Diêm Vương ngạc nhiên hỏi:

- Thế nghĩa là thế nào?

- Làm kiếp trâu chỉ có hạn, còn làm bố chúng nó thì chẳng những

phải lo lắng cho chúng nó suốt đời người, lúc chết, có bạc nghìn,

bạc vạn, cũng để lại cho chúng cả. Lạ__________i còn một nỗi, chúng nó bóp

hầu bóp họng người ta, người ta cứ gọi thằng bố chúng nó ra

người ta chửi. Có như vậy thì may ra con mới trả hết nợ!

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Phần 13

1. Chiếm hết chỗ rồi

2. Bia mộ người giàu

3. Kén rể sang

4. Kén rể giàu

5. Mưu chủ nhà và mưu đầy tớ

6. Chỉ sợ sét của bà

7. Tại ông không hỏi

8. Nói cho có đầu có đuôi

9. Trả thù

10. Con vâng lời ông

1. Chiếm hết chỗ rồi

Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn.

Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:

- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên!

Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:

- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đây.

Người nhà giàu nói:

- Ðã xuống, sao không ở hẳn dưới đấy, còn lên đây làm gì cho bẩn

mắt?

- Thế không ở được nên phải lên. Ở dưới ấy, các nhà giàu chiếm

hết chỗ rồi!

2. Bia mộ người giàu

Một người mới nổi lên giàu có, đã vội chết. Bạn đi dặt tấm bia

dựng trước mộ, ghi công trạng, mới đến ông cử nọ xin cho một

bài thơ kể đức nghiệp người chết. Ông cử nghĩ mãi, thấy không có

gì đáng ghi nhớ cả, chẳng nhẽ để bia trơn, đành làm bài thơ sau:

Ông này lúc mẹ sinh ra,

Lọt lòng ông khóc oa oa,

Mỗi ngày ông nhớn tướng,

Dần dần ông trở về già,

Nay ông đã hóa ra ma!

3. Kén rể sang

Một lão nhà giàu kén rể, một hôm qua đình làng thấy một anh áo

quần lôi thôi bẩn thỉu, vừa đi vừa ngáp gió. Lão chợt thấy vị

Thành Hoàng đứng dậy như để vái chào. Lão nghĩ bụng: "Chắc

anh này có tướng làm quan, to hơn Thành Hoàng, nên Thành

Hoàng mới có vẻ sợ sệt như vậy!" Lão liền gọi về nhà, gả con gái

cho.

Anh này vốn là một thằng nghiện thuốc phiện, nay nhờ nhà vợ,

nên không rách rưới nữa, lại hút đã đời, người trở nên béo tốt.

Lão già muốn khoe rể, bèn thuật lại câu chuyện kia. Họ hàng

không ai tin. Lão về, bảo chàng rể ăn mặc chỉnh tề, rồi đi qua đình

làng cho họ hàng xem. Nhưng lần này, vị Thành HOàng cứ ngồi

chễm chệ trên bệ thờ, không đứng dậy như trước. Họ hàng cười

rộ. Lão mắc cỡ, giận lắm, bước vào đình, hỏi:

- Này ông thầy, sao ngày nọ thằng rể tôi ăn mặc dơ dáy, ngáp lên

ngáp xuống, thì khi nó đi qua đây, ông đứng dậy chào. Còn bây

giờ, nó ăn mặc sạch sẽ như tếê, ông cứ ngồi trơ như khúc gỗ vậy?

Vị Thành Hoàng cười đáp:

- Bây giờ rể nhà ngươi ăn uống dư dật, có tiền hút xách, đi qua

đây thì ta còn sợ gì nữa! Chứ ngày trước, hễ nó lai vãng nơi này

thì ta phải coi chừng, không mất lư hương, cũng mất đôi đèn thờ

bằng đồng để trên hương án. Không đứng dậy đề phòng thì nó

cuỗm mất!

4. Kén rể giàu

Nhà nọ có người con gái đến tuổi lấy chồng, nhưng lão bố chưa

kén được chàng rể nào vừa ý cả. Ai lão cũng chê là nghèo và sợ

người ta moi tiền của lão. Lão bèn đóng một chiếc thuyền chèo

khắp nơi tìm chồng cho con. Ðến vùng nào, lão cũng đỗ lại ít

hôm, dò hỏi.

Có anh nọ biết chuyện, cứ chiều chiều đến mượn thuyền lão, mờ

sáng hôm sau lại trả. Lần nào người con gái ra nhận thuyền cũng

nhặt được năm, mười đồng tiền mốc xanh. Cô ta nói với bố. Lão

đoán "Tiền mốc xanh thì chỉ có tiền chôn! Thằng này ắt đào được

của! Tưởng nó mượn thuyền làm gì, hóa ra để chở tiền." Cô con

gái cũng nghĩ như vậy, tìm cách ve vãn anh ta. Lúc đầu, anh ta

làm bộ thờ ơ, nhưng rồi cũng bằng lòng.

Hai vợ chồng ăn ở với nhau được một đứa con thì vốn liếng người

vợ đưa về hết sạch. Anh ta bảo vợ hãy đến nhà bố mẹ vay tạm ít

nhiều, sau này sẽ trả. Nhưng tiền vay đã nhiều mà chưa thấy anh

ta nói trả đồng nào, lão không cho vay nữa. Bấy giờ anh ta mới

thú thật với vợ là trước kia anh ta chỉ có một quan tiền mà thôi!

Bấy giờ hai bố con mới ngã người ra!

5. Mưu chủ nhà và mưu đầy tớ

Một anh đi ở cho một lão nhà giàu, lão hẹn sau mười năm sẽ trả

tiền công cho. Ðến kỳ hạn. Lão muốn quịt, bèn đưa ra một cái

chăn chiên vừa ngắn vừa hẹp, bảo:

- Mày phải làm sao đắp cái chăn này vừa người tao thì tao trả tiền

công cho. Bằng không thì một là mày về, hai là bàn tay trắng, hai

là mày ở thêm mười năm nữa, sau đó tao trả công cả hai mươi

năm luôn thể.

Nói xong, lão nằm thẳng cẳng ra giữa đường. Người lão vừa dài

vừa to, mà cái chăn thì lại vừa ngắn vừa hẹp, anh đầy tớ cố đắp

mãi không được. Kín đằng đầu thì lại hở đằng chân. Chợt nghĩ ra

tột mẹo, anh ta cầm chiếc chăn trùm lên đầu lão, rồi đắp xuống

quá đầu gối lão. Hai ống chân lão thò ra ngoài, anh ta lấy một cái

gậy vụt tới tấp vào hai đầu gối, Ðau quá, lão co rút chân lại. Thế

là chăn đắp lên người lão vừa khéo!

6. Chỉ sợ sét của bà

Nhà giàu họ nuôi đầy tớ ở trong nhà, bữa nào ăn cơm, bà chủ

cũng xới cho vừa sét ba bát thì thôi. Một hôm, mưa to gió lớn,

sấm sét dữ dội. Bà chủ run lập cập, còn anh đầy tớ thì cứ thản

nhiên như không. Bà ta thấy vậy, hỏi:

- Mày không sợ sét ư?

Anh đầy tớ đáp:

- Tôi không sợ sét của trời, tôi chỉ sợ sét của bà thôi. Cứ mỗi bữa

bà sới cho ba sét cơm, thì tôi đến chết đói mất.

7. Tại ông không hỏi

Có người mời cụ Bá đến nhà chơi. Lúc đi, cụ cho anh đầy tớ theo

hầu. Thấy cụ đến, chủ nhà ân cần hỏi han:

- Ðường xa, cụ đi mệt, tôi lấy làm ái ngại quá!

Cụ Bá aảo:

- Không, từ nhà sang đây, đi xe thì có nhọc nhằn gì!

Anh đầy tớ nhìn cụ, rồi như tiếc rẻ, nói:

- Giá như bấy giờ cụ trả thêm nó độ vài xu nữa, thì ta đến đây còn

sớm hơn nữa kia!

Cụ Bá sầm mặt lại! Anh đầy tớ biết mình lỡ lời, còn chủ nhà thì

cứ tủm tỉm cười. Lúc về nhà, cụ Bá mắng:

- Ai bảo mày chõ mồm vào? Từ giờ trở đi, hễ tao không hỏi mà

mở mồm thì chết với tao!

Một hôm, cụ mời khách. Mọi người đến đông đủ, chỉ thiếu một

ông, chờ mãi chẳng thấy. Cụ sai đầy tớ sang mời lần nữa. Anh ta

đi một chốc, rồi về, lẳng lặng xuống bếp, không nói gì cả. Ðợi

mãi, cụ Bá sốt ruột, tưởng anh đầy tớ chưa đi mời, gọi lên hỏi:

- Mày đã đi chưa?

- Dạ, đã đi rồi ạ!

Cụ Bá tưởng ông kia sắp đến, lại vào ngồi trò chuyện với khách.

Cỗ bàn nguội cả mà vẫn không thấy ông kia sang, cụ Bá bực mình

gọi anh đầy tớ lên, hỏi:

- Mày sang, ôngấy bảo thế nào?

- Dạ, ông ấy xin kiếu vì bị cảm sốt, ạ!

Cụ Bá giận quá, mắng:

- Sao nãy giờ mày không nói?

- Bẩm, cụ có hỏi con đâu ạ!

8. Nói cho có đầu có đuôi

Một lão nhà giàu có anh đầy tớ tính bộp chộp, thấy gì nói nấy, gặp

đâu nói đó, không suy nghĩ chín chắn. Lão gọi anh ta, bảo:

- Mày tính bộp chộp lắm, ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người

ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày, nói cái gì phải cho rõ ràng, có

ngành có ngọn, nghe không?

Anh đầy tớ vâng dạ. Mộ hôm, lão mặc bộ đồ tơ mới may, sắp sửa

đi chơi, đang ngồi hút thuốc, thì thấy anh dầy tớ đứng chấp tay,

trịnh trọng nói:

- Bẩm ông, con tằm nó ăn dâu, nhả ra tơ, người ta mang tơ bán

cho thợ dệt, thợ dệt dệt thành từng tấm lụa, ông đi mua về may

thành áo. Hôm nay, ông mạc vào, ông hút thuốc, tàn thuốc áo rời

vào áo ông, và áo ông đang cháy.

Lão giật mình, nhìn xuống, thì áo đã cháy một miếng to bằng bàn

tay rồi.

9. Trả thù

Có chú bé đi học may, gặp phải người thợ cả ác, đánh chửi cả

ngày. Chú bé tức quá, nhưng chẳng biết làm sao, phải chịu khổ

mà học lấy nghề làm ăn. Một hôm, nhà nọ sắp có đám cưới, mới

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam, Phần 13 - VN Thu quan

5 of 6 8/21/2007 9:37 PM

gọi người thợ cả lại cắt quần áo cho cô dâu. Chú liền nẩy ra một ý

để báo thù, liền đến nhà nọ bảo:

- Xin thưa trước để ông biết: ông ta có chứng điên đấy, hễ cơn

điên nổi lên là bạ ai cũng cắn!

Việc thì gấp, ngày cưới đã đến nơi mà quanh làng chỉ có mỗi

người thợ may ấy là may khéo. Nghe chú nói thế, chủ nhà khó

nghĩ quá, mới hỏi lại:

- Thế những lúc ông ta nổi cơn điên thì làm thế nào?

- Dạ, hễ ông ta sắp giở chứng là tôi biết ngay, tôi liệu trước.

- Chú làm sao?

- Hễ khi nào ông ta hai tay đập đập xuống chiếu là tôi biết ông ta

sắp nổi cơn, tôi lấy một thanh củi phang cho một hòi, thế là khỏi.

Chủ nhà biết vậy, yên trí gọi người thợ may đến, và dặn người nhà

để sẵn mấy thanh củi phòng khi xẩy chuyện.

Hôm đầu, người thợ cả đến làm, không xẩy ra việc gì cả.

Sáng hôm sau, vừa may được một chiếc áo thì thấy ông ta, hai bàn

tay cứ đập xuống chiếu, nhìn nhìn ngó ngó quanh quất trên mặt

chiếu như người mắc bệnh tâm thần. Nhà chủ tưởng cơn điên ông

ta sắp nổi lên liền bảoo người nhà vác củi phang cho một trận.

Người thợ may chẳng hiểu mô tê gì cả, bị đánh bất thình lình, kêu

vang lên. Càng kêu, họ càng tưởng là điên, càng đánh túi bụi. Ðến

khi ông ta nằm đờ ra, họ mới thôi.

Thì ra chú bé đã giấu cây kim của ông ta, ông mất kim, đạp tay

xuống chiếu là tìm kim đấy!

10. Con vâng lời ông

Một ông nhà giàu có việc phải đi vắng, bảo người đầy tớ trông

nhà, dặn:

- Mày ở nhà phải trông coi cái chân giò tao mua về treo đó, với

con gà trống thiến nhốt trong chuồng, kẻo chó mèo nó tha đi nghe.

Và chỉ vào hai ve rượu:

- Còn hai ve này là thuốc độc để bẫy chuột. Uống chết đấy!

Người chủ đi rồi, anh đầy tớ ở nhà bắt con gà trống thiến là thịt,

luộc chân giò lên, đánh chén. Lại lấy hai ve rượu ra uống hét, say

mèm. Khi ông chủ về, thấy người đầy tớ nằm dưới đấy, hơi men

nồng nặc, liền đánh thức đậy, hỏi gà, chân giò và hai ve kia đâu,

thì người đầy tớ khóc mà thưa rằng:

- Con vâng lời ông ở nhà coi nhà, chẳng may con mèo tha mấy

chân giò, còn chó thì cắp con gà trống thiến chạy mất. Con sợ ông

mắng, nên con lấy hai ve thuốc độc uống cho chết đi. Nào ngờ

vẫn chưa chết.

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Phần 14

1. Ðừng nói nữa mà tao thèm

2. Quan không bằng người đàn bà dốt

3. Xử kiện giỏi

4. Người thợ may lành nghề

5. Mẹo quan

6. Tiễn Quan

7. Thơ vịnh con chó

8. Trung thần nghĩ sĩ

9. Thần bia trả nghĩa

10. Bạn quan

1. Ðừng nói nữa mà tao thèm

Trên dương thế có một con lợn bị đem ra giết thịt. Hồn nó về kêu

với Diêm Vương. Diêm Vương hỏi:

- Nỗi oan ức của nhà người như thế nào, hãy nói rõ đầu đuôi ta

nghe?

- Dân họ bắt con làm thịt.

- Ðược rồi! Hãy khai rõ ràng. Họ làm thịt như thế nào?

- Dạ, trước hết họ trói con lại, đè ngửa con chọc tiết. Xong đổ

nước sôi lên mình con, cạo lông.

- Rồi sao nữa?

- Cạo sạch rồi, họ mổ ra. Thịt con, họ cắt từng miếng, xương họ

chặt nhỏ, bỏ vào rổ. Rồi thì bắc chảo đổ mỡ, phi hành thật thơm,

thêm mắm muối, xào lên.

- Thôi, thôi! Ðừng nói nữa mà ta thèm!

2. Quan không bằng người đàn bà dốt

Có anh lính đi xa, nhân có bạn bè ghé thăm, nhờ bạn đem về cho

vợ ở nhà một trăm quan tiền và một bức thư. Giữa đường, anh

bạn tò mò giở thư ra xem. Không thấy biên số tiền gửi bao nhiêu,

chỉ thấy vẽ bốn con chó, một cái hình bát quái, hai con dê, và một

cái chũm chọe, anh ta mới nẩy ra ý ăn bớt. Về đến nơi, anh ta chỉ

giao cho vợ bạn bức thư và bốn chục quan tiền

Người vợ xem thư, biết thiếu tiền, bèn lên quan nhờ phân xử.

Quan hỏi:

- Chồng chị gửi người ta bốn mươi quan tiền, người ta mang về

tận tay, còn kiện cáo gì nữa?

Người vợ nói:

- Bẩm quan lớn! Anh ta ăn bớt ạ! Chồng con gửi cho những một

trăm quan kia ạ!

- Sao chị biết?

- Bẩm quan lớn! Thư chồng con viết rành rành ra đấy, xin quan

lớn xem thư sẽ rõ.

Quan giở bức thư quái lạ kia ra xem, không hiểu gì cả, liền hỏi:

- Thế là thế nào? Bức thư không có chữ nghĩa gì cả, sao chị biết

chồng chị gửi một trăm quan?

- Bẩm quan lớn, chồng con biên rõ ràng ra đấy. Bốn con chó là tứ

cẩu, cẩu là cửu, bốn chín ba sáu. Bát quái, tám quẻ, mỗi quẻ tám

gạch, tám tám sáu tư. Ba mươi sáu với sáu mươi tư, chả là một

trăm quan đó sao?

Quan cho là phải, bắt anh kia trả số tiền kia. Nhưng quan còn thắc

mắc, hỏi:

- Thế hai con dê và cái chũm chọe kia là ý thế nào?

Chị kia xấu hổ, hai má đỏ ửng, mỉm cười, không nói. Quan hỏi

mãi mới thưa:

- Bẩm quan lớn, không có ý gì cả ạ! Nhà con vẽ đùa đấy thôi.

- Ðùa thế nào, phải nói ra!

- Bẩm quan lớn, hai con dê và cái chũm chọe là nhà con hẹn với

con rằng đến tết trùng dương thì nhà con sẽ về thăm nhà ạ!

Bấy giờ quan mới nhận thấy mình không sáng ý bằng người đàn

bà không học hành gì cả!

3. Xử kiện giỏi

Có ông quan huyện nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm hai anh mang

nhau đến kiện quan. Anh nọ biết mình đuối lý, hối lộ quan một

lạng vàng để quan xử cho mình được kiện. Anh kia cũng nghĩ

mình chưa chắc đã được kiện, hối lộ quan hai lạng vàng. Khi đưa

ra xử, quan nói:

- Xét ra, chúng mày đều phải cả. Nhưng thằng này phải bằng hai

thằng kia, nên thằng này được kiện!

Anh kia được kiện vui mừng, anh thua kiện cũng vui mừng vì

quan nói anh ta cũng phải.

4. Người thợ may lành nghề

Một ông quan đến hiệu thợ may, may một kiểu áo để tiếp khách.

Biết quan xưa kia nổi tiếng cúi người trên, hách dịnh với người

dưới, người thợ hỏi:

- Xin quan lớn cho biết ngài may kiểu áo này để tiếp hạng người

nào ạ?

Quan cau mày lại, gắt:

- Nhà ngươi muốn biết như thế để làm gì?

Người thợ liền đáp:

- Thưa ngài, con hỏi thế để may cho vừa. Ngài mặc hầu quan trên

thì vạt đằng trước phải ngắn một tấc, còn ngài mặc để tiếp dân

đen thì vạt sau phải ngắn một tấc.

Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là phải, truyền:

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

5. Mẹo quan

Một ông quan vừa đến nhậm chức, liền bảo hiệu vàng đem dến

cho ngài. Chủ hiệu muốn mua chuộc quan để sau này có việc gì

quan che chở cho, mới bẩm:

- Vàng, một lượng thực giá sáu chục đồng, nhưng quan lớn thì trả

một nửa cũng được.

Quan cầm hai lạng vàng xem, rồi ung dung bỏ một lạng vào tú.

Chủ hiệu tưởng quan chỉ mua có một lạng, còn lạng kia trả lại,

nên khi quan đi vào tư thất, bỏ vàng vào tủ, anh ta vẫn đứng đợi

quan trả tiền. Hồi lâu, quan đi ra, nói:

- Mua bán xong rồi, anh về được rồi đấy!

Chủ hiệu vàng đáp:

- Con chờ quan trả tiền cho con.

Quan bảo:

- Tiền đã trả rồi, còn đòi gì nữa?

Chủ hiệu vàng đáp:

- Hai lạng, quan trả lại một lạng, lấy một lạng.

Quan nổi giận mắng:

- Nhà ngươi lạ thật! Nhà người bảo ta trả một nửa cũng được. Ta

mua hai lạng, nhưng chỉ lấy một, chẳng phải đã trả một nửa là gì?

6. Tiễn quan

Một ông quan ăn tiền rát quả. Có giấy dổi quan đi nơi khác. Ðợi

mãi chẳng thấy ma nào đến tống tiễn cả, bà quan gọi nha lại vào,

trách:

- Dân tình ở đây sao mà bạc thế! Quan phụ mẫu sắp đổi đi nơi

khác mà chẳng đứa nào lên tiễn chân cả!

Nha lại thưa:

- Bẩm bà lớn, cả hàng huyện đã sắp sẵn lễ tiễn quan đầy đủ rồi

đấy ạ!

Bà huyện mừng rỡ, hỏi:

- Họ lễ gì thế các thầy?

Nha lại ân cần thưa:

- Bẩm, toàn gạo và muối...

7. Thơ vịnh con chó

Có anh học trò nhỡ độ đường, vào huyện ăn xin, nói là học trò

nghèo. Quan huyện vốn trước cũng là học trò nghèo, thương hại

bảo:

- Có phải anh học trò thì ta ra đề "Con chó" cho mà làm, làm

được, sẽ có thưởng.

Anh học trò nghĩ một hồi lâu đọc:

Thoạt thấy chủ về, ngoe nguẩy theo,

Thương ôi! con chó ngỡ con mèo!

Quan huyện nghe, phán:

- Ðược, được, khá đấy! Học trò khá thật! Thơ không hay lắm,

nhưng được cái đúng vần.

Liền thưởng cho một quan tiền. Anh ta lạy tạ mang tiền ra về.

Giữa đường, gặp một anh học trò khác. Anh này hỏi:

- Tiền đâu mà nhiều thế?

Anh kia kể hết đầu đuôi. Anh này liền vào huyện, cũng nói học trò

nghèo, nhỡ độ đường. Quan huyện cũng ra thơ cho làm. Cũng đầu

đề "Con chó." Anh ta mừng quýnh, tưởng chuyến này ăn chắc,

liền đọc:

Thoạt thấy chủ nhà, ngoe nguẩy thời,

Thương ôi, con chó ngỡ ông trời!

Quan huyện nghĩ anh này ám chỉ mình, tái mặt, sai lính đánh mấy

chục roi, đuổi ra.

8. Trung thần nghĩa sĩ

Hai ông lão ngồi nói chuyện, trước nói chuyện ruộng nương, mùa

màng, sau đến chuyện chính sự, tư cách quan trong địa hạt mình

như thế nào. Một ông nói:

- Tôi xem, các quan ở địa hạt ta đều là những bậc trung thần nghĩa

sĩ cả!

Ông kia nói:

- Làm sao mà ông biết? Ông bằng cứ vào đâu?

- Rõ ràng ra đấy, ai có mắt mà nhìn không thấy! Tôi đi xem tuồng,

thấy bao nhiêu vai nịnh đều mặt trắng như vôi, mà các quan ở địa

hạt ta thì chẳng ông nào mặt trắng cả. Ông nào mặt cũng đỏ gây,

người thì béo tốt, da dẻ hồng hào. Không phải trung thần nghĩa sĩ

thì là gì?

9. Thần bia trả nghĩa

Có một ông quan võ, lúc nào cũng đeo khẩu súng bên hông,

nhưng bắn rất dở. Có cái bia sau nhà, đứng cách có chục bước mà

tập mãi, vẫn chưa trúng được phát nào. Có lệnh gọi ra đánh giặc ở

biên thùy, ông ta mang lính đi.

Vừa ra trận buổi đầu, đã thua. Quan bỏ mặc lính đấy, chạy tháo

thân. Sắp cùng đường, bỗng có một vị thần ở đâu hiện ra, cõng

quan chạy vào rừng. Biết mình đã thoát chết, quan mới hoàn hồn,

hỏi vị thần kia:

- Xin cho biết ngày ở đâu? Chẳng hay vì sao lại có lfong tối cứu

tôi như vậy?

Vị thầy trả lời:

- Ta là Thần Bia ở trong vường nhà ông! Trong bấy nhiêu năm,

ông nhân đức nên ta mới sống đến ngày nay. Bây giờ ông lâm

nạn, ta cứu ông là để ơn trả nghĩa đền.

10. Bạn quan

Có hai anh kết nghĩa đèn sách. Một anh gặp may thi đỗ, ra làm

quan liền trở mặt. Bạn đến thăm nhiều lần, lần nào cũng cho lính

ra bảo, khi thì ngài giấc, ngài ngơi, khi thì ngài bận việc quan,

không tiếp. Năm bảy phen như thé, anh này giận lắm.

Một hôm, anh ta mua một con lợn, quay vàng, đẻ lên mâm, bưng

tới. Lính vào bảm. Một lát, trở ra niềm nở mời vào. Vào đến nơi,

quan chào hỏi vồn vã, rồi gọi lính mang trầu nước ra. Anh bạn

cầm lấy miếng trầu, đút vào miệng con lợn, vái nó mấy vái mà

khấn rằng:

- Tao trả ơn mày! Nhờ mày tao mới lọt được vào cửa quan để nhìn

lại mặt người bạn cũ!

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Phần 15

1. Dàn hoa thiên lý nhà tôi cũng sắp đổ

2. Kẻ trộm, gái đĩ và thầy thuốc

3. Chuyện muỗi

4. Xa lắm

5. Thân hình hấp dẫn

6. Cười thầm

7. Hiểu lầm hay đùa dai

8. Ðông và Tây

9. Không thể được

1. Dàn hoa lý nhà tôi cũng sắp đổ

Một thầy đề chẳng biết làm sao bị vợ cào cấu sứt cả mặt. Khi đến

công đường, quan huyện thấy, mới hỏi:

- Sao mặt thầy lại xây xát ra thế kia?

Thầy đề thưa:

- Bẩm chiều hôm qua, con ngồi chơi hóng mát, cái giàn hoa lý nó

dổ xuống, xuýt nữa thì khốn!

Quan không tin, hỏi lại:

- Thầy dối tôi. Chắc hôm qua vợ thầy lại cào cho thầy đấy chứ gì?

Thầy cứ nói thật đi rồi tôi sai mấy tên lính lệ lôi cổ ra đây trị thẳng

tay. Nếu không thì được đằng chân lấn đằng đầu cho mà xem!

Quan bà đứng trong tư thất, nghe quan ông nói vậy, giận lắm,

hầm hầm bước ra. Quan ông thấy bóng quan bà, líu cả lưỡi, bảo

thầy đề:

- Thôi... thôi... thầy tạm lui. Giàn hoa lý nhà tôi cũng sắp đổ!

2. Kẻ trộm, gái đĩ và thầy thuốc

Quỷ sứ bắt ba hồn trê ndương thế về nộp Diêm Vương. Diêm

Vương phán hỏi:

- Chúng bây khi sống làm nghề gì?

Hồn tên ăn trộm thưa:

- Con nghèo lắm, không có của cải mà bố thí, nên phải thí công,

đêm nào cũng đi xem nhà ai bỏ quên cái gì thì con đem về cất

giấu cho họ.

Diêm Vương khen:

-Nguơi chịu khó với đời, cho ngườii đầu thai làm quan lớn!

Hồn gái đĩ tâu:

- Con từ nhỏ đến lớn không có chồng, nhưng tính lại hay thương

người, nhất là những người đàn ông góa bụa. Ai đến, con cũng

tiếp đãi như chồng!

Diêm Vương khen:

- Ngươi thật có lòng nhân đức, cho ngươi đầu thai làm bà lớn!

Hỏi đến thầy thuốc thì hồn nói:

- Con không có lòng nhân đức như hai người kia. Chỉ biết rằng ở

dương thế, con cứu chữa được nhiều người khỏi bệnh tật.

Diêm Vương nổi giận đùng đùng, mắt:

- Thì ra những khi ta sai quỷ sứ lên dương thế bắt hồn về, chính

mi đã làm cản trở lệnh ta! Ðem bỏ vạc dầu!

Hồn thầy thuốc quỳ lậy, vừa khóc vừa nói:

- Xin Ðại Vương đình cho một đêm, để con về bảo con trai đi ăn

trộm, con gái con đi làm đĩ, chớ làm chuyện phúc đức mà bị bỏ

vạc dầu!

3. Chuyện muỗi

Một anh muỗi đi xa vè tìm thăm anh bạn thân. Gặp anh ta đang ba

hoa đấu láo với mọi người, lấy làm lạ hỏi:

- Này anh... Trước đây anh ít nói lắm mà sao bây giờ đổi tính vậy?

- Chẳng hiểu nữa... Từ khi tôi đốt nhằm một chánh khứa!

4. Xa lắm

Một người cụt tay bước vào quán nước:

- Ông bán cho một ly cam tươi.

Người bán hàng vào trong một lát rồi trở ra với ly cam tươi đầy

ấp. Ông khách tàn phế nói:

- Tôi bị cụt cả hai tay, phiền ông cầm giúp ly cam cho tôi uống

được không?

Người bán hàng hớn hở:

- Ðược! Ðược! Ông để tôi giúp ông mà! Trời bắt ông tội nghiệp!

Khi uống hết ly nước, ông khách nói thêm:

- Bây giờ phiền ông lấy khăn tay trong túi quần tôi lau hộ cái

miệng tí nhé!

Người bán hàng làm theo lời khách. Ông khách tỏ vẻ hài lòng thở

phào một cái rồi nói tiếp:

- Bây giờ xin ông vui lòng móc hộ cái bóp ở túi sau ông mở ra và

tính tiền giùm.

Sau khi lấy đủ tiền người bán hàng bỏ trả lại vào túi quần ông

khách, ông khách cảm ơn chủ quán:

- Què cụt như tôi nghĩ lắm lúc thật khổ. Ði đâu làm việc gì cũng

phải nhờ người khác. Gặp người dễ tính như ông thật là may mắn.

Tôi cám ơn nhiều lắm. À, xin lỗi ông nhà có cầu tiểu không nhỉ?

Người bán hàng trợn mắt lên trả lời vội vã:

- Thưa, nhà này chật chội quá nên tôi không có xây cầu tiểu. Phiền

ông đi theo con đường này bỏ qua độ hai dẫy nhà thì tới cầu tiểu

công cộng.

5. Thân hình hấp dẫn

Một thiếu phụ đang làm cơm trong bép. Có tiếng gõ cửa. Bà bỏ

dở nồi cơm chạy ra. Một người đàn ông gật đầu chào lễ phép rồi

hỏi:

- Thưa bà, bà có nghĩ rằng bà có một thân hình rất đẹp và khêu

gợi hay không?

Bị hỏi một câu quá bất ngờ, người đàn bà sững sờ trong giây lát.

Khi đã bình tĩnh trở lại bà liền đóng xập cửa lại không thèm trả

lời. Chiều hôm sau lại có tiếng gõ cửa. Vẫn người đàn ông hôm

trước, vẫn câu hỏi cũ. Thiếu phụ lại trả lời bằng thái độ lặng

thinh. Câu chuyện đó diễn ra suốt một tuần lễ liền. Người đàn bà

không chịu nổi nữa bèn kể đầu đuôi với chồng để tìm cách đối

phó. Người chồng hôm sau èn nấp sau cánh cửa khi nghe tiếng gõ

cửa. Người vợ mở cửa:

- Chào bà, bà có nghĩ rằng bà có một thân hình rất đẹp và khêu

gợi hay không?

Yên chí có chồng đứng sau cánh cửa, người đàn bà trả lời mạnh

bạo:

- Ðứng, như vậy thì có sao không?

- Thưa, nếu vậy xin bà nói giùm với ông nhà là hãy xài đồ nhà chớ

đừng sang ve vãn vợ tôi nữa.

6. Cười thầm

Một hành khất chìa nón trước cửa nhà một bà nhà giàu:

- Thưa bà, nhà cháu mất một chân.

Bà nhà giàu đáp:

- Có thể lắm, nhưng tại sao anh lại tưởng chân anh mất ở đây?

7. Hiểu lầm hay đùa dai

Một ông khách gọi điện thoại đặt mua một vòng hoa phúng đám

tang với hàng chữ như sau: "Hãy yên nghĩ, sẽ gặp nhau."

Một lát sau, ông ta lại gọi điện thoại cho chủ tiệm hoa và dặn

thêm:

- Làm ơn viết thêm chữ "trên trời" nếu còn chỗ.

Ngày hôm sau, ông khách nhận được vòng hoa và đọc thấy hàng

chữ sau: "Hãy yên nghỉ, sẽ gặp nhau trên trời, nếu còn chỗ."

8. Ðông và Tây

Một nhà văn hào tây phương có nói: "Ðông là Ðông, Tây là Tây.

Ðông và Tây không bao giờ gặp nhau."

Nhà văn Phùng Tất Ðắc của Việt Nam cũng đã viết một câu

chuyện vô lý về Ðông và Tây. Người phương Tây khi gặp nhau thì

bắt tay nhau, người phương Ðông thì tay mình lại bắt tay mình.

Tây ăn súp trước, ta ăn canh sau. Ta cắt trái cây hay gọt khoai,

quay lưỡi dao ra, Tây quay trở vào... Ôi! Còn một ngàn lẻ một thứ

mà Ðông và Tây chẳng có thể bao giờ lại gặp nhau.

Nhưng nói về cái cười thì Ðông và Tây ưa gặp nhau lắm. Cái cười

đã đi và chuyện quốc tế, trừ những chuyện cười mà người ta thích

dùng lối chơi chữ... "Tiên sinh dã tả ra trong một bài văn"... ấn

công sắp lầm chữ t thành chữ i, có thể thành một chuyện cười,

nhưng nếu dịnh sang tiếng ngoại quốc thì bất khả tiếu.

Nhưng cũng có nhiều chuyện cười mà Ðông Tây gặp nhau một

cách bất ngờ. Cái hóm hỉnh của phương Ðông và cái láu cá của

phương Tây, hai cái như hai răng cưa, ăn khớp với nhau lắm.

Sau đây là hia chuyện:

Trong một bệnh xá, một phòng có ba người. Ba giường nằm song

song với nhau, có ba anh bệnh nân nằm. Mỗi ngày bác sĩ đi khám

bệnh một lần.

Ba ngày trôi qua... Tới ngày thứ tư, bác sĩ vừa đến thì anh nằm

giưòng thứ ba năn nỉ với bác sĩ đỏi ra nằm giường ngoài cùng.

Bác sĩ lấy làm lạ, hỏi:

- Nằm giừờng nào mà không được. Tôi khám bịnh thì ai cũng vậy,

đâu có phải là khám giưưòng thứ nhất kỹ hơn giưòng thứ ba đâu.

Bệnh nhân mếu máo:

- Dạ, thưa bác sĩ, không phải như vậy. Anh nằm giường thứ nhất

mắc bệnh lậu, anh nằm giường thứ hai mắc bệnh trĩ. Còn tôi thì

đau cổ họng... Mỗi lần bác sĩ khám bệnh anh đau lậu, nắm bóp

hậu môn anh mắc bệnh trĩ rồi khám tôi, Bác sĩ sờ vào mồm tôi,

tôi cứ ghê ghê... Xin Bác sĩ cho tôi được đổi ra giường ngoài cùng

để tôi được khám đầu tiên.

Ðó là chuyện bên Tây. Còn chuyện phương Ðông là chuyện Ðông

Phương Sóc:

Trong triều đình bá quan văn võ và hoàng đến đang bàn về chuyện

tướng số... Tất cả xem cho nhau. Tất nhiên là tướng của Hoàng

Ðế phải là tướng trùm thiên hạ. Rồi đến quan Thừa Tướng... Bao

nhiêu những tướng bần cùng đều chia cho những thằng lính thị

vệ...

Ðấy chỉ là tướng về vinh hoa phú quí. Còn về tướng sống lâu, tất

cả chỉ mù mờ... Có những thằng cùng đinh áo rách thì sống đến

già khọm. Có những kẻ đứng trên đầu thrên cổ thiên hạ thì vừa

quá thập tam đã vội chết đi. Ðông Phương Sóc là một tên quan

nhỏ, nhưng tài sỏ lá thì không ai bằng. Ông góp ý kiến:

- Tôi được đọc một cuốn sách tướng số, thấy rằng ai có cái xương

sống lưng dài, thò ra ngoài và cong cong về phía hậu môn thì

người đó sống lâu.

Ui cha! Nghe như vậy, ai cũng vội kiểm soát lại con người. Từ

Hoàng Ðế cho tới lính thị vệ, ai cũng đưa tay ra phía sau lưng, cho

bàn tay vào trong quần để xem cái xương sống của mình. Cứ cố

móc, móc mãi xem nó có cong cong vào không... Triều đình thật

là vui. Vua, quan, lính đều làm cái công việc móc này.

Ðợi khi vua quan đã làm xong công việc kiểm soát xương sống

lưng, Ðông Phương Sóc lại nói tiếp:

- Trong sách lại còn nói về cái tướng răng. Thường thường thì

người ta có ba mươi cái răng. Những người sống lâu thì số răng

nhiều hơn. Người nào có ba mươi sáu cái răng thì kể như kẻ đó

sông đủ trăm tuổi...

Cả triều đinh lại thò tay vào mồm đếm răng. Ðếm thật kỹ, ở tận

thật sâu trong cùng xem có quên cái răng nào không. Ðếm đi,

đếm lại mãi.

Dĩ nhiên, những việc trên, Ðông Phương Sóc không tham dự.

9. Không thể được

Một cặp vợ chồng mới cưới nọ đưa nhau đi hưởng tuần trăng mật.

Ðể thêm phần hứng thú trong đêm tân hôn, nàng e thẹn đề nghị là

họ sẽ "làm lại" mỗi khi mà ông lão giữ chuông dồng hồ kéo một

hồi chuông điểm giờ. Chàng ưng thuận.

Nhưng sau hồi chuông thứ tư, thì chàng kiếm cớ ra ngoài lấy

thuốc lá, rồi lảo đảo đi tìm ông lão:

- Ông ơi! chàng nói hổn hển, ông có thể giúp tôi một việc không?

Ông làm ơn kéo chuông sau mỗi hai tiếng đồng hồ thay vì một

tiếng được không?

Ông lão mỉm cười trả lời:

- À, tôi cũng muốn làm theo lời ông lắm! Nhưng hiện thời thì

không thể được.

- Tại sao vậy. Tôi sẽ cho ông tiền nếu ông thấy việc đó làm phiền

ông.

- Không phải vậy. Nhưng có một cô đã mướn tôi kéo chuông sau

mỗi ba mươi phút đồng hồ rồi.

(--HẾT--)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#minhtuan