TTHCM9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 9. Trình bày tư tưởng HCM về 1 số lĩnh vực của văn hóa ?

a.    Văn hoá giáo dục:

Từ khi tìm thấy con dưòng cứu nước, HCM đã tìm hiểu nền giáo dục phong kiến, thực dân để từ đó xây dựng nền giáo dục của nước Vuệt Nam độc lập về sau.

Nền giáo dục phong kiến là nền giáo dục từ chưong, kinh niên xa rời thực tế, không quan tâm đến thực nghiệm, koi kinh sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức. Sản phẩm của nền giáo dục này thưòng là kẻ sĩ, quân tử, trrượng phu, đối lập xa rời kẻ bình dân. Phụ nữ bị tứơc quyền học vấn.

Nền giáo dục thực dân là nền giáo dục ngu dân, đầu độc; dạy cho người học biết sùng bái kẻ mạnh hơn, yêu tổ quốc không phải là tổ quốc của mình. Đó là nền văn hóc đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự ngu dốt.

Ngay sau ngày giành đựơc chính quyền việc xây dựng 1 nền giáo dục mới đựơc đặt ra. Người viết: “chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo duc lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên 1 dân tôc’ dũng cảm, yêu nứoc, yêu lao động, 1 dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”.

HCM đã nêu ra những quan điểm về văn hoá giáo dục như sau:

-    Mục tiêu của văn hoá giáo dục là dạy và học để mở mang dân trí. Học không phải chạy theo bằng cấp mà phải học de063 trở thành ngưòi có đức có tài, tức là học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Đào tạo những lớp ngưòi kế tục sự nghiệp cách mạng xây dựng đất nước giàu mạnh và văn minh. Mở mang dân trí từ việc xoá nạn mù chữ, xoá giạc dốt, kết hợp phổ cập và nâng cao dân trí, sánh vai với các cưòng quốc năm châu.

-    Phải tiến hành cải cách giáo dục. Là xây dựng hệ thống trưòng lớp với chưong trình và nội dung dạy thật khoa học, hợp lý, phù hợp với bứoc phát triển của ta. Học chính trị, khoa hoc-kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động,….

-    Phải luôn luôn gắn giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, học tập phải kết hộp với lao động. Giáo dục phải có tính định hưóng đúng đắn, rõ ràng , thích thực, phối hợp nhà trưòng với gđ-xh, thực hiện bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.

-    Học ở mọi lúc mọi nơi, học mọi ngưòi, học suốt đời, coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại,”Học không biết chán, học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học”.

-    Phưong pháp giáo dục phải bám chắc vào mục tiêu giáo dục. Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất, yêu nghề, phải có phẩm chất cách mạng, phải yên tâm công tác, doàn kết, phải giỏi chuyên môn, thuần thục phưong pháp.

b.    Văn hoá nghệ thuật:

Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của văn hoá, là dỉnh cao của đời sống tinh thần và là nhu cầu của nhân dân.

Quan điểm của HCM về văn nghệ như sau:

-    Văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong chiến tranh, cách mạng trong xây dựng xã hội mới con ngưòi mới.

@ Văn nghệ là mặt trận “ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà”.

@ Văn nghệ sĩ là chiến sĩ “cụng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuậtv có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự tổ quốc, phụng sự kháng chiến, phụng sự nhân dân, trứoc hết là công nông binh. Để làm tròn nhiệm vụ chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trưòng vững vàng, tư tưởng đúng….đặt lợi ích của kháng chiến, của tổ quốc, của nhân dân lên trên hết”.

-    Văn nghệ phải gắng liền với đời sống thực tiễn của nhân dân.

@ Thực tại đem lại nguồn sinh khí vô tận cho văn nghệ.Chiến sĩ văn nghệ phải hoà mình vào quần chúng để nói lên tiếng nói của quần chúng  và không đựoc quên rằng: “… chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng cho sáng tác của  các nhà văn bằng những nguồn nhựa sống. Còn nếu nhà văn quên điều đó, nhân dân cũng sẽ quên anh ta.”.

@ Thực tiễn không chỉ là nguồn nuôi dưỡng những sáng tác, mà còn là những tinh hoa của những sáng tác dân gian đã đựoc chắc lọc từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhân dân cũng sáng tác vân hoá văn nghệ và hưởng thụ văn nghệ, chúng ta thưòng gọi là sáng tác dân gian, đó là “những hòn ngọc quý”.

-    Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nứơc và dân tộc. Phản ánh cho hay, cho chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân .

@ “Quần chúng mong muốn những tác phẩm chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, khi xem rồi thì bổ ích.”

@ Như vậy văn nghệ phản ánh chân thật những gì đã có trong đời sống của nhân dân, mà còn hướng dẫn nhân dânloại bỏ cái sai, đi tới cái lí tưởng- đó là sự phản ánh có tính hướng đích của văn nghệ.

c.    Văn hoá đời sống:

Quan điểm xây dựng đời sống mới của HCM về văn hoá rất độc đáo. Khái niệm đời sống mới bao gồm cả đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mơi. Cả 3 nội dung này quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu.

-    Đạo đức mới theo HCM là thực hành đời sống mới trứoc hết là thực hành đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính.

-    Lối sống mới là lới sống có lý tưởng đạo đức, văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà với truyền thống tốt đẹp của dân tộcvà tinh hoa văn hoá của nhân loại.

-    Nếp sống mới. Qua quá trình xây dựng lối sống mới làm ho nó dần dần trở thành thói quen ở mỗi ngưòi, thành phong tục của cả cộng đồng trong phạm vi địa phương hay đất nước gọi là nếp sống mới. cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm, cái gì mới mà hay thì phải làm theo.

HCM chủ trưong phải biết kế thừa và phát triển những thuần phong mĩ tục đồng thơi phải biết cải tạo những phong tục tập quán cũ lạc hậu; bổ sung những cái mới tiến bộ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro