TTTTTT _ bai 26 :cam ung o dong vat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

I/Khái niệm cảm ứng ở động vật

*Khái niệm: là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển nhưng cách biểu hiện khác với thực vật và tốc độ phản ứng nhanh hơn.Vd:khi trời trở rét, mèo có phản ứng xù lông,co mạch máu,nằm co mình lại…

*Ở động vật có tổ chức thần kinh, phản xạ được coi là 1 dạng điển hình của cảm ứng. Phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ.Cung phản xạ gồm các bộ phận sau đây:

- Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm).

- Đường dẫn truyền vào(đường cản giác).

- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (thần kinh trung ương).

- Bộ phận thực hiện phản ứng(cơ,tuyến…).

- Đường dẫn truyền ra(đường vận động).

*Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các loài động vật khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổ chức thần kinh của chúng.

III/Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh:

3/ Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống:

a. Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống:

- Cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống: có 2 bộ phận

· Hệ thần kinh trung ương: não bộ và tuỷ sống

· Hệ thần kinh ngoại biên: dây thần kinh cảm giác và dây thần kinh vận động.

- Cùng với sự tiến hoá của hệ thần kinh dạng ống, số lượng tế bào thần kinh ngày càng lớn, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp và hoàn thiện hơn. Nhờ đó các hoạt động của động vật ngày càng đa dạng, chính xác và hiệu quả.

b. Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống:

- Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ.Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất phức tạp. Các phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện và do 1 số tế bào thần kinh nhất định tham gia. Các phản xạ phức tạp thường là phản xạ có điều kiện và do 1 số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não.

- Cùng với sự tiến hoá của hệ thần kinh dạng ống,số lượng các phản xạ ngày càng nhiều, đặc biệt là số lượng các phản xạ có điều kiện ngày càng tăng, và càng giúp động vật thích nghi tốt hơn với môi trường sống.

Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

I/Khái niệm:

Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước(chiều dài,bề mặt,thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

II/ Sinh trưởng sơ cấp,sinh trưởng thứ cấp:

1/Mô phân sinh: là nhóm các tế bào chưa phân hoá,duy trì được khả năng nguyên phân.Mô phân sinh đỉnh có ở chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ. Mô phân sinh bên có ở cây 2 lá mầm và mô phân sinh lóng ở cây 1 lá mầm có ở thân.

2/Sinh trưởng sơ cấp: là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

3/Sinh trưởng thứ cấp: của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi,gỗ dác và vỏ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro