TTXH.YTXH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 25: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội? ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này trong việc xây dựng nền VH mới tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay?

Khái niệm

Tồn tại xã hội : Là khái niệm dùng để chỉ đời sống vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.

Gồm 3 yếu tố cơ bản.

-PTSX vật chất (Đóng vai trò qua trọng nhất), Chi phối các yếu tố khác.

-Điều kiện tự nhiên

-Điều kiện dân cư.

ý thức xã hội :Là sự phản ánh tồn tại Xh trong những giai đoạn phát triển khác nhau, bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, tư tưởng, lý luận. ...

Đặc điểm :

-ý thức Xh là 1 hiện tượng tinh thần, 1 lĩnh vực của đời sống XH. Nó phát triển cùng với sự phát triển với XH trong lĩnh vực SX VC.

-ý thức xh có nhiều cấp độ khác: ý thức sinh hoạt đời thường và ý thức lý luận, tâm lý XH và hệ tư tưởng.

+ ý thức sinh hoạt đời thường và ý thức lý luận:

Sự phân chia này dựa vào sự đối lập một bên là nhân sinh quan trong thực tiễn cuộc sống chưa được hệ thống hoá với bên kia là một tập hợp những tư tưởng đã NC một cách sáng tạo, được hệ thống hoá lên thành lý luận, thành học thuyết.

+ Tâm lý XH và hệ thống tư tưởng " :

            .Tâm lý Xh là một bộ phận ở cấp độ ý thức sinh hoạt đời thường trong đó xuất hiện những quan niệm và đánh giá đa dạng các hiện tượng XH, những thị hiếu và tư tưởng thẩm mỹ, những phong tục và truyền thống,... Đặc điểm nổi bật của TL XH là phản ánh trực tiếp điều kiện sinh sống hàng ngày, phản ánh bề mặt của tồn tại XH, không có khả năng vạch ra bản chất của các mối QH VC XH, những nguyên nhân sâu xa sinh ra các mối quan hệ đó là khuynh hướng biến đổi chúng.

            .Hệ tư tưởng là một bộ phận ở cấp độ ý thức lý luận, trong đó bao gồm sự đánh giá có hệ thống và hiện thức XH trên lập trường, quan điểm của một giai cấp nhất định.

            Giữa tâm lý XH và hệ thống tư tưởng có mối quan hệ tác động lẫn nhau vì chúng có chúng 1 nguồn gốc là tồn tại xã hội và cũng phản ánh tồn tại xã hội. Tâm lý, tình cảm giai cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu hệ tưởng của giai cấp, ngược lại, hệ tư tưởng lại cùng .... và phát triển tâm lý, tình cảm giai cấp. Tuy nhiên hệ tư tưởng XH không trực tiếp nay sinh từ TLXH mặc dù nó liên hệ với tâm lý và chịu sụ tác động của TL.

Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại XH và ý thức XH.

-Tồn tại Xh quyết định ý thức XH:

CNDT: Cho rằng tinh thân, tư tưởng là ngọn nguồn của mọi hiện tượng XH, QĐ sự phát triển của Xh. Nghĩa là YTXH QĐ TT XH.

CNDV: Cho rằng TTXH QĐ YTXH, nhưng trong thực tế YTXH đã ra đời nó có tác động trở lại đối với TTXH.

Tồn tại XH quyết định ý thức XH được thể hiện ở những điểm sau:

TTXH là nguồn gốc, là cơ sở ra đời của YTXH.

TTXH quy định nội dung, tính chất, đặc điểm của YTXH

YTXH thay đổi (YTXH thay đổi, nhưng mức độ, nhịp độ thay đổi của các yếu tố của YTXH diễn ra khác nhau.

-Tính độc lập tương đối của YTXH:

ý thức XH do TTXH quyết định, nhưng nó không hoàn toàn thụ động mà có tính năng động, có tính độc lập tương đối  trong sự phát triển của mình và được biểu hiện ở những mặt sau:

+YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH: Vì YTXH phản ánh sự TTXH, cho nên YTXH là cái có sau TTXH, TTXH thay đổi (trước) (YTXH thay đổi sau (sau - đòi hỏi phải có thời gian do LLSX, đẳng phái, thói quen, tập quán.)

+Tính vượt trước của tư tưởng tiến bộ KH: Đặc biệt những tư tưởng KH đóng vai trò tiến phong vượt trước TTXH, dự kiến được tương lai và có tác dụng tổ chức chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, ... (YTXH đã phát huy khuynh hướng phát triển TTXH và phản ánh nó.)

+Tính kế thừa trong sự phát triển của YTXH: Kế thừa ý thức tư tưởng  của thời đại trước, thể hiện rõ trong tập quán, truyền thống văn hoá của XH. Tính thừa kế của YTXH bao giờ cũng gắn liền với tính giai cấp của nó.

+Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các hình thái YTXH trong sự phát triển của chúng: Được thể hiện dưới nhiều hình thức như ý thức chính trị, pháp quyền đạo đức, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, KH, mỗi HTYTXH phản ánh 1 đối tượng nhất định.

Sự tác động trở lại của YT XH đối với TTXH: Đây là 1 trong những biểu hiện quan trọng nhất của tính độc lập tương đối của YTXH.

+          Trong XH có giai cấp, YTXH đối với sự phátt riển của XH phụ thuộc vào tính chất của các mối quan hệ KT mà trên đó nảy sinh những tư tưởng nhất định và vai trò LS của giai cấp dương cao ngọn cờ tư tưởng đó, vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đó với nhu cầu phát triển của XH, vào mức độ được thâm nhập vào quần chúng nhân dân.

-           Tóm lại Mói quan hệ giữa TTXH và YTXH có mói quan hệ biện chứng. YTXH phục thuộc TTXH nhưng nó có tính độc lập tương đối. Nếu chỉ thấy TTXh QĐ YTXH một cách đơn giản, máy móc thì sẽ rơi vào CNDV tầm thường, nếu tuyệt đối hoá vai trò của YTXH mà không thấy được vai trò QĐ của TTXH đói với YTXH sẽ rơi vào CNDT.

ý nghĩa

Tồn tại XH ở nước ta là vừa có CNXH vừa chưa có CHXH tức là chưa có cơ sở KT và cơ sở VCKT của CNXH nhưng lại có TTKT XHCN với bộ máy nhà nước mang tính chất công nhân và do ĐCS VN lãnh đạo. Đảng và NN ta luôn giao dục cán bộ, Đảng viên và toàn dân về lòng yêu nước, về sự giác ngộ CM XHCN, nhằm XD YTXH, XHCN qua đó để nó tác động tích cực lên TTXH thúc đẩy sự phát triển của TTXH (tiến lên CHXH.)

ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này trong việc xây dựng nền văn hoá mới tiên tiến, đầm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay?

            Trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở nước ta còn kéo dài nhiều năm với cơ sở KT nhiều thành phần trong đó KT quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng XHCN đó là yêu cầu của KTTT có bản chất XHCN, phản ánh ý thức XH tiên tiến, nhưng nền SX còn thấp kém với KT nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, mặc dù có sự quản lý của nhà nước - Là tồn tại XH vận động theo các quy luật của SX hàng hóa (quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh) hàng ngày, hàng giờ khuyến khích chủ nghĩa cá nhân và mọi tư tưởng phi XHCN. Trong điều kiện đó, việc phát huy vai trò vượt trước của ý thức Xh có tác dụng rất lớn. Chính vì lẽ đó mà cùng với các hoạt động giáo dục, việc XD nền văn hoá tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ của văn hoá, văn hoá có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng. Trong điều kiện KT thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp, ý thức về cọi nguồn và lòng tự hào dân tộc. khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cuong