TTHCM Câu 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5: Tư tưởng HCM về vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp CM

1.  Vai trò của đại đoàn kết dt trong sự nghiệp CM

a)  Đại đoàn kết dt là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của CM

-  Trong tư tưởng HCM, đại đoàn kết dt là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình CM, quyết định thành công của CM

-  Tính riêng trong HCM toàn tập. HCM đã có 405 bài nói, bài viết liên quan đến Đại đoàn kết dân tộc.

-  Chủ tịch HCM không chỉ là người đề ra đường lối đúng đắn về Đại đoàn kết, mà người còn là linh hồn của khối Đại đoàn kết dân tộc của CMVN.

-  Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng được quán triệt cho tất cả mọi lĩnh vực từ đường lối chủ trương chính sách đến hoạt động thực tiễn.

- ĐĐKDT là một tư tưởng lớn của HCM. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh để chiến thắng kẻ thù của DT và GC.

-  HCM đã nêu lên những luận điểm có tính chất chân lý, khẳng định sức mạnh to lớn của đại đoàn kết:

+ Đoàn kết làm ra sức mạnh.

+ Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi.

+ “Đoàn kết là then chốt của thành công”.

+ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.

Thành công, thành công, đại thành công”.

b)  Đại đoàn kết dt là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dt

-  Một trong những mục tiêu hàng đầu của cách mạng nước ta là XD khối ĐĐKDT, nhằm phục vụ cho sự nghiệp GPDT, XD và bảo vệ Tổ quốc.

-  Điều này đã được HCM khẳng định trong buổi lễ ra mắt của ĐLĐVN, Người viết: “Mục đích của ĐLĐVN có thể bao gồm trong 8 chữ: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”.

-  Đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu trong mọi giai đoạn cách mạng:

·         Trước CMT8 và trong kháng chiến thì nhiệm vụ là:

“Một là đoàn kết.

Hai là làm cách mạng, hay kháng chiến để đòi độc lập”.

·         Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, nhiệm vụ là:

“Một là đoàn kết”.

“Hai là XD CNXH”.

“Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà”.

ð  Như vậy, ĐĐKDT là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch trong cuộc ĐT vì độc lập DT, tự do hạnh phúc cho nhân dân.

2.  Lực lượng đại đoàn kết dân tộc

a)  Đại đòan kết dt là đại đoàn kết toàn dân

- Khái niệm DÂN và NHÂN DÂN trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Khái niệm này có nội hàm rất rộng, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng vừa là mỗi con người VN cụ  thể, cả hai đều là chủ thể của ĐĐKDT. Đó là “mọi con dân nước Việt”, “mỗi một người con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo, trừ bọn Việt gian phản quốc.

- Đại đoàn kết dân tộc là tập hợp được mọi người dân vào cuộc đấu tranh chung.

- HCM nhiều lần nói: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để XD nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.

- Trong quá trình XD khối ĐĐKTD phải đứng vững trên lập trường GCCN, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp – dân tộc.

b)  Điều kiện thực hiện đại đoàn kết dt

- Muốn ĐĐKTD, thì phải kế thừa truyền thống yêu nước  –  nhân nghĩa – đoàn kết DT, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng đối với con người.

- HCM tha thiết kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước, không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào, trước đây hướng về phe nào, hãy thật thà cộng tác vì dân vì nước.

- Theo Người, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao.

3.  Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dt

a)  Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dt là mặt trận dt thống nhất

- ĐĐKDT phải được thực hiện bằng sức mạnh của quần chúng nhân dân có tổ chức, có lãnh đạo. Vì vậy, Người rất chú ý đến việc đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước, mà bao trùm lên tất cả là tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất. Tuy nhiên, tùy theo từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng mà có những hình thức tổ chức mặt trận cho phù hợp.

- ĐĐKDT dựa trên nền tảng của khối liên minh công – nông là quan điểm cơ bản của HCM trong việc XD khối đại đoàn kết vững mạnh.

- Không có liên minh công –  nông vững mạnh thì không thể XD được khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc bởi liên minh công – nông là cơ sở, là nền tảng của khối ĐĐK toàn dân ở nước ta. HCM viết: “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công  –  nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của mặt trận dân tộc thống nhất”.

- Tùy theo từng thời kỳ, MTDTTN cũng có những tên gọi và những nhiệm vụ, mục tiêu khác nhau:

o  Hội phản đế Đồng minh (18 -11- 1930)

o  Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (7 – 1936)

o  Mặt trận Dân chủ Đông Dương (3 – 1938).

o  Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế ĐD (11 - 1939).

o  Mặt trận Việt Minh (19 – 5 – 1941).

o  Hội Liên hiệp Quốc dân VN (1946).

o  Mặt trận Liên Việt (3 -1951).

o  MTTQVN (1955).

o  MTDTGPMNVN (20 -12 – 1960).

o  Liên minh các  lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình VN (4 - 1968).

o  MTTQVN (1976).

b)  Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của mặt trận dt thống nhất

- Mặt trận dt thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công – nông – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Mặt trận dt thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dt, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

- Mặt trận dt thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.

- Mặt trận dt thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro