TTHS

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1..khái niệm điều tra vụ án hình sự: GT

2.Nguyên tắc hoạt động điều tra

-Chỉ Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định trong Pháp lệnh này mới được tiến hành điều tra các vụ án hình sự. Mọi hoạt động điều tra phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh này.

- Hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

- Cơ quan điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan điều tra cấp trên.

2.2. Những quy định chung về điều tra:

2.2.1 cơ quan điều tra và thẩm quyền điều tra:

 Cơ quan điều tra có nhiệm vụ tiến hành điều tra tất cả các tội phạm theo nguyên tắc Cơ quan diều tra cáp nào thì điều tra những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp đó. ( khoản 4 điều 110 BLTTHS).

1.1cơ quan điều tra thuộc Công an nhân dân

cơ quan điều tra thuộc công an nhân dân gồm có cơ quan điều tra thuộc lượng cảnh sát nhân dân và lực lượng an ninh nhân dân

tổ chức:

Cấp

CSND

ANND

Bộ

Cục CSĐT

Phòng ANĐT

Tỉnh

Phòng CSĐT

Đội ANĐT

Huyện

Đội CSĐT

Thẩm quyền:

Cơ quan điều tra thuộc công an nhân dân diều tra tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra thuộc Quân đội nhân dân và Viện kiểm sất nhân dân tối cao ( điều 110 BLTTHS)

+ cơ quan điều tra thuộc lực lượng cảnh sát nhân dân điều tra tất cả các tội phạm được quy định từ chương XII đến chương XXII của bộ luật hình sự năm 1999 trừ trường hợp tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra lực lượng an ninh nhân dân, quân đội nhân dân và viện kiểm sát nhân dân tối cao.

+ cơ quan điều tra thuộc lực lượng an ninh nhân dân điều tra tội phạm quy định tại chương XI các tội phạm an ninh quốc gia; chương XXIV các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội chiến tranh trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân.

1.2cơ quam điều tra thuộc quân đội nhân dân

trong quân đội nhân dân có hai hệ thống cơ quan điều tra là cơ quan điều tra hình sự và cơ quan điều tra an ninh quân đội thuộc bộ quốc phòng.

Tổ chức

Cấp

CQĐT hình sự

CQ an ninh điều tra

Trung ương

Phòng ĐTHS

Phòng ĐTANQP

Quân khu

Ban ĐTHS

Ban ĐTANQĐ

Khu vực

Bộ phận điều tra

 Thẩm quyền: cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân điều tra những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự. trong đó:

- cơ quan điều tra hình sự:

+ Cơ quan điều tra bộ quốc phòng: điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sụ quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

+ Cơ quan điều tra hình sự quan khu và tương đương: điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm mà khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự khu vực và tương đương hoặc các tọi phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự khu vực nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

+ Cơ quan điều tra hình sự khu vực điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ chương XII đến chương XXIII của bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự khu vực trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân quân sự trung ương.

- Cơ quan điều tra an ninh quân đội:

+ Cơ quan điều tra quốc bộ quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về những tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra quân khu và tương đương xét thấy cần trực tiếp điều tra

+ Cơ quan an ninh điều tra quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại chương XI và chương XXIV của bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự quân khu và tương đương.

1.3cơ quan điều tra thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao

tổ chức: bao gồm: các phòng điều tra được tổ chức ở Viên kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ phận điều tra thuộc Viện kiểm sát quân sự Trung ương.

Thẩm quyền: điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.

1.4cơ quan điều tra được giao quyền tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu:

-         bộ đội biên phòng

-         cơ quan hải quan

-         cơ quan kiểm lâm

-         cảnh sát biển

-         các cơ quan khác thuộc cảnh sát nhân dân, an ninh nhân dân và quân đội nhân dân

2.2.2       phục hồi điều tra: điều 165 BLTTHS

Trong quá trình tố tụng có nhiều trường hợp vụ án đang điều tra thì phải ngừng lại hoặc tạm ngừng lại vì rơi vào những tình tiết mà cơ quan điều tra không thể tiến hành điều tra được nữa. quá trình điều tra tiếp theo sau khi vụ án bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ được thực hiện thong qua văn bản pháp lý được gọi là quyết định phục hồi điều tra. Giai đoạn phục hồi điều tra chỉ xuất hiện khi có những tình tiết đặc biệt và nó chỉ hiện hữu khi trước đó hoạt động điều tra đã bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ

Việc phục hồi điều tra được quyết định khi thỏa mãn ba điều kiện sau:

+ thứ nhất: đã có vụ án hình sự được khởi tố, điều tra nhưng đã bị đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra

+ thứ hai: chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đã được khởi tố và điều tra vụ án đó

+ thứ ba: có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra trước đó.

Lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra:

1.      cơ quan điều tra đã xác định được bi can là ai ( đối với vụ án chưa xác định được bị can) hoặc đã biết bị can đang ở đâu ( đối với bị can đang trốn tránh) và có thể tiếp tục hoạt đông tố tụng

2.      có chứng nhận của hội đồng giám định pháp y là bị can đã qua được căn bệnh tam thần hoặc bệnh làm mất khả năng điều khiển hành vị hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà trước đây cơ quan điều tra dung làm căn cứ để tạm đình chỉ điều tra.

Lý do để hủy quyết định đình chỉ điều tra:

1.      khi phát hiện việc rút đơn yeu cầu đề nghị truy tố của người bị hại ( khoản 2 điều 105 BLTTHS hiện hành) là không có căn cứ pháp lý

2.      khi trước đó có sai lầm trong việc xác định căn cứ không khởi tố vụ án hình sự dãn đến tạm đình chỉ vụ án

3.      cơ quan điều tra phát hiện những tình tiết mới lien quan đến vụ án đã được đình chỉ điều tra và tình tiết mới đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

Hoạt động điều tra tiếp theo sau khi có quyết định phục hồi điều tra phải được tiến hành trong thời hạn sau: ( khoản 1 điều 121 BLTTHS hiện hành)

Loại tội phạm

Thời hạn

Gia hạn

Ít nghiêm trọng

2 tháng

Nghiêm trọng

2 tháng

2 tháng

Rất nghiêm trọng

2 tháng

2 tháng

Đặc biệt nghiêm trọng

3 tháng

3 tháng

2.2.3 chuyển vụ án điều tra theo thẩm quyền: nhập, tách vụ án để tiến hành điều tra, ủy thác điều tra

-         chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền: điều 116 BLTTHS hiện hành

-         nhập, tách vụ án để điều tra: điều 117 BLTTHS hiện hành

-         ủy thác điều tra: điều 118 BLTTHS hiện hành

2.2.4       những vấn đề khác:

-         giải quyết yêu cầu của người than gia tố tụng điều 122 BLTTHS hiện hành

-         sự tham gia của người chứng kiến: điều 123 BLTTHS hiện hành

-         quy định về bí mật điều tra điều 124 BLTTHS hiện hành

-         biên ban điều tra: điều 125 BLTTHS hiện hành

2.3     Các hoạt động điều tra:

2.3.1. Khởi tố bị can và hỏi cung bị can:

- Khởi tố bị can:

+ CQĐT ra quyết định khởi tố bị can chỉ khi có đủ căn cứ để xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội. (K1 Đ 126)

Quyết định khởi tố bị can là cơ sở pháp lý để áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết & tiến hành các biện pháp điều tra đối với người bị khởi tố bị can.

              - Thủ tục khởi tố bị can: Đ 126, Đ 127.

. CQĐT, VKS có nghĩa vụ phải gửi quyết định KTBC cho nhau và cho bị can. (K4, 5, 6 Đ 126)

               . CQĐT phải gửi quyết định khởi tố bị can cho VKS cùng cấp, VKS cùng cấp phải ra quyết định hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của CQĐT (K4 Đ 126)

. Nếu phát hiện có người đã thực hiện hành vi phạm tội chưa bị khởi tố thì VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định KTBC. (K5 Đ 126)

. Nếu đã nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà VKS phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì VKS có quyền tự mình KTBC  nhưng phải gửi quyết định KTBC cho CQĐT trong vòng 24h. (K5 Đ 126).

. Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều khoản của BLHS được áp dụng.

. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định KTBC: Nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn hành vi phạm tội khác trong khi tiến hành điều tra thì CQĐT, VKS ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định KTBC. (K1 Đ 127)

. CQĐT, VKS có nghĩa vụ phải gửi quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định KTBC cho nhau và cho bị can. (K2,3 Đ 127)

. Tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm (Đ 128):

               - Hỏi cung bị can:

+ Khái niệm: GT

              + Thủ tục và trình tự hỏi cung:

. Triệu tập bị can: Đ129

> ĐTV phải gửi giấy triệu tập cho bị can. (K1 Đ129)

> Nếu bị can vắng mặt không lý do chính đáng hoặc có biểu hiện trốn tránh thì ĐTV có thể ra quyết định áp giải. (K3 Đ129)

> KSV có thể triệu tập bị can nếu cần thiết. (K4 Đ129)

. Áp giải bị can tại ngoại: Đ130

* Lưu ý: không được áp giải bị can vào ban đêm. (K3 Đ129)

. Hỏi cung bị can: Đ131

> Chỉ được phép tiến hành sau khi có quyết định KTBC. (K1 Đ129)

> ĐTV hoặc KSV bức cung hoặc dung nhục hình phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. (K4 Đ131)

> Không được hỏi cung cùng lúc nhiều bị can với nhau trong cùng một vụ án mà phải hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. (K2 Đ131)

. Biên bản hỏi cung bị can: Đ132

2.3.2. Lấy lời khai

- Khái niệm: GT

- Trình tự, thủ tục:

+ Triệu tập người làm chứng: Đ133

* Lưu ý: Việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận trong mọi trường hợp. (K2 Đ133)

                Giấy triệu tập người làm chứng chưa đủ 16 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

+ Dẫn giải người làm chứng: Đ134

. Khi người làm chứng đã được CQĐT, VKS triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng & việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố thì cơ quan ra quyết định triệu tập có thể ra quyết định dẫn giải. (K1 Đ134)

+ Lấy lời khai người làm chứng:

* Lưu ý: ĐTV cần xác minh mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng trước khi hỏi về nội dung vụ án. ĐTV cần yêu cầu họ kể hoặc viết lại những gì mà họ biết về vụ án rồi mới đặt câu hỏi. Không được đặt câu hỏi câu hỏi có tính chất gợi ý. (K4 Đ135)

               Lấy lời khai của người làm chứng dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự. (K5 Đ135)

+ Biên bản ghi lời khai của người làm chứng: Đ136

+ Triệu tập, lấy lời khai của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Đ137

2.3.3 Đối chất:

- Khái niệm: GT

- Trình tự, thủ tục:

+ ĐTV phải giải thích cho người làm chứng hoặc người bị hại tham gia đối chất biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. (K2 Đ138)

+ Quá trình đối chất:

Hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất (1) à Những tình tiết cần làm sáng tỏ (2) à Có thể hỏi thêm từng người (3) à Để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau (4) à Khi đã đối chất xong mới được quyềnnhắc lại những lời khai lần trước của họ (5) (K3 Đ138)

* Lưu ý: Tùy theo trường hợp mà có thể có (3) hoặc (4)

2.3.4 Nhận dạng

- Khái niệm: GT

- Trình tự, thủ tục:

+ Nhận dạng: Đ139

. Trước hết, ĐTV phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và dặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được. (K1 Đ139)

. Nguyên tắc khi nhận dạng: số người, vật, ảnh đưa ra để nhận dạng tối thiểu là 3, bề ngoài phải tương tự giống nhau. (K2 Đ139)

* Lưu ý: không áp dụng đối với tử thi. (K2 Đ139)

               Một số trường hợp đặc biệt có thể cho xác nhận người qua tiếng nói. (K2 Đ139)

. ĐTV yêu cầu người nhận dạng giải thích căn cứ mà họ dùng để xác nhận người, vật, ảnh mà họ đã xác nhận. (K4 Đ139)

. ĐTV không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý trong quá trình nhận dạng. (K4 Đ139)

. Phải có mặt người chứng kiến trong quá trình nhận dạng. (K4 Đ139)

* Lưu ý: Luật không đề cập đến KSV trong quá trình nhận dạng.

2.3.5 Khám xét

- KN: GT

- Trình tự, thủ tục:

+ Căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm: Đ140

. Chỉ được khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. (K1 Đ140)

. Ngoài ra việc khám xét cũng có thể tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã. (K1 Đ140)

+ Thẩm quyền ra lệnh khám xét: Đ141

. Những người được quy định tại Đ80 của Bộ luật này. (K1 Đ 141)

. Những người được quy định tại Đ 81 trong trường hợp không thể trì hoãn. (K2 Đ 141)

+ Khám người: Đ 142 quy định này rất quan trọng trong thực tế vì không chỉ có những người có thẩm quyền mới có quyền ra lệnh khám người.

. Có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc có căn cứ khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ. (K3 Đ142)

+ Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm: Đ143

+ Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện: Đ144

* Lưu ý: CQ ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa CQ đó phải thông báo ngay.

+ Tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét: Đ145

. Nếu đồ vật không liên quan đến vụ án nhưng bị cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.

. Biên bản tạm giữ phải được lập thành 4 bản.

2.3.6 Kê biên tài sản

- KN: GT

- Trình tự, thủ tục:

+ Kê biên tài sản: Đ146

. Chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) theo quy định, (K1 Đ146)

. Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc BTTH.

. Nếu thấy việc kê biên tài sản không còn cần thiết nữa thì người có thẩm quyền phải ra quyết định hủy bỏ lệnh kê biên. (K4 Đ146)

+ Trách nhiệm bảo quản đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong: Đ147

+ Biên bản khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm: Đ148

+ Trách nhiệm của người ra lệnh và thi hành lệnh khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm: Đ149

2.3.7 Khám nghiệm hiện trường:

- KN: GT

- Trình tự, thủ tục: Đ150

+ Có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. (K2 Đ150)

+ Mọi trường hợp, ĐTV phải thông báo cho VKS cùng cấp trước khi tiến hành khám nghiệm. (K2 Đ150)

2.3.8 Khám nghiệm tử thi:

- KN: GT

- Trình tự, thủ tục: Đ151

2.3.9 Xem xét dấu vết trên thân thể:

- KN: GT

- Trình tự, thủ tục: Đ152

* Lưu ý: không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, hoặc sức khỏe của người bị xem xét thân thể. (K2 Đ152)

2.3.10 Thực nghiệm điều tra:

- KN: GT

- Trình tự, thủ tục: Đ153

+ Thực nghiệm điều tra: Đ153

. Trong trường hợp cần thiết, VKS có thể tiến hành thực nghiệm điều tra. (K3 Đ153)

+ Biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể và thực nghiệm điều tra: Đ154

2.3.11. Trưng cầu giám định

- KN: GT

- Trình tự, thủ tục:

+ Trưng cầu giám định: Đ155

. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: K3 Đ155

+ Việc tiến hành giám định: Đ156

. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành theo thời hạn mà CQ trưng cầu giám định yêu cầu thì CQ giám định hoặc người giám định phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do cho CQ đã trưng cầu giám định biết. (K2 Đ156)

+ Nội dung kết luận giám định: Đ157

. Có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại trong trường hợp cần thiết. (K2 Đ157)

+ Quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định: Đ158

+ Giám định bổ sung hoặc giám định lại: Đ159

* Lưu ý: Khi giám định lại phải do người giám định khác tiến hành. (K2 Đ159)

2.4 TẠM ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA VÀ KẾT THÚC ĐIỀU TRA

2.4.1 Tạm đình chỉ điều tra ( Điếu 160 )

      Tạm đình chỉ điều tra là việc Cơ quan điều tra tạm ngưng điều tra đối với vụ án hình sự hoăc bị can khi có căn cứ do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

2.4.2 Kết thúc điều tra ( điều 162)

      Kết thúc điều tra là việc cơ quan điều tra đã hoàn thành nhiệm vụ điều tra hoạc đã hết thời hạn điều tra bằng việc ra quyết định đề nghị truy tố hay quyết định đình chỉ điều tra.

2.4.2.1 Kết luận điều tra và đình chỉ điều tra ( Điều 164)

      Đình chỉ điều tra là một trong hay hình thức kết thúc hoạt động điều tra mà nội dung của nó dựa trên những căn cứ nhất định nhằm chấm dứt mọi hoạt động phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự.

      Căn cứ đình chỉ điều tra

      +Người bị hại rút yêu cầu khởi tố đối với những vụ án chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.

      +Có căn cứ không khởi tố vụ án hình sự

      +bị can là người thực hiện hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

      +Người thực hiện phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.

      + Người thực hiện phạm tội là người chưa thành niên mà được miễn trách nhiệm hình sự.

      +Khi đã hết thời gian mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

      Đình chỉ điều tra phải có bản kết luận điều tra.

2.4.2.2 Kết luận điều tra và Đề nghị truy tố ( Điều 163)

       Đề nghị truy tốlà một hình thức kết thúc hoạt động điều tra theo đó, trong bản kết luận điều tra Cơ quan điều tra đã khẳng định có đủ chứng cứ để chứng minh tội phạm, người phạm tội và quyết định đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can ra trước tòa án để xét xử.

2.5 Kiểm sát điều tra và quyết định việc truy tố:

2.5.1 Kiểm sát điều tra:

Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong

hoạt động điều tra nói riêng và các hoạt động tố tụng nói chung đồng

thời thực hành quyền công tố.

2.5.2Quyết định việc truy tố:

2.5.2.1 Khái niệm chung:

Khái niệm:đây là giai đoạn của quá trình tố tụng , do Viện kiểm sát

thực hiện sự buộc tội bị can với một tội danh nhất định  và khing hình

phạt nhất định đẻ đè nghị Tòa xét xử.

Nhiệm vụ:bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối vứi bị can  là

có căn cứ và hợp pháp, không để lọt tội –phạm và không làm oan người

có tội.

Đặc điểm:   Chủ thể: viện kiểm sát

                  Hành ci tố tụng đặc trưng:thực hiện truy tố bị can trước tòa

                  Văn bản tố tụng đặc trưng: quyết định truy tố

2.5.2.2:Các quyết định của Viện kiểm sát khi kết thúc giai đoạn truy tố:

Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng  ( điều 167 BLTTHS 2003)

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung  ( điều 168 BLTTHS 2003)

Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án  (  điều 169 BLTTHS 2003)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro