tt Ho Chi Minh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Chương I

 

Bài 1: Lựa chọn  (khoanh tròn) phương án trả lời đúng vào chỗ chấm (…)

1)  Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh) đến Huế lần thứ nhất vào năm …

      a. 1895 © 

b. 1896

c 1898

d. 1901

2) Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của học thuyết Khổng Tử là…

a. Tinh thần hiếu học.

b. Quản lý xã hội bằng đạo đức. ©

c. Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân

3) Nguyễn Tất Thành đã tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên vào thời gian…

a. 5/1905

b. 5/1906

c. 5/1908© (12 - 4 – 1908)

d. 5/1911

4) Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh thời gian …

a. 9/1908 đến 9/1909

b. 9/1910 đến 2/1911©

c. 9/1910 đến 4/1911

d. 9/1910 đến 5/1911

5) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng Sài Gòn vào thời gian…

a. 6/5/1911

b. 2/6/1911

c. 4/6/1911

d. 5/6/1911©

6) Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Mác là…

a. Bản chất cách mạng                                c. Chủ nghĩa nhân đạo triệt để

b. Bản chất khoa học                                   d. Phương pháp làm việc biện chứng©

7) Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận c­ương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V. I. Lênin  vào thời gian….

a. 7/1917

b. 7/1918

c. 7/1920©

d. 7/1922

       8) Hồ Chí Minh đến Liên Xô lần đầu vào thời gian …

a. Năm 1917                                                       c. Năm 1923©

b. Năm 1920                                                       d. Năm 1925

9) Nguyễn Ái  Quốc tham dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Pháp vào năm…

a. 1919

b. 1920©

b. 1921

c. 1922

10) Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Tam Dân là...

a. Chống phong kiến

b. Đi theo con đường cách mạng vô sản

c. Phù hợp với điều kiện nước ta©

Bài 2: Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về những luận điểm được nêu dưới đây:

1)        Nguồn gốc quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh là Nho giáo.

Sai bét rồi J

Chủ nghĩa Mác-Lênin là nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất và tác động quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Chính trên cơ sở của lý luận Mác-Lênin đã giúp Người tiếp thu và chuyển hoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử. Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa Mác-Lênin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất.

2)        Nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc.

Lại sai L đúng hơn là thiếu, đúng phải là :

Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người.

3)        Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa toàn bộ những tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin.

Bệnh à, kế thừa toàn bộ làm sao đc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là "kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại"

Đếy, phải là phát triển sáng tạo và tiếp thu tinh hoa, không phải toàn bộ.

4)        Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng Việt Nam hiện đại.   

Cái này chịu K, dù sao nó cũng là di sản =.+“

                                  


Chương II

   Bài 1: Lựa chọn (khoanh tròn) phương án trả lời đúng vào chỗ chấm (…)

1) Thay mÆt Héi nh÷ng ng­êi ViÖt Nam yªu n­íc t¹i Ph¸p, NguyÔn Ái Quèc göi ®Õn  Héi nghÞ VÐcxay B¶n yªu s¸ch cña nh©n d©n ViÖt Nam gåm…®iÓm.

a. 6 ®iÓm

b. 8 ®iÓm ©

c. 9 ®iÓm

d. 12 ®iÓm

 

2) Theo Hồ Chí Minh, động lực bao trùm nhất của chủ nghĩa xã hội là...

a. Sự phát triển của lực lượng sản xuất

b. Quan hệ công hữu tư liệu sản xuất giữ địa vị tuyệt đối

c.  Động lực con người xét trên cả hai bình diện cộng đồng và cá nhân. ©

3) Theo Hồ Chí Minh, người đầu tiên đặt cơ sở cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa là…

a. Các Mác             b. V.I. Lênin  ©    (không anh còn ai)                             c. Xtalin

4) Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Ái Quốc ở lớp nghiên cứu sinh do Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa mở vào năm 1937 là đề tài…

a. "Vấn đề thanh niên ở thuộc địa"

b. "Cách mạng ruộng đất ở Đông Nam á"  ©

c. "Vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa"

d. "Vấn đề dân tộc thuộc địa"

5) Hồ Chí Minh tiếp thu những nhân tố mới về vấn đề dân tộc từ Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp và khái quát lại:

a. Từ quyền con người thành quyền dân tộc ©

b. Từ quyền dân tộc thành quyền con người

c. Từ dân tộc áp bức đến dân tộc bị áp bức

Bài 2: Anh (chị hãy cho biết ý kiến của mình về những luận điểm được nêu dưới đây:

1)              Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc.

Vâng, dĩ nhiên là đúng nếu theo anh Nin và anh  Mác, nhưng đối với Bác Hồ vĩ đại của chúng ta, bác đã nhận định cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc. Vậy bạn chọn ai??? Vâng dĩ nhiên tôi chọn Hồ-sama.

2)              Phải gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội thì cách mạng với triệt để.

Vâng, sau hàng đống câu biến thái, cũng đã có câu đúng.

Bác Hồ khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức: "Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn".

3)              Lực lượng nòng cốt của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là công nhân.

À ờm, sai! Hồi đấy công nhân VN lởm khởm quá K

Trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng giải phóng dân tộc là lực lượng toàn dân, trong đó liên minh công nông làm nòng cốt. Do đó, Ðảng phải giáo dục và tổ chức toàn dân đứng lên làm cách mạng.

4)              Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam có thể thắng lợi bằng con đường hòa bình bất bạo lực.

WTF? Ghét cái trò cầu xin năn nỉ K. Đánh giá đúng bản chất của chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh đã xác định: " Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền". Tuy nhiên chỉ khi nào không còn khả năng hòa hoãn thì mới quyết định phát động chiến tranh.

5)              Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề dân tộc nói chung

Ồ, như mọi khi là 1 câu sai. Vấn đề dân tộc trong tt HCM chắc chắn không phải vấn đề dân tộc nói chung mà là vấn đề dân tộc thuộc địa. Mà thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, dành độc lập dân tộc, xóa bỏ ách áp bức bóc lột, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.

 

 

Chương III

 

Bài 1: Lựa chọn (khoanh tròn) phương án trả lời đúng vào chỗ chấm (…)

1)  Theo Hồ Chí Minh, kẻ địch lớn nhất của chủ nghĩa xã hội, « một thứ vi trùng rất độc, do đó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm », đó là :...

a. Chủ nghĩa cá nhân ©

b. Tham ô, lãng phí, quan liêu

c. Chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật

d. Chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập cái mới

2) Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần nhận thức rõ…

a. Tính quy luật chung của lịch sử

b. Đặc điểm cụ thể của mỗi nước

c. Cả a và b ©

3) Quan điểm chung của Hồ Chí Minh về độ dài thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là:…

a. Chỉ cần 4, 5 kế hoặc dài hạn

b. Kéo dài trong 100 năm 

c. Là một cuộc đấu tranh cách mạng, phức tạp, gian khổ và lâu dài ©

    4)  Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không những thích ứng được ở châu Á, mà còn thích ứng dễ hơn ở...

a. Pháp

b. Châu Âu ©

c. Các nước tư bản chủ nghĩa

    5) Hồ Chí Minh cho rằng, sự hình thành, phát triển và chín muồi của chủ nghĩa xã hội là một tất yếu mà nguyên nhân sâu xa là ...

a. Sự phát triển của lực lượng sản xuất ©

b. Sự phát triển của quan hệ sản xuất

c. Cả a và b

  Bài 2: Anh ( chị hãy cho biết ý kiến của mình về những luận điểm được nêu dưới đây:

 

1.       Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội có nguồn gốc từ yếu tố nội sinh.

Tthcm về CNXH có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái và tư tưởng cộng đồng làng xã VN, được hình thành từ lâu đời trong ls dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Vậy chắc có lẽ là nội sinh thật K (Chờ đóng góp của các bạn)

2.   Trong  tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại

Ờm, đúng.

3.   Trong  chủ nghĩa xã hội, động lực quan trọng nhất là động lực khoa học kỹ thuật

À, sai!!! về vấn đề này thì con người bao h cũng là yếu tố động lực VIP:

Phát huy các nguồn động lực cho việc xây dựng CNXH: vốn, khoa học công nghệ, con người (năng lực của con người); trong đó lấy con người làm động lực quyết định. "CNXH chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người".

4.   Đối với con người cá nhân, trước hết phải tác động vào quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động.

Cũng đúng thôi, phải phát huy động lực con người trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân. Phát huy động lực của cộng đồng là phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết- động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Phát huy sức mạnh của cá nhân trên cơ sở kích thích hành động gắn liền với lợi ích vật chất chính đáng của người lao động; "phải chăm nom đến chỗ ăn, chỗ ở, việc làm của nhân dân". "Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét, đảng và chính phủ có lỗi". Và Tác động cả về chính trị và tinh thần trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động và ý thức làm chủ.

 

5.   Độ dài thời kỳ quá độ là 3, 4 kế hoạch dài hạn.

Thời kì quá độ dài hay ngắn tuỳ thuộc vào tình hình lịch sử cụ thể của mỗi nước, nhất là vào trình độ xuất phát ban đầu.

TKQĐLCNXH ở Việt Nam là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường.

Chương IV

PHẦN MỘT: Câu hỏi trắc nghiệm

Bằng những hiểu biết của mình về TT HCM, hãy lựa chọn (khoanh tròn) vào phương án trả lời đúng nhất?

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất với tư tưởng Hồ Chí Minh

a. Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân

b. Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động

c. Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam ©

d. Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp lao động, mà cũng là Đảng của toàn dân 

Câu 2: Nguyên tắc xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam là:

a. Tập trung dân chủ

b. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

c. Tự phê bình và phê bình

d. Kỷ luật nghiêm minh, tự giác

e. Đoàn kết thống nhất trong Đảng

f. Cả a, b, c, d, e ©

Câu 3: Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn về mặt …

a. Chính trị

b. Tư tưởng

c. Tổ chức

d. Cả a, b, c ©

Câu 4: Chọn phương án trả lời sai trong các câu sau đây:

Nhà nước vì dân là Nhà nước...

a. Phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho dân.

b. Chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân.

c. Do dân làm chủ, tổ chức nên.

Câu 5: Theo Hồ Chí Minh, Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức nào?

 a. Đường lối, chủ trương, chính sách.

 b. Qua các tổ chức đảng, đảng viên trong bộ máy nhà nước.

 c. Bằng công tác kiểm tra.

 d. Cả a, b, c. ©

Câu 6: Chọn phương án trả lời đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

a. Pháp luật đúng là pháp luật thể hiện và bảo vệ được lợi ích của dân. ©

b. Pháp luật đúng là pháp luật bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền.

c. Pháp luật đúng là pháp luật duy trì sự cầm quyền của Đảng.

PHẦN HAI: Câu hỏi tự luận (Phần này rất có khả năng)

 

Câu 1: Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải có Đảng cộng sản trong đấu tranh cách mạng? Câu này khó nhai quá K

HCM viết về sự cần thiết phải có Đảng:

Muốn khỏi đi lạc ph.hướng, q.chúng phải có Đảng l.đạo để nhận rõ tình hình, đ.lối và ph.châm cho đúng. CM là cuộc đ.tranh rất g.khổ. L.lượng kẻ địch rất mạnh. Muốn th.lợi thì q.chúng phải tổ chức rất ch.chẽ; chí khí phải k.quyết.  V.vậy, phải có Đảng để t.chức và g.dục nh.dân thành một đội quân thật mạnh, để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy ch.quyền. CM th.lợi rồi, q.chúng vẫn cần có Đảng l.đạo

Câu 2: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. Hãy chứng minh luận điểm trên.

Đảng cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.

- Sức mạnh quần chúng nhân dân chỉ có thể phát huy được thông qua sự lãnh đạo thống nhất, đúng đắn và vững vàng của một tổ chức chính trị

- Cách mệnh muốn thành công trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. 

- Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng.

- Cách mạng là cuộc đấu tranh rất gian khổ. Lực lượng kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức rất chặt chẽ; chí khí phải kiên quyết. Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền.

- Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp, của nhân dân lao động và của dân tộc, ngoài ra Đảng không có lợi ích nào khác

Câu 3: Các đảng cộng sản trên thế giới nói chung ra đời trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân. Vì sao sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam lại có thêm sự kết hợp của phong trào yêu nước?

HCM thêm yếu tố “phong trào yêu nước”, vì:

Một là, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.

Hai là, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai phong trào đó đều có chung mâu thuẫn và có mục tiêu chung. Phong trào yêu nước Việt Nam là phong trào rộng lớn nhất có trước phong trào công nhân từ hàng ngàn năm lịch sử. Nó cuốn hút mọi tầng lớp nhân dân, toàn dân tộc đứng lên chống kẻ thù. Phong trào Công nhân ngay từ khi mới sinh ra đã kết hợp với phong trào yêu nước. Khác với những người cộng sản Phương Tây, HCM và những người cộng sản VN đã đi từ CN yêu nước đến với CN Mác lêNin từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp.

Ba là, phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân ngay từ đầu. Hơn 90% dân số là nông dân, họ là bạn đồng minh tự nhiên của giai cấp công nhân.

Bốn là, phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 4: Giải thích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời là Đảng của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”.

Đảng CSVN là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam. Ngay từ khi ra đời đến nay, Đảng CSVN luôn là người đại diện xứng đáng cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951), Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”.

Nhất quán với quan điểm này, khi miền Bắc tiến hành cuộc cách mạng XHCN, vào năm 1961, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”. Vận dụng sáng tạo những nguyên tắc về Đảng kiểu mới của V.I.Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải tập hợp được trong hàng ngũ của mình những người trong giai cấp công nhân, nông dân nghèo, binh lính… miễn là những người đó “tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái đấu tranh và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng”.

Khi nói Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc thì điều đó không có nghĩa là “Đảng toàn dân”, không mang bản chất giai cấp. Ngay khi tuyên bố thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã xác định rõ bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Ở đây, bản chất giai cấp công nhân của Đảng thể hiện không chỉ ở số lượng đảng viên xuất thân từ giai cấp công nhân mà điều cơ bản là ở chỗ lập trường của giai cấp công nhân và nền tảng tư tưởng của Đảng chính là chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ: “Khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, chúng ta không tách rời Đảng và giai cấp với các tầng lớp nhân dân lao động khác, với toàn thể dân tộc. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã mang trong mình tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc. Chính lập trường và lợi ích giai cấp công nhân đòi hỏi trước hết phải giải phóng dân tộc. Đảng tìm thấy nguồn sức mạnh không chỉ ở giai cấp công nhân mà còn ở các tầng lớp nhân dân lao động, ở cả dân tộc”.

Câu 5: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”?

Đúng!

Khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”.

Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”, điều đó không có nghĩa là vận dụng một cách máy móc, rập khuôn từng câu, từng chữ của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin mà phải nắm lấy cái bản chất khoa học, cách mạng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác. Đồng thời phải biết “phân tích cụ thể tình hình cụ thể” của thực tiễn cách mạng Việt Nam để hoạch định đường lối, chính sách đúng đắn.

Khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh luôn nhắc Đảng ta khi vận dụng lý luận cách mạng ấy phải sáng tạo, tránh giáo điều và không được xa rời những nguyên tắc cơ bản của nó. Đồng thời phải ra sức làm giàu trí tuệ của Đảng bằng cách không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận, thực tiễn cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại…

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”.

Câu 6: Trình bày những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

1.         Tập trung dân chủ : Đây là nguyên tắc cơ bản của tổ chức Đảng. Tập trung là thống nhất về tư tưởng, tổ chức, hành động. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, đảng viên chấp hành nghị quyết của tổ chức Đảng.

2.         Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

Tập thể lãnh đạo, nhiều người thì thấy hết mọi việc, hiểu hết mọi mặt của vấn đề, có nhiều kiến thức, tránh tệ bao biện, quan liêu, độc đoán, chủ quan.

Cá nhân phụ trách: Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng thì phải giao cho một người phụ trách để tránh bừa bãi lộn xộn, vô chính phủ dễ hỏng việc.

3.         Tự phê bình và phê bình

Đây là nguyên tắc sinh hoạt Đảng, là quy luật phát triển Đảng. Tự phê bình là mỗi đảng viên phải thấy rõ mình để phát huy  mặt ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Tự phê bình mà tốt thì mới phê bình người khác được.

Một đảng mà giấu diếm khuyết điểm đó là một đảng hỏng. Một đảng mà có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó rồi lại mắc lại những khuyết điểm đó, nhầm, rồi tìm cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ mạnh dạn,chân chính.

4.         Kỷ luật nghiêm minh và tự giác

Đây là nguyêntắc Đảng kiểu mới do Lênin đề ra, đảng thực sự là một tổ chức chiến đấu chặt chẽ để giành thắng lợi cho sự nghiệp độc lập dân tộc và CNXH. HCM coi trọng xây dựng kỷ luật nghiêm minh và tự giác trong Đảng để tạo nên sức mạnh to lớn trong Đảng.

Nghiêm minh là thuộc về tổ chức Đảng, kỷ luật đối với mọi đảng viên không phân biệt. Mọi đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật Đảng.

Tự giác là thuộc về mỗi cá nhân cán bộ Đảng Viên đối với Đảng. Kỷ luật này do lòng tự giác của họ về nhiệm vụ của họ đối với Đảng.

5.         Đoàn kết thống nhất trong Đảng

Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta, của nhân dân ta... Phải giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Cơ sở để đoàn kết nhất trí trong Đảng chính là đường lối, quan điểm, điều lệ của Đảng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro