Đoan Nhu công chúa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

[HÒA THẠC ĐOAN NHU CÔNG CHÚA ÁI TÂN GIÁC LA THỊ]

Hòa Thạc Đoan Nhu Công chúa vốn là trưởng nữ của Trang thân vương Ái Tân Giác La Doãn Lộc và Đích phúc tấn Quách Lạc La thị. Nàng sinh ngày 29 tháng 2 năm Khang Hi thứ 53 (1714), từ nhỏ được Ung Chính đón vào cung nuôi nấng. Theo ngôi thứ, người đương thời gọi nàng là Tam công chúa.

Tháng 12 năm Ung Chính thứ 8 (1730), nàng hạ giá lấy Tề Mặc Đặc Đa Nhĩ Tế, người tộc Khoa Nhĩ Thấm Bác Nhĩ Tề Cát Đặc thị. Tháng 4 năm Ung Chính thứ 9 (1731), hoàng đế phong nàng là Hòa Thạc công chúa, hiệu Đoan Nhu. Phò mã Tề Mặc Đặc Đa Nhĩ Tể là con trai thứ 10 của Quận vương La Bặc Tàng Lạt, năm Ung Chính thứ 3 (1738) được thừa kế tước Khoa Nhĩ Thấm quận vương, mất năm Càn Long thứ 47 (1782).

Dã sử truyền lại công chúa Đoan Nhu xinh đẹp hơn người lại thông minh lanh lợi, cầm kì thi họa, toán học vật lí đều tinh thông. Khi còn nhỏ, trong một lần cùng a mã tiến cung, nàng được Ung Chính rất yêu thích, nhận làm con nuôi. Năm Ung Chính thứ 5, Hoàng đế chỉ hôn Đoan Nhu cho hoàng thân Mông Cổ, thực hiện liên hôn Mãn Mông để giữ gìn sự bình yên ở biên cương. Công chúa vốn có cá tính mạnh mẽ, quyết không chịu hạ giá, cho rằng nơi đó quá xa Bắc Kinh, lại hiểm trở, hoang vắng nên sợ hãi than khóc 3 ngày 3 đêm.

Hoàng đế biết chuyện, long nhan tức giận, khuyên nàng nên vì triều đình mà suy nghĩ, bằng không sẽ ban chết. Sau đó sai người đem Đoan Nhu nhốt trong phòng tối để nàng ăn năn. Công chúa bất đắc dĩ phải bằng lòng nhưng nàng ra 1 điều kiện là phải được mang theo tất cả gia nô và trang ấp về nhà chồng, hoàng đế đành chiều theo ý nàng. Khi xuất giá, Đoan Nhu cùng rất nhiều châu báu và tùy tùng đến Mông Cổ. Công chúa thường cưỡi ngựa ngao du, nếu thấy đất tốt sẽ xin Ung Chính ban cho mình. Ngay cả lăng tẩm sau này của Đoan Nhu cũng là mảnh đất do nàng tự tìm.

Trước đó, nơi này vốn là đất của một vị vương gia Mông Cổ. Vì không có con trai mà công chúa Đại Thanh lại ngỏ ý yêu thích nên ông ta không dám không nhường lại cho nàng. Sau khi được sở hữu mảnh đất này, Đoan Nhu sai đoàn gia nô của mình ở lại đây khai hoang trồng trọt, gây dựng sản nghiệp. Khu đất sau còn được gọi là Thập Gia Hộ vì có vừa vặn 10 dòng họ sinh sống, mạnh nhất là 3 họ Bạch, Vu, Dương. Họ hầu hết đều là thuộc hạ của Đoan Nhu công chúa từ Đại Thanh sang, có quyền thế tương đối lớn, thường xuyên được gặp vợ chồng công chúa hoặc hộ tống nàng về Bắc Kinh.

Ngày 12 tháng 12 năm Càn Long thứ 19 (1754), Đoan Nhu công chúa qua đời, thọ 41 tuổi, được an táng tại thảo nguyên Mông Cổ. Sau khi công chúa mất, con cháu của Thập Gia Hộ từ đời này sang đời khác ở lại Mông Cổ, thay nhau trấn thủ lăng của nàng. Bạch Khánh Vinh, hậu duệ đời thứ 7 của dòng họ Bạch đã công bố bức ảnh chụp Đoan Nhu công chúa lăng (hiện đã bị phá hủy do chiến tranh) mà tổ tiên của ông từng giữ nhiệm vụ canh gác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro