Untitled Part 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


1. Quán triệt tính đảng trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần đứng vững trên lập trường nào?

- Luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết.

- Làm việc phải điều tra rõ ràng, cẩn thận, đến nơi đến chốn.

- Lý luận song song với thực tiễn.

2. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần quán triệt những cơ sở phương pháp luận nào?

- Đảm bảo sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học.

- Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn.

- Quan điểm lịch sử - cụ thể.

- Quan điểm toàn diện và thống nhất.

- Quan điểm kế thừa và phát triển.

- Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của HCM.

3. Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Hồ Chí Minh xác định như thế nào?

- VN từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản.

4. Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh gồm những yếu tố nào?

- Bối cảnh lịch sử VN và thế giới.

- Giá trị truyền thống của dân tộc.

- Tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Chủ nghĩa Mác-Lê nin.

5. Sự kiện và khoảng thời gian nào đánh dấu sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh?

- Khoảng thời gian 1920-1930.

- Sự kiện: 3/2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất 3 đảng và thành lập Đảng Cộng sản VN.

6. Trong tiền đề tư tưởng lý luận "tinh hoa văn hóa nhân loại", Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa cơ bản nào của phương Đông?

- Tiếp thu mặt tích cực của Nho giáo.

- Tiếp thu tư tưởng, triết lý của Phật giáo.

- Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.

- Tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử.

7. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam năm 1919 gồm những nội dung cơ bản nào?

Bản yêu sách gồm 8 nội dung cơ bản:

- Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.

- Cải cách nền pháp lý Đông Dương.

- Tự do báo chí và tự do ngôn luận.

- Tự do lập hội và hội họp.

- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.

- Tự do học tập.

- Thay đổi chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.

- Có đại biểu của người bản xứ do người bản xứ bầu ra trong Nghị viện Pháp.

8. Tiền đề tư tưởng - lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh gồm những yếu tố nào?

- Truyền thống văn hóa dân tộc.

- Tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Chủ nghĩa Mác-Lê nin.

9. Sự kiện nào đánh dấu quá trình chuyển biến nhận thức của Hồ Chí Minh từ lập trường yêu nước sang lập trường quốc tế vô sản?

- 12/1920, tại Đại hội Tua của Đảng Xã Hội Pháp, HCM đã biểu quyết việc Đảng Xã Hội gia nhập Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

10. Hồ Chí Minh xác định động lực bên trong của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội gồm những yếu tố nào?

- Động lực chính trị, tư tưởng, tinh thần.

- Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng dân tộc.

- Thỏa mãn nhu cầu, lợi ích chính đáng của người lao động.

11. Trong tiền đề tư tưởng lý luận "tinh hoa văn hóa nhân loại", Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa cơ bản nào của phương Tây?

- Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của các nhà Khai sáng Pháp.

- Tư tưởng dân chủ, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ.

- Triết lý về lòng nhân ái trong Đạo Công giáo.

12. Chủ nghĩa Mác - Lênin đóng vai trò như thế nào đối với sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh?

- Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng HCM.

- Quyết định phương pháp hành động biện chứng của HCM.

- Tư tưởng HCM là chủ nghĩa ML của VN, là tư tưởng VN thời hiện đại.

13. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc gồm những nội dung cơ bản nào?

- Tính chất, nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc.

- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

- Phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

- Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc.

- Cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

- Phải được tiến hành bằng con đường bạo lực.

14. Hồ Chí Minh xác định lực lượng tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc gồm những đối tượng nào?

- Đối tượng gồm toàn bộ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội trong đó bộ phận trung tâm là công nhân, nông dân và liên minh công-nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.

15. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc được Hồ Chí Minh quan niệm như thế nào?

- Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

- Giải phóng dân tộc tạo tiền đề giải phóng giai cấp.

- Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của dân tộc khác.

16. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, luận điểm nào thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh so với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin?

- Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết, tạo tiền đề để giải phóng giai cấp.

- Động lực to lớn của đất nước là chủ nghĩa dân tộc chân chính.

17. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc, luận điểm nào thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh so với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin?

- Phương pháp tiến hành cách mạng: khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạng của toàn dân tộc.

- Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

18. Theo Hồ Chí Minh, lộ trình của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước lệ thuộc và thuộc địa là như thế nào?

- Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, giải phóng loài người.

19. Theo Hồ Chí Minh, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành như thế nào so với các mạng vô sản ở chính quốc?

- Phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

20. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ quá độ ở Việt Nam, Hồ Chí Minh nêu lên những nguyên tắc nào?

- Cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa ML về xây dựng chế độ mới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước anh em nhưng không được sao chép, máy móc, giáo điều.

- Xác định bước đi, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.

21. Theo Hồ Chí Minh, động lực trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gồm những yếu tố nào?

- Động lực chính trị, tư tưởng, tinh thần.

- Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng dân tộc.

- Thỏa mãn nhu cầu, lợi ích chính đáng của người lao động.

- Để tạo động lực cho CNXH, cần sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác như chính trị, đạo đức, văn hóa, pháp luật.

- Kết hợp sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, sử dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật...

22. Hồ Chí Minh xác định động lực bên ngoài của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội gồm những yếu tố nào?

- Sức mạnh thời đại.

- Đoàn kết quốc tế.

- Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

- Thành tựu khoa học kỹ thuật thế giới.

23. Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ gì?

- Xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật của CNXH.

- Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

24. Hồ Chí Minh xác định các trở lực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội gồm những yếu tố nào?

- Chủ nghĩa cá nhân.

- Tham ô, lãng phí, quan liêu.

- Chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật.

- Chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập...

25. Hồ Chí Minh xác định mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?

- Mâu thuẫn giữa 1 bên là yêu cầu phải tiến lên xây dựng chế độ xã hội mới có công, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, 1 bên là tình trạng lạc hậu, phải đối phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của ta.

26. Hồ Chí Minh xác định bước đi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như thế nào?

- Phải trải qua nhiều bước, "bước ngắn, bước dài tùy theo hoàn cảnh", "chớ ham làm mau, ham rầm rộ,... Đi bước nào vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần", đi bước trước phải tính đến bước sau, đi bước sau phải hoàn thiện bước trước, không được đốt cháy giai đoạn.

27. Hồ Chí Minh xác định biện pháp, phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như thế nào?

- Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.

- Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa XHCN.

- Làm cho người nghèo đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm.

Biện pháp cụ thể:

- Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực theo hướng chủ chốt và lâu dài.

- Kết hợp xây dựng và bảo vệ, tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau trong phạm vi 1 quốc gia.

- Phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch đề ra.

28. Cơ sở lý luận giữ vai trò quyết định hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản là cơ sở nào?

- Học thuyết của Mác về đảng cộng sản và học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân của Lenin.

29. Vấn đề bản chất của Đảng Cộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam được Hồ Chí Minh giải quyết như thế nào?

- Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân.

- Bản chất giai cấp công nhân của Đảng là thống nhất với tính dân tộc, tính nhân dân.

30. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp những yếu tố nào?

- Sự kết hợp giữa chủ nghĩa ML, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

31. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản, nội dung nào thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh so với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin?

- Sự ra đời của Đảng là sự kết hợp giữa chủ nghĩa ML, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Đảng CSVN là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc VN.

32. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào?

- Tập trung dân chủ.

- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

- Tự phê bình và phê bình.

- Kỷ luật nghiêm minh, tự giác.

- Đoàn kết thống nhất trong đảng.

33. Trong công tác xây dựng đảng, Hồ Chí Minh chú trọng xây dựng những vấn đề gì?

- Về lý luận - tư tưởng.

- Về chính trị.

- Về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ.

- Về đạo đức.

34. Theo Hồ Chí Minh, trong các nguyên tắc xây dựng đảng, nguyên tắc sinh hoạt là nguyên tắc nào?

- Tự phê bình và phê bình.

35. Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết gồm những cơ sở nào?

- Tinh thần nhân ái, yêu nước, cố kết cộng đồng dân tộc của dân tộc VN.

- Những giá trị nhân bản trong văn hóa Đông Tây.

- Chủ nghĩa ML.

36. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, sức mạnh của dân tộc được Hồ Chí Minh nhận thức và khái quát gồm những yếu tố nào?

- Chủ nghĩa yêu nước.

- Tinh thần đoàn kết.

- Ý thức tự lực tự cường.

37. Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất hoạt động theo những nguyên tắc nào?

- Hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

- Hoạt động trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.

- Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

38. Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế dực trên những nguyên tắc nào?

- Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý có tình.

- Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.

39. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ gồm những nội dung gì?

- Xây dựng nhà nước hợp pháp, hợp hiến.

- Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật, chú trọng đưa pháp luật vào đời sống.

40. Theo Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước Việt Nam thể hiện ở những nội dung nào?

- Nhà nước ta do ĐCSVN lãnh đạo.

- Định hướng đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nhà nước là nguyên tắc tập trung dân chủ.

41. Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả cần thực hiện tốt những biện pháp nào?

- Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước.

- Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức đủ tải.

42. Theo Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp của nhà nước Việt Nam thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc thể hiện ở những nội dung nào?

- Nhà nước ta ra đời là kết quả của đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhiều thế hệ người VN.

- Nhà nước ta lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng và bảo vệ lợi ích cho nhân dân.

- Thực tế, nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập dân tộc, tự do của tổ quốc, xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới.

43. Bản chất của đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là gì?

- Là ý thức phục vụ nhân dân, chăm lo, quan tâm, hy sinh cho người khác, vì dân, vì mọi người.

44. Hồ Chí Minh quan niệm bốn chuẩn mực đạo đức mà người cán bộ cách mạng cần phải có là những chuẩn mực nào?

- Trung với nước, hiếu với dân.

- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.

- Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung.

45. Khi đề cập đến mối quan hệ giữa bốn đức tính cần, kiệm, liêm, chính, Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm có quan hệ như thế nào đối với chính?

46. Hồ Chí Minh đã xác định các nguyên tắc gì trong xây dựng các chuẩn mực đạo đức của con người?

- Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức.

- Xây đi đôi với chông.

- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

47. Quan niệm về con người của Hồ Chí Minh được diễn đạt ở nhiều phạm vi, góc độ khác nhau. Theo đó, ở góc độ các quan hệ xã hội, Hồ Chí Minh chia con người thành hai giống người nào?

- Người làm điều thiện và người làm điều ác.

48. Quan niệm về con người của Hồ Chí Minh được diễn đạt ở nhiều phạm vi, góc độ khác nhau. Theo đó, ở phạm vi rộng nhất Hồ Chí Minh diễn đạt quan niệm con người bằng khái niệm nào?

- Loài người.

49. Quan niệm về con người của Hồ Chí Minh được diễn đạt ở nhiều phạm vi, góc độ khác nhau. Theo đó, ở phạm vi rộng Hồ Chí Minh diễn đạt quan niệm con người bằng khái niệm nào?

- Đồng bào cả nước.

50. Trong các biện pháp giáo dục con người, Hồ Chí Minh quan niệm biện pháp nào là quan trọng nhất?

- Học đi đôi với hành.

51. Theo Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa con người mục tiêu và con người động lực là như thế nào khi khẳng định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng?

- Giữa con người mục tiêu và con người động lực có mối quan hệ biện chứng, càng chăm lo cho con người mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người động lực tốt bấy nhiêu.

52. Hồ Chí Minh quan niệm như thế nào về tính chất của văn hóa trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân?

- Nô dịch, ngu dân.

53. Hồ Chí Minh quan niệm như thế nào về tính chất của văn hóa trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa?

- Tính dân tộc.

- Tính khoa học.

- Tính đại chúng.

54. Quan niệm của Hồ Chí Minh về chức năng của văn hóa gồm những nội dung gì?

- Bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.

- Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.

- Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách, lối sống cao đẹp, lành mạnh, hướng con người đến chân thiện mỹ.

55. Hồ Chí Minh xác định như thế nào về vị trí của văn hóa trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội?

- Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.

- Văn hóa phải đứng ở trong kinh tế, chính trị, phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.

56. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ gồm những nội dung cơ bản nào?

- Văn hóa văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng.

- Văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống của nhân dân.

- Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước, của dân tộc.

57. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống gồm những nội dung cơ bản nào?

- Đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới.

58. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống, Hồ Chí Minh xác định Lối sống mới là lối sống như thế nào?

- Lối sống có lý tưởng, có đạo đức, văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

59. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống, Hồ Chí Minh xác định Nếp sống mới là nếp sống như thế nào?

- Phải kế thừa những truyền thống tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục lâu đời của nhân dân ta, cái gì cũ mà xấu thì bỏ, cái gì cũ mà không xấu thì phải sửa cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm, cái gì mới mà hay thì phải làm.





Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro