TTHCM Câu 2,3,4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Câu 2 : Trình bày cơ sở, nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:

1.     Cơ sở khách quan

a.     Cơ sở thực tiễn

-         Bối cảnh trong nước:

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động.

Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp, lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam.

Cho đến cuối TK XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiện “Cần Vương” do các sỹ phu, văn thân lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử.

Xã hội nước ta có sự biến chuyển và phân hóa, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản bắt đầu xuất hiện.

Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, các sỹ phu nho học có tư tưởng tiến bộ như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám đã cố gắng tổ chức và vận động cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp song đều thất bại. Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành đc thắng lợi phải đi theo 1 con đường mới.

-         Bối cảnh thời đại

CNTB từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới. CN Đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.

Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước kia, đã xuất hiện thêm các giai cấp tầng lớp xã hội mới trong đó có giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.

Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản cuối TK XIX đầu thế kỷ XX đã dẫn đến một cao trào mới của cách mạng thế giới với đỉnh cao là Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917.

Cách mạng tháng 10 Nga đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền Xô Viết, mở ra 1 thời kỳ mới trong lịch sử loài người.

Từ sau cách mạng tháng 10 Nga với sự ra đời của Quốc tế cộng sản (tháng 3-1919), phong trào công nhân ở các nước TBCN phương Tây và các nước thuộc địa phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa Đế quốc.

b.     Cơ sở lý luận

-         Giá trị truyền thống dân tộc

Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý  của dân tộc Việt Nam, trở thành tiền đề tư tưởng, lý luận xuất phát hình thành tư tưởng HCM. Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất, là tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng, ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất. Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.

-         Tinh hoa văn hóa nhân loại

Kết hợp giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây đó chính là nét đặc sắc trong quá trình hình thành nhân cách và văn hóa HCM.

+ Văn hóa phương Đông

Với những hiểu biết uyên bác về Hán học, HCM biết chắt lọc lấy những gì tinh túy nhất trong các học thuyết Triết học, hoặc trong tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử…

Người tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo. Đó là các triết lý hành động, nhân nghĩa, ước vọng về  một xã hội bình trị, hòa mục, thế giới  đại  đồng; về  một triết lý nhân sinh, tu thân, tề gia;  đề cao văn hóa trung hiếu "dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh".

Về Phật giáo, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn; coi trọng tinh thần bình đẳng, chống phân biệt đẳng cấp, chăm lo điều thiện, v.v..

Về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh tìm thấy những  điều thích hợp với điều kiện nước ta, đó là dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.

+Về tư tưởng và văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tiếp thu tư  tưởng văn hóa dân chủ và cách mạng của cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ.

Về  tư  tưởng dân chủ  của cách mạng Pháp, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư  tưởng của các nhà khai sáng: Vônte (Voltaire), Rútxô (Rousso), Môngtexkiơ (Moutesquieu). Đặc biệt, Người chịu  ảnh hưởng sâu sắc về  tư  tưởng tự do,  bình đẳng của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của Đại cách mạng Pháp. Về tư tưởng dân chủ của  Văn hóa phương Tây

+ Chủ nghĩa Mác – Lê nin :

Chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết  định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khẳng định: "Chủ nghĩa Lênin  đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản".

Đối với chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã nắm vững cái cốt lõi, linh hồn sống của nó, là phương pháp biện chứng duy vật; học tập lập trường, quan  điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

Các tác phẩm, bài viết của Hồ Chí Minh phản ánh bản chất cách mạng tư  tưởng của Người theo thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.

2.     Cơ sở chủ quan

-         Khả năng tư duy và trí tuệ HCM

Những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu, HCM đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau.

Trong quá trình tìm đường cứu nước, HCM khám phá các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hóa  và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Chính vì thế mà lý luận của HCM mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học.

-         Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.

Phẩm chất, tài năng HCM trước hết biểu hiện ở tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nhận xét, đánh giá các sự vật, sự việc chung quanh.

Phẩm chất , tài năng đó cũng được biểu hiện ở bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi, nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn.

Phẩm chất cá nhân của HCM còn biểu hiện ở sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của 1 nhà yêu nước chân chính, một chiến sỹ cộng sản nhiệt thành cách mạng, 1 trái tim yêu nước thương dân, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào.

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hòa và phát triển biện chứng tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa tư tưởng văn hóa của phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của Hồ Chí Minh- một con người có tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng, có nhân cách, phẩm chất cách mạng cao đẹp tạo nên. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng Việt Nam hiện đại. Việc hình thành tư tưởng HCM có vai trò cực kỳ quan trọng và mang tính quyết định đối với cách mạng Việt Nam.

 

Câu 3 : Trình bày khái quát quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Tư tưởng HCM là hệ thống quan điểm về cách mạng VN không thể hình thành ngay trong một thời gian ngắn mà phải trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình phát triển lớn mạnh của Đảng ta và cách mạng VN.

1.     Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước, thương nòi (trước 1911)

Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành) sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Thân sinh của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – là một nhà Nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Tấm gương lao động cần cù, ý chí kiên cường vượt qua gian khổ của cụ Phó bảng đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với quá trình hình thành nhân cách của Người.

Nghệ Tĩnh là vùng đất vừa giàu truyền thống văn hóa, vừa giàu truyền thống lao động, đấu tranh chống ngoại xâm. Từ thủa thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã tân mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình. Tất cả đã thôi thúc Anh ra đi tìm 1 con đường mới để cứu dân cứu nước.

Phát huy truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương với sự nhạy cảm của mình HCM đã nhận ra những hạn chế của những ng đi trước. Người nhận ra rằng k thể cứu nước theo con đường của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám…Người nhận ra nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại “chính quốc”, ở nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình và không thể dựa vào nước ngoài để giải phóng tổ quốc.

Người quyết định phải đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, sẽ trở về giúp đồng bào mình.

2.     Thời kỳ 1911 – 1920 : Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc

Năm 1911 Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước. Đó là việc làm mới mẻ, chưa có tiền lệ, khác với hướng đi truyền thống sang phương Đông của các bậc tiền bối.

Với lòng yêu nước nồng nàn, HCM kiên trì chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Người chú ý xem xét tình hình các nước, hăng hái học tập và tham gia các cuộc diễn thuyết của nhiều nhà chính trị và triết học. Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Véc xây, đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân VN.

Thực tiễn trong gần 10 nam đi tìm đường cứu nước, nhất là khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lê nin, Người đã cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng.

Luận cương của V.I.Lê nin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào, đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, hoài bão được ấp ủ bấy lâu nay của Người.

Với việc biểu quyết tán thành Đệ tam Quốc tế (Quốc tế III), tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12 - 1920), trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, đã đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lê nin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản.

3.     Thời kỳ 1921 – 1930 : Hình thành cơ bản về tư tưởng cách mạng Việt Nam

Trong giai đoạn này, Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận hết sức phong phú, sôi nổi trên địa bàn nước Pháp (1921 - 1923), Liên Xô (1923 - 1924), Trung Quốc (1924 - 1927), Thái Lan (1928 - 1929). Trong khoảng thời gian này, tư tưởng HCM về cách mạng VN đã hình thành về cơ bản. Những tư tưởng cơ bản về cách mạng VN bao gồm :

-         Xác định được kẻ thù của các dân tộc thuộc địa, giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới là chủ nghĩa thực dân.

-         Xác định cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản và là 1 bộ phận của cách mạng thế giới. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân.

-         Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản ở chính quốc nhưng không phụ thuộc vào nhau.

-         Nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong cách mạng thuộc địa và vai trò của nông dân trong việc xây dựng liên minh giai cấp.

-         Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đảng phải đi theo chủ nghĩa Mác – Lê nin và phải có một đội ngũ cán bộ sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì lý tưởng của Đảng, vì lợi ích và sự tồn vong của dân tộc, vì lý tưởng giải phóng giai cấp công nhân và nhân loại.

-         Khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng chứ không của riêng ai.

4.     Thời kỳ 1930 – 1945 : Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng.

Đây là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua được khuynh hướng “tả” trong quốc tế cộng sản, kiên định mục tiêu giải phóng dân tộc. Trải qua thời gian bị bắt giam trong nhà tù Hồng Kông , học chuyên ngành nghiên cứu lịch sử thế giới trong trường Đại học Phương Đông ở Nga, cuối năm 1938 Nguyễn Ái Quốc về Trung Quốc hoạt động cách mạng.

Từ năm 1941, Người về nước chính thức lãnh đạo phong trào cách mạng theo tinh thần cương lĩnh tháng 2. Những tư tưởng đúng đắn của Người đã đưa dân tộc ta đến thắng lợi tháng 8 năm 1945.

Trong bản Tuyên ngôn độc lậpngày 2 – 9 – 1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, HCM đã nhấn mạnh các quyền cơ bản của các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

5.     Thời kỳ 1945 – 1969 : Tư tưởng HCM tiếp tục phát triển hoàn thiện

Sau thắng lợi của cách mạng tháng 8, HCM đã tiếp tục lãnh đạo dân tộc ta hoàn thành thắng lợi kháng chiến chống Pháp và kiên cường trong kháng chiến chống Mỹ. Tư tưởng của Người ở giai đoạn này hoàn chỉnh và có hệ thống cả về cách mạng giải phóng dân tộc xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và từng bước tiến lên CNXH.

-         Tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là

chính.

-         Xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì

dân.

- Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền v.v

=> Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng nhân dân thống nhất đất nước, cho sự nghiệp của Đảng, dân tộc, để lại cho chúng ta 1 di sản lớn lao đó là tư tưởng của Người.

 

Câu 4: Trình bày những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc?

Trả lời :

Dân tộc là một vấn đề rộng lớn. C.Mác, Ph.Ăngghen không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc, vì thời đó ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản

Điều kiện những năm đầu thế kỷ XX trở đi đặt ra yêu cầu cần vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lênin cho phù hợp với thực tiễn ở các nước thuộc địa; chính Hồ Chí Minh là người đã đáp ứng yêu cầu đó.

1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc

Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố về quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của cách mạng Pháp. Từ đó, Người đã khái quát và nâng lên thành quyền của các dân tộc: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do"

Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng đã được các nước Đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất thừa nhận, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Người gửi tới Hội nghị Vécxây (Pháp) bản Yêu sách gồm tám điểm, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh xác định mục tiêu: "Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến", "Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập"

Tháng 5-1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc.

Tháng 6-1941, Người viết thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: "Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy"2. Người chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), ra báo Việt Nam độc lập, ban bố Mười chính sách của Việt Minh, trong đó mục tiêu đầu tiên là: "Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền".

Cách mạng Tháng Tám thành công, Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập

2. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập

Xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc mà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy. Người cho đó là một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời. Chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản mà Hồ Chí Minh đề cập ở đây là chủ nghĩa dân tộc chân chính, chứ không phải là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.

3. Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế

          Ngay từ khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Theo Hồ Chí Minh, độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc. Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết, nhưng Hồ Chí Minh không quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro