TTKD 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương II Phương pháp và phương tiện truyền thông điển hình

* Kênh truyền thông và phương pháp truyền thông

* Mối liên quan: Kênh truyền thông -> Phương pháp truyền thông

* Lý do

- quy định cách ứng xử của các bên tham gia

- quyết định hiệu quả (tốc độ xử lý, phạm vi truyền thông, hướng truyền thông, phương tiện phát huy ưu nhược điêm với các mục tiêu truyền thông khác nhau)

* Phân loại dựa trên kênh truyền

- truyền thông truyền thống:

+ bằng lời nói, điệu bộ, cử chỉ.

> giữa các cá nhân: sd kênh truyền trực tiếp (kênh 2 chiều)

> nhóm: sd truyền thông trực tiếp (kênh 2 chiều)

+ bằng chữ viết:

> giữa các cá nhân: sd kênh truyền cá nhân tĩnh ( kênh 1 chiều).

> công cộng: sd kênh truyền quảng bá tĩnh (kênh 1 chiều)

- truyền thông hiện đại: sd công nghẹ, thiết bị điện tử để hỗ trợ các pp truyền thông

-> sd kênh tương tác (kênh 1 hoặc 2 chiều)

1. Lựa chọn phương pháp

* Thông tin

- Người truyền thông điệp

- Người nhận thông điệp

- Mục đích của việc truyền thông

- Thời điểm thực hiện truyền thông

2. Lựa chọn phương tiện

* Tiêu chí

- Nơi công tác của những người tham gia vào truyền thông.

- Thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông

- Tính cấp thiết của việc truyền thông

- Kinh phí cho việc tổ chức truyền thông

3. Thực hiện truyền thông

* Yêu cầu

- Áp dụng kỹ năng sử dụng phương tiện truyền thông đã lựa chọn

- Thu thập các phản hồi (nếu có) giúp đánh giá hiệu quả

4. Kiểm định mục tiêu

* Đánh giá hiệu quả

- Người nhận thông điệp đã hiểu đúng nội dung thông điệp chưa?

- Người truyền thông điệp đã có những điều chỉnh giúp người nhận thông điệp hiểu được đúng vấn đề chưa ?

- Ảnh hưởng của việc truyền thông này tới hoạt động của doanh nghiệp?

- Nếu có thể thống kê số người tham gia truyền thông thực hiện theo yêu cầu có trong thông điệp?

* Lặp lại quy trình

- Điều kiện

+ Nếu hiệu quả thấp thì quay lại bước một

èĐánh giá được hiệu quả truyền thông chính   xác sẽ xác định được yêu cầu thay đối

èCác bước quan trọng : 1, 2

I. Truyền thông trên kênh trực tiếp

1. Mô tả

- Các bên trực tiếp thấy mặt nhau

- Thông điệp được truyền dưới dạng âm thanh, cử chỉ, điệu bộ

- Nội dung thông tin được hiểu lập tức do không có sự mã hóa thông điệp

- Phản hồi được thực hiện ngay trên kênh truyền tin

2. Ưu điểm

- Hiệu quả truyền thông cao nhất

- Có sự hiểu và phản hồi lập tức giữa người nhận và người gửi

- Cách biểu đạt lời nói nhấn mạnh các điểm quan trọng trong thông điệp

- Các biểu hiện của nét mặt và tư thế biểu lộ sắc thái thông điệp

- Uy tín của người gửi thông điệp có thể giúp cho việc truyền thông điệp hiệu quả hơn.

3. Nhược điểm

* Nguyên nhân khách quan:

- Khó thực hiện do mọi người phải có mặt cùng nơi và cùng lúc

- Tốn thời gian và chi phí cho việc tổ chức 

* Nguyên nhân chủ quan

- Tốn thời gian khi diễn đạt ý tưởng không tốt

- Thành công phụ thuộc nhiều vào trạng thái, cảm xúc của người tham gia truyền thông

- Thông tin có thể bị biến dạng hoặc thay đổi

-Truyền thông trên kênh trực tiếp

* Phạm vi áp dụng

- Phù hợp với các mục tiêu truyền thông

+ cần sự chi tiết và chính xác

+ có tính bất ngờ và gây ấn tượng

+ không thường xuyên

* Ví dụ

- Gặp gỡ để giải quyết các khó khăn bất thường xảy ra trong công ty

- Gặp gỡ để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh

- Hướng dẫn đào tạo.

- Giới thiểu sản phẩm mới

- ….

4. Phương tiện điển hình

- Ngôn ngữ

- Cử chỉ

- Các công cụ trình diễn

* Công cụ trình diễn

- Người trình bày có thể:

+ sử dụng máy tính chuẩn bị các tài liệu dưới dạng các slide

+ sử dụng máy chiếu đưa các slide trên một màn hình lớn để mọi người cùng tham khảo

- Ưu điểm

+ Hình ảnh, âm thanh hỗ trợ trực quan

+ dễ hiểu

+ tiết kiệm công sức

+ tiết kiệm thời gian

II. Truyền thông trên kênh cá nhân tĩnh

1. Mô tả

- một trong những phương pháp truyền thông chính thống trong môi trường kinh doanh

- được thực hiện qua các văn bản viết tay hoặc bản in.

- Ý nghĩa thông điệp được chuyển tải qua chữ viết

2. Phương tiện điển hình và phạm vi áp dụng

- Bản ghi nhớ (memo) dùng trong nội bộ doanh nghiệp để trao đổi thông tin và đưa ra yêu cầu, thông thường giữa cấp trên với cấp dưới.

- Báo cáo( report) dùng trong nội bộ doanh nghiệp để báo cáo tiến độ công việc giữa cấp dưới với cấp trên

- Thư tay kinh doanh (business letter) giữa cá nhân, tổ chức của doanh nghiệp ra ngoài để móc nối quan hệ làm ăn.

3. Ưu điểm

- Không yêu cầu các bên tham gia cùng có mặt tại một thời điểm

- Cung cấp những bản ghi thông tin lâu dài, là những điểm mốc để theo dõi tiến độ công việc

- Giá thành rẻ, không cần đầu tư lớn về cơ sở vật chất

- Mang tính trang trọng và được người nhận đánh giá cao

- Luyện cho người viết tính cẩn trọng

4. Nhược điểm

- Chậm, thông tin hay bị trễ

- Tính tương tác không cao: kênh truyền tin một chiều, thông tin truyền và thông tin phản hồi thường được truyền trên các kênh khác nhau

- Tốn nhiều thời gian, công sức chuẩn bị

III. Truyền thông trên kênh quảng bá tĩnh

1. Mô tả

- Truyền thông được thực hiện qua các văn bản viết tay hoặc bản in.

- Ý nghĩa thông điệp được chuyển tải qua chữ viết

- Truyền thông mang tính thông tin quảng bá chung, nội dung thông tin không bí mật

- Truyền thông một chiều không nhất thiết cần có sự phản hồi của người nhận thông điệp

2. Phương tiện điển hình và phạm vi áp dụng

- Tờ rơi quảng cáo về  doanh nghiệp (khai trương, sản phẩm mới...)

- Bảng thông báo

+ Bảng thông báo thông tin của cơ quan đơn vị

+ Bảng thông báo, quảng cáo ngoài trời

- Báo cáo chung

- Báo, tạp chí giới thiệu về doanh nghiệp, mặt hàng và sản phẩm

3. Ưu điểm

- Không yêu cầu người gửi và nhận thông điệp cùng có mặt tại một thời điểm

- Phạm vi truyền thông rộng

- Tờ rơi quảng cáo, bảng thông báo

+ Chi phí thấp

+ Không mất quá nhiều công sức chuẩn bị, dễ thực hiện

- Báo tạp chí

+ Thu hút được đông đảo độc giả

4. Nhược điểm

- Tính tương tác giữa người gửi và người nhận không cao.

- Tờ rơi quảng cáo, bảng thông báo

+ Người nhận được thông điệp không chú ý đến nội dung thông điệp

+ Người nhận thông điệp hiểu sai nội dung

- Báo, tạp chí

+ Giá thành cao

+ Nội dung cần chuẩn bị kỹ lưỡng

5. Truyền thông trên kênh truyền tương tác điện tử

* Các phương tiện điển hình

- Điện thoại

- Hội thảo truyền hình

- Đài phát thanh và truyền hình

- Internet

+ Thư điện tử

+ Dịch vụ chat

+ www

5.1. Điện thoại (Telephone)

* Mô tả

- Phương tiện điện tử đầu tiên được chấp nhận một cách rộng rãi trong thế giới kinh doanh.

- Kênh truyền thông được thiết lập qua đường điện thoại.

+ Ý tưởng được truyền đạt bằng tiếng nói .

+ Tiếng nói được điện thoại biến đổi thành các tín hiệu và truyền trên đường truyền để khắc phục trở ngại về không gian

* Ưu điểm

- Tương tác cao giữa người gửi và người nhận

+ Liên kết trực tiếp và nhanh chóng

+ Liên kếtcó tính ổn định cao

+ Kênh truyền thông hai chiều

- Hiệu quả

+ Bảo toànđặc điểm của giọng nói (ngữ điệu/tốc độ) giúp người nghe hiểu được nội dung và sắc tháithông điệp.

+ Tiết kiệm thời gian, tiền bạcso với viết và gửi thư và di chuyển trong các cuộc gặp trực tiếp

- Phổ biến và dễ sử dụng.

- Dịch vụ và thiết bị tân tiến ngày càng nâng caotiện ích của điện thoại, giúp người kinh doanh linh hoạt trong công việc

+ Máy trả lời điện thọai tự động

+ Máy điện thoại di động

+ Dịch vụhội thảo điện thoại

* Nhược điểm

- Do việc truyền thông tin chỉ được thực hiện bằng lời nói nên đôi khingôn ngữ trở thành rào cản trong quá trình trao đổi thông tin

+ Trình độ ngoại ngữ

+ Cách sử dụng ngôn ngữ

- Bất tiện khi thực hiện việc truyền thông giữa các địa điểm có sự khác biệt lớn về múi giờ

- Rắc rối do tình trạng “đuổi bắt trên điện thọai”

- Phiền toái với những cuộc đàm thoại không định trước

- Truyền thông đơn thuần mang tính trao đổi thông tin, giá trị pháp lý không cao

5.2.  Hội thảo truyền hình (Video Conference)

* Mô tả

- Phương tiện có sự hỗ trợ rất nhiều của kỹ thuật giúp cho mọi người  tại nhữngđịađiểm xa nhau  có thể cùng tham gia hội thảo như trong một cuộc hội thảo trực tiếp

- Truyền âm thanh, hình ảnh (video) hai chiều thông qua các mạng viễn thông (ISDN), Internet, vệ tinh...

* Hai chiều

- Diễn ra giữa hai bên tham gia tại hai địa điểm khác nhau

- Người tham gia sẽ luôn nhìn thấy và nghe thấy những gì đang diễn ra ở địa điểm còn lại

* Đa chiều

- Giữa các bên tại nhiều hơn hai địa điểm.

- Kiểu hội thảo này được điều phối nhờ bộ điều khiển đa chiều MCU.

- Các bên tham gia tại tất cả các điểm có thể nghe thấy người tham gia nói tại một điểm nào đó ở mọi thời điểm và có thể nhìn thấy hình ảnh của những người tham gia đang nói tại điểm đó.

* Các thành phần của hệ thống

- Thiết bị đầu cuối (Terminals): Cho phép người sử dụng dịch vụ có thể gửi và nhận được âm thanh và hình ảnh tới và từ những nơi tham gia hội thảo từ xa

+ Thiết bị thu nhận và hiển thị hình ảnh: Camera, Webcam, màn hình máy tính, vô tuyến

+ Thiết bị thu nhận và hiển thị âm thanh: Micro và loa

- Trung tâm dịch vụ hội thảo

-> Được thiết lập và cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ hội thảo truyền hình

-> Đảm nhiệm việc kết nối và truyền dữ liệu giữa những nơi tham gian hội thảo truyền hình

+ Bộ chuyển đổi mạng (Gateway)

-> Cho phép các thiết bị đầu cuối sử dụng các giao thức mạngkhác nhau để có thể kết nối với trung tâm dịch vụ hội thảo truyền hình

->Ví dụ : Mạng thông tin tích hợp dịch vụ số (ISDN) H.320

                Các mạng theo chuẩn SIP/H.323

+ Bộ điều khiển hội thảo đa chiều(MCU Multipoints Control Unit)

-> Điều khiển việc truyền nhận các dữ liệu từ các bên tham gia hội thảo sao cho có thể có nhiều hơn hai bên có thể tham gia vào hội thảo.

+ Bộ kiểm soát giao tiếp (Gate keeper)

-> Kiểm soát và xác thực các bên tham gia vào hội thảo

n  Tất cả các bên tham gia hội thảo đều phải đăng ký với bộ kiểm soát giao tiếp này

->Kiểm soát băng thông

->Điều khiển việc thiết lập các kết nối…

+ Bộ nén và giải nén (Codec)

-> Thiết bị này lấy hình ảnh và âm thanh từ camera và micro để nén chúng lại, truyền chúng trên mạng/đường điện thoại số và giải nén dữ liệu này thành tín hiệu hình ảnh âm thanh có thể được trình chiếu và nghe thấy ở phía nhận

+ Kết nối mạng

-> Cho phép vận chuyển dữ liệu giữa các điểm tham gia hội nghị truyền hình.

-> Độ lớn của kết nối và khả năng để truy cập két nối quy định chất lượng của hình ảnh và dịch vụ.

-> Kết nối có thể được thực hiện trên đường điện thoại ISDN hoặc trên các mạng máy tính cục bộ, mạng Internet v..v

* Ưu điểm

- Hiệu quả truyền thông cao, có hầu hết các ưu điểm của phương pháp truyền thông trực tiếp

- Phù hợp với các buổi thảo luận với thành phần tham gia phân tán.

- Tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc đi lại khi hệ thống đã được cài đặt. Có thể tổ chức hội thảo trong thời gian ngắn nhất có thể và nhiều thành phần nhất có thể khi xảy ra tình huống cấp bách

èNhư vậy hội thảo truyền hình góp phần nâng cao hiệu suất và cải thiện chất lượng công việc.

* Nhược điểm

- Giá thành của các thiết bị và giá thuê đường truyền vẫn còn cao

- Chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn

5.3 Đài phát thanh và Truyền hình (Radio & Television)

* Ưu điểm

- Có tính quảng bá cao, thu hút được sự chú ý của  lượng lớn khán giả

è quảng cáo trong kinh doanh

+ Đài: phù hợp cho việc quảng bá trong địa phận nhỏ

- Thông điệp có thể được ghi lại

+ Phía gửi: đảm bảo nội dung thông điệp đúng với ý đồ cần truyền thông

+ Phía nhận: để có thể nghe và xem lại khi thích hợp

- Đài phát thanh

+ Cũng như trong kênh trực tiếp chất lượng giọng nói có thể giúp làm rõ ý nghĩa của thông điệp

- Truyền hình

+ Truyền hình là một công cụ truyền thông rất hiệu quả tới tất cả mọi người cùng lúc

+khả năng truyền cả hình ảnh và âm thanh.

èTruyền hình thương mại, chương trình đào tạo, hội thảo truyền hình.

* Nhược điểm

- Cũng giống như các công cụ được sử dụng trong kênh quảng bá tĩnh như là báo và tạp chí, việc sử dụng kênh truyền với thiết bị này không tạo thuận lợi cho việc phản hồi.

èNgười nhận thông tin muốn phản hồi thì phải cần đến một kênh truyền khác để làm việc đó (ví dụ như thư, điện thoại, thư điện tử v..v)

- Chi phí làm chương trình đắt

- Nội dung phải được chuẩn bị cẩn thận, cần tính toán

+ Thời điểm cần được đưa lên sóng

+ Thời lượng phát sóng

5.4. Internet

a, World Wide Web

* Mô tả: Là một dịch vụ cho phép truyền các tài liệu dưới định dạng trang Web qua Internet

- Các hình thức sử dụng

+ Trang Web của cá nhân, doanh nghiệp nhằm quảng bá hình ảnh về cá nhân doanh nghiệp

+ Báo điện tử đưa thông tin quảng cáo

+ Diễn đàn

n  Tổ chức hội nghị, gặp mặt  từ xa

n  Tổ chức giải đáp, thu thập yêu cầu trực tuyến

* Trang Web (Website, Web page)

- Trang Web (Web page) là một tài liệu có định dạng đặc biệt để chứa văn bản, đồ họa, âm thanh, hoạt hình, video , siêu liên kết

- Website là một tập hợp các trang Web

+ Mỗi Website có một trang chủ. Trang chủ Website đóng vai trò như mục lục của Website.

- Mô hình hoạt động của hệ thống (vẽ tay)

v Máy chủ Web (Web server)

- Là bất kỳ máy tính nào đã được thiết lập dể cho người khác có thể dùng máy tính của họ truy nhập vào thông tin (trang Web) đã được lưu trữ trên nó

+ Được duy trì bới những nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP

+ Cung cấp chỗ lưu trữ các trang Web

- Yêu cầu

+ Địa chỉ IP  xác định máy chủ trên mạng

s Phần cứng đủ mạnh

s Phần mềm dành cho máy chủ

vĐịa chỉ Web: URL (Uniform Resource Locator)

- URL: Bộ định vị tài nguyên thống nhất

+ Là địa chỉ duy nhất của một trang Web, giúp người dùng có thể truy cập tới trang Web

- Địa chỉ Web được xây dựng theo chuẩn về tên miền

+ Ví dụ: www.vietcombank.com.vn/vn/

+ là tên của máy chủ Web và đường dẫn tới nới lưu trữ trang Web tren máy chủ Web đó

v Trình duyệt Web: Web browser

- Chương trình cho phép tải về và hiển thị trang Web thông qua địa chỉ URL của trang Web đó

- Các bước thực hiện

+ Liên hệ với máy chủ Web

+ Sao và truyền dữ liệu trang Web (mã HTML) từ máy chủ Web vào máy tính

+ Diễn giải dữ liệu và hiển thị trên màn hình

* Ưu điểm của www

- Cung cấp thông tin đa dạng, dưới nhiều hình thức

- Cung cấp khá năng tương tác trong nội bộ doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng và đối tác thông qua các diễn đàn

- Cung cấp khả năng quảng bá rộng rãi và cập nhật thông tin tức thời thông qua Website của doanh nghiệp, báo điện tử

- Giá thành không quá cao

* Nhược điểm của www

- Cần có đội ngũ thông thạo về công nghệ để thiết kế, triển khai, bảo trì và phát triển trang Web

- Việc truyền thông trên www không bảo đảm tính riêng tư

b, Thư điện tử : Emails

* Mô tả

- Một dịch vụ mạng cho phép một người đang truy nhập mạng có thể gửi thư, các tập tin, và hình ảnh cho những người khác tại một địa điểm nào đó (cũng truy cập mạng) gần như tức thời!

* Mô hình chung gửi nhận thư điện tử

    Máy người gửi à máy chủ SMTP à máy chủ POP à máy người nhận

   máy chủ thư điện tử : máy chủ SMTP và máy chủ POP

* Dịch vụ mail online đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít thay đổi

- Tên miền cho doanh nghiệp

- Ví dụ : tendn.com.vn

* Dịch vụ mail Offline đối với các doanh nghiệp vừa và lớn, quy mô có nhiều thay đổi

- Dịch vụ email được gửi và nhận thông qua 1 email đặc biệt.  Email này có thể nhận được toàn bộ các mail theo tên miền đã định sẵn và có thể gửi đi bất kỳ email nào trên thế giới

- Điều kiện để thiết lập hệ thống mail offline

+ Doanh nghiệp cần có hệ thống mạng nội bộ (L.A.N) với các máy tính nối mạng với nhau

+ Một máy tính kết nối được với Internet (máy chủ)

+ Một tên miền doanh nghiệp

stendn.com.vn

* Mail Offline

- Bộ phận lãnh đạo của doanh nghiệp có thể kiểm soát được toàn bộ email ra/vào của tất cả nhân viên

- Nhân viên chỉ có thể gửi / nhận email ngay tại doanh nghiệp => hạn chế thất thoát thông tin

- Dung lượng của từng hộp mail không bị hạn chế

- Số lượng mail box không hạn chế, có thể sử dụng hàng chục, hàng trăm hoặc hàng ngàn mail box

- Gửi / nhận thông tin nội bộ qua lại với nhau dễ dàng, thuận lợi, không cần kết nối Internet

- Gửi / nhận email ra ngoài chỉ cần thông  qua 1 máy tính có kết nối Internet, các máy tính khác không cần kết nối Internet vẫn gửi/nhận bình thường => Tiết kiệm rất nhiều chi phí Internet (trong trường hợp doanh nghiệp bạn không có đường truyền ADSL) .

* Ưu điểm

- So với gửi thư truyền thống, gửi thư điện tử nhanh hơn rất rất nhiều

- Dễ sử dụng, công cụ và dịch vụ sẵn có

- Danh sách thư điện tử (mailing list) cho phép doanh nghiệp tổ chức những cuộc bàn luận theo nhóm người có cùng mối quan tâm

- Thư có thể được lưu lại và gửi chuyển tiếp đến rất nhiều người, có thể dùng làm phương tiện thông báo, quảng cáo

- Giá thành rẻ và gần như là miễn phí

* Nhược điểm

- Tương tác giữa hai bên tham gia truyền thông không tức thời, cần có thời gian để soạn, truyền và đọc thư

- Thông tin trao đổi giữa doanh nghiệp và bên ngoài có thể bị tiết lộ

- Thông tin trao đổi giữa doanh nghiệp và bên ngoài có thể bị thất lạc

- Các bên tham gia truyền thông cần có kiến thức cơ bàn về máy tính

5.5 Trao đổi trực tuyến tương tác : “Interactive Email” / Chat

* Mô tả

- Một hình thức trao đổi trực tuyến thông qua mạng Internet tạo ra sự liên hệ trực tiếp và tức thì giữa người gửi và người nhận.

* Dịch vụ phổ biến

- Chat bằng tin nhắn

- Điện thoại Internet VoIP

5.6. Chat bằng tin nhắn (Text Message )

* Mô tả

- Dịch vụ/Công cụ cho phép các bên truyền thông có thể liên lạc, trao đổi thông tin tức thời thông qua các đoạn văn bản ngắn (tin nhắn)

- Ví dụ

+ YahooMessager

+ MSN

+ Skype

* Ưu điểm

- Tính năng mở rộng của công cụ chat

+ Conference chat:  Mời nhiều người chat cùng một lúc trong “phòng chat”

èDoanh nghiệp có thể sử dụng tính năng này để tổ chức các buổi thảo luận nhóm

+ Voice chat: trao đổi thông tin băng tiếng nói

è Doanh nghiệp có thể tiến hành đàm thoại thông qua dịch vụ/công cụ chat

sCamera: ghi hình ảnh của các bên tham gia chat

sChia sẻ tệp tin, hình ảnh

èDoanh nghiệp có thể sử dụng để tổ chức các buổi thảo luận tương tự như video conference với nhóm 2 -> 3 người

5.7. Điện thoại Internet

* Mô tả

- Dịch vụ cho phép chúng ta có thể đàm thoại trực tiếp với người khác thông qua mạng Internet thay vì bằng các mạng điện thoại thông thường.

* Các thành phần của hệ thống

- Đường kết nối Internet

- Bộ điều hợp điện thoại  (Phone Adapter): cho phép điện thoại có thể giao tiếp với mạng Internet

- PSTN – Public Swiched Telephone Network - mạng điện thoại chuyển mạch công cộng

* Hoạt động của hệ thống thoại internet Phone to phone

- Phone adaptor cần phải đăng kỹ với một nhà cung cấp dịch vụ Internet (Authentication Server)

- Người sử dụng thực hiện một cuộc gọi đến một máy khác đã được đăng ký.

+ Tín hiệu điện thoại sẽ được chuyển hoá thành dạng tín hiệu số

+ Tín hiệu truyền trên Internet đến các voice switch.

+ Voice switch chuyển hoá dữ liệu này về dạng chuẩn, lọc ra số điện thoại cần gọi và chuyển gói dữ liệu này đến các trạm PSTN liên thống.

+ PSTN gửi thông điệp đến nhà cung cấp dịch vụ yêu cầu cuộc gọi đến số điện thoại mà người gọi yêu cầu.

+Tại nơi cung cấp dịch vụ sẽ tiến hành tìm kiếm số điện thoại được yêu cầu kết nối

+Sau khi tìm thấy sẽ gửi thông điệp đến phone adaptor phía máy nhận.

+Tại phía nhận phone adaptor sẽ chuyển tín hiệu này trở thành tín hiệu tương tự

- Người nhận nhận điện thoại khi có tín hiệu báo tạo một đường liên kết giữa người gọi và người nhận cho phép có thể đàm thoại như việc sử dụng điện thoại thông thường.

* Ưu điểm

- Giá thành rẻ

+ So với việc gọi điện thoại trực tiếp thì giá thành chỉ băng khoảng bằng 1/10,

+ Tỉ lệ chênh lệch giá càng tăng nếu các cuộc gọi giữa các quốc gia có khoảng cách càng xa

è Thuận lợi khi doanh nghiệp tiếp xúc với đối tác nước ngoài

- Tương thích với các mạng Internet sẵn có

è Có thể tận dụng cơ sở vật chất của mạng Internet

- Hỗ trợ nhiều kiểu liên kết

+ Kết nối điện thoại đến điện thoại

+ Kết nối từ điện thoại đến máy tính và ngược lại

è Việc giao tiếp qua điện thoại Internet trở nên mềm dẻo và linh động.

* Nhược điểm

- Yêu cầu một số phần cứng chuyên dụng

+ phone adaptor

- Chất lượng tín hiệu kém và có sự biến dạng âm thanh.

+ Hiện nay tín hiệu qua điện thoại internet chỉ bằng khoảng 75% tín hiệu qua đường điện thoại thông thường.

- Có độ trễ khi truyền do những hạn chế về băng thông truyền.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro