TTHCM5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5: Trình bày những quan điểm của HCM về đại đoàn kết dân tộc.Đảng ta vận dụng tư tưởng đại đoàn kết của HCM trong giai đoạn phát triển đất nước ta hiện nay như thế nào

I.TTHCM về đại đoàn kết dân tộc

1.Cơ sở hình thành TTHCM về đại đoàn kết dân tộc

a.Cơ sở lý luận

-Cơ sở nhận thức lý luận:

+Yêu nước, đoàn kết , nhân ái nó như là một thứ tình cảm tự nhiên của dân tộc

+Như là một triết lý nhân sinh

+Như là phép ứng sử của tư duy chính trị

-Cơ sở lí luận chủ nghĩa Mac – Lenin

+CM là sự nghiệp của quần chúng nhân dân

+GC vô sản và các dân tộc thuộc địa đoàn kết lại (Lenin)

-Cơ sở thực tiễn : các cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta và các dân tộc bị áp bức cuối TK XIX đầu TKXX luôn thể hiện sức mạnh đoàn kết tìm ẩn trong mỗi con người nhưng chưa được khai thác , chưa được tổ chức thành lực lượng thống nhất chống ĐQ, TD.

2.Quá trình hình thành TTHCM về đại đoàn kết :qua 2 thời kỳ

a. Từ năm 1930 trở về trước : 3 thời kỳ

-Thời kỳ từ lúc trưởng thành đến trước khi ra đi tìm đường cứu nước : tìm tòi khảo sát tri thức lí luận và thực tiễn trong nước để chuẩn bị cho tư tưởng cứu nước nói chung và tư tưởng đại đoàn kết nói riêng.

-Thời kỳ từ lúc ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911) đến 1924 : thời kỳ tìm tòi khảo sát tri thưc lý luận và thực tiễn trên quy mô toàn thế giới. Thời kỳ này bước đầu hình thành những luận điểm đầu tiên về đại đoàn kết.

-Thời kỳ 1924 – 1930 : thời kỳ hoàn thành những nội dung cơ bản về đại đoàn kết (tác phẩm ‘ đường cách mệnh’ _1927)

b. Từ 1930 – qua đời (1969) : có 3 thời kỳ

-1930 – 1940 : thời kỳ sống ở nước ngoài và chỉ đạo phong trào đấu tranh CM trong nước. Thời kỳ này tư tưởng đoàn kết đã được đưa vào trong cương lĩnh của Đảng.

- 1941 – 1954 : trở về tổ quốc trực tiếp lãnh đạo nhân dân giành và giữ độc lập dân tộc. Thời kỳ này tư tưởng đại đoàn kết đã được mở rộng trong mọi đường lối chủ trương chính sách của Đảng.

- 1954 – 1969 : tư tưởng đại đoàn kết phát huy được sức mạnh toa lớn của nó.

II.Các luận điểm cơ bản của TTHCM về đại đoàn kết (6 luận điểm)

1. Khái niệm về đại đoàn kết : là hệ thống những quan điểm, luận điểm, nguyên tắc, biện pháp hướng dẫn, tổ chức lực lượng yêu nước CM một cách rộng rãi nhất, chặc chẽ nhất nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước

2. Các luận điểm

a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, đảm bảo sự thành công của CM

-Người thấy rằng, muốn đưa CM đến thành công phải có lực lượng CM đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới ; muốn có lực lượng CM mạnh phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng CM thành một khối vững chắc.Do đó đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của CM, là nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của CM.

-Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn CM, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người nhận thức là vấn đề sống còn của CM.

-HCM đã đưa ra nhiều luận điểm về vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế : Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công ; Đoàn kết là điểm mẹ, điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu điều tốt ; Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết ;Thành công, thành công, đại thành công.

-HCM luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm coi sức mạnh CM là sức mạnh của nhân dân : ‘ Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong’.

b. Đoàn kết dân tộc không phải đơn thuần là phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng mà cao hơn đại đoàn kết dân tộc còn là mục tiêu là nhiệm hàng đầu của CM.

-Đối với HCM, yêu nước phải thể hiện thành thương dân, không thương dân thì không có tinh thần yêu nước. Dân ở đây là số đông, phải làm cho số đông đó ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, sống tự do, hạnh phúc.Do đó, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động VN 3/3/1951, HCM đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc : Mục đích của Đảng Lao động VN có thể gồm 8 chữ là : đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc.

-HCM còn cho rằng, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc chính là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.

c. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.

-Người dùng các khái niệm này để chỉ ‘mọi con dân nước Việt’, ‘con rồng cháu tiên’, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu, nghèo,… Người đã nhiều lân nêu rõ : Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc ; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà.Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ.

- HCM lưu ý, thực hiện đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoang dung, độ lượng với con người. Người đã nhiều lần nhắc nhở : ‘ Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ

-Tư tưởng đại đoàn kết của HCM có lập trường giai cấp rõ ràng, đó là đại đoàn kết toàn dân với nồng cốt là khối liên minh công – nông – trí thức do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.Người coi công nông cũng như cái nền của nhà, cái gốc của cây.Nhưng đã có nền vững, gốc tôt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác.

d.Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là mặt trận dân tộc thống nhât.

-Đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược CM, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân ta.Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức và tổ chức đó chình là Mặt trận dân tộc thống nhất,

-Mặt trận chính là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dân nước Việt, không chỉ có trong nước mà còn cả những người VN định cư ở nước ngoài, dù ở bất cư phương trời nào, nếu tấm lòng vẫn hướng về quê hương, đất nước, về tổ quốc VN…

-Tùy theo từng thời kỳ, từng giai đoạn CM, HCM và Đảng ta đã xây dựng được Mặt trận dân tộc thống nhất có cương lĩnh, điều lệ phù hợp với yêu cầu , nhiêm vụ của từng thời kỳ, từng giai đoạn CM.

+ 1930 : độc lập trên hết vì vậy chúng ta thành lập hội phản đế đồng minh.

+ 1936 : đòi quyền dân sinh dân chủ tạm gác giải phóng dân tộc. Thời kỳ này ta có mặt trận dân chủ

+1939 : giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc chúng ta có mặt trận nhân dân phản đế

+1941 : mặt trận chống phatxit = mặt trận việt minh

+1955 : mặt trận tổ quốc

+1960 : mặt trận giải phóng miên Nam VN

e. ĐCS vừa là thành viên của mặt trận vừa là lực lượng lãnh đạo mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc.

-HCM luôn luôn nhấn mạnh rằng, ĐCSVN là một thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, đồng thời là lực lượng lãnh Mặt trận. Nhưng Người cho rằng, quyền lãnh đạo Mặt trận không phải do Đảng tự phong cho mình, mà phải được nhân dân thừa nhận. Người nói : ‘ Đảng không thể đòi hỏi mặt trận thừa nhận quyên lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thật nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo.

-Đảng lãnh đạo mặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách Mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ CM. Đảng phải dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng chân thành để đối xử, cảm hóa, khơi gợi tinh thần tự giác, tự nguyện, hết sức tránh gò ép , quan liêu mệnh lệnh.

f. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế.

-CMVN là một bộ phận của CMTG và CMVN muốn thành công phải hòa chung vào dòng chảy của CMTG nghĩa là phải đoàn kết với các dân tộc tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên TG cùng chống kẻ thù chung là CNĐQ, CNTD.

- Đoàn kết quốc tế trên tinh thần hòa bình, hữu nghị và VN muốn làm bạn với các nước dân chủ và không gây thù oán với bất cứ ai.

III. Đảng ta vận dụng tư tưởng đại đoàn kết của HCM trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay.

-Yêu cầu đặt ra là trong giai đoạn CM hiện nay là : phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân,tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu của CNXH.

- Trong tình hình hiện nay, để vận dụng TTHCM vào việc xây dựng, củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc,cần chú ý các vấn đề sau :

+ Một là :phải thấu suốt quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Hai là : lấy mục tiêu chung của sự nghiệp CM làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai.

+ Ba là : bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân ; thực hiện dân chủ gắn với giữ gìn kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, không ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước,…

+Bốn là : đại đoàn kết là sự nghiệp của cả dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

+Năm là : thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ mở rộng đa dạng hóa đa phương hóa quan hệ đối ngoại theo phương châm VN muốn làm bạn với tất cả các nước vì hòa bình, độc lập, hợp tác và phát triển.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro