TTHCM Ve Van hoa giao duc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I.Đặt vấn đề: Văn hóa là gì? Vị trí của văn hóa giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng. Nó là sự chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa của Việt Nam, của Phương Đông và Phương Tây, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế mà cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc.

1.Văn hóa là gì?

a, Các quan điểm khác nhau về văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con. Chính vì vậy, đã có đến hàng trăm định nghĩa về văn hóa.Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên.Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa

Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,...) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; cầu cúng.Đã có rất nhiều phát biểu khác nhau về văn hóa của các triết gia phương tây như:

 "Văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội."

(Nhà nhân loại học Anh, Edward Burnett Tylor, 1832-1917)

 "Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh...Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa"

( William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale)

 "Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội;. Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa."

(Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ)

 "Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau."

(Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968) Đại học Harvard)

 "Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin."

(UNESCO - năm 2002)

b, Văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Tháng 8, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đưa ra một định nghĩa của mình về văn hóa. Điều thú vị là định nghĩa của Hồ Chí Minh có rất nhiều điểm gần với quan niệm hiện đại về văn hóa. Người viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn".

Với định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã khắc phục được quan niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực tinh thần, trong văn học nghệ thuật, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực giáo dục, phản ánh trình độ học vấn... Trên thực tế, văn hóa bao gồm toàn bộ nhũng giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích cuộc sống của loài người.

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh nền văn hóa mới Việt Nam chứa đựng nhiều nội dung phong phú, sâu sắc liên quan tới các vấn đề như ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường; chống chủ nghĩa cá nhân, luôn biết đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết.Nền văn hóa mới trong xã hội mới trong đó nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình, được sống bình đẳng, tự do, hạnh phúc. Đó là một xã hội công bằng, văn minh, dân giàu, nước mạnh. Trong xã hội đó, có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục đạo đức và pháp luật, phản ánh quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, con người với xã hội và thiên nhiên.

Những chủ trương của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới đã trở thành những quan điểm cốt lõi của Đảng ta. Đảng ta khẳng định nhiệm vụ của toàn Đảng, của toàn dân ta là phải: "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII)

Chức năng của văn hóa rất phong phú, đa dạng. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau đây: Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.

2.Vị trí của văn hóa giáo dục trong một nền văn hóa:

Con người với tư cách vừa là mục đích, vừa là chủ nhân vừa là người tổ chức và thực hiện các quá trình phát triển đang ngày càng chứng minh là trung tâm của mọi sự phát triển. Để phát triển kinh tế, mỗi dân tộc, không chỉ các nước thế giới thứ ba, không còn con đường nào khác là bắt đầu từ chính con người. Một nền giáo dục tốt là một nền giáo dục phong phú, gần cuộc sống và luôn thích ứng với những đòi hỏi của cuộc sống. Môi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội.

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Người đã từng khẳng định:"Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Do đó giáo dục khoác trên mình trách nhiệm vô cùng quan trọng đối với mỗi một quốc gia, một dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải "nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân". Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở nước ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực. Văn hóa giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với văn hóa văn nghệ, và văn hóa đời sống.Chỉ khi giáo dục được chăm lo và phát triển toàn diện thì mọi mặt của đời sống văn hóa mới phát triển đúng hướng và phát huy được những truyền thống tốt đẹp.Điều đó lý giải cho việc Người luôn chú trọng phát triển một nền giáo dục toàn diện cho nước nhà.

Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri thức, lý tưởng, đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ...

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

1. Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về giáo dục:

TT HCM về vấn đề giáo dục được hun đúc từ truyền thống văn hoá mang đậm tính nhân văn và tinh thần yêu nước sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo, có tinh thần hiếu học và đậm nét truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, Hồ Chí Minh đã được hưởng sự giáo dục của các nhà nho yêu nước. Bước đầu Người được tiếp cận với những kiến thức về Nho, Phật, Lão; khi lớn lên, Người theo cha vào kinh thành Huế học Hán văn và Pháp văn.

Trên con đường hoạt động cách mạng của mình, Người đã nhận thấy vai trò to lớn của văn hoá giáo dục trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước sau này. Người đã bỏ nhiều thời gian và công sức phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến và nền giáo dục thực dân.

a,Nền giáo dục phong kiến:

Khi nhìn lại giáo dục trong thời kì lịch sử vua Hùng dựng nước, trong thời kì Bắc thuộc và nhất là thời kì các triều đại Đinh, Lê, Trần, Nguyễn...đó là sự học hỏi lẫn nhau trong cuộc sống xã hội, giữa con người với con người, giữa các gia đình, trong trường học, giữa thầy và trò...Nó diễn ra trong suốt quá trình lao động, đấu tranh chống trọi với thiên nhiên, định hoạ nhằm bảo vệ và phát triển đất nước. Từ đó hình thành nên những đức tính quý báu của dân tộc như: trí thông minh, tài năng sáng tạo, tính ham học, ý thức nhạy tự lực tự cường...gộp chung lại là nền Văn hiến Việt Nam. Với truyền thống đó, lịch sử phong kiến Việt Nam đã ghi nhận nhiều nhà giáo lớn như: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp...Đó là những nhà giáo gương mẫu, lối sống thanh cao, ko màng danh lợi, cả đời phục vụ cho sự nghiệp giáo dụcvà đấu tranh cho sự hưng thịnh nước nhà.

Tổng kết nền giáo dục phong kiến Việt Nam, từ khi nhà Lý mở khoa thi Minh Kinh đầu tiên năm 1075 đến năm 1919, nhà Nguyễn mở khoa thi cuối cùng. Chế độ khoa cử của nền giáo dục phong kiến Việt Nam đã trải qua hơn 884 năm với trên 180 khoá thi và trên 2900 người đỗ từ tiến sĩ đến trạng nguyên.

Nhắc đến nền giáo dục phong kiến là nói đến việc học, là để biết cái "nghĩa lý ở đời". Trong ca dao tục ngữ có câu:

"Nhân bất học bất tri lý"

"Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"...

Sử cũ cũng ghi:

"Hiền tài là nguyên khí quốc gia"

Hồ Chí Minh nhận thấy nền giáo dục phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng Nho, Phật, Lão.

Về Nho giáo, cơ sở là học thuyết "chính danh", tức xây dựng mẫu người quân tử làm rường cột cho xã hội. Trong đó ai mang danh nào phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm, bổn phận của mình cho hợp với danh đó. Nho giáo cũng nhấn mạnh đến tư tưởng "trung - hiếu"...

Ngoài việc kế thừa những nhân tố tích cực, Hồ Chí Minh cũng phê phán mạnh mẽ việc Nho giáo hạ thấp vai trò của phụ nữ trong việc học hành, họ không có quyền học vấn; phê phán việc Nho giáo đề cao người có học thức dứng trên muôn người, miệt thị người lao động chân tay.

Về Lão giáo,thể hiện triết lý và phong cách sống bình dị, thanh cao, ung dung tự tại. Đó là tư tưởng "vô vi", giáo dục con người sống theo lẽ tự nhiên, mặc cho sự đời đen trắng đổi thay, thiện - ác, quý - tiện không phân biệt.

Về Phật giáo, giáo dục con người lòng từ bi nhân ái, vị tha, cứu khổ cứu nạn, đi tìm nguyên nhân gây ra nỗi khổ cực cho con người...

Nhưng cả Lão giáo và Phật giáo đều mang nặng tư tưởng duy tâm, hướng con người đến cuộc sống ảo tưởng, không có thực.

Từ sự phân tích trên, Hồ Chí Minh nhận định nền giáo dục phong kiến kà nền giáo dục từ chương, kinh viện, xa rời thực tế, không quan tâm đến thực nghiệm, coi kinh sách của Thánh hiền là đỉnh cao của tri thức. Mẫu người của nền giáo dục hướng tới là kẻ sĩ, là người quân tử, là bậc trượng phu, hoàn toàn khác với kẻ bình dân. Phụ nữ bị tước quyền học vấn. Với nền giáo dục cứng nhắc, không kịp thay đổi cho hợp với thời đai nên đã khó tránh khỏi làm cho nước nhà bik thực dân xâm chiếm.

b,Nền giáo dục thực dân:

Hồ Chí Minh trưởng thành khi nước nhà đã bị thực dân Pháp đô hộ, cũng là lúc nền văn hoá phương Tây đang truyền vào nước ta rầm rộ. Ngay từ khi tiếp xúc với văn hoá Pháp, đặc biệt là tư tưởng của các nhà Khai sang Pháp, Người đã trăn trở, suy tư là tại sao các cuộc cách mạng của Anh, Pháp, Mỹ sau khi thành công lại phản bội những giá trị đích thực của nó. Họ thừa nhận tự do, bình đẳng, kêu gọi bác ái nhưng lại bóc lột các dân tộc khác.

Có được những điều kiện chủ quan và khách quan đó, khi vào học trong nhà trường Pháp - Việt đầu tiên ở thị xã Vinh (1905), Nguyễn Tất Thành đã có những điều kiện cơ bản tối cần thiết để đối chiếu, so sánh, từ đó rút ra những nhận xét đánh giá đúng sai về tính chất của nhà trường thực dân. Người dễ dàng nhận ra những hạn chế của nó về mục tiêu và phương pháp đào tạo do tính chất thực dụng và vụ lợi của chủ nghĩa tư bản Pháp quy định. Đó chính là chính sách ngu dân để dẽ cai trị bóc lột.

Với khả năng tìm tòi, với ngòi bút chính luận sắc sảo của mình, Người đã nhiều lần vạch trần bộ mặt giả dối của chính quyền thực dân. Năm 1919, trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới hội nghị Vecxây có điều khoản 6 ghi: "Tự do độc lập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh". Vì theo một số liệu điều tra của Người, có tới 1500 đại lý rượu và thuôc phiện cho 1000 làng trong khi chỉ có 10 trường học cũng cho bấy nhiêu làng.

Năm 1925, "Bản án chế độ thực dân Pháp" của Người kịch liệt lên án: "Để có thể đánh lừa dư luận bên Pháp và bóc lột nhân dân bản xứ một cách êm thấm, bọn cá mập của nền văn minh không những đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện, mà còn thi hành một chính sách ngu dân triệt để."

Qua đó Người chỉ rõ nền giáo dục thực dân là nền giáo dục ngu dân, không phải để mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho nhân dân, trái lại chỉ làm cho họ "đần độn thêm". Đó là nền giáo dục đồi bại xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Nó "chỉ dạy cho họ một long trung thực giả dối...dạy cho họ yêu một Tổ quốc không phải Tổ quốc của mình...học để lấy bằng cấp, học theo lối "nhồi sọ". Mục đích của nền giáo dục đó là đào tạo những thông ngôn, tuỳ phái, viên chức nhỏ...

Từ những khiếm khuyết và sai lầm mà nền giáo dục phong kiến thực dân đã và đang để lại cho xã hội Việt Nam lúc đương thời, Hồ Chí Minh sớm nhận thấy việc xây dựng nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập là nhiệm vụ chiến lược cơ bản và vô cùng cấp bách.

2. Hệ thống quan điểm của HCM về xây dựng nền giáo dục mới:

a, Mục tiêu giáo dục:

Trước hết, theo Người nền giáo dục mới phải thực hiện được ba chức năng chính của văn hoá:

Một là bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn, tình cảm tốt đẹp của con người (trọng tâm là tình cảm yêu nước). Nước Việt Nam vốn có một nền văn hiến từ rất lâu đời, lại được hun đúc từ những truyền thống quý báu của dân tộc. Người kêu gọi:

"Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"

Chính là mong muốn chúng ta phải gìn giữ và phát huy những truyền thống đó. Từ đó loại bỏ những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng và tình cảm của mỗi người.

Thứ hai, là phải không ngừng nâng cao dân trí, mà hang đầu là quyết tâm diệt bằng được "giặc dốt". Người quan niệm: "trình đọ dân trí thấp là thứ giặc nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm, chỉ thua giặc đói". Vì lẽ đó, ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, với thực tế trên 90% dân số mù chữ, Người đã phát động chiến dịch diệt giặc dốt trên khắp cả nước. Người chủ trương: "Những người biết chữ dạy cho người không biết chữ...vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ chưa biết thì con bảo...". Phong trào "bình dân học vụ", xoá nạn mù chữ được dâng cảotong cả nước đã giúp hơn hai triệu đòng bào ta biết đọc biết viết trong thời gian ngắn.

Thứ ba là bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, lành mạnh luôn hướng con người vươn tới chân - thiện - mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân.

Điều này được Người chắt lọc qua những tư tưởng của văn hoá phương Đông và phương Tây: dù trong khó khăn gian khổ đến đâu ta vẫn phải giữ được lương tâm mình trong sang, phải biết vươn lên khắc phục khó khăn thử thách. Chính trong những năm tháng bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc (1942 - 1943) chúng ta càng thấm nhuần tư tưởng đó cảu Người:

"Hiền dữ đâu phải do trời đặt

Phần nhiều do giáo dục mà nên"

Và:

"Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần phải càng cao"

Mục tiêu thứ hai, Người muốn giáo dục phải hướng tới là cải tạo trí thức trí thức cũ, đào tạo trí thức mới, xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo. Qua thực tế người thấy trí thức cũ còn chịu nhiều ảnh hưởng của nền giáo dục phong kiến và thực dân, chưa có sự đổi mới về tư tưởng và nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong xã hội mới. Với phương châm "Đoàn kết công - nông - trí", Người yêu cầu đội ngũ trí thức phải biết tự cải thiện mình, góp công sức vào sự nghiệp cách mạng và xây dựng nước nhà.

Mục tiêu thứ ba đó là phải tiến hành cải cách giáo dục, xây dựng hệ thống trường lớp với nội dung, chương trình dạy và học thật khoa học, hợp lý, phù hợp với những bước phát triển của nước ta. Như vậy theo người, chương trìhn giáo dục phải có sự nhạy bén, linh động để không bị lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu của xã hội theo từng giai đoạn phát triển.

Chẳng hạn, thời kì thành lập Đảng, Người triển khai các lớp tập huấn tại trong và ngoài nước, nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ, đào tạo họ thành những người tuyên truyền chủ nghĩa Mac - Lênin và là người lãnh đạo cách mạng sau này. Tiêu biểu trong số đó là các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Lê Hồng Phong...

Trong thời kháng chiến kiến quốc, Người khẳng định sự cần thiết "phải có một nền giáo dục kháng chiến kiến quốc". Vì vậy giáo dục phải "sửa đổi triệt để chương trình giáo dục để cho hợp với sự nghiệp kháng chiến kiến quốc", "phải có sách", "phải sửa đổi cách dạy", "phải đào tạo cán bộ mới và giúp đỡ cán bộ cũ theo tôn chỉ kháng chiến kiến quốc"...

Thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, quan điểm của Người về giáo dục được tập trung trong việc đào tạo con người mới trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Người nhấn mạnh: "muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa". Giáo dục bây giờ phải vừa "luyện tài" vừa "rèn đức" cho người học.

Mục tiêu giáo dục thứ tư là phải không ngừng nâng cao Đảng trí. Nếu nâng cao dân trí là mục tiêu của giáo dục với tầng lớp nhân dân thì nâng cao Đảng trí phải là mục tiêu của giáo dục đối với cán bộ Đảng viên. Đây là vấn đề mà được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm trong suốt cuộc đời của Người. Người yêu cầu cán bộ, Đảng viên phải học tập văn hoá, khoa học, kĩ thuật, kinh tế, quản lý. Người đòi hỏi: "Ai lãnh đạo ngành hoạt động nào thì phải biết chuyên môn ngành ấy". Có như vậy mới không rơi vào tình trạng lãnh đạo chung chung, quyết định những vấn đề mà mình không hiểu biết.

b, Nội dung giáo dục

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung cơ bản của giáo dục là phải đào tạo ra những con người xây dựng chủ nghĩa xã hội "vừa hồng vừa chuyên".Đi kèm với những mục tiêu giáo dục, Hồ Chí Minh yêu cầu nội dung giáo dục cũng phải toàn diện, cả về văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật lẫn chuyên môn nghề nghiệp. Đó là việc phải rèn luyện cả đức cả tài.

Theo Người, có tài mà không có đức, ví như một anh làm kinh tế giỏi lại đi thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài, ví như ông Bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người. Như vậy Người đặt việc học để làm cán bộ sau này, học để làm việc và làm người. Nó khác hoàn toàn với việc học để làm quan của xã hội cũ. Trong những mục tiêu đó, học làm người là khó nhất.

c,Phương pháp giáo dục đào tạo:

Vấn đề này được Người thu gọn trong mấy từ "dạy tốt và học tốt", nghĩa là giải đáp đúng những câu hỏi cơ bản: ai dạy và ai học? dạy và học cái gì, như thế nào và học để làm gì?...Dạy tốt và học tốt ở đây không phải là nhồi nhét kiến thức mà đặc bịêt khêu gợi trong người học khả năng tiềm tàng, giúp người học thấy được mình có những sở trường gì, từ đó mà xác định nghề nghiệp và hướng vươn lên để có thể cống hiến tốt nhất. Muốn vậy, Hồ Chí Minh quan niệm phải có phương pháp dạy và học đúng đắn khoa học.

Trước hết, phải luôn gắn nội dung giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động.

Ngay từ khi còn dạy học ở trường Dục Thanh - Phan Thiết, trên cương vị là một nhà giáo, Người đã tạo nên nhiều phương pháp học tập tiến bộ, sáng tạo. Cũng chính vì lý luận phải đi đôi với thực tế mà Người đã quyết định ra đi tìm hiểu thực tiễn xã hội ở các nước trên thế giới, để rồi đúc kết, tìm ra con đường cứu nước.

Ngày 21/10/1964, trong buổi nói chuyện với cán bộ giảng dạy và sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Người khuyên: "học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm với thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau".

Xuất phát từ thực tế Việt Nam, điều kiện khoa học kỹ thuật thấp kém, lạc hậu, lề lối sản xuất chưa được cải tiến nhiều. Cách thức làm việc còn nhiềunặng nhọc. Nâưng suất lao động thấp kém. Người nhấn mạnh việc giáo dục lao động trong nhà trường, rèn luyện cho thế hệ trẻ có kiến thức khoa học kỹ thuật, có thói quen lao động, sẵn sàng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. "...Cần phải tranh thủ sự giúp đỡ của các nước anh em và các đồng chí chuyên gia. Phải chăm lo học tập văn hoá, học tập kỹ thuật, nghiệp vụ, trau dồi nghề nghiệp cho thành thạo".

Thứ hai, nền giáo dục phải phối hợp cả ba khâu: gia đình - nhà trường - xã hội, không được tuyệt đối hoá bất cứ hình thức nào. Người viết: "Giáo dục dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn". Ta có thể ví gia đình là nơi học lễ, trường là nơi học văn, xã hội là nơi học đối nhân xử thế. Có như vậy văn hoá giáo dục mới có tính hướng đích đúng đắn, rõ ràng, thiết thực.

Thứ ba, học tập là một quá trình lao động gian khổ, phải có đức tính tập quán tốt trong học tập. Đó là niềm say mê, sự quyết tâm và học tập có phương pháp.

Hồ Chí Minh thường nhắc lại câu nói của Khổng Tử: "Học không biết chán, dạy không biết mỏi" và lấy phương châm của Lênin: "Học, học nữa, học mãi". Quan điểm của Người là học bao giờ đủ, còn sống còn phải học.

Nhưng học ỏ đâu? Học ở mọi nơi, học ở mọi người. Tục ngữ có câu: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", "Học thầy không tày học bạn"...Qua thực tế, Người cũng rút đúc ra được rằng muốn phát triển đất nước, còn phải biết học hỏi kinh nghiệm các nước bạn, biết vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.

Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. Trong tư tưởng tự học của Người, quan trọng là xác định rõ mục đích và động cơ học tập đúng đắn; phải biết tự mình lao động để tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời. Muốn tự học thành công phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lui bước trước mọi trở ngại. Người yêu cầu triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi hình thức để tự học, học đến đâu ra sức thực hành ngay đến đó.

Người cũng khuyến khích mọi người học tập và noi theo các tấm gương sáng trogn học tập, lao động, sản xuất. Người quan niệm: "Mỗi người tốt mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp. Cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp". Rừng hoa đó chắc chắn sẽ đẹp hơn, rực rỡ hơn nếu mỗi người biết trân trọng, gìn giữ và phát huy nó. Nói về chủ đề này, chúng ta đều nhận ra rằng chính Người là một tấm gương sáng về việc tự học, tinh thần không chịu lui bước trước mọi khó khăn gian khổ. Người đã đi qua nhiều nước, làm đủ nghề để kiếm sống, để tự học. Người đã thông thạo trên 30 ngôn ngữ, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau...

Thứ tư, trong việc dạy và học, Người không quên nhắc đến phương pháp đối thoại, tranh luận trong quá trình dạy và học. Đó là để đảm bảo quyền tự do ngôn luận cho mọi người. Nó khác hẳn với phương pháp dạy và học thụ động của thời xưa, thầy bảo sao trò nghe vậy, học một đằng hành một nẻo. Người cũng nhấn mạnh giáo dục phải theo đúng đối tượng, lấy người học làm trung tâm.

Qua đây ta thấy học tập là một quá trình lao động gian khổ. Phải có ý chí, nỗ lực quyết tâm rèn luyện, phải có phương pháp đúng đắn mới mong thành công. Nếu ông cha ta từng khuyên: "Cần cù bù thông minh", "Có công mài có ngày nên kim" thì nay Người khẳng định: "Gian nan rèn luyện ắt thành công".

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá giáo dục mãi mãi là một kho tàng vô cùng quý giá đối với nền giáo dục nước nhà. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế tri thức ngày càng khẳng định vai trò và vị thế của nó trong nền kinh tế tri thức. Muốn phát triển kinh tế, ngoài những cơ sở vật chất thiết yếu, chúng ta cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ đức đủ tài, có lực lượng lao động lành nghề, đầy đủ chuyên môn. Tất cả đều phải được đào tạo, được giáo dục sao cho phù hợp với thời đại xã hội. Nhắc đến những thành tựu của nền giáo dục nước nhà, chúng ta không thể không nhắc đến những công lao to lớn của Hồ Chí Minh đối với nền giáo dục nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung. Một lần nữa, chúng ta lại cùng nhau nhắc lại lời nhắn nhủ của Người:

"Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập ở các cháu"

Nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:

Hơn 50 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, chiến lược, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo con người luôn soi sáng sự nghiệp trồng người ở Việt Nam. Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay.

Vậy nền giáo dục của ta trong quá trình phát triển đã đạt được những thành tựu gì, vấp phải những sai lầm cũng như khó khăn nào? Đâu là con đường để phát huy cũng như khắc phục và giải quyết những vấn đề đó,đặc biệt trong giai đoạn mở của hội nhập hiện nay?

1.Những thành tựu về giáo dục

a.Công tác dạy và học:

*Hoạt động học tập:

Sau hơn 60 năm phát triển và trưởng thành, mục tiêu xóa mù chữ, "Chống nạn thất học" (đăng trên báo Cứu Quốc, số 58, ngày 4-10-1945) của Hồ Chủ tịch đã được thực hiện một cách có hiệu quả:

Từ một nước có tới 95% dân số mù chữ (1945), đến nay, tỷ lệ biết chữ ở Việt Nam là 91% (2002). Kết quả đạt được trong việc xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đang được duy trì và phát huy. Năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Từ năm học 2002-2003, tỷ lệ biết chữ của người lớn trong độ tuổi 15-24 đã đạt gần 95%, số năm đi học trung bình của người dân đạt mức 7,3 năm. Việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy mạnh ở các địa phương, nhờ đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số mù chữ giảm mạnh. Công tác giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa phát triển mạnh và đạt nhiều tiến bộ.

Tỷ lệ học sinh tiểu học nhập học đúng độ tuổi đã tăng từ 90% trong thập niên 1990 lên gần 98% trong năm học 2004-2005 (mục tiêu quốc gia đề ra là đạt 97% vào năm 2005). Nếu như năm học 1997-1998, tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc tiểu học đạt 68% thì đến năm học 2004-2005, tỷ lệ này đã đạt từ 99%-100% ở các vùng miền và tăng nhanh ở khu vực Tây Nguyên.

Không dừng lại ở mức độ phổ cập, giáo dục Việt Nam còn dành được rất nhiều thành tích trong các lĩnh vực chuyên sâu, đặc biệt là ở các kì thi olympic quốc tế.Năm 1974, lần đầu tiên tham gia Olympic toán,Việt Nam đã giành được 1 HC vàng, 1HC bạc và 2 HC đồng.Từ đó đến nay, thành tích trong các kỳ Olympic của Việt Nam thường xuyên đứng trong top 10 thế giới. Năm 2009, Việt Nam giành được tổng cộng 22 huy chương các loại với các môn toán, lý, hóa, sinh, tin(trên tổng số 30 thí sinh). Trong đó có 3 huy chương vàng (HCV) ở các môn toán, hóa; 11 huy chương bạc (HCB) ở các môn lý, hóa, sinh, toán và 8 huy chương đồng (HCĐ) ở các môn sinh, toán, hóa.

* Hoạt động giảng dạy:

Theo Hồ Chủ tịch, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là xây dựng đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi vì "Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục, phải xây dựng đội ngũ những người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo".Nhận thức rõ được tính đúng đắn trong lời dạy của người, việc đầu tư cho đội ngũ giáo viên nói chung được chú trọng đặc biệt. Mạng lưới trường sư phạm rộng khắp cả nước với 10 trường đại học sư phạm, 11 trường đại học đa ngành được nâng cấp từ cao đẳng sư phạm (trong đó chủ yếu là đào tạo sư phạm), trên 80 trường cao đẳng tham gia đào tạo giáo viên.

Trong vòng 5 năm qua, mạng lưới đào tạo này đã cung cấp thêm gần 250.000 giáo viên từ mầm non tới phổ thông trung học. Hiện có gần 1 triệu giáo viên, giảng viên, trong đó có 700 giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm trong lĩnh vực dạy trẻ khuyết tật và gần 9.000 giáo viên mầm non, tiểu học được tập huấn đào tạo về giáo dục hòa nhập.

Tổng số giảng viên ĐH,CĐ năm 2008 là 56.120 người, tăng 11,7% so với năm trước; nhưng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ giảm từ 11% xuống 10,5%; trình độ thạc sĩ 36,1% tăng so với năm học trước (33,57%). Tỷ lệ bình quân 28,5 sinh viên /1 giảng viên.

b. Hạ tầng và đầu tư giáo dục

"Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợ ích trăm năm trồng người",đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai của đất nước.Trên tinh thần đó Việt Nam đã xây dựng một hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp học ở mọi vùng, miền với nhiều loại hình trường lớp với số lượng học sinh đến trường ở các cấp ngày một tăng.

Hệ thống giáo dục ở Việt Nam:

Các trường lớp của Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc dạy và học có chất lượng tương đương với các nước khác trong khu vực. Hiện tại, cả nước đã có gần 500 trường mầm non, gần 3.200 trường tiểu học, trên 400 trường trung học cơ sở và phổ thông trung học đạt trường chuẩn quốc gia.

Việt Nam hiện có 369 trường đại học, cao đẳng, (trong đó 160 trường ĐH và 209 trường CĐ) quy mô 1.603.484 sinh viên, đạt 188 sinh viên/1 vạn dân. Số lượng trường ngoài công lập tăng lên với 64 trường chiếm tỉ lệ 16,5%, tỷ lệ sinh viên ngoài công lập chiếm 11,8% tổng số sinh viên ĐH, CĐ của cả nước.

Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ 15% năm 2000 lên 18% năm 2005 với cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ trọng tâm của ngành như đổi mới chương trình, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường giáo dục miền núi. Tháng 8/2009 Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ký kết hai khoản tín dụng trong lĩnh vực giáo dục trị giá 177 triệu đô la. Trong tổng số tín dụng này, 50 triệu USD sẽ được sử dụng cho Chương trình Chính sách Phát triển Giáo dục Đại học lần thứ nhất của Việt Nam.

2.Những bất cập, hạn chế và khó khăn của giáo dục Việt Nam:

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền Giáo dục Việt Nam còn khá nhiều vấn đề đã tồn tại từ lâu,và cả những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển.

a.Những vấn đề chung của nền giáo dục:

Chất lượng giáo dục của Việt Nam được đánh giá là thấp so với các nước trên thế giới. 3,79/10 là chỉ số "tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực" của Việt Nam, một kết quả đáng báo động. Dưới đây là bản kết quả các chỉ số về chất lượng giáo dục của 12 nước châu Á được nghiên cứu:

STT Tên nước Chỉ số tổng hợp

về chất lượng

giáo dục và

nguồn nhân lực Sự thành thạo

về tiếng Anh Sự thành thạo

công nghệ cao

1 Hàn Quốc 6,91 4,0 7,0

2 Singapore 6,81 8,33 7,83

3 Nhật Bản 6,50 3,50 7,50

4 Đài Loan 6,04 3,86 7,62

5 Ấn Độ 5,76 6,62 6,75

6 Trung Quốc 5,73 3,62 4,37

7 Malaysia 5,59 4,00 5,50

8 Hồng Kông 5,20 4,50 5,43

9 Philiphine 4,53 5,40 5,00

10 Thái Lan 4,04 2,82 3,27

11 Việt Nam 3,79 2,62 2,50

12 Indonesia 3,44 3,00 2,50

Chương trình sách giáo khoa cải cách cũng đang là vần đề rất được quan tâm của học sinh, phụ huynh cũng như toàn thể xã hội.Năm 2002, Bộ giáo dục tiến hành đổi mới chương trình sách giáo khoa và đến tháng 9-2008, Bộ GD-ĐT đã phải giải trình về việc có đến 129 điểm chỉnh sửa SGK từ lớp 1 đến lớp 11. Con số 129 điểm chỉnh sửa là quá nhiều và vô hình trung biến các SGK đã được cải cách trở nên chắp vá. Không phủ nhận việc SGK trong những năm gần đây có sự cải tiến, nhưng càng cải tiến thì chương trình vẫn bị phản ánh quá tải; sinh viên - học sinh vẫn bị phàn nàn thiếu tính chủ động, học nặng về lý thuyết hơn thực hành; giáo viên vẫn bị lâm vào tình trạng "cháy giáo án".

Một trong những bài toán mà Việt Nam cần phải tìm ra lời giải để đưa giáo dục đi lên chính là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập và giảng dạy còn quá "khiêm tốn". Bàn ghế học sinh ở nước ta được trang bị không đúng tiêu chuẩn, chắp vá, mặc dù mấy năm gần đây vấn đề này đã và đang được giải quyết. Điều đó giải thích tại sao tỉ lệ cân thị trong lứa tuổi học trò ở nước ta khá cao.Bác đã từng nói" Học phải đi đôi với hành", song học sinh ở nước ta hầu như chỉ học trong sách giáo khoa là chính vì việc thực hành bị giới hạn do cơ sở vật chất yếu kém. Đối với các trường chuẩn quốc gia thì các phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn rất hạn chế chưa nói đến các trường công lập bình thường. Việc phát triển năng khiếu thể thao của học sinh rất hạn chế do hầu hết các trường phổ thông không có khu thể thao riêng biệt mà phải sử dụng nhờ các sân vận động đôi khi xuống cấp.

Với một chương trình "đóng", không có nhiều sự chọn lựa, người học biết mình phải học cái gì nhưng thường không biết là học những cái đó để làm gì, và những điều đang học có liên quan thế nào đến công việc trong tương lai. Hầu hết học sinh ở trường phổ thông khi được hỏi đều không biết học vật lý để làm gì? Nhiều em học chỉ vì muốn lên lớp, để được thi vào đại học, hoặc tệ hơn là đi học vì bị ép buộc.

Nền giáo dục nước ta chủ yếu cung cấp cho học sinh thuần túy những hệ thống kiến thức, kĩ năng của từng ngành khoa học, không đủ để học sinh phát triển tư duy trí tuệ, và kiến thức chưa thật sự hữu ích. Một học sinh trung học cơ sở có thể nhớ và biết được định luật Acsimet về sự nổi của vật, nhưng khi được hỏi tại sao người ta có thể sử dụng định luật vật lý nổi tiếng đó để trục vớt con tàu Titanic huyền thoại thì lại không thể tìm cách trả lời được.

. Chất lượng giáo dục quá thấp là nguyên nhân quan trọng gây ra nạn chảy máu chất xám đang làm xã hội mất đi những nguồn lực trí tuệ quý giá.

Đó là những vấn đề chung, nổi cộm của toàn nền giáo dục Việt Nam.Cụ thể ở mỗi giai đoạn trong hệ thống giáo dục lại gặp phải nhưng bất cập riêng không thể giải quyết trong một sớm một chiều song cần phải được nhìn nhận và gải quyết một cách kiên quyết và triệt để.

b.Tồn tại trong từng mắt xích của hệ thống giáo dục Việt Nam

*Mần non và tiểu học:

"Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"

Lời dạy của Bác luôn được nhắc đi nhắc lại mỗi khi nói đến thế hệ là mầm non của đất nước.Thế nhưng thực tế trẻ em Việt Nam có đang thực sự được hưởng một nền giáo dục giống như những gì Người mong muốn.

Đối với giáo dục mần non, vấn đề lớn hiện nay là đội ngũ giáo viên và cơ sở lớp học. Mặt khác, dù số lượng giáo viên tăng thường xuyên, nhưng hiện nay theo quy định, nếu trường không tổ chức cho các cháu bán trú có tỷ lệ từ 20 đến 25 trẻ/cô và tổ chức bán trú là 25 đến 30 trẻ/cô thì cả nước vẫn còn thiếu hơn 20 nghìn giáo viên bậc học mầm non. Mặt khác,dù số lượng giáo viên đạt chuẩn chiếm tỷ lệ khá cao(94,3%), nhưng chất lượng không đồng đều; việc bồi dưỡng, nâng chuẩn chưa được chú trọng ở một số nơi. Ý thức tự học nâng cao trình độ chuyên môn của nhiều giáo viên còn hạn chế.

Cơ sở giáo dục mầm non còn thiếu thốn.Số lượng trường mầm non chưa đáp úng được nhu cầu của xã hội.Hệ quả là dẫn đến một thực trạng đau lòng, gây xôn xao dư luận một thời: 6/1/2008, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Quảng Thị Kim Hoa - chủ cơ sở giữ trẻ - về hành vi ngược đãi trẻ em.Hành động ngược đãi của đối tượng đã được trình chiếu trên các phương tiện truyền thông, gây phẫn nộ cho toàn xã hội.

Đối với giáo dục tiểu học, đối tượng quam tâm đặc biệt chính là học sinh lớp 1. Ngày đầu tiên đến trường, học sinh lớp một đã phải chịu vô số áp lực không đáng có:học thêm, học luyện chữ...để cố gắng thi vào trường điểm, lớp chọn.Điều đó vô hình chung đã hình thành một phương pháp giáo dục mất cân đối: tập trung giáo dục kiến thức sách vở, giáo dục thể chất và giáo dục tinh thần không đồng đều.

*Trung học cơ sở và trung học phổ thông:

Vấn đề tồn tại ở cả 2 cấp học này chính là chương trình học quá nặng và xa rời thực tế. Chương trình giáo dục phổ thông chưa đảm bảo sự cân đối giữa "dạy chữ" và "dạy người", còn nặng về kiến thức, chưa coi trọng việc hình thành nhân cách. Một số chủ đề trong chương trình một số môn học ở trung học còn mang nặng tính hàn lâm với phần đông học sinh, ít thực hành và rèn luyện kĩ năng như ngữ văn, sinh học, vật lý, tiếng Anh. Ngoài ra còn có sự không phù hợp giữa dung lượng kiến thức (thể hiện qua tổng số môn học và hoạt động giáo dục) và thời lượng học tập. Học sinh phải học trên 6 buổi trong một tuần, sinh hoạt chuyên môn của giáo viên có khi phải làm vào chủ nhật. Đồng thời có sự không phù hợp giữa chương trình giáo dục với điều kiện cơ sở vật chất nhà trường và trình độ của một bộ phận giáo viên.

Sau chiến dịch: "Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục" được phát động năm 2007, thực trạng chất lượng giáo dục Việt Nam đã gây ra một cú sốc trong dư luận: tỷ lệ tốt nghiệp hệ THPT năm 2007 là hơn 57% (năm 2006 là 98%).Hai năm tiếp theo tỉ lệ này có tăng lên(năm 2008 là 5,96%,và năm 2009 là 80%), song những con số này lạiỉ ra cho xã hội những lỗ hổng lớn của nền giáo dục Việt Nam.

*Đại học, và sau đại học:

Lượng tăng "chóng mặt":

Theo tổng kết của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau 22 năm đổi mới, hệ thống giáo dục đại học có những thay đổi lớn về quy mô. Cụ thể, năm 1987 cả nước có 101 trường đại học, cao đẳng ( trong đó có 63 trường đại học và 38 trường cao đẳng), đến năm 2009 số trường đại học, cao đẳng tăng 3,7 lần với con số lên đến 376 trường (150 trường đại học và 226 trường cao đẳng).

Tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của các cơ sở giáo dục đại học, tổng số sinh viên cũng tăng từ hơn 133 nghìn lên đến trên 1,7 triệu. Tuy nhiên, trong khi số lượng sinh viên tăng 13 lần thì số lượng giảng viên chỉ tăng 6 lần, từ hơn 20.000 lên đến hơn 61.000.

Song dường như "chất" lại đang tỷ lệ nghịch với "lượng":

"Trong các thập kỷ 70, 80 của thế kỷ trước, người Việt Nam đi học nghiên cứu sinh ở nước ngoài chỉ cần có bằng đại học. Sang đến thập kỷ 90, khi chúng ta coi cao học là sau đại học, các nước yêu cầu người Việt Nam học nghiên cứu sinh phải có bằng thạc sĩ. Nhưng sang thế kỷ 21, một số nước phát triển đã bắt đầu không công nhận thạc sĩ của Việt Nam mà bắt các nghiên cứu sinh của ta phải thi lấy bằng thạc sĩ của họ sau đó mới nhận làm nghiên cứu sinh, dù những người này đã có bằng thạc sĩ của Việt Nam"( trích lời của GS, TSKH Đỗ Trần Cát, Tổng thư ký Hội đồng học hàm nhà nước).

3.Nguyên nhân và giải pháp :

a.Nguyên nhân:

Quan niệm, tư duy về giáo dục xơ cứng, cũ kỹ: cái gốc của phần lớn sai lầm ấy là quan niệm, tư duy xơ cứng về giáo dục, quá cũ kỹ mà qua hai thập kỷ hầu như không thay đổi.

Sai đầu tiên tai hại nhất là về chính sách đối với người thầy :Việc trả lương cho thầy cô giáo dưới mức sống hợp lý buộc giáo viên phải dạy thêm, làm thêm, đến nỗi không hiếm giảng viên đại học dạy trên 30 giờ/tuần. Và cái giá phải trả cho cái nghịch lý lương/thu nhập đó là chất lượng giáo dục bị hy sinh.

Sai lầm thứ hai là chú trọng thi hơn học :chúng ta chưa thoát ra khỏi mô hình truyền thống của một nền "giáo dục ứng thí", trong đó mục đích chủ yếu của người học là để đi thi. Người học đáng ra phải thấm nhuần mục tiêu: Học để biết, học để làm, học để hòa nhập cộng đồng và để tự khẳng định mình... còn thi cử chỉ là một khâu nhỏ trong học tập để có thể đánh giá sự thu hoạch của người học chứ không phải là mục đích cuối cùng. Thế nhưng nhìn vào không khí học tập ở ta hiện nay, hầu như toàn bộ nỗ lực của thầy và trò đều tập trung chủ yếu vào việc thi cử.

Và cuối cúng chính là khó khắc phục năng lực yếu kém của bộ máy tham mưu, quản lý và điều hành

b.Giải pháp:

Cần công bằng và khách quan trong đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo: xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông chủ yếu là cung cấp nguồn nhân lực có trình độ kiến thức phổ thông toàn diện có thể tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời vẫn có khả năng học tập suốt đời để nâng cao chất lượng công việc cũng như chất lượng cuộc sống

Giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng với mở rộng quy mô và các điều kiện bảo đảm, góp phần củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước .Để khắc phục khó khăn, chỉ có một cửa thoát duy nhất là hiện đại hóa giáo dục. Hiện đại hóa để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, mạnh dạn hội nhập quốc tế, đó là con đường duy nhất tránh cho giáo dục khỏi tụt hậu xa hơn nữa.

Ngày nay, công tác giáo dục, đào tạo nhằm phát huy nguồn lực con người vẫn là một nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, sự nghiệp công nghiệp hiện đại hóa ở nước ta. Sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục thế hệ trẻ nói riêng đang đứng trước những điều kiện thuận lợi mới và những thách thức lớn. Vì thế cần phải tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc những quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, để đào tạo ra cho đất nước những con người vừa hồng vừa chuyên. Những bài viết, những lời dạy của Thầy giáo Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh về giáo dục hơn nửa thế kỷ vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tthcm