TTHCM ve con duong qua do len CNXH o VN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

IV. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM.

1.     Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

a. Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời kỳ quá độ.

– Theo chủ nghĩa Mác – Lênin: có 2 con đường quá độ lên CNXH

* Quá độ trực tiếp lên CNXH: từ những nước TB phát triển ở trình độ cao

* Quá độ gián tiếp lên CNXH: từ những nước CNTB phát triển thấp hoặc những nước có nền kinh tế lạc hậu chưa qua giai đoạn p.triển TBCN

– Dựa trên cơ sở: Lý luận CM không ngừng của CN MLN và từ đặc điểm thực tế nước ta, Hồ Chí Minh khẳng định: con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên CNXH.

HCM chỉ ra đặc điểm và mâu thuẫn của thời kì quá độ lên CNXH ở VN: “Đặc điểm to lớn nhất của nước ta trong thời kì quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.

b. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

- Một là: Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho CNXH, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng cho CNXH

- Hai là: cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu, chủ chốt, lâu dài.

Tính chất phức tạp, lâu dài được Hồ Chí Minh lý giải:

          + Là một cuộc CM làm đảo lộn mọi mặt của đời sống xã hội cả LLSX, QHSX, KTTT.

          + Là công việc mới mẻ đối với Đảng ta, vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm.

          + Sự nghiệp của chúng ta bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá. Vì vậy, xây dựng CNXH vừa đòi hỏi khoa học, hiểu biết quy luật khách quan, vừa phải có nghệ thuật quản lý khôn khéo.

c. Quan điểm Hồ chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ

Công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta là một sự nghiệp CM mang tính toàn diện, Hồ Chí Minh xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực:

* Trong lĩnh vực chính trị:

Phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Có hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân – nông dân – trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Củng cố và tăng cường sức mạnh toàn bộ hệ thống chính trị.

* Trong lĩnh vực kinh tế:

Tiến hành công nghiệp hoá XHCN nhằm tăng năng suất lao động

Tạo lập những yếu tố, những lực lượng đạt được ở thời kỳ tư bản sao cho không đi chệch sang CNTB

Sử dụng hình thức và phương tiện của CNTB để xây dựng CNXH

* Trong lĩnh vực văn hoá – xã hội: Phải khắc phục sự yếu kém về kiến thức, sự bấp bênh về chính trị, sự trì trệ về kinh tế, lạc hậu về văn hoá...vì tất cả sẽ dẫn đến những biểu hiện xấu xa, thoái hoá của cán bộ, đảng viên...là kẽ hở CNTB dễ dàng lợi dụng. HCM nhấn mạnh ,muốn cải tạo xã hội chủ nghĩa thì phải cải tạo chính mình, nếu không có tư tưởng XHCN thì không làm việc XHCN được.Khắc phục chủ nghĩa cá nhân là bước quan trọng để tiến lên CNXH. HCM bước đầu đề cập vấn đề khoán trong sản xuất, “ Chế độ làm khoán là một điều kiện của CNXH, nó khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lại lợi riêng…; làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới chế độ ta hiện nay”

d. Về bước đi, phương thức, biện pháp xây dựng CNXH

*  Bước đi: Người viết: Chúng ta xây dựng CNXH từ 2 bàn tay trắng, khó khăn còn nhiều và lâu dài, phải làm dần dần không thể vội vàng làm nhanh một sớm một chiều. Ví dụ trong nông nghiệp lúc đầu là tiến hành giảm tô sao đó cải cách ruộng đất, sau đó tới vần công đổi công, xây dựng hợp tác xã,…. cần ưu tiên phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ để phát triển công nghiêp nặng.

 * Biện pháp xây dựng CNXH

– Có nhiều biện pháp khác nhau:

          + Thực hiện cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính.

          + Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam – Bắc trong phạm vi một quốc gia.

          + Xây dựng CNXH phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để thực hiện thắng lợi kế hoạch.

          – Quan trọng nhất là phát huy tài dân, sức dân, của dân, làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

e. Vận dụng vào công cuộc đổi mới

-  Trong đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng CN Mac-Lênin và TTHCM.

Bằng kinh nghiệp xương máu chúng ta thấy rằng chế độ thực dân phong kiến, đế quốc đã kềm hãm nước ta trong vùng nghèo đói, lạc hậu, tối tăm. Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nước có độc lập mà dân vẫn cứ đói, vẫn cứ rét thì độc lập tự do cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

Muốn cho dân giàu, nước mạnh không có con đường nào khác là phải tiến lên CNXH, chỉ có CNXH mới thực hiện được “ham muốn tột bậc” của Người và khát vọng ngàn đời của dân tộc ta.

Độc lập dân tộc là điều kiện để xây dựng thành công CNXH, và CNXH là cơ sở bảo đảm cho độc lập dân tộc vững bền.

Ngày nay, đổi mới là nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh. Để hoàn thành mục tiêu trên, đổi mới không bao giờ là thay đổi mục tiêu XHCN. Tự do tư sản chỉ là cái bánh vẽ mà Liên xô và Đông âu phải trả giá, quyết không phải là sự lựa chọn của chúng ta.

Tuy nhiên xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở một nước nghèo nàn lạc hậu là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn phức tạp, chúng ta phải khôn ngoan, sáng tạo, phải biết vận dụng các công cụ kinh tế thị trường để phục vụ cho CNXH, sao cho đạt mục đích, nhưng không chệch mục tiêu đã định.

 - Đổi mới là sự nghiệp của dân , do dân, vì dân, do đó phải phát huy quyền làm chủ của dân, khơi dậy mạnh mẽ nội lực để công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Khai thác triệt để mọi nguồn lực ở bên trong, nhất là nguồn lực con người, phải thu hút tốt các nguồn lực bên ngoài, phải lấy nguồn lực bên trong làm gốc, phải sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài. Phải quán triệt quan điểm: Tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng CNXH; CNXH là công trình tập thể của người dân, phải đem tài dân sức dân làm lợi cho dân. Tạo không khí dân chủ trong XH, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phải nâng cao bản lĩnh công dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân để đi lên.

 -  Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Công cuộc đổi mới của ta diễn ra trong lúc cuộc CM KHCN trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, tác động mạnh mẽ vì thế cần tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước. Giao lưu hội nhập nhưng phải giữ gìn bản sắc dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan, hòa nhập với thế giới để khai thác tất cả những gì tinh túy nhất, tốt đẹp nhất. Nâng cao bản lĩnh tiếp thu văn hóa nhân loại, chống văn hóa độc hại.

- Xây dựng đảng, xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cần kiệm xây dựng đất nước

Xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên trong hệ thống chính trị, trong các doanh nghiệp trong sạch, liêm khiết, thật sự là đầy tớ của dân, xử lý những cán bộ thoái hóa, tham nhũng.

Cũng cố quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân do dân vì dân, quán triệt tinh thần tiết kiệm của Bác Hồ: sản xuất không tiết kiệm thì như gió vào nhà trống. . .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro