TT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phân tích tám câu thơ đầu bài thơ TT của Quang Dũng
Được mùa chiến thắng được mùa thơ!
Thời kì kháng chiến chống Pháp là khoảng thời gian thơ ca VN toả sắc nhất. Nổi bật lên trên vườn thơ ngào ngạt hương sắc ấy, ta không thể không nhắc đến bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Được viết vào1 buổi chiều mưa ở Phù Lưu Chanh, năm 1948. Bao trùm lên bt là nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình về đoàn binh Tây Tiến năm xưa. Hiện lên trên nỗi nhớ ta thấy: TN Tây Bắc dữ dội, khác thường nhưng cũng nên họa, nên thơ; h/a đoàn binh Tây Tiến – những anh bộ đội Cụ Hồ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện tình quân dân như cá với nước, 1 nét đẹp của thơ ca thời kì này. Toàn bộ ND ấy được thể hiện trong 8 câu thơ đầu:
​​​"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
Xúc cảm của nhà thơ bao giờ cũng là 1 sự liền mạch, người yêu thơ khó có thể chia cắt hay phân tách. Tuy nhiên xúc cảm ấy lại được chia thanh nhiều cung bậc khác nhau. 8 câu thơ được chia làm 2 đoạn nhỏ, mỗi 1 đoạn thể hiện 1 cung bậc xúc cảm rất riêng của người nghệ sĩ ở xứ Đoài.
Trước hết là 4 câu thơ đầu:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi"
Nhắc về đoàn binh Tây Tiến, Quang Dũng ngay từ câu thơ đầu tiên đã gợi lên dòng sông Mã. Đó có thể là dòng sông đã gắn liền với đoàn binh TT. Dòng sông ấy đã chứng kiến biết bao đau khổ hi sinh của người lính Tây Tiến; dòng sông ấy đã thay mặt đất trời tiễn biệt các anh về với đất mẹ.
Hơn nữa, Sông Mã còn là 1 đơn vị hành chính, là huyện Sông Mã thuộc tỉnh Sơn La mà đoàn binh TT đã đi qua vs bao kỉ niệm.
Dòng sông ấy đã xa nhân vật trữ tình cả không gia và thời gian. Đọc câu thơ "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!", sức nặng nghệ thuật của nó dồn đổ cà vào 2 chữ "xa rồi". Nhưng có lẽ chính cái sự xa cách về TG ấy lại làm cho câu thơ cũng như bài thơ trở nên có giọng hoài niệm. Điều này tạo một tiền đề để QD bật lên tiếng gọi thiết tha về đoàn binh TT: Tây Tiến ơi! Đó là tiếng gọi giữa hai đầu nỗi nhớ. Người yêu thơ để ý, cuối mỗi 1 câu thơ t/g thường nảy vần "ơi"như "Tây Tiến ơi", "nhớ chơi vơi", "trong đêm hơi", "súng ngửi trời" và "mưa xa khơi"...
Từ tiền đề đó, nhà thơ Quang Dũng đã viết câu thơ thứ 2 với 2 chữ "nhớ":
"Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"
Câu thơ gồm 7 âm tiết được chia thành 2 vế, mỗi vế khởi đầu bằng chữ "nhớ". Việc lặp lại chũ "nhớ" trong câu thơ này làm cho câu thơ có hơi thở của 1 điệp khúc. Nhờ đó, nỗi nhớ về núi rừng Tây B của Quang Dũng càng trở nên bồng bềnh, mênh mang, sâu lắng hơn bao giờ hết. "Nhớ chơi vơi" là nỗi nhớ mà người yêu thơ chỉ có thể cảm nhận được chứ khó có thể nắm bắt được. Đó là nỗi nhớ không định tính mà nói như  1 giáo sư đó là "nỗi nhớ chênh chao giữa đôi bờ hư và thực".
Quang Dũng đã mượn nỗi nhớ chơi vơi để nhớ về TN miền Tây. Điều này cho thấy nhà thơ đã SD NT nhân hóa vô cùng linh hoạt và kín đáo. Phải chăng nhà thơ Quang Dũng đã coi TN nơi đây như có sinh thể, như có linh hồn?
Trong cuộc đời của mỗi con người, chúng ta phải trải qua nhiều miền đất khác nhau. Khi ta đã gắn kết với 1 mảnh đất, ta không tự ý thức được tình cảm của mình với nó. Phải đến khi, vì 1 lí do nào đó, ta lìa xa mảnh đất này, bỗng 1 ngày kia ta nhận thấy mảnh đất cũ như 1 cố nhân đang mời gọi lòng ta trở lại. Khi ngoảnh lòng trở lại, ta thấy mảnh đất vô tri vô giác như mọi mảnh đất khác kia đã tự bao giờ xâm nhập rất sâu vào trong ta. Nó ngự trị trong ta, trở thành hành trang tinh thần của ta, trở thành máu thịt của ta. Chẳng thế mà CLV đã viết:
"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn"
Trở lại với đoàn binh Tây Tiến năm xưa, trở lại với đoạn thơ bình giảng. 1 năm trời gắn bó với núi rừng miền Tây là 1 năm trời mảnh đất này tự bao giờ hóa hồn Quang Dũng.
Trong những câu thơ còn lại, t/g liên tiếp nhắc đến những địa danh. Chỉ cần nhắc tên những địa danh mà đoàn binh Tây Tiến đã đi qua như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu... là bao nhiêu kỉ niệm của 1 thời trận mạc đã lần lượt ùa về trong tâm trí của nhà thơ. Gắn với mỗi 1 địa danh lại là 1 kỉ niệm. Kỉ niệm nào cũng đẹp, cũng nên thơ. Ứng với địa danh Sài Khao ta bắt gặp h/a "sương lấp đoàn quân mỏi", đến địa danh Mường Lát ta lại thấy xuất hiện h/a "hoa về trong đêm hơi":
"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi"
2 câu thơ này được Quang Dũng viết biện chứng cân bằng với nhau, chẳng khác nào 2 vế của 1 cặp câu đối. Nó đối cả về không gian, TG lẫn h/a thơ. 1 trong những đặc điểm nổi bật làm nên phong cách, cá tính thơ ca của Quang Dũng là NT lãng mạn hóa hiện thực. Đây là NT nhất quán trong cuộc đời cầm bút làm thơ, vẽ tranh của người nghệ sĩ xứ Đoài mây trắng bồng bềnh. Đó không phải là thứ lãng mạn tô hông, bôi đen, thoát li cuộc đời của nhóm Tự Lực Văn Đoàn mà NC gọi là "ánh trăng lừa dối". Lãng mạn của Quang Dũng là lãng mạn dựa trên cơ sở hiện thực. Tại địa danh Sài Khao, hiện thực khốc liệt của bom đạn war được hiện về qua h/a "đoàn quân mỏi". Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, những anh bộ đội Cụ Hồ phải hành quân nung nấu trong suốt những đêm dài.
Thật táo bạo, Quang Dũng đã đặt h/a "đoàn quân mỏi" bên cạnh 1 hiện thực khốc liệt khác đó là h/a "sương lấp".
Hai hiện thực khốc liệt "đoàn quân mỏi" và "sương lấp" đặt bên cạnh nhau nhưng không hề bài trừ nhau. Trái lại, nó lại tạo ra 1 hiệu quả đẹp trong thơ vì chính làn sương đã phủ lấp đi sự mệt mỏi của người lính Tây Tiến. Thế là đoàn quân hiện ra không thấy sự mệt mỏi, người lính hiện ra vẫn là những con người hào hoa với phong thái của những thanh niên Hà thành. Điều này chỉ có thể có ở NT lãng mạn CM của Quang Dũng mà thôi.
Đăng đối với câu thơ này là h/a:
"Mường Lát hoa về trong đêm hơi"
Sức nặng của câu thơ đều được dồn đổ vào 2 chữ "hoa về". H/a "hoa về" đăng đối vs hình ảnh "Đoàn quân mỏi". Vì thế, ta không nên hiểu hình ảnh Hoa về theo nghĩa tường minh là vẻ đẹp của khung cản thiên nhiên  mà phải hiểu nó theo nghĩa hàm ẩn đó là vẻ đẹp của con người. Đó là hình ảnh của người lính TT.
Bên cạnh đó, động từ "về" trong câu thơ gợi cho ta liên tưởng đến vẻ đẹp của đoàn binh Tây Tiến.  có ý kiến cho rằng đoàn quân Tây Tiến năm xưa hành quân qua những đoạn đường sương muối phủ dày đặc và người đi sau không nhìn thấy người đi trước và họ phải đốt đuốc để soi đường. Do đó, hoa về trong câu thơ này còn được hiểu là hoa đuốc. Hơn nữa, hoa về có thể hiểu đó là sự ra đi của người lính TT.
Như vậy h/a "hoa về" dù hiểu theo nghĩa nào cũng đẹp nhưng cái đẹp lại tái hiện qua tâm hồn lãng mạn của Quang Dũng, hiện về trong đêm hơi lại càng e ấp, lãng mạn và tình tứ. Nhờ có nghệ thuật lãng mạn lí tưởng, Quang Dũng viết về cái bi nhưng không hề bi lụy, bi quan mà là bi hùng, bi tráng; cái đẹp trong thơ ông được thăng hoa, tuyệt mỹ.
Không chỉ có vậy, 2 câu thơ này còn vẽ lên chặng đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến. Họ hành quân từ Sài Khao đến địa danh Mường Lát; trong thời điểm từ lúc "sương lấp" đến thời điểm "trong đêm hơi". Khi trên đường hành quân, ta thấy xuất hiện h/a "đoàn quân mỏi" bởi chẹn giữa ở đó là đoạn vượt dốc cheo leo. Điều này đã tạo ra 1 tiền đề vững chắc để từ trong sâu thẳm tâm hồn mình, Quang Dũng xuất thần đoạn thơ đẹp nhất của bài thơTây Tiến:
"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
Đọc xong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng, gấp lại trang sách đã lâu nhưng có lẽ 4 câu thơ đẹp nhất ấy vẫn cứ giăng mắc mãi trong tâm hồn người yêu thơ, trở thành hành trang inh thần của độc giả bạn đọc. Không phải ngẫu nhiên văn giới cùng thời đã khẳng định 4 câu thơ đạt đến trình độ "thi trung hữu họa". Với mỗi câu thơ như 1 nét khắc nét chạm, Quang Dũng đã tạc vào trong không gian 1 bức tranh thiên nhiên được làm nền bằng những chặng đường vượt dốc cheo leo:
"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống"
3 câu thơ này Quang Dũng sử dụng chủ yếu những thanh trắc, tạo nên sự chắc khỏe, gân guốc. Với những từ láy như "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút" nhà thơ Quang Dũng đã tạo cho ta 1 cảm giác khác thường: "thác vút lên cao rồi lại đổ xuống dồn". Những từ này còn dựng nên chặng đường đầy trúc trắc, đau khổ, nguy hiểm mà người lính Tây Tiến phải đối mặt để vượt qua. Nếu đọc đúng âm điệu, người yêu thơ như cùng với đoàn binh Tây Tiến tham gia vào chặng đường vượt dốc đầy gian khổ. Khổ thơ có sự quyện hòa giữa tính họa và tính nhạc. Thêm vào đó, với cách ngắt nhịp khá đột ngột 4/3 - Dốc lên khúc khuỷu/dốc thăm thẳm - cùng với nghệ thuật đối lập giữa "cao" và "xuống', Cần phải khẳng định Tây Bắc ngày ấy rất hoang vu, dữ dội. Nó là 1 u tì quốc, là nơi rừng thiêng nước độc. Bằng cái tài của mình, Quang Dũng đã nắm bắt được thần thái của sự khốc liệt ấy rồi SD NT lãng mạn để đẩy cái khốc liệt lên đến tuyệt đỉnh, tột cùng để làm nền cảnh cho người lính Tây Tiến xuất hiện. Chỉ đến khi các anh bộ đội cụ Hồ xuất hiện, bức tranh Tây Tiến mới trở nên hoàn chỉnh bởi chính họ là chủ thể của bức tranh TN. Nếu trong thơ cổ trung đại, TN là chủ thể, con người mờ nhạt nhỏ bé thì ngược lại, trong VH CM nói chung và thơ của Quang Dũng nói riêng, TN và on người hài hòa hơn. TN hiện ra dù hùng vĩ đến đâu cũng không lấn áp con người mà chỉ là nền cảnh, là phông cảnh để tô lên sự hiện diện của con người. Điều này đã được thể hiện qua câu thơ:
​​​"Heo hút cồn mây súng ngửi trời"
Trong câu thơ này ta bắt gặp h/a "súng ngửi trời". Đây = 1 h/a táo bạo trong thơ. "Súng ngửi trời" ở đây đã xác định được vị thế của người lính Tây Tiến. Họ đang ở vị trí rất cao, thậm chí cao nhất; mũi súng tưởng chừng như chạm đến mây trời. Cái hay của Quang Dũng ở đây là ông đã không viết là "súng chạm trời" mà là "súng ngửi trời". Động từ "ngửi" trong câu thơ 1 mặt đã thể hiện được sự tinh nghịch của người lính Tây Tiến – những người trí thức Hà Thành. Đồng thời nó cũng đã thể hiện được tư thế chủ động của người lính Tây Tiến. Họ luôn vượt lên mọi hoàn cảnh cho dù hoàn cảnh đó có gian khổ đến đâu. Họ luôn làm chủ TN, làm chủ núi rừng, làm chủ cuộc đời mình bởi họ lên đường bằng lí tưởng của những con người.
Như vậy h/a súng ngửi trời tuy chỉ có 3 âm tiết nhưng người đọc khai thác mãi không cạn bởi thơ hay ý tại ngôn ngoại, lời ít ý nhiều, 1 câu thơ hiểu theo nhiều dư vang khác nhau. Trước hết nói đến súng là nói đến hiện thực khốc liệt của bom đạn war. Nói đến trăng và bầu trời là nói đến khát vọng hòa bình, tương lai hòa bình của dân tộc. 1 h/a tưởng rất phản thơ, nhìn bằng tâm hồn lãng mạn của Quang Dũng, nó lại trở nên rất đẹp. Nó khiến ta liên tưởng tới câu thơ đẹp nhất của đời thơ Chính Hữu:
​​​"Đầu súng trăng treo"
Đây là câu thơ cuối trong bài thơ "Đồng chí" nhưng lại được Chính Hữu SD để đặt tên cho nhan đề cả tập thơ. Như vậy, cũng như "đầu súng trăng treo" gắn liền với cuộc đời Chính Hữu, h/a "súng ngửi trời" chỉ có thể có ở hồn thơ Quang Dũng.

Nếu ở 3 câu thơ đầu của trích đoạn bình giảng, Quang Dũng SD toàn thanh trắc để tạo nên sự chắc khỏe, gân guốc của chặng đường vượt dốc cheo leo thì câu thơ thứ tư khép lại, nhà thơ SD toàn thanh bằng gợi cảm giác mềm mại, mênh mang:
​​​"Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
Có thể thấy ở 3 câu thơ đầu, Quang Dũng vẽ lên điểm nhìn của người lính đó là nhìn lên và nhìn xuống:
​​​"Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống"
Đến câu thơ thứ 4, ta lại bắt gặp cái nhìn ngang. Nếu dứng từ góc độ hội họa để thẩm thấu câu thơ này, ta có thể thấy xen giữa những nét vẽ gân guốc, rắn rỏi ở 3 câu thơ trên là 1 nét vẽ thanh nhẹ ở câu thơ thứ 4 làm hài hòa cả bức tranh Tây Tiến. Quan trọng ở đây, trái với 3 câu thơ trên là chặng đường vượt dốc cho leo của đoàn binh Tây Tiến, câu thơ thứ 4 lại là 1 điểm dừng chân. Dường như người lính Tây Tiến đang dừng chân ở lưng chừng núi, tại địa danh Pha Luông, phóng tầm mắt ra xa để cảm nhận vẻ đẹp của nhà ai đó đang bồng bềnh trong mưa rừng sương núi. Câu thơ này nếu đọc đúng âm điệu, người yêu thơ sẽ thấy như được nghỉ trong lòng mình 1 nhịp thơ:
​​​"Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
Đến câu thơ này, nhà thơ Quang Dũng vẽ lên 1 địa danh xác định đó là Pha Luông. Mặc dù vậy, 2 chữ "nhà ai" với đại từ "ai" phiếm chỉ lại khẳng định nỗi nhớ của người nghệ sĩ trong đoạn thơ này cũng như trong toàn bộ bài thơ Tây Tiến đúng là nỗi nhớ "chơi vơi". Dường như từ trong sâu thẳm tâm hồn mình, nhà thơ lại đang nhớ về những bản làng mà đoàn binh đã từng đi qua, những ngôi nhà mà họ đã từng dừng chân, được tiếp sức bởi tình quân dân như cá nước.
Với tám câu thơ, QD đã vẽ lên trước mắt người đọc mọt chặng đường ảnh quân nùng nấu, vượt dốc cheo leo mà người lính TT phải đối mặt, vượt qua. Nhưng cao hơn cả, là chân dung người lính TT - những con người sống: giản dị và bình tâm ; không ai nhớ mặt, đặt tên; nhưng họ đã làm ra Đất Nước( Nguyễn Khoa Điềm). Tám câu thơ góp phần xây dựng chủ đề bài thơ, đưa TT xứng đáng là những vần thơ của năm tháng không thể nào quên!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro