TTHCM về đạo đức, nhân văn, văn hóa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  ĐẠO ĐỨC:

-      Tư tưởng đạo đức là bộ phận quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo nên nền tảng tinh thần xã hội ta. Nó đang là nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực vượt  qua thử thách, khó khăn đưa công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế giành thắng lợi.

-      Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là biện pháp quan trọng để mọi cán bộ, đảng viên và tổ chức chính trị xã hội sữa chữa khắc phục tình trạng suy thoái “có tính nghiêm trọng” về đạo đức, lối sống giữ vững và củng cố niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng, để thế hệ trẻ chúng ta rèn luyện tu dưỡng nhân cách trở thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên.

Nguồn gốc:

    Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trong trường kỳ lịch sử, đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loạil; đặc biệt quan trọng là những tư tưởng đạo đức của Marx, Anghen, Lenin.

 Hồ Chí Minh sử dụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã từng quen thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời, đưa vào đó những nội dung mới, đồng thời bổ sung những khái niệm, những phạm trù đạo đức của thời đại mới. Chính vì vậy mà những giá trị đạo đức mới đã hòa nhập với những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi và tiếp thu dễ dàng.

  Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn Việt Nam thực hiện một công việc kế thừa có chọn lọc, những giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.

     Sự hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Quê hương và gia đình: 

   Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người là một nhà Nho, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Tấm gương lao động cần cù, ý chí kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đặc biệt là tư tưởng thương dân, chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị - xã hội của Cụ đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành.

Thời đại:

  Sau một thời gian bôn ba qua nhiều châu lục, nhiều quốc gia trên thế giới, chứng kiến cảnh bị áp bức, bóc lột, bất công của những người cùng khổ, bởi giai cấp thống trị trên thế giới, Nguyễn Tất Thành đã hiểu được bản chất của Chủ nghĩa đế quốc, nắm được trình độ phát triển của nhiều nước thuộc địa cùng cảnh ngộ, nhất là những năm bôn ba trong phong trào lao động ở Pháp và cùng hoạt động với những nhà cách mạng từ các nước thuộc địa của Pháp. Người đã nhanh chóng đến được với phải tả của cách mạng Pháp, gia nhập Đảng xã hội Pháp – một chính đảng duy nhất của nước Pháp bênh vực các dân tộc thuộc địa. Người trở thành một chiến sĩ XHCN.

 Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh” thì mới hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình, mới đưa cách mạng đến đích vinh quang. văn minh tức là trí tuệ, trong đó chủ yếu là sự hiểu biết đúng đắn về chủ nghĩa Marx – Lenin, những tri thức hiện đại của nhân loại, tri thức về thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới để đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi. Đạo đức chính là những phẩm chất đòi hỏi của con người cần phải có để tham gian vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và CNXH, để cống hiến được nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó. Đạo đức là nguồn gốc, là nền tảng, bởi vì muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình.

 Vai trò của đạo đức cách mạng

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có sự thống nhất hòa quyện với các giá trị tư tưởng đạo với các giá trị tư tưởng, văn hóa, nhân văn.chính trị và định hướng chính trị dễ dàng tìm thấy trong tư tưởng đạo đức.

Theo Hồ Chí Minh, tư tưởng đạo đức lấy dân làm gốc, nhằm phục vụ cho sự nghiệp chính trị vì nước, vì dân.ngược lại tư tưởng chình trị trung với nước hiếu với dân cũng là một phẩm chất đạo đức cơ bản của Hồ Chí Minh

   Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức tiến bộ, chân chính, tiêu biểu cho phẩm chất đẹp đẽ nhất của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. Như vậy tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đạo đức cách mạng.

.  Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh:

a.      Trung với nước, hiếu với dân:

-      Hồ Chí Minh đưa vào khái niệm cũ một nội dung mới mang tính cách mạng, đó là trung với nước hiếu với dân. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

b.      Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:

-      Khái niệm đạo đức cũ được Hổ Chí Minh tiếp thu chọn lọc đưa vào những yêu cầu và đây là những nội dung mới.

-      Người chỉ ra rằng phong kiến nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không thực hiện; ngày nay, ta đề ra cần kiệm liêm chính cho cán bộ làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân.

-      Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là 1 biểu hiện sinh động của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”.

Thương yêu con người:

-      Có 2 hạng người: thiện và ác

-      Có 2 việc: chính và tà.

-       Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác.

-      Người kết luận: những người bị áp bức bóc lột, những người làm điều thiện thì dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo có khác nhau, vẫn có thể thực hành chữ: “Bác Ái”, đại đoàn kết, đại hòa hợp coi nhau như anh em một nhà.

  Tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung:

-      Đó là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù, bất bình đẳng dân tộc, và sự phân biệt chủng tộc.

-      Người khẳng định bốn phương vô sản đều là anh em, giúp bạn là giúp minh, thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân thế giới. từ đó, tạo ra 1 kiểu quan hệ quốc tế mới, đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo nền văn hóa hòa bình.

NHÂN VĂN  

 Con người là vốn quý nhất – nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng: 

_Nhận thức về con người:

-      Từ thập kỷ bốn mươi của thế kỷ XX Hồ Chí Minh bàn đến chữ  “người” với nhiều nghĩa và phạm vi khác nhau. Nghĩa hẹp: gia đình ,anh em , họ hàng, bầu bạn. nghĩa rộng: đồng bào cả nước. rộng nữa: cả loài người

b.      Thương yêu, quý trọng con người:

-      Con người ở đây là đồng bào đồng chí là người Việt Nam yêu nước là già, trẻ, gái, trai, miền xuôi, miền ngược….

-      Hồ CHí Minh thương yêu những người nô lệ mất nước , những người cùng khổ, giai cấp vô sản bị bóc lột , những thanh niên chết vô ích ở Việt Nam dù họ là da trắng , da đen, người Pháp hay người Mỹ. bởi vì “ máu nào cũng là máu ; người nào cũng là người”. Những dòng máu đó đều quý như nhau.

c.      Tin vào sức mạnh, phẩm giá và tính sáng tạo của con người:

-      Theo Hồ Chí Minh, “ Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân ”.

-      Vì vậy, “ Vô luận việc gì, đều do người làm ra và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa đều thế cả”.

-      Người cho rằng: “Việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong”. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần.

d.      Lòng khoan dung rộng lớn:

Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng:

a.      Con người vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng:

-      Mục tiêu cách mạng của Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc , giải phóng xã hội, giải phóng con người, thực hiện độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

-      Khẳng định con người là mục tiêu của cách mạng thì 1 điểu qua trọng là mọi chủ trương đường lối chính sách của đảng, chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Có thể đó là lợi ích lâu dài, trước mắt, lợi ích cả dân tộc và lợi ích cả bộ phận, giai cấp tầng lớp và cá nhân.

b.      Con người là động lực cách mạng:

-      Được nhìn nhận trên phạm vi cả nước toàn thể đồng bào song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân. Điều này có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp, giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

-      Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức có lãnh đạo. Vì vậy vai trò của Đảng Cách Mạng lấy chủ nghĩa Mác_Lê làm nền tảng tư tưởng là vô cùng qua trọng. Qua các phong trào Cách mạng của quần chúng, Đảng sẽ nhân sức mạnh của con người lên gấp bội.

-      Hồ Chí Minh quan niệm “ Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích 100 năm thì phải trồng người”.

VĂN HÓA :

Quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hóa: 

Vị trí vai trò:

-      Tháng 8- 1943, khi còn trong nhà tù Tưởng Giới Thạnh, Hồ Chí Minh nêu ra 1 định nghĩa về văn hóa:

-      “ Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

·        Người dự định xây dựng nền văn hóa dân tộc với 5 điểm:

·        Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.

·        Xây dưng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

·        Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

·        Xây dựng chính trị: dân quyền.

·        Xây dựng kinh tế.

-      Sau  CMT8-1945, văn hóa được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng.

-      Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế - chính trị - xã hội được nhận thức như sau.

·        Văn hóa quan trọng ngang với kinh tế, chính trị, xã hội.

·        Chính trị, xã hội có được giải pháp thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển.

·        Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa.

·        Văn hóa không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng phát triển kinh tế

 Tính chất nền văn hóa mới:

-      Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, nền văn hóa mới là nền văn hóa dân chủ mới, đồng thời là nền văn hóa kháng chiến.

-      Có 3 tính chất:

·        Tính dân tộc.

·        Tính khoa học.

·        Tính đại chúng.

c.      Chức năng của văn hóa.

-      Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.

-      Nâng cao dân trí.

-      Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh, luôn hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ và không ngừng hoàn thiện bản thân mình

Tư tưởng Hổ Chí Minh về 1 số lĩnh vực văn hóa:

a.      Văn hóa giáo dục:

-      Người quan tâm xây dưng nền giáo dục mới của nước việt nam độc lập. nền giáo dục này được hình thành từ những năm hai mươi, thật sự ra đời từ CMT8 thành công và phát triển cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hồ Chí Minh xác định xây dựng nền giáo dục mới là 1 nhiệm vu cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, vì nó góp phần làm cho dân tộc ta xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. văn hóa giáo dục là 1 mặt trận quan trọng công cuộc xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà.

-      Quan điềm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục:

·        Mục tiêu của văn hóa giáo dục

·        Cải cách giáo dục.

·        Phương châm, phương pháp giáo dục.

ü  Phương châm bao gồm: học đi đôi với hành, phối hợp nhà trường gia đình xã hội.

ü  Phương pháp: giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục.

·        Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên.

b.      Văn hóa văn nghệ:

-      Văn nghệ là 1 mặt trân, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội và con người mới.

-      Phải gắn với thực tiễn của đời sống của nhân dân, phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại.

c.      Văn hóa đời sống:

-      Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với 3 nội dụng: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới. Trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro