TTHCM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mac-Lênin

I." Học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều "

1. Hệ tư tưởng phong kiến

Ø Khái quát: Chịu ảnh hưởng lớn từ nho giáo

Nho giáo:

Còn gọi là đạo nho hay đạo khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội , triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội chính trị.

Ø Tiêu biểu:

· Phong trào Cần Vương :

Được biết đến là phong trào chống pháp xâm lược ,thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn nhân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ .phong trào Cần Vương thực chất đã trở thành một hệ thống cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước , hưởng ứng chiếu cần vương của vua Hàm Nghi kéo dài từ 1885 cho đến 1896

Nguyên nhân thất bại:

- Tính chất địa phương: các phong trào chưa quy tụ, tập hợp thành một khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp; các lãnh tụ Cần Vương chỉ có uy tín ở nơi họ xuất thân, tin thần địa phương mạnh mẽ chống lại mọi sự thống nhất phong trào trên quy mô lớn. Khi các lãnh tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc giải tán hoặc đứng ra đầu hàng.

- Lực lượng và chiến thuật: các cuộc khởi nghĩa không đủ mạnh.

- Tinh thần chiến đấu: ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấy đến cùng và chết vì nước, thì không ít thủ lĩnh và quân khởi nghĩa đã nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng.

· Khởi nghĩa nông dân Yên Thế(1887-1913)

- Khởi nghĩa Yên Thế là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên, đứng đầu bởi Đề Thám, với quân Pháp, khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ XIX.

- Mục tiêu: xây dựng cuộc sống bình đẳng và sơ khai về kinh tế xã hội

- Đặc điểm: Nghĩa quân dễ tan rã, phụ thuộc quá nhiều vào người chỉ huy; Lực lượng, vũ khí chênh lệch quá nhiều so với địch; Chưa có sự liên kết chặt chẽ với các phong trào đấu tranh khác, vẫn mang tính rời rạc.

=> Hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử.

2. Tư tưởng Dân chủ

Ø Khái quát:

· Khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam xuất hiện như một nhu cầu khách quan tất yếu nhằm hướng tới thay thế xã hội bằng một thể chế cộng hòa tư sản, lúc đầu là quân chủ lập hiến rồi đến dân chủ cộng hòa.

· Đặc điểm cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX:

- Lãnh đạo: là những sĩ phu yêu nước tư sản hóa.

- Mục tiêu: chủ trương khôi phục độc lập và phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.

- Biện pháp: học theo tư bản phương Tây, cải tạo xã hội Việt Nam cũ.

Ø Tiêu biểu:

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (1905-1908):

Phong trào Đông du là một phong trào cách mạng ở đầu thế kỷ 20, phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu .

- Tính tiên phong của thời đại: Phan Bội Châu vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật để học tập những tiến bộ. Có thể nói Phan Bội Châu là người đầu tiên biết nhìn ra biển, tức là ông không bị bó hẹp như các thế hệ trước đó mà đã phóng tầm nhìn ra ngoài và trước cả Bác.

- Sai lầm lớn nhất của ông là không thấy được tham vọng và bản chất đế quốc của Nhật. Bác còn nhận xét: "Cụ Phan muốn dựa vào Nhật để đánh đuổi Pháp, như thế khác gì tiễn hổ cửa trước, rước beo cửa sau"

=>Chưa đánh giá đúng quần chúng nhân dân mới là động lực của cách mạng.

3.Tư tưởng dân chủ :

Ø Tiêu biểu: Con đường cách mạng của Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh (1872-1926) là người hoạt động theo xu hướng cải lương, kêu gọi dân quyền và dân khí. Mặc dù rất đau xót trước cảnh người Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của Phan Châu Trinh trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc mà là " khai dân trí – chấn dân khí – hậu dân sinh".

· Khai dân trí: bỏ lối học cầm chương trích cú, mở đường dạy chữ Quốc ngữ cùng kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.

· Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường , mọi người đều giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoạt khỏi nọc độc chyên chế.

· Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa

Phan Châu Trinh yêu cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành để có thể giúp nhân dânViệt Nam từng bước tiến đến văn minh. Ông đề cao phương châm "tự khai hóa", vận động những người cùng chí hướng thức tỉnh dân chúng , tuyên truyền tư tưởng dân quyền.

- Ông là người đặt nền móng dân chủ tư sản và đề xướng tư tưởng dân quyền.

- Sai lầm chính của ông chính là về những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, ảo tưởng về chế độ dân chủ tư sản, bác ái của Pháp.

Chính vì vậy, phong trào cứu nước của nhân dân ta luốn dành được thắng lợi phải đi theo con đường mới. Một trong những con đường mới đólà con đường của Hồ Chí Minh , con đường vận dụng chủ nghĩa Mác-lenin để giải phóng dân tộc

II. CHÂN CHÍNH NHẤT

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Chủ nghĩa Mác

Chủ nghĩa Marx (còn viết là chủ nghĩa Mác hay là Mác-xít) là hệ thông học thuyết về triết học, lịch sử và kinh tế, chính trị dựa trên các tác phẩm của Karl Marx (1818–1883) và Friedrich Engels (1820–1895). Mác-Ăngghen đã kế thừa có chọn lọc những thành tựu khoa học, những giá trị tư tưởng và văn hoá, những tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội mà nhân loại đã đạt được; bằng thiên tài của trí tuệ cộng với sự lao động nghiêm túc, vượt lên mọi trở ngại, khó khăn, những cám dỗ của vật chất và vòng cương toả hà khắc của chế độ chính trị đương thời, các ông đã để lại cho nhân loại một di sản vô cùng quý báu, một cơ sở lý luận khoa học để giải phóng con người, giải phóng xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc cho con người. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản năm 1848 của C.Mác và Ănghen đã viết :

• Xem con người là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp giải phóng.

• Chỉ rõ lực lượng, điều kiện và phương thức đấu tranh nhằm giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc thoát khỏi mọi áp bức bóc lột và nô dịch đưa con người đến cuộc sống ấm no hạnh phúc và phát triển toàn diện.

• Chỉ ra Đảng Cộng sản là bộ phận không thể tách rời của giai cấp vô sản và nhân dân lao động, muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử thì phải thủ tiêu Chủ nghĩa tư bản , xây dựng XHCN tiến tới CSCN.

Xuất phát từ lý thuyết hình thái kinh tế-xã hội, khi áp dụng trong điều kiện hiện tại, kết hợp với học thuyết giá trị thặng dư cho phép Mác kết luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu, chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột, thoát khỏi đói nghèo và tha hoá về nhiều mặt.

· Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất: giai cấp công nhân là lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất chủ nghĩa ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao.

· Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: họ là người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị bóc lột giá trị thặng dư. Chính vì vậy, học thuyết đã đem lại cho họ niềm tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình.

Học thuyết cũng đã chỉ ra quy luật của sự giải phóng và phát triển xã hội. Đó là quy luật về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; về sự chuyển biến từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác không phải diễn ra một cách tự phát mà phải thông qua cuộc đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt. Mác-Ăngghen và Lênin đã trực tiếp nghiên cứu sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng có tính xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất từ đó tìm ra quy luật về sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản cũng như thắng lợi của chủ nghĩa xã hội như một tất yếu thông qua cuộc cách mạng xã hội.

2.1.2 Chủ nghĩa Lênin .

Chủ nghĩa Lênin là học thuyết chính trị do Lênin phát triển từ Chủ nghĩa Marx, được coi là ý thức hệ chính thức của Liên Xô từ giữa thập niên 1920. Học thuyết chính trị này được Lenin phát triển trong mối quan hệ đấu tranh giai cấp giữa thời đại Chủ nghĩa đế quốc và các cuộc cách mạng của giai cấp vô sản; chủ trương giải phóng dân tộc bị áp bức. Chủ nghĩa Lênin đã góp phần lớn lao vào lý luận và chuyên chính vô sản, đã phát triển nguyên lý mác xít và khối liên minh công nông, và vấn đề dân tộc và thuộc địa, về chủ nghĩa quốc tế vô sản, về việc xây dựng và củng cố đảng vô sản kiểu mới là tổ chức duy nhất đủ sức lãnh đạo cuộc đấu tranh muôn hình muôn vẻ của giai cấp công nhân và của các dân tộc bị nô dịch. Lênin đã xây dựng lý luận mới, hoàn chỉnh về cách mạng xã hội chủ nghĩa, đã chứng minh khả nǎng chủ nghĩa xã hội có thể thắng lợi ở một nước riêng lẻ.

Chủ nghĩa Lênin đã giúp nhân dân lao động đang rên xiết dưới ách áp bức của chủ nghĩa đế quôc, hiểu một cách sâu sắc hơn những quy luật phát triển của xã hội, những đòi hỏi và những điêu kiện khách quan của cuộc đấu tranh chính trị trong từng giai đoạn của cách mạng vô sản, của toàn bộ phong trào giải phóng. Lênin đã dạy cho quần chúng bị áp bức hiểu rõ những sự kiện hiện đại rắc rối phức tạp; cho họ vũ khí tuyệt diệu trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng: lý luận và sách lược của chủ nghĩa Bônsêvích. Chủ nghĩa Lênin đã tổng hợp từ chủ nghĩa Mác, thống nhất biện chứng giữa giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (trong đó có giải phóng giai cấp ) và giải phóng con người.

2.2 Cơ sở thực tiễn.

a. Với thế giới

- Thành công của cách mạng Tháng Mười khẳng định rằng chỉ có cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của một đảng dựa trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin giành chính quyền về tay giai cấp vô sản mới thực sự đem lại quyền lợi cho người lao động.

- Cách mạng Tháng Mười thành công đã hiện thực hóa lý tưởng về một xã hội mới – XHCN, mà trước đó chỉ là những ước mơ.

- Cách mạng Tháng Mười thành công đã chứng minh trên thực tế luận điểm về: sụp đổ tất yếu của CNTB và loài người sẽ quá độ sang một xã hội mới mà ở đó không còn người bóc lột người

- Cách mạng Tháng Mười không chỉ hiện thực hóa mục tiêu cách mạng là giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, xóa bỏ chế độ tư hữu, mà còn khẳng định con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên thế giới; đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh của lực lượng cách mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và xây dựng xã hội mới, đó là giai cấp công nhân.

Khi dự đoán về khả năng của cách mạng, Mác-Ăngghen cho rằng, cách mạng vô sản sẽ nổ ra ở khâu yếu nhất của CNTB. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB có bước phát triển mới, chuyển sang giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc. Trên cơ sở phân tích đặc điểm phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã chỉ ra khả năng cho cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một số nước, thậm chí ở một nước. Trong hoàn cảnh đó, Lênin (1870–1924) đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Mác-Ăngghen để giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản; đồng thời đấu tranh bảo vệ lý luận Mác, phê phán không khoan nhượng với tư tưởng xét lại, cơ hội...Sau cách mạng Tháng Mười, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhân dân xôviết vượt qua nhiều khó khăn thử thách, với sự hy sinh to lớn cả về người và của tiếp tục bảo vệ và phát triển những lý tưởng về chủ nghĩa xã hội, phát triển CNXH trong hiện thực

b. Với Việt Nam

Tiếp nối cách mạng Tháng Mười, cách mạng Tháng Tám và công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thực hiện đổi mới, phát triển của Việt Nam tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của lý tưởng XHCN, của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Cách mạng Tháng Mười đã mở ra con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam khỏi ách áp bức đế quốc thực dân. Chúng ta biết vào những năm 20 của thế kỷ XX, Việt Nam đang đứng trước sự bế tắc về con đường giải phóng dân tộc. Chính thời điểm này, Nguyễn Ái Quốc với thiên tài trí tuệ, trải nghiệm hoạt động cách mạng và ảnh hưởng trực tiếp của cách mạng Tháng Mười, đã khẳng định: " Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" . Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam Bác Hồ và Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện cách mạng Tháng Tám lịch sử thành công, xây dựng nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công - nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam châu Á.

Sau cách mạng Tháng Tám, lịch sử phát triển của đất nước ta luôn đòi hỏi Đảng và nhân dân phải có sự kiên định và sáng tạo trong con đường phát triển. Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc kết hợp sáng tạo giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội trong tiến trình cách mạng. Trong một thời gian dài cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, và sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Đại hội Đảng lần thứ IV, Đảng ta khẳng định: " trong thời đại ngày nay, khi độc lập dân tộc và CNXH không thể tách rời nhau, và ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng XHCN, sự bắt đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH, sự bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản" . Điều này khẳng định sự sáng tạo và nhất quán trong lựa chọn con đường phát triển của cách mạng Việt Nam – con đường đi theo ánh sáng cách mạng Tháng Mười.

Việt Nam đi lên từ xuất phát điểm thấp, lại thực hiện phát triển rút ngắn không qua chế độ TBCN, con đường phát triển chưa có tiền lệ lịch sử, do vậy khó tránh khỏi khó khăn, vấp váp thậm chí sai lầm. Tuy nhiên với bản lĩnh cách mạng và khoa học, dám nhìn thẳng vào sự thật, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đất nước ta đã và đang thực hiện thành công công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội hơn 20 năm qua đã chứng tỏ tính đúng đắn của đường lối đổi mới. Đổi mới như Đảng ta đã khẳng định: "không phải từ bỏ mục tiêu CNXH mà là làm cho CNXH được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng" . Thành tựu phát triển của Việt Nam trong thời gian qua tiếp tục là bằng chứng khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay.

2.3. Nội dung TTHCM

v Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh và mong muốn của Người là mục tiêu giành độc lập, tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, làm cho nhân dân "ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Để thực hiện mục tiêu đó cần thực hiện sự giải phóng triệt để: Đó là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Chính vì mục tiêu cao cả đó, Người đi tìm đường cứu nước và đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động trên toàn thế giới.

v Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Người đã chỉ ra rằng: "Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Người đã giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Những tư tưởng quan trọng này xuất phát từ một đòi hỏi thực tiễn bức xúc: Phải chống chủ nghĩa thực dân, phải gắn liền cách mạng thuộc địa với cách mạng ở chính quốc. Con đường để giữ vững độc lập, tự do, hạnh phúc, ấm no cho dân tộc là con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chủ đạo trong toàn bộ di sản lý luận Hồ Chí Minh.

v Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.

Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh đã đưa vai trò của nhân dân lên tầm cao mới: Nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, là người chủ thực sự của đất nước; coi nhân tố con người là nguồn lực cơ bản tạo nên sức mạnh vô địch để kháng chiến, kiến quốc. Người thường nói: Dễ trăm lần không dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng xong. Sức mạnh của nhân dân được nhân lên gấp bội khi thực hiện được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công".

III. Tính chắc chắn (được xây dựng trên cơ sở khoa học)

3.1 Cơ sở lý luận:

3.1.1 Chủ nghĩa Mác:

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng

+ Mọi hoạt động của con người phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan.

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng từ những năm 40 của thế kỷ XIX và được V.I.Lênin phát triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời trên cơ sở kế thừa tinh hoa trong lịch sử triết học, dựa trên cơ sở những thành tựu của khoa học tự nhiên.

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ bao gồm các sự vật, hiện tượng mà còn bao gồm cả những tồn tại khách quan của đời sống xã hội - đó là các quan hệ kinh tế trong đời sống xã hội loài người, các quan hệ này cũng tồn tại khách quan, độc lập với ý chí của con người

- Chủ nghĩa duy vật lịch sử

+ Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một nội dung lý luận triết học đặc biệt quan trọng trong chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là phần lý luận triết học về xã hội và lịch sử nhân loại nhằm chỉ rõ cơ sở vật chất của đời sống xã hội và những quy luật cơ bản của quá trình vận động, phát triển của xã hội.

+tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, chứ không phải ngược lại - ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội.

+ phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung.

+ tới một giai đoạn phát triển nào đó, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có.

+ có thể coi phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế - xã hội.

+ các quan hệ sản xuất tư sản là hình thức đối kháng cuối cùng của quá trình sản xuất xã hội, đối kháng không phải với ý nghĩa là đối kháng cá nhân, mà với ý nghĩa là đối kháng nảy sinh từ những điều kiện sinh hoạt xã hội của các cá nhân.

3.1.2 Chủ nghĩa Lê nin :Những lý luận quan trọng trong chủ nghĩa Lênin:

- Lý luận về chủ nghĩa đế quốc và cách mạng vô sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa đế quốc.

+ V. I. Lênin nói về bản chất đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản: tiến hành chiến tranh để chia lại thị trường, tài nguyên, tăng thêm lợi nhuận, làm bá chủ.

+ Cách mạng vô sản là một quy luật tất yếu mà lịch sử phải trải qua trong tiến trình vận động, phát triển của nó. Những tiền đề vật chất của cuộc cách mạng đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hình thành giai cấp vô sản.Về tính chất, nó là cuộc cách mạng triệt để, toàn diện và sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại.

=> Nó kêu gọi "con người hãy cảnh giác"! Đoàn kết tất cả các lực lượng chống chiến tranh, xác lập lại thế cân bằng của thế giới đa cực mà các nước còn đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội.

- Lý luận về chuyên chính vô sản, lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Lênin nhấn mạnh rằng: Chuyên chính vô sản không phải là một "hình thức quản lý", mà là một nhà nước thuộc một kiểu khác, nhà nước vô sản, một bộ máy để giai cấp vô sản, trấn áp giai cấp tư sản.

Theo Lênin thì vấn đề chuyên chính vô sản là vấn đề căn bản của phong trào công nhân hiện đại ở tất cả các nước tư bản.

Trên phạm vi quốc tế, lịch sử của học thuyết về chuyên chính cách mạng nói chung và về chuyên chính vô sản nói riêng trùng với lịch sử của chủ nghĩa xã hội cách mạng và đặc biệt là trùng với lịch sử của chủ nghĩa Mác.

Chuyên chính vô sản không phải là hình thái Nhà nước tuyệt đích mà nhân loại phải đạt tới, mà là hình thức quá độ để Nhà nước tiêu vong theo như quan điểm của Ph. Ăng-ghen.

Đảng Cộng sản Nga do V. I. Lê-nin sáng lập là tấm gương cổ vũ phong trào vô sản trên toàn thế giới. Dưới sự lãnh đạo của V. I. Lê-nin vĩ đại, Đảng Cộng sản Nga đã dìu dắt giai cấp vô sản Nga tiến hành cuộc đấu tranh mạnh mẽ theo con đường dân chủ và xã hội chủ nghĩa, giành chính quyền và xây dựng nhà nước đầu tiên của công nhân.

Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mở đầu thời đại mới trong lịch sử loài người, đặc biệt là đối với các dân tộc yêu chuộng hòa bình và dân chủ.

Vào những năm đầu thế kỷ XX, V. I. Lê-nin đã nêu ra khả năng phát triển không theo con đường tư bản chủ nghĩa đối với các nước lạc hậu. Người khẳng định: "... Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô viết và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa". Tư tưởng đó của V. I. Lê-nin có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn đối với các nước châu Á.

- Lý luận hoàn chỉnh về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.

1. Chủ nghĩa Mác là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng Cộng sản. Lý luận đó đã chỉ rõ nhiệm vụ thật sự của đảng xã hội chủ nghĩa cách mạng.

2. Đảng Cộng sản là đội tiên phong chính trị có tổ chức và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ nhất, cách mạng nhất và giác ngộ nhất của giai cấp công nhân. Vai trò tiên phong của Đảng thể hiện trên lĩnh vực lý luận, về mặt tổ chức và hành động gương mẫu của đảng viên trong thực tiễn. Lê-nin đã đưa ra một số luận điểm: "chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò người chiến sĩ tiền phong". Đảng phải là "trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại chúng ta"; Không được lẫn lộn đảng, tức là đội tiền phong của giai cấp công nhân, với toàn bộ giai cấp, mà Đảng là "đội tiên phong giác ngộ nhất của giai cấp vô sản".

3. Khi có chính quyền, Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội và là một bộ phận của hệ thống đó. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho công cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rõ, buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là sai lầm về nguyên tắc, bởi nếu vậy sẽ thủ tiêu sức mạnh của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và cả hệ thống của nó và sẽ mở đường cho các phần tử cơ hội phản động cướp chính quyền.

4. Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng.

5. Đảng là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức. V. I. Lê-nin đã phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác về sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng Cộng sản.Người đưa ra khẩu hiệu "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại". Để sự đoàn kết thống nhất trong Đảng luôn luôn được củng cố và phát triển, Đảng cần phải thực hiện tự phê bình và phê bình, đây là quy luật phát triển của Đảng, có tác dụng phát hiện, giải quyết mâu thuẫn đối với từng cá nhân, từng tổ chức và cả hệ thống của Đảng

6. Đảng gắn bó chặt chẽ với nhân dân, kiên quyết đấu tranh để ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, xa rời nhân dân. Người cho rằng "những người cộng sản chỉ như những giọt nước trong đại dương nhân dân".Nếu không có sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thì mọi chủ trương, đường lối của Đảng không thể trở thành hiện thực.Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân.

7. Đảng phải tích cực kết nạp những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vào Đảng, kịp thời đưa những người không đủ tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra khỏi Đảng. Đó là một biện pháp đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

8. Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân là bản chất của Đảng Cộng sản. Theo Người, chủ nghĩa quốc tế không phải là lời nói suông, không phải là lời tỏ tình đoàn kết, không phải là nghị quyết mà là hành động.

ð Tóm tắt 2 cơ sở lý luận

Chủ nghĩa Mác-Lênin là một hệ thống các quan điểm lý luận và phương pháp khoa học được kết tinh và là đỉnh cao thành tựu trí tuệ của loài người, của tinh hoa văn hoá mà nhân loại đã sáng tạo ra.

Mác-Ăngghen cũng như Lênin đã kế thừa có chọn lọc những thành tựu khoa học, những giá trị tư tưởng và văn hoá, những tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội mà nhân loại đã đạt được, một cơ sở lý luận khoa học để giải phóng con người, giải phóng xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc cho con người.

- Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu, chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột, thoát khỏi đói nghèo và tha hoá về nhiều mặt. Đồng thời, học thuyết đó chỉ ra lực lượng cách mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và phát triển xã hội là giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đem lại cho họ niềm tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình.

Từ đó, Mác-Ăngghen và Lênin đã trực tiếp nghiên cứu sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tìm ra quy luật về sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản cũng như thắng lợi của chủ nghĩa xã hội như một tất yếu thông qua cuộc cách mạng xã hội.

- Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin còn thể hiện ở chỗ: Đó là học thuyết mở, không cứng nhắc, bất biến mà nó đòi hỏi luôn được bổ sung, tự đổi mới, tự phát triển trong dòng phát triển trí tuệ của nhân loại.

Mác-Ăngghen cũng như Lênin đã nhiều lần khẳng định học thuyết của các ông không phải là cái đã xong xuôi, bất biến, không phải là giáo điều mà chỉ là kim chỉ nam cho hành động. Nó gắn liền với sự phát triển của phong trào cách mạng, với thực tiễn vận động của lịch sử, hay nói cách khác, học thuyết đó chỉ đưa ra cơ sở và phương pháp luận cho suy nghĩ và hành động.

Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết về sự phát triển, bao hàm cả sự phát triển của chính học thuyết đó với tinh thần phê phán và tự phê phán.

Toàn bộ học thuyết Mác-Lênin có giá trị bền vững xét trong tinh thần biện chứng của nó, với bản chất cách mạng, khoa học và nhân đạo, chủ nghĩa Mác-Lênin sống mãi trong sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới và là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam.

3.2 Cơ sở thực tiễn( Là tiền đề ) Tiền đề khoa học tự nhiên... các thuyết khoa học nổi tiếng ...

Các học thuyết về khoa học tự nhiên như thuyết tiến hóa của các loài, học thuyết về tế bào, học thuyết tiến hóa và bảo toàn năng lượng... đã chứng minh thế giới có các mối liên hệ với nhau và thống nhất với nhau ở tính vật chất. Sự ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng; phép biện chứng duy vật, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử chứng minh xã hội loài người ra đời từ tự nhiên, là sự phát triển liên tục của tự nhiên đã khẳng định tính thống nhất của thế giới ở tính vật chất của nó không chỉ trong tự nhiên, mà cả trong xã hội.

3.3 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh Từ chủ nghĩa Mác-Lênin HCM đã tìm được con đường đi của mình một cách chắc chắc

- Con đường : Cách mạng vô sản, sử dụng bạo lực cách mạng

+ Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cảnh lầm than, Hồ Chí Minh được chứng kiến các phong trào cứu nước của ông cha. Người nhận thấy con đường của Phan Bội Châu chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau"; con đường của Phan Châu Trinh cũng chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"; con đường của Hoàng Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn, nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến. Chính vì thế, mặc dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Hồ Chí Minh không tán thành các con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường mới.

+ Hồ Chí Minh thấy được Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.Nó nêu tấm gương sang về sự nghiệp giải phóng dân tộc thuộc địa và "mở ra trước mặt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc".

=> Người khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộckhông có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".

+ Người vạch rõ tính tất yếu của bạo lực cách mạng: "Trong cuộc đấu tranh gian khỏ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dung bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền".

+ Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo, hòa bình thống nhất biện chứng với nhau. Đánh giặc không phải là tiêu diệt hết lực lượng, mà chủ yếu là đánh bại ý chí xâm lược của chúng, kết hợp giành thắng lợi về quân sự với giải pháp ngoại giao để kết thúc chiến tranh.Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng.

- Lực lượng CM : Toàn dân tộc

+ Người đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang.

+ Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sang tạo vô tận của quần chúng là nhân tố then chốt đảm bảo thắng lợi.

- Lãnh đạo : Đảng Cộng sản

+ Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là đáng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.

+ Đảng nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam và trở thành nhân tố hang đầu bảo đảm cho mọi thắng lợi của cách mạng.

4. Chủ nghĩa Mác- Lenin là cách mạng nhất

4.1. Cơ sở lý luận

4.1.1. C.N Mác:

* Nghiên cứu và khẳng định tính tất yếu diệt vong của CNTB

- Tình trạng nghèo đói, thất nghiệp của vô sản và lao động làm thuê ngày càng tăng

- Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ nhất đã thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Chính sự phát triển đó làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bộc lộ mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa

=>Chế độ TBCNkhông thể tự giải quyết được các mâu thuẫncủa mình.

- Sản xuất tập trung xã hội hoá cao độ với trình độ cao, hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa sản xuất ra một lượng của cải khổng lồ, trong khi đó chỉ là một bộ phận nhỏ của xã hội nhưng lại sở hữu phần lớn tài sản xã hội thông qua việc chiếm giữ giá trị thặng dư. Còn đại bộ phận xã hội là (giai cấp làm thuê) chỉ sở hữu một phần nhỏ của cải vì họ không có quyền sở hữu đang nằm trong tay các chủ tư bản. Đây là hệ quả của việc lao động của người công nhân bị tha hóa

=>CNTB thúc đẩy nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển mạnh mẽ với qui mô rộng lớn, dựa trên khoa học kỹ thuật - công nghệ hiện đại, trình độ Xã hội hoá và chuyên môn hoá cao ; Nền kinh tế sản xuất hàng hoá đã tạo ra lượng hàng hoá, cơ sở vật chất khổng lồ cho Loài Người ; CNTB đã tạo ra bước tiến chưa từng có về năng xuất lao động, về phát minh khoa học kỹ thuật - công nghệ. Tuy nhiên nó chưa triệt để, đến nơi đến chốn, chưa chú trọng đến việc giải phóng con người.

=> CNTB tất yếu bị thay thế bởi một xã hội mới tốt đẹp hơn – XHCN

*Sự ra đời của CNXH

- Mục tiêu:

+ giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động

+ xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng xã hội, giải phóng con người, đưa lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho toàn dân; và một khi xóa bỏ được tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ

(Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giaicấp công nhân phải đoàn kết với những người lao động khác thực hiện lật đổchính quyền của giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột. Mục tiêu giai đoạn thứ hai làgiai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động vào công cuộc tổchức một xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xóa bỏ tình trạng người bóc lột ngườiđể không còn tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác)
- Tính chất:

+ đưa quần chúng nhân dân lao động từ địa vị nô lệ, làm thuê, bị bóc lột trở thành người làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội.

+ Là cuộc cách mạng triệt để , sâu sắc và toàn diện nhất trong lịch sử

4.1.2. CN Lenin:

* CN Lenin đã kế thừa, phát triển những quan điểm lí luận học thuyết Mác về CNXH

- Bối cảnh: +Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Các nước tư bản chia nhau thị trường thế giới và gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) Tại các nước thuộc địa, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc tạo nên sự thống nhất giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản mà trung tâm là Cách mạng Tháng Mười Nga. Sau khi Ph.Ăngghen qua đời, các phần tử cơ hội trong Quốc tế II tìm mọi cách nhằm xuyên tạc chủ nghĩa Mác. Trước tình hình đó đòi hỏi V.I.Lênin phải tiến hành đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác

- Quá trình bảo vệ và phát triển CN Mác: 3 giai đoạn

+ GĐ 1893- 1907: tập trung chống lại phái Dân Túy (phê phán tính chất duy tâm và những sai lầm của phái Dân túy về nhận thức những vấn đề lịch sử - xã hội, vạch rõ ý đồ xuyên tạc chủ nghĩa Mác ); phát triển lý luận về phương pháp cách mạng, các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, vai trò của quần chúng nhân dân, của các đảng chính trị trong cách mạng tư sản giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

+ GĐ 1907- 1917: diễn ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan

+ GĐ sau cách mạng tháng 10 Nga 1917- 1924: Cách mạng Tháng Mười Nga thành công mở ra thời đại quá độ từ chủnghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, nảy sinh những nhu cầu mới về lý luận mà thời C.Mác, Ph.Ăngghen chưa đặt ra. Lenin đã phát triển học thuyết Mác về nhân tố quyết định thắng lợi của một chế độ xã hội, về giai cấp, về hai nhiệm vụ cơ bản của giai cấp vô sản, về chiến lược, sách lược của đảng vô sản trong điều kiện lịch sử mới, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội.

*Mô hình CNXH đầu tiên trên thế giới

- Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do giai cấp vô sản tiến hành.

- Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là do đường lối đấu tranh và sách lược đúng đắn của mà lãnh đạo là Lenin, biết lợi dụng sức mạnh quần chúng đang chịu nhiều khổ cực do chiến tranh đế quốc. Ngoài ra, cuộc cách mạng cũng biết lợi dụng hoàn cảnh quốc tế thuận lợi khi các nước đế quốc đang tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, không có điều kiện can thiệp vào nước Nga.

- Cách mạng Tháng Mười Nga còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và ở các nước , mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức

=>Đánh dấu sự ra đời của nhà nước Nga Xô viết.

4.2. Cơ sở thực tiễn

4.2.1. Thế giới

- Tiền đề của thế giới: Nếu như CM công nghiệp thế kỷ 18-19 đã quyết định thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với phong kiến, thì cuộc CM KH-CN hiện đại đang tạo ra những tiền đề vật chất để thay thế CNTB bằng CNXH. Sự ra đời của CNXH gắn liền với sự phát triển của hình thái kinh tế .

4.2.2. Việt Nam

- Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài người theo các hình thái kinh tế - xã hội. Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản.
- Mục tiêu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nước nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, tức là sau khi dành độc lập dân tộc, nhân dân ta sẽ xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa

4.3.Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH

- Hồ Chí Minh đã hiểu được những đặc điểm, bản chất của CNXH , từ đó có những nhận xét quan điểm đúng đắn

+CNXH là một chế đô chính trị do nhân dân làm chủ: CNXH có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, dựa trên khối đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là công- nông- tri thức, do Đảng lãnh đạo

+ CNXH là chế độ không còn bóc lột người , là một xã hội phát triển cao về văn hóa đạo đức: một xã hội được xây dựng theo nguyên tắc công bằng, hợp lí, bình đẳng; không có áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.

+ CNXH được đặt trong một tổng thể chung về các mặt: Về kinh tế, Hồ Chí Minh nêu chế độ sở hữu công cộng của CNXH và phân phối theo nguyên tắc của chủ nghĩa Mác- Lenin là làm theo năng lực, hưởng theo lao động , có phúc lợi xã hội. Về mặt chính trị, HCM nêu chế độ dân chủ, mọi người được phát triển toàn diện với tinh thần làm chủ.

=> Xuất phát từ đăc điểm tình hình thực tế Việt Nam HCM đã khẳng định con đường cách mạng VN là tiến hành giải phóng dân tộc dân chủ nhân dan, tiến lên CNXH

5. Tính đúng đắn của vấn đề

5.1. Lý luận

Chủ nghĩa Mác - Lê nin chính là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất đối với dân tộc Việt Nam và toàn thế giới. Đó là nhận định rất đúng đắn của Hồ Chí Minh, khi người quyết định chọn con đường cách mạng là con đường để giải phóng cho dân tộc Việt Nam khỏi áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân và phong kiến.

Gọi là chân chính, bởi vì chủ nghĩa Mác – Lê nin đã hướng tới con người, lấy con người là trung tâm của sự phát triển. Với chủ nghĩa Mác – Lê nin, mọi tầng lớp trong xã hội đều bình đẳng với nhau, không phân chia giai cấp. Khi đó giữa con người với con người không còn những tầng ngăn cách, mọi người bình đẳng, cùng nhau xây dựng lên một xã hội tươi đẹp.

Gọi là chắc chắn nhất, bởi vì chủ nghĩa đã được xây dựng trên một cơ sở khoa học vững chắc.Tiền đề tư tưởng lý luận ra đời chủ nghĩa Mác là những thành tựu lý luận đỉnh cao của nhân loại như triết học cổ điển Đức (Cantơ, Hêghen, Phoiơbắc), kinh tế chính trị học cổ điển Anh (Ađam Xmít và Đavít Ricácđô), chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán Pháp (Xanh Ximông, Phu-riê; O-oen).Tiền đề khoa học tự nhiên là những phát minh khoa học như thuyết tiến hoá của Đác-uyn, học thuyết bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của Lômônôxốp, các học thuyết về tế bào, về phương pháp nhận thức... Đó đều là những công trình nghiên cứu khoa học, những thành tựu vĩ đại, có tầm ảnh hưởng lớn tới thế giới, là nền móng vững chắc cho chủ nghĩa Mác – Lê nin.

Gọi là cách mạng nhất, bởi vì chủ nghĩa đã xóa bỏ được cái cũ, thay thế bằng cái mới tốt đẹp hơn. Theo đó, Lê nin đã lên án xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng lên chế độ xã hội chủ nghĩa. Chế độ tư bản chủ nghĩa tồn tại là mầm mống cho sự áp bức bóc lột giữa người với người – tầng lớp tư sản đàn áp, bóc lột tầng lớp vô sản. Nhưng trong xã hội chủ nghĩa, công nhân và nhân dân lao động – những người ở đáy tầng của xã hội – được giải phóng triệt để. Ở đó không có bất công, không có áp bức, con người được tự do, dân tộc được độc lập, không phải phụ thuộc vào bất kì ai, không bị chi phối bởi bất kì thế lực nào. Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã thể hiện lên những điểm tiến bộ mà con người và xã hội cần đi theo.

5.2. Thực tiễn

Chủ nghĩa Mác – Lê nin từ khi ra đời cho đến nay, qua quá trình phát triển đã ngày càng khẳng định được vị trí và tính đúng đắn của mình. Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã thành công phủ sóng và dẫn lối cho Liên xô cùng các nước Đông Âu thành công tiến lên chủ nghĩa xã hội, soi sáng con đường cách mạng cho các nước thuộc địa trên khắp thế giới giành lại được độc lập từ tay bọn thực dân, đế quốc.Chủ nghĩa Mác ra đời đáp ứng đòi hỏi cấp bách của phong trào cách mạng thế giới. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác không chỉ là sự phản ánh của thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân mà là tất yếu của tiến trình phát triển lịch sử tư duy nhân loại, là thành tựu trí tuệ của loài người.

Hồ Chí Minh sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, cuối cùng đã tìm ra chân lí thực sự để giải phóng cho dân tộc Việt Nam, đó là chủ nghĩa Mác – Lê nin với con đường Cách mạng. Quả thực, nước ta đã đánh đổ được thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành lại được độc lập cho dân tộc Việt Nam, xây dựng lên một nhà nước mới, chế độ mới tốt đẹp hơn. Thực tế lịch sử ra đời và phát triển của Đảng cộng sản Việt Nam cho thấy việc Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tính chất thời đại mới.

E

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro