Tu dien tieng viet

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhóm biên soạn

Từ điển tiếng Việt

A

a

- ,A Con chữ thứ nhất của bảng chữ cái chữ quốc ngữ: 1) viết nguyên âm "a"; 2) viết nguyên âm "a" ngắn trong au, ay; 3) viết nguyên âm "e" ngắn trong ach, anh; 4) viết yếu tố thứ hai của một nguyên âm đôi trong ia (và ya, ở uya), ua, ưa.

- 1 d. Nông cụ gồm hai lưỡi cắt tra vào cán dài, để cắt cỏ, rạ hay gặt lúa. Rèn một lưỡi a bằng ba lưỡi hái (tng.).

- 2 d. Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 100 mét vuông.

- 3 đg. Sấn vào, xông vào. A vào giật cho được.

- 4 I tr. (dùng ở cuối câu). Từ biểu thị ý hỏi, hơi lấy làm lạ hoặc hơi mỉa mai. Cứ để mãi thế này a?

- II c. Tiếng thốt r biểu lộ sự vui mừng, ngạc nhiên hoặc sực nhớ điều gì. A! Mẹ đã về! A! Còn việc này nữa.

- 1 Ampere, viết tắt. 2 Kí hiệu phân loại trên dưới: thứ nhất. Hàng loại A. Khán đài A. Nhà số 53A (trước số 53B).

a dua

- đgt. (H. a du: hùa theo) Hùa theo người khác một cách vô ý thức hoặc để lấy lòng: A dua theo thời thượng (ĐgThMai).

a hoàn

- d. Người ở gái trong nhà quyền quý thời phong kiến.

a phiến

- Nh. Thuốc phiện.

a tòng

- đgt. (H. a: dựa vào; tòng: theo) Hùa theo làm bậy: Nó chỉ a tòng tên tướng cướp.

à

- 1 đg. (id.). Ùa tới, sấn tới ồ ạt cùng một lúc. Lũ trẻ à vào vườn.

- 2 I tr. (kng.; dùng ở cuối câu). Từ biểu thị ý hỏi thân mật để rõ thêm về điều gì đó. Mới đó mà quên rồi à? Anh đi à?

- II c. (kng.). Tiếng thốt ra biểu lộ sự ngạc nhiên hoặc sực nhớ ra điều gì. À, đẹp nhỉ! À quên!

- dt. 1. cũ Người con gái: Đầu lòng hai ả tố nga (Truyện Kiều) ả Chức chàng Ngưu (x. Ngưu Lang Chức Nữ) nàng Ban ả Tạ. 2. Khinh Người phụ nũ: ả đã lừa đảo nhiều vụ ả giang hồ. 3. Chị: Tại anh tại ả, tại cả đôi bên 4. đphg. chị gái (tng.).

ả đào

- dt. Người phụ nữ làm nghề ca xướng trong chế độ cũ: ả đào đã phất lên theo hướng đào rượu (HgĐThuý).

á

- c. Tiếng thốt ra biểu lộ sự sửng sốt hoặc cảm giác đau đớn đột ngột. Á đau!

á khẩu

- đgt. Câm: bị á khẩu từ bé.

á khôi

- dt. (H. á: dưới một bậc; khôi: đứng đầu) Người đỗ thứ hai trong kì thi thời phong kiến: Đỗ á khôi trong kì thi hương.

á kim

- d. (cũ). Tên gọi chung các đơn chất không phải kim loại; nguyên tố không kim loại.

- trt. Tiếng tỏ ý kính trọng hoặc thân mật khi xưng hô trò chuyện (thường dùng ở cuối câu hoặc sau từ chỉ người nói chuyện với mình): Vâng ạ Em chào thầy ạ Chị ạ, mai em bận mất rồi.

ác

- 1 dt. 1. Con quạ: ác tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa (tng) 2. Miếng gỗ dùng để dòng dây go trong khung cửi: Cái ác ở khung cửi có hình con quạ 3. Mặt trời: Trông ra ác đã ngậm gương non đoài (K).

- 2 dt. Cái thóp trên đầu trẻ mới đẻ (id): Che cái ác cho cháu.

- 3 dt. (thực) Nhánh cây mới đâm ra: Cây mới trồng đã đâm nhánh ác.

- 4 tt. 1. Có tính hay làm khổ người khác: Thằng Tây nó ác lắm, đồng chí ạ (NgĐThi) 2. Dữ dội, có tác hại: Trận rét này ác quá! 3. Có ý trêu chọc, tinh nghịch: Câu nói ác; Cách chơi ác 4. Từ mới dùng một cách thông tục chỉ sự đẹp, tốt: Cái xe ác quá!.

ác cảm

- d. Cảm giác không ưa thích đối với ai. Có ác cảm. Gây ác cảm.

ác chiến

- đgt. Chiến đấu ác liệt: trận ác chiến.

ác mộng

- dt. (H. ác: xấu; mộng: giấc mơ) 1. Giấc mơ rùng rợn: Cơn ác mộng khiến nó rú lên giữa ban đêm 2. Điều đau đớn, khổ sở đã trải qua: Tỉnh lại, em ơi: Qua rồi cơn ác mộng (Tố-hữu).

ác nghiệt

- t. Độc ác và cay nghiệt. Sự đối xử ác nghiệt.

ác tà

- dt. Xế chiều, lúc mặt trời sắp lặn: Trải bao thỏ lặn ác tà (Truyện Kiều).

ác tâm

- dt. (H. ác: ác; tâm: lòng) Lòng độc ác: Kẻ có ác tâm đã vu oan cho chị ấy.

ác thú

- d. Thú dữ lớn có thể làm hại người.

ách

- 1 dt. 1. Đoạn gỗ cong mắc lên cổ trâu bò để buộc dây kéo xe, cày, bừa: bắc ách quàng ách vào cổ trâu tháo ách. 2. Gông cùm, xiềng xích: ách áp bức ách đô hộ phá ách kìm kẹp. 3. Tai hoạ việc rắc rối phải gánh chịu: ách giữa đàng quàng vào cổ (tng.) ách giặc giã cướp bóc.

- 2 (F. adjudant) dt., cũ Chức phó quản thuộc bậc hạ sĩ quan thời Pháp thuộc.

- 3 (F. halte) đgt. Ngăn, chặn lại, làm cho phải ngừng, dừng lại: ách xe giữa đường để hỏi giấy tờ ách việc sản xuất lại chờ lệnh mới Chuyến đi du lịch nước ngoài bị ách rồi.

- 4 đgt. (Bụng) bị đầy ứ gây khó chịu: ách cả bụng vì ăn quá nhiều no ách.

ạch

- Nh. Oạch.

ai

- đt. 1. Người nào: Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm (HCM) 2. Mọi người: Đến phong trần cũng phong trần như ai (K) 3. Người khác: Nỗi lòng kín chẳng ai hay (K) 4. Đại từ không xác định về cả ba ngôi: Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai (K) 5. Không có người nào: Ai giàu ba họ, ai khó ba đời (tng).

ai ai

- đ. (chỉ dùng làm chủ ngữ, và thường dùng trước cũng). Tất cả mọi người. Ai ai cũng biết điều đó.

ai điếu

- dt. Bài văn viếng người chết để bày tỏ lòng thương xót; điếu văn.

ai oán

- đgt. (H. ai: thương xót; oán: hờn giận, thù hằn) Đau thương oán trách: Hơn thiệt thôi đừng ai oán nữa (Thơ Vương Tường).

ải

- 1 d. 1 Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở ở biên giới hoặc trên đường tiến vào một nước. Ải Chi Lăng. 2 (vch.). Bước thử thách lớn, khó vượt qua. Ải cuối cùng đã vượt qua.

- 2 I t. 1 (Chất hữu cơ thực vật) dễ gẫy nát, không còn bền chắc do chịu tác dụng lâu ngày của mưa nắng. Lạt ải. Cành cây khô đã bị ải. 2 (Đất trồng trọt sau khi đã được cày cuốc và phơi nắng) khô và dễ tơi nát. Phơi cho ải đất.

- II đg. (kết hợp hạn chế). Làm (nói tắt, trong sự đối lập với làm dầm). Chuyển ải sang dầm.

ải quan

- dt. Cửa ải, chỗ qua lại chật hẹp, hiểm trở giữa hai nước, thường có binh lính trấn giữ: Tính rồi xong xả chước mầu, Phút nghe huyền đã đến đầu ải quan (Lục Vân Tiên).

ái

- 1 đgt. (H. ái: yêu) Yêu đương: Làm cho bể ái, khi đầy khi vơi (K).

- 2 tht. Tiếng thốt ra khi bị đau đột ngột: ái! đau quá!.

ái ân

- I d. Tình thương yêu đằm thắm giữa trai và gái.

- II đg. (vch.). Chung sống thành vợ chồng và ăn ở đằm thắm với nhau.

ái hữu

- tt. (H. ái: yêu; hữu: bạn bè) Nói tổ chức của những người cùng nghề nghiệp tập họp nhau để bênh vực quyền lợi của nhau: Hội ái hữu của công chức bưu điện.

ái khanh

- đ. Từ vua chúa dùng để gọi người đàn bà mình yêu khi nói với người ấy.

ái lực

- dt. Sức, khả năng kết hợp với chất khác: ái lực của ô-xi với sắt.

ái mộ

- đgt. (H. ái: yêu; mộ: mến chuộng) Yêu quí ai, muốn giữ người ấy ở lại trong cương vị cũ: Làm đơn ái mộ dâng liền một chương (NĐM).

ái nam ái nữ

- t. Có bộ phận sinh dục ngoài không giống của nam, cũng không giống của nữ.

ái ngại

- đgt. 1. Thương cảm, có phần lo lắng và không đành lòng trước tình cảnh của người khác: ái ngại cho lũ trẻ mồ côi Trước cảnh thương tâm ai mà không ái ngại. 2. Cảm thấy phiền hà đến người khác mà không đành lòng trước sự ưu ái của người đó đối với bản thân: nhận quà của bạn, thật ái ngại Bác rộng lượng thế khiến tôi ái ngại quá.

ái phi

- d. Vợ lẽ yêu quý của vua chúa (thường dùng để xưng gọi).

ái quốc

- đgt. Yêu nước: giàu lòng ái quốc nhà ái quốc vĩ đại.

- 1 (xã) h. Lộc Bình, t. Lạng Sơn.

- 2 (xã) h. Nam Sách, t. Hải Dương.

ái tình

- dt. (H. ái: yêu; tình: tình cảm) Tình cảm yêu đương nam nữ: Sức mạnh của ái tình.

am

- d. 1 Chùa nhỏ, miếu nhỏ. 2 Nhà ở nơi hẻo lánh, tĩnh mịch của người ở ẩn thời xưa.

am hiểu

- đgt. Hiểu biết rành rõ, tường tận: am hiểu âm nhạc am hiểu vấn đề.

am pe

- am-pe dt. (lí) (Pháp: ampère) Đơn vị cường độ dòng điện: Dòng điện 1 am-pe.

ảm đạm

- t. 1 Thiếu ánh sáng và màu sắc, gợi lên sự buồn tẻ. Nền trời ảm đạm. Chiều mùa đông ảm đạm. 2 Thiếu hẳn vẻ tươi vui, gợi cảm giác rất buồn. Nét mặt ảm đạm.

ám

- 1 đgt. 1. Bám vào làm cho tối, bẩn: Bồ hóng ám vách bếp Trần nhà ám khói hương bàn thờ. 2. Quấy nhiễu làm u tối đầu óc hoặc gây cản trở: bị quỷ ám ngồi ám bên cạnh không học được.

- 2 dt. Món ăn bằng cá luộc nguyên con, kèm một số rau, gia vị chấm nước mắm: cá ám cá nấu ám.

ám ảnh

- đgt. (H. ám: tối, ngầm; ảnh: hình bóng) 1. Lởn vởn luôn trong trí óc, khiến cho phải suy nghĩ, không yên tâm: Chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng chí (HCM) 2. Như ám3: Nó cứ đến ám ảnh tôi mãi. // dt. Điều làm cho mình cứ phải nghĩ đến luôn: Cái vườn cao-su giới tuyến đối với tôi đã trở thành một ám ảnh (NgTuân).

ám chỉ

- đg. Ngầm chỉ người nào, việc gì. Câu nói có ý ám chỉ anh ta.

ám hại

- đgt. Giết người một cách lén lút, hãm hại ngầm: ám hại người ngay ám hại bằng thuốc độc bị địch ám hại.

ám hiệu

- dt. (H. ám: ngầm; hiệu: dấu hiệu) Dấu hiệu kín, không cho người khác biết: Thấy lửa ám hiệu đã lại quay sang (NgTuân).

ám muội

- t. Lén lút, không chính đáng. Ý định ám muội. Việc làm ám muội.

ám sát

- đgt. Giết người một cách bí mật lén lút, có trù tính trước: bị ám sát.

ám tả

- dt. (H. ám: ngầm; tả: viết) Bài viết theo nghe đọc, sao cho đúng, không có lỗi: Ngày nay môn ám tả được gọi là chính tả.

ám thị

- đg. 1 (id.). Tỏ cho biết một cách kín đáo, gián tiếp. 2 Dùng tác động tâm lí làm cho người khác tiếp nhận một cách thụ động những ý nghĩ, ý định của mình. Ám thị bằng thôi miên.

an

- tt. Yên, yên ổn: tình hình lúc an lúc nguy Bề nào thì cũng chưa an bề nào (Truyện Kiều).

an bài

- đgt. (H. an: yên; bài: bày biện) Xếp đặt yên ổn: Những người duy tâm cho rằng mọi việc đều do tạo hoá an bài.

an cư

- đgt. 1. Sống yên ổn: Phải an cư thì mới yên ổn làm ăn được. 2. Nh. Kết hạ.

- (phường) tp. Cần Thơ, t. Cần Thơ.

- 1 (xã) h. Tuy An, t. Phú Yên.

- 2 (xã) h. Tịnh Biên, t. An Giang.

an dưỡng

- đgt. (H. an: yên; dưỡng: nuôi) Nghỉ ngơi và được bồi dưỡng để lấy lại sức: Bị thương, đi bệnh viện, đi an dưỡng (NgKhải).

an nghỉ

- (cũ). x. yên nghỉ.

an ninh

- tt. (H. an: yên; ninh: không rối loạn) Được yên ổn, không có rối ren: Giữ cho xã hội an ninh cơ quan an ninh Cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ sự yên ổn và trật tự của xã hội: Các cán bộ của cơ quan an ninh đã khám phá được một vụ cướp.

an phận

- đg. Bằng lòng với thân phận, với hoàn cảnh, không mong gì hơn. Sống an phận. Tư tưởng an phận.

an táng

- đgt. (H. an: yên; táng: chôn cất) Chôn cất tử tế: Dự lễ an táng người bạn.

an tâm

- đg. Như yên tâm.

an toàn

- tt. (H. an: yên; toàn: trọn vẹn) Yên ổn, không còn sợ tai họa: Chú ý đến sự an toàn lao động.

an ủi

- đg. Làm dịu nỗi đau khổ, buồn phiền (thường là bằng lời khuyên giải). Tìm lời an ủi bạn. Tự an ủi.

an vị

- đgt. (H. an: yên; vị: chỗ ngồi) Ngồi yên tại chỗ: Khi mọi người đã an vị, cuộc họp bắt đầu.

án

- 1 d. Bàn cao và hẹp mặt.

- 2 d. 1 Vụ phạm pháp hoặc tranh chấp quyền lợi cần được xét xử trước toà án. Vụ án chưa xử. Án giết người. 2 Quyết định của toà xử một vụ án. Bản án tử hình. Chống án.

- 3 d. Án sát (gọi tắt).

- 4 đg. 1 Chắn ngang, làm ngăn lại. Núi án sau lưng. Xe chết nằm án giữa đường. 2 (kết hợp hạn chế). Đóng quân lại một chỗ. Án quân lại nằm chờ.

án mạng

- dt. Vụ làm chết người: Tên hung thủ đã gây án mạng.

án ngữ

- đg. Chắn lối qua lại, lối ra vào một khu vực. Dãy núi án ngữ trước mặt. Đóng quân án ngữ các ngả đường.

án phí

- dt. (H. án: vụ kiện; phí: tiền tiêu) Tiền phí tổn về một vụ kiện: Nộp án phí cho tòa án.

án sát

- d. Chức quan trông coi việc hình trong một tỉnh, dưới thời phong kiến.

án thư

- dt. (H. án: bàn; thư: sách) Bàn dùng để xếp sách: án thư sơn son thếp vàng nguy nga (Tố-hữu).

ang

- 1 d. 1 Đồ đựng nước bằng đất nung, thành hơi phình, miệng rộng. Ang sành. Ang đựng nước. 2 Đồ đựng trầu bằng đồng, thấp, thành hơi phình, miệng rộng.

- 2 d. Dụng cụ đong lường bằng gỗ hoặc đan bằng tre, hình hộp, dung tích khoảng bảy tám lít, dùng ở một số địa phương để đong chất hạt rời. Một ang gạo.

ang áng

- trgt. Độ chừng: Giá tính ang áng một triệu đồng.

áng

- 1 d. (ph.). Bãi phẳng chưa được khai khẩn. Áng cỏ.

- 2 d. (vch.; kết hợp hạn chế). Từ dùng chỉ từng đơn vị thuộc loại sự vật được coi là có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ. Áng mây hồng. Một áng văn kiệt tác.

- 3 đg. Nhìn trên đại thể mà ước lượng, mà đoán định. Cụ già áng ngoài sáu mươi tuổi. Áng theo đó mà làm. // Láy: ang áng (x. mục riêng).

anh

- 1 dt. Loài chim giống chim yến: Điều đâu lấy yến làm anh (K).

- 2 dt. 1. Người con trai do mẹ mình đẻ trước mình: Anh tôi hơn tôi mười tuổi 2. Người con trai con vợ cả của cha mình: Anh ấy kém tuổi tôi, nhưng là con bà cả 3. Người đàn ông đang tuổi thanh niên: Anh bộ đội. // đt. 1. ngôi thứ nhất khi người đàn ông tự xưng với em mình, vợ mình, người yêu của mình, hoặc một người ít tuổi hơn mình: Em nói với mẹ là anh đi thi; Em cho con đi với anh; Anh thế là không yêu ai ngoài em; Em bé ơi, chỉ cho anh nhà ông chủ tịch nhé 2. Ngôi thứ hai khi mình nói với anh ruột hay anh họ: Anh nhớ biên thư cho em nhé; khi vợ nói với chồng: Anh về sớm để đưa con đi học nhé; khi một cô gái nói với người yêu: Em mong thư của anh; khi bố, mẹ hoặc người có tuổi trong họ nói với con trai, con rể hoặc một người đàn ông còn trẻ: Anh đã lớn rồi phải làm gương cho các em; khi nói với một người đàn ông chưa đứng tuổi hay một người huynh trưởng trong đoàn thể thanh niên: Anh dạy cho em một bài quyền nhé; Anh công nhân ơi, anh sửa cho tôi cái máy này nhé 3. Ngôi thứ ba chỉ một người đàn ông còn trẻ: Tôi đến thăm một người bạn vì anh ốm; Anh Trỗi dũng cảm, mọi người kính phục anh.

anh ánh

- t. x. ánh2 (láy).

anh dũng

- tt. (H. anh: tài hoa; dũng: can đảm) Can đảm khác thường: Quân ta anh dũng lại hào hùng (X-thuỷ).

anh đào

- d. Cây to vùng ôn đới cùng họ với hoa hồng, quả to bằng đầu ngón tay, vỏ nhẵn bóng, màu đỏ hoặc vàng nhạt, vị ngọt, hơi chua.

anh em

- dt. 1. Anh và em: Anh em ta bánh đa, bánh đúc (tng) 2. Bè bạn: Hồ Chủ tịch coi các dân tộc bị áp bức là anh em (PhVĐồng). // tt. Coi như anh em: Các nước anh em.

anh hùng

- I d. 1 Người lập nên công trạng đặc biệt lớn lao đối với nhân dân, đất nước. Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc. 2 Nhân vật thần thoại có tài năng và khí phách lớn, làm nên những việc phi thường. Các anh hùng trong truyện thần thoại Hi Lạp. 3 Danh hiệu vinh dự cao nhất của nhà nước tặng thưởng cho người hoặc đơn vị có thành tích và cống hiến đặc biệt xuất sắc trong lao động hoặc chiến đấu. Anh hùng lao động. Anh hùng các lực lượng vũ trang. Đại đội không quân anh hùng.

- II t. Có tính chất của người . Hành động anh hùng.

anh linh

- dt. (H. anh: đẹp tốt; linh: thiêng liêng) Hồn thiêng liêng: Anh linh các liệt sĩ. // tt. Thiêng liêng: Người mê tín cho là vị thần thờ ở miếu đó anh linh.

anh tài

- d. (cũ). Người tài giỏi xuất sắc. Đủ mặt anh tài.

anh thư

- dt. (H. anh: tài giỏi; thư: phụ nữ) Người phụ nữ tài giỏi hơn người: Bà Triệu là anh thư trong lịch sử nước nhà.

anh tuấn

- t. (id.). (Người đàn ông) có tướng mạo đẹp và tài trí hơn người. Chàng thanh niên anh tuấn.

ảnh

- 1 dt. 1. Hình của người, vật hay cảnh chụp bằng máy ảnh: Giữ tấm ảnh làm kỷ niệm 2. (lí) Hình một vật nhìn thấy trong một tấm gương hay một thấu kính: ảnh chỉ nhìn thấy mà không thu được gọi là ảnh ảo.

- 2 đt. (đph) Ngôi thứ ba chỉ một người đàn ông mới nói đến: Thì để các ảnh thở chút đã chứ (Phan Tứ).

ảnh ảo

- d. Ảnh chỉ nhìn thấy, không thu được trên màn; phân biệt với ảnh thật.

ảnh hưởng

- dt. (H. ảnh: bóng; hưởng: tiếng dội lại) 1. Sự tác động của vật nọ đến vật kia, của người này đến người khác: ảnh hưởng của những chủ trương sai lầm (HCM) 2. Uy tín và thế lực: Đế quốc đã mất hết ảnh hưởng ở các nước mới được giải phóng. // đgt. Tác động đến: Không tỉnh táo thì chúng ta cũng có thể bị ảnh hưởng (PhVĐồng).

ánh

- 1 d. Nhánh của một số củ. Ánh tỏi. Khoai sọ trồng bằng ánh.

- 2 I d. 1 Những tia sáng do một vật phát ra hoặc phản chiếu lại (nói tổng quát). Ánh đèn. Ánh trăng. Ánh kim loại. 2 (chm.). Mảng ánh sáng có màu sắc. Có ánh xanh của lá cây. Pha ánh hồng.

- II t. Có nhiều tia sáng phản chiếu lóng l. Nước sơn rất ánh. Sáng ánh. Mặt nước ánh lên dưới bóng trăng. Đôi mắt ánh lên niềm tin (b.). // Láy: anh ánh (ý mức độ ít).

ánh sáng

- dt. 1. Nguyên nhân làm cho một vật có thể trông thấy được khi phát xuất hay phản chiếu từ vật ấy vào mắt: ánh sáng mặt trời 2. Sự tỏ rõ, mọi người đều có thể biết: Đưa vụ tham ô ra ánh sáng 3. Sự chỉ đạo, sự hướng dẫn sáng suốt: ánh sáng của chủ nghĩa Mác.

ao

- 1 d. Chỗ đào sâu xuống đất để giữ nước nuôi cá, thả bèo, trồng rau, v.v. Ao rau muống. Ao sâu tốt cá (tng.).

- 2 đg. Đong để ước lượng. Ao thúng thóc. Ao lại dầu xem còn mấy chai.

ao ước

- đgt. Mong mỏi được cái mà mình muốn có: Thú Hương-sơn ao ước bấy lâu nay (ChMTrinh). // dt. Điều mơ ước: Có những ao ước phóng khoáng (Tố-hữu).

ào

- I đg. Di chuyển đến với số lượng nhiều một cách rất nhanh và mạnh, không kể gì trở ngại. Nước lụt ào vào cánh đồng. Cơn mưa ào tới.

- II p. (dùng phụ sau đg.). Một cách nhanh và mạnh, không kể gì hết. Lội xuống ruộng. Làm ào cho chóng xong.

ào ào

- trgt. đgt. 1. Nhanh và mạnh: Gió bấc ào ào thổi (NgHTưởng) 2. ồn ào, sôi sục: Người nách thước, kẻ tay đao, đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi (K).

ào ạt

- t. Mạnh, nhanh và dồn dập trên phạm vi lớn. Gió thổi ào ạt. Tiến quân ào ạt. Ào ạt như nước vỡ bờ.

ảo

- tt. Không thực: Câu chuyện ảo.

ảo ảnh

- d. 1 Hình ảnh giống như thật, nhưng không có thật. Bóng người trong sương lờ mờ như một ảo ảnh. 2 (chm.). x. ảo tượng.

ảo giác

- dt. (H. ảo: không thực; giác: thấy được) Cảm giác sai lầm khiến không thấy được đúng sự thật: Người mắc bệnh tâm thần thường có những ảo giác.

ảo mộng

- d. Điều ước muốn viển vông, không thực tế. Nuôi ảo mộng. Ảo mộng ngông cuồng.

ảo não

- tt. Như áo não: Một giọng hát ảo não xen vào tiếng gió (NgCgHoan).

ảo thuật

- d. Thuật dựa vào động tác nhanh và khéo léo làm biến hoá các đồ vật, hiện tượng, khiến người xem tưởng như có phép lạ. Làm trò ảo thuật.

ảo tưởng

- dt. (H. ảo: không thực; tưởng: suy nghĩ) Điều suy nghĩ viển vông không thể thực hiện được: Gột rửa được các loại ảo tưởng (Trg-chinh).

ảo tượng

- d. Hiện tượng quang học xảy ra ở các xứ nóng, khiến nhìn thấy ảnh lộn ngược của những vật ở xa mà tưởng lầm phía trước có mặt nước.

áo

- 1 dt. Đồ mặc che thân từ cổ trở xuống: Buông cầm, xốc áo vội ra (K).

- 2 dt. Bột hay đường bọc ngoài bánh, kẹo, viên thuốc: Viên thuốc uống dễ vì có áo đường.

- 3 dt. áo quan (nói tắt): Cỗ áo bằng gỗ vàng tâm.

áo choàng

- d. Áo rộng, dài đến đầu gối, dùng khoác ngoài để giữ vệ sinh trong khi làm việc hoặc để chống rét.

áo dài

- dt. áo dài đến quá đầu gối, có khuy cài từ cổ xuống đến dưới nách: Tôi mặc chiếc áo dài thay vai (Sơn-tùng).

áo giáp

- d. Bộ đồ mặc làm bằng chất liệu có sức chống đỡ với binh khí hoặc nói chung với những vật gây tổn hại, nguy hiểm cho cơ thể. Mặc áo giáp ra trận.

áo gối

- dt. Vỏ bọc ngoài chiếc gối: Tặng cô dâu chú rể một đôi áo gối thêu.

áo mưa

- d. Áo bằng loại vải không thấm nước để đi mưa.

áo quan

- dt. (H. quan là cái hòm ở trong cái quách dùng chôn người chết, theo tập quan Trung-quốc ngày xưa) Thứ hòm dài đựng xác người chết để đem chôn: Chiếc áo quan ấy nhẹ quá (NgCgHoan).

áo quần

- d. Như quần áo.

áo sơ mi

- dt. áo kiểu âu, cổ đứng hoặc bẻ, có tay, có khi xẻ sườn.

áp

- 1 đgt. 1. Đặt sát vào: Bà bế, áp mặt nó vào ngực (Ng-hồng) 2. Ghé sát vào: áp thuyền vào bờ.

- 2 gt. 1. Gần đến: Mấy ngày áp Tết 2. Ngay trước: Người con áp út; Một âm áp chót.

áp bức

- đg. Đè nén và tước hết mọi quyền tự do. Ách áp bức.

áp dụng

- đgt. Đưa vào vận dụng trong thực tế điều nhận thức, lĩnh hội được: áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất áp dụng kinh nghiệm tiên tiến.

áp đảo

- đgt. (H. áp: ép; đảo: đánh đổ) Đè bẹp, khiến không thể ngoi lên được: Hoả lực ta áp đảo hoả lực địch. // tt. Hơn hẳn: Đa số áp đảo.

áp đặt

- đg. Dùng sức ép bắt phải chấp nhận (một chế độ chính trị, hình thức chính quyền, v.v.).

áp giải

- đgt. Đi kèm phạm nhân trên đường để giải: áp giải tù binh về trại.

áp lực

- dt. (H. áp: ép; lực: sức) Sức ép: áp lực không khí, áp lực của cuộc đấu tranh.

áp suất

- d. Đại lượng vật lí có trị số bằng áp lực trên một đơn vị diện tích. Áp suất khí quyển.

áp tải

- đgt. Đi kèm (các phương tiện giao thông) để bảo vệ hàng chuyên chở: áp tải hàng.

áp tới

- đgt. xông đến gần: áp tới chỗ tên kẻ cướp định trốn.

át

- 1 d. Tên gọi của con bài chỉ mang có một dấu quy ước trong cỗ bài tulơkhơ, thường là con bài có giá trị cao nhất. Con át chủ.

- 2 đg. Làm cho che lấp và đánh bạt đi bằng một tác động mạnh hơn. Nói át giọng người khác. Át cả tiếng sóng. Mắng át đi.

au

- (aurum) dt. Kí hiệu hoá học của nguyên tố vàng.

- tt. Có màu đỏ, vàng tươi, ửng lên hoặc sáng óng: Hai má đỏ au Da đỏ au Trái cam vàng au.

áy náy

- đgt. Có ý lo ngại, không được yên tâm: Mẹ không áy náy gì về con đâu (Tô-hoài).

ắc qui

- ắc-qui dt. (Pháp: accumulateur) Dụng cụ tích trữ điện năng với phản ứng hoá học: Nơi chưa có nhà máy điện, phải dùng ắc-qui để chiếu bóng.

ăm ắp

- t. x. ắp (láy).

ẵm

- đgt. 1. Bế (trẻ nhỏ): ẵm em đi chơi. 2. ăn cắp, lấy trộm: Kẻ trộm vô nhà ẵm hết đồ đạc.

ăn

- đgt. 1. Cho vào cơ thể qua miệng: Ăn có nhai, nói có nghĩ (tng) 2. Dự bữa cơm, bữa tiệc: Có người mời ăn 3. Ăn uống nhân một dịp gì: ăn tết 4. Dùng phương tiện gì để ăn: Người âu-châu không quen ăn đũa 5. Hút thuốc hay nhai trầu: Ông cụ ăn thuốc bà cụ ăn trầu 6. Tiếp nhận, tiêu thụ: Xe này ăn tốn xăng; lò này ăn nhiều than 7. Nhận lấy để chở đi: Ô-tô ăn khách; tàu ăn hàng 8. Phải nhận lấy cái không hay: Ăn đòn; ăn đạn 9. Nhận để hưởng: Ăn thừa tự; ăn lương; ăn hoa hồng 10. Thông với, hợp vào: Sông ăn ra biển 11. Được thấm vào, dính vào: Giấy ăn mực; Sơn ăn từng mặt (tng); Hồ dán không ăn 12. Phụ vào, thuộc về: Ruộng này ăn về xã tôi 13. Giành lấy về phần mình: Ăn giải 14. Có tác dụng: Phanh này không ăn 15. Tương đương với: Một cân ta ăn 600 gam 16. Ngang giá với: Hôm nay một đô-la Mĩ ăn mười ba nghìn đồng Việt-nam.

ăn bám

- đg. Có sức lao động mà không làm việc, chỉ sống nhờ vào lao động của người khác. Sống ăn bám. Không chịu đi làm, ăn bám bố mẹ.

ăn bận

- đgt. ăn mặc: ăn bận gọn gàng.

ăn bốc

- đgt. ăn bằng tay, không dùng đũa hoặc nĩa: Có những dân tộc quen ăn bốc, nhưng trước khi ăn, người ta rửa tay thực sạch sẽ.

ăn bớt

- đg. Lấy bớt đi để hưởng một phần, lợi dụng việc mình nhận làm cho người khác. Nhận làm gia công, ăn bớt nguyên vật liệu.

ăn cánh

- đgt. Hợp lại thành phe cánh: Giám đốc và kế toán trưởng rất ăn cánh với nhau.

ăn cắp

- đgt. Lấy vụng tiền bạc đồ đạc, của người ta, khi người ta vắng mặt: Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt (tng).

ăn chay

- đg. Ăn cơm chay để tu hành, theo đạo Phật và một số tôn giáo khác. Ăn chay niệm Phật. Ăn chay ngày rằm và mồng một. Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối (tng.).

ăn chắc

- đgt. Nắm vững phần lợi hay phần thắng: Hồ Chủ tịch chỉ thị cho quân đội lấy súng địch đánh địch, đánh ăn chắc (Trg-chinh).

ăn chơi

- đg. Tiêu khiển bằng các thú vui vật chất (nói khái quát).

ăn cỗ

- đgt. Dự một bữa ăn trọng thể nhân một dịp gì: ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau (tng).

ăn cưới

- đgt. Dự đám cưới (thường là có ăn mặn): ăn cưới chẳng tày lại mặt (tng.).

ăn cướp

- đgt. Dùng vũ lực để đoạt tiền của người khác: Vừa ăn cướp vừa la làng (tng).

ăn giải

- đgt. Được phần thưởng trong một cuộc đua: Nếu không được ăn giải thì chí ít cũng hấp dẫn cảm tình người xem (NgTuân).

ăn gian

- đg. (kng.). Cố ý tính sai, làm sai đi để thu lợi về mình. Chơi bài ăn gian. Nó đếm ăn gian mất mấy trăm.

ăn giỗ

- đgt. Dự lễ và ăn uống trong ngày kị một người đã qua đời: Ông tôi đi ăn giỗ ở xóm trên.

ăn hại

- đg. Chỉ ăn và gây tốn kém, thiệt hại cho người khác, không làm được gì có ích. Sống ăn hại xã hội. Đồ ăn hại! (tiếng mắng).

ăn hiếp

- đgt. Buộc trẻ con hoặc người yếu thế hơn phải làm theo ý mình bằng bắt nạt, doạ dẫm: Người lớn mà lại ăn hiếp trẻ con.

ăn hỏi

- đgt. Đến nhà người con gái để xin cưới: Mới ăn hỏi được mấy hôm đã tổ chức lễ cưới.

ăn hối lộ

- đg. Nhận tiền của hối lộ.

ăn không

- đgt. 1. ăn tiêu mà không làm ra tiền, của cải: Cứ ngồi nhà ăn không thì của núi cũng hết. 2. Lấy không của người khác bằng thủ đoạn, mánh khoé: Kiểu kí kết như thế này thì quả là làm để cho chủ ăn không.

ăn khớp

- đgt. 1. Rất khít vào với nhau: Mộng ăn khớp rồi 2. Phù hợp với: Kế hoạch ấy không ăn khớp với tình hình hiện tại.

ăn kiêng

- đgt. Tránh ăn những thứ mà người ta cho là độc: Ông lang khuyên người ốm phải ăn kiêng thịt gà.

ăn lãi

- đgt. Hưởng tiền lời khi bán một thứ gì: Ăn lãi nhiều thì không đắt khách.

ăn lương

- đgt. Hưởng lương tháng theo chế độ làm việc: làm công ăn lương nghỉ không ăn lương ăn lương nhà nước.

ăn mày

- đgt. 1. Đi xin để sống: Đói cơm, rách áo, hoá ra ăn mày (cd) 2. Nói khiêm tốn một sự cầu xin: Ăn mày cửa Phật.

ăn nằm

- đg. 1 (id.). Ăn và nằm (nói khái quát). Chỗ ăn nằm sạch sẽ. 2 (kng.). Chung đụng về xác thịt.

ăn năn

- đgt. Cảm thấy day dứt, giày vò trong lòng về lỗi lầm đã mắc phải: tỏ ra ăn năn hối lỗi biết ăn năn thì sự tình đã quá muộn màng.

ăn nhịp

- đgt. Hòa hợp với: Lời ca ăn nhịp với đàn.

ăn nói

- đg. Nói năng bày tỏ ý kiến. Có quyền ăn nói. Ăn nói mặn mà, có duyên.

ăn ở

- đgt. 1. Nói vợ chồng sống với nhau: ăn ở với nhau đã được hai mụn con 2. Đối xử với người khác: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc (TrTXương); Lấy điều ăn ở dạy con (GHC).

ăn quịt

- x. ăn quỵt.

ăn sống

- đgt. ăn thức ăn sống, không nấu lên: ăn sống nuốt tươi (tng.).// ăn sống nuốt tươi 1. ăn các thức sống, không nấu chín. 2. Có hành động vội vã, thiếu suy nghĩ, cân nhắc. 3. Đè bẹp, tiêu diệt ngay trong chớp nhoáng.

ăn sương

- đgt. 1. ăn trộm: Nó là một tên quen ăn sương, người ta đã quen mặt 2. Làm đĩ: Đoán có lẽ là cánh ăn sương chi đây (NgCgHoan).

ăn tạp

- đg. Ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, cả thức ăn thực vật lẫn động vật. Lợn là một loài ăn tạp.

ăn tết

- đgt. ăn uống, vui chơi trong những ngày Tết Nguyên đán: về quê ăn tết Năm nào Hà Nội ăn tết cũng vui.

ăn tham

- tt. 1. Muốn ăn thật nhiều, quá sự cần thiết: Thằng bé ăn tham 2. Hưởng một mình, không chia sẻ cho người khác: ăn tham vơ cả món lời.

ăn thề

- đg. Cùng thề với nhau một cách trang nghiêm trong buổi lễ. Uống máu ăn thề. Làm lễ ăn thề.

ăn thua

- đgt. 1. Giành giật cho bằng được phần thắng: có tư tưởng ăn thua trong thi đấu thể thao chơi vui không cốt ăn thua. 2. Đạt kết quả hoặc có tác dụng nhất định nhưng thường chỉ dùng với ý phủ định, nghi vấn, hoặc sẽ xẩy ra trong điều kiện cho phép): cố gắng mãi mà chẳng ăn thua gì mới thế đã ăn thua gì, còn phải cố gắng nhiều.

ăn thừa

- đgt. ăn thức ăn người khác bỏ lại: Thơm thảo bà lão ăn thừa (cd).

ăn tiệc

- đgt. Dự bữa ăn được tổ chức trọng thể, có nhiều người thường là khách mời với nhiều món ăn ngon, sang, bày biện lịch sự: mời đi ăn tiệc Ngày thường mà ăn sang như ăn tiệc.

ăn tiền

- đgt. 1. ăn hối lộ: Kẻ ăn tiền của dân 2. Có kết quả tốt (thtục): Làm thế mới ăn tiền.

ăn tiêu

- đg. Chi tiêu cho đời sống hằng ngày. Ăn tiêu dè sẻn.

ăn trộm

- đgt. Lấy của người khác một cách lén lút vào lúc đêm hôm hoặc lúc vắng người: Đang đêm có kẻ lẻn vào nhà ăn trộm.

ăn uống

- đgt. 1. Ăn và uống nói chung: Ăn uống đơn sơ nên ít bệnh (HgĐThuý) 2. Bày vẽ cỗ bàn: Cưới xin không ăn uống gì.

ăn vạ

- đg. Ở ỳ, nằm ỳ ra để đòi cho kì được hoặc để bắt đền. Không vừa ý, thằng bé nằm lăn ra ăn vạ.

ăn vụng

- đgt. ăn giấu, không để cho người khác biết: ăn vụng không biết chùi mép (tng.) Những người béo trục, béo tròn, ăn vụng như chớp đánh con suốt ngày (cd.). // ăn vụng không biết chùi mép không biết che đậy, giấu giếm những hành vi xấu hoặc sai trái của mình. ăn vụng khéo chùi mép biết cách giấu giếm, che đậy những hành vi xấu hoặc sai trái của mình. ăn vụng như chớp chuyên ăn vụng và ăn vụng rất sành, khó lòng bắt quả tang.

ăn xổi

- đgt. 1. Nói cà, dưa mới muối đã lấy ăn: Cà này ăn xổi được 2. Sử dụng vội vàng, chưa được chín chắn: Thực hiện kế hoạch đó phải có thời gian, không nên ăn xổi.

ăn ý

- đg. Hợp ý với nhau, tạo ra sự nhất trí trong hành động. Chuyền bóng rất ăn ý. Có sự phối hợp ăn ý.

ắp

- đgt. Đầy hết mức, không còn chứa thêm được nữa: Ruộng ắp nước.

ắt

- trgt. chắc hẳn, nhất định phải: Thân đã có, ắt danh âu phải có (NgCgTrứ).

âm

- 1 I d. 1 Một trong hai nguyên lí cơ bản của trời đất (đối lập với dương), từ đó tạo ra muôn vật, theo một quan niệm triết học cổ ở phương Đông. 2 (vch., hoặc chm.). Từ dùng để chỉ một trong hai mặt đối lập nhau (thường coi là mặt tiêu cực; mặt kia là dương), như đêm (đối lập với ngày), mặt trăng (đối lập với mặt trời), nữ (đối lập với nam), chết (đối lập với sống), ngửa (đối lập với sấp), v.v. Cõi âm (thế giới của người chết). Chiều âm của một trục.

- II t. (chm.). 1 (Sự kiện) mang tính chất tĩnh, lạnh, hay (sự vật) thuộc về nữ tính hoặc về huyết dịch, theo quan niệm của đông y. 2 Bé hơn số không. -3 là một số . Lạnh đến âm 30 độ.

- 2 I d. 1 Cái mà tai có thể nghe được. Thu âm. Máy ghi âm*. 2 Đơn vị ngữ âm nhỏ nhất. Các âm của tiếng Việt.

- II đg. (id.). Vọng, dội. Tiếng trống vào vách núi.

- III t. ( thanh) không to lắm, nhưng vang và ngân. Lựu đạn nổ những tiếng âm.

âm ấm

- tt. x. ấm

âm ba

- dt. (lí) (H. âm: tiếng; ba: sóng) Sóng âm: Âm ba do dao động trong không khí hay trong môi trường truyền âm khác.

âm cung

- d. (cũ). Cung điện dưới âm phủ; âm phủ.

âm cực

- dt. (lí) (H. âm: trái với dương; cực: đầu mút) Cực của máy điện chứa điện âm: Nối dây từ âm cực sang dương cực.

âm dương

- d. Âm và dương, hai mặt đối lập nhau, như đêm với ngày, chết với sống, v.v. Âm dương đôi ngả (kẻ chết, người sống). Âm dương cách biệt.

âm đạo

- dt. ống cơ cấu tạo đơn giản, có khả năng co giãn, nằm giữa bọng đái và ruột thẳng, xuất phát từ tử cung và thông ra bên ngoài, có ở đa số động vật có vú giống cái để tiếp nhận cơ quan giao phối của con đực khi giao phối.

âm điệu

- dt. (H. âm: tiếng; điệu: nhịp điệu) Nhịp điệu cao thấp của âm thanh trong thơ ca, trong âm nhạc: Tiếng nói hằng ngày tự nhiên, có âm điệu (HgĐThuý).

âm hạch

- dt. (giải) (H. âm: nữ, hạch: hột) Bộ phận nhận cảm thuộc bộ máy sinh dục của phụ nữ, ở phía trên và trước cửa mình: Viêm âm hạch.

âm hộ

- d. Bộ phận ngoài của cơ quan sinh dục nữ và thú giống cái.

âm hồn

- dt. Hồn người chết.

âm hưởng

- dt. (H. âm: tiếng; hưởng: tiếng dội lại) 1. Tiếng vang (nghĩa đen và nghĩa bóng): âm hưởng của tiếng súng từ trong rừng vọng ra; Lời tuyên bố chẳng có âm hưởng gì 2. Sự truyền âm của một căn phòng: Âm hưởng của rạp chiếu bóng.

âm ỉ

- t. Ngấm ngầm, không dữ dội, nhưng kéo dài. Lửa cháy âm ỉ. Đau âm ỉ.

âm lượng

- dt. Số đo cường độ của cảm giác mà âm thanh gây ra trên tai người.

âm mao

- dt. Lông mu của bộ phận sinh dục nữ.

âm mưu

- dt. (H. âm: ngầm; mưu: mưu mẹo) Mưu kế ngầm: Kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp (HCM). // đgt. Có mưu kế ngầm: Đế quốc Mĩ âm mưu xâm lược (NgTuân).

âm nang

- d. Bìu dái.

âm nhạc

- dt. (H. âm: tiếng; nhạc: nhạc) Nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm: Âm nhạc có tác dụng lớn lắm (PhVĐồng).

âm phủ

- d. Cõi âm, thế giới của linh hồn người chết. Chết xuống âm phủ.

âm sắc

- dt. 1. Phẩm chất của âm thanh phụ thuộc vào mối tương quan về cao độ và cường độ của thanh chính và thanh phụ. 2. Sắc thái âm thanh đặc trưng cho từng giọng nói hay từng nhạc khí.

âm thầm

- tt. Lặng lẽ: Đêm thanh những âm thầm với bóng (BNT). // trgt. Ngấm ngầm, không nói ra: Đau đớn âm thầm.

âm thoa

- d. Thanh kim loại dễ rung, hình chữ U, khi gõ phát ra một âm đơn có tần số nhất định, thường dùng để lấy âm chuẩn.

âm tín

- dt. Tin tức: biệt vô âm tín (tng.).

âm u

- tt. (H. âm: kín; u: vắng vẻ) Tối tăm, vắng vẻ, lặng lẽ: Một vùng trời đất âm u, đêm hiu hắt lạnh, ngày mù mịt sương (X-thuỷ).

âm vận

- dt. (H. âm: tiếng; vận: vần) Vần trong thơ ca: Thi sĩ khéo tìm âm vận.

ầm

- t. 1 Từ mô phỏng tiếng động to và rền. Súng nổ ầm. Cây đổ đánh ầm một cái. Máy chạy ầm ầm. 2 To tiếng và ồn ào. Cười nói ầm nhà. Đồn ầm cả lên.

ầm ĩ

- tt. (âm thanh) ồn ào, hỗn độn, náo loạn gây cảm giác khó chịu: quát tháo ầm ĩ khóc ầm ĩ khua chiêng gõ mõ ầm ĩ Lũ trẻ nô đùa ầm ĩ.

ẩm

- tt. Thấm nước hoặc chứa nhiều nước: Thóc ẩm; Quần áo ẩm.

ẩm thấp

- t. 1 Có chứa nhiều hơi nước; ẩm (nói khái quát). Khí hậu ẩm thấp. 2 Không cao ráo. Nhà cửa ẩm thấp.

ẩm thực

- Nh. ăn uống.

ấm

- 1 dt. 1. Đồ dùng để đun nước, đựng nước uống, pha chè, sắc thuốc: Bếp đun một ấm đất nấu nước mưa (Ng-hồng) 2. Lượng nước chứa đầy một ấm: Uống hết cả ấm chè 3. Lượng chè đủ pha một ấm: Xin anh một ấm chè.

- 2 dt. 1. ân trạch của ông cha truyền lại: Phúc nhà nhờ ấm thông huyên (BCKN) 2. ấm sinh nói tắt: Người ta thường gọi thi sĩ Tản-đà là ông ấm Hiếu 3. Từ chỉ một người con trai một cách bông đùa hay chế giễu: Ba cậu ấm nhà bà ta đều ghê gớm cả.

- 3 tt. 1. Nóng vừa và gây cảm giác dễ chịu: Hôm nay ấm trời 2. Giữ nóng thân thể: áo ấm 3. Nói giọng hát trầm và êm: Giọng hò khu Tư trầm và ấm (VNgGiáp) 4. Đã ổn thoả: Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm (K) 5. Nói cây mọc thành khóm dày: Cây khô nảy nhị, cành thêm ấm chồi (cd); Như tre ấm bụi (tng) 6. Yên ổn: Cao nấm ấm mồ (tng) 7. Cảm thấy dễ chịu: Mỗi bước đi thấy lòng ấm lại (VNgGiáp).

ấm áp

- t. Ấm và gây cảm giác dễ chịu (nói khái quát). Nắng xuân ấm áp. Giọng nói ấm áp. Thấy ấm áp trong lòng.

ấm cúng

- tt. Có cảm giác thoải mái, dịu êm và rất dễ chịu trong ý nghĩ, tình cảm trước một hiện thực nào đó: Gian phòng ấm cúng Gia đình ấm cúng, hạnh phúc.

ấm no

- tt. Đủ ăn, đủ mặc: Liệu cả gia đình này có được ấm no không (Ng-hồng).

ân

- d. (kết hợp hạn chế). Ơn (nói khái quát). Ân sâu nghĩa nặng.

ân ái

- đgt. Nh. ái ân.

ân cần

- trgt. (H. ân: chu đáo; cần: gắn bó) Niềm nở và chu đáo: Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han (K).

ân hận

- đg. Băn khoăn, day dứt và tự trách mình trước việc không hay đã để xảy ra. Ân hận vì đã làm mẹ buồn. Không có điều gì phải ân hận.

ân huệ

- dt. ơn to lớn ở trên ban xuống: ban ân huệ được hưởng ân huệ.

ân nghĩa

- dt. (H. ân: ơn; nghĩa: nghĩa) tình nghĩa đằm thắm do mang ơn lẫn nhau: Ăn ở có ân nghĩa với nhau.

ân nhân

- d. Người làm ơn, trong quan hệ với người mang ơn.

ân oán

- dt. ân nghĩa và thù oán: Chút còn ân oán đôi đường chửa xong (Truyện Kiều).

ân tình

- dt. (H. ân: ơn; tình: tình nghĩa) tình cảm sâu sắc do có ơn đối với nhau: Như keo sơn gắn chặt ân tình (X-thuỷ). // tt. Có tình nghĩa và ơn huệ của nhau: Nhớ ai tiếng hát ân tình, thuỷ chung (Tố-hữu).

ân xá

- đg. Tha miễn hình phạt cho phạm nhân đã bị kết án, coi đó là một đặc ân của nhà nước. Ra lệnh ân xá một số phạm nhân.

ẩn

- 1 đgt. Đẩy mạnh, nhanh một cái; ẩy: ẩn cửa bước vào.

- 2 I. đgt. 1. Giấu mình kín đáo vào nơi khó thấy: Ngôi nhà ẩn dưới lùm cây Bóng người lúc ẩn lúc hiện. 2. Lánh đời về ở nơi vắng vẻ, ít người biết đến: từ quan về ở ẩn. II. dt. Cái chưa biết trong một bài toán, một phương trình.

ẩn dật

- tt. (H. ẩn: kín; dật: yên vui) Yên vui ở một nơi hẻo lánh. Vân Tiên nghe nói mới tường: cũng trang ẩn dật biết đường thảo ngay (LVT).

ẩn náu

- đg. Lánh ở nơi kín đáo để chờ dịp hoạt động. Toán cướp ẩn náu trong rừng.

ẩn ý

- dt. ý kín đáo ở bên trong lời nói, câu viết được hiểu ngầm mà không được nói rõ ra: Câu nói đầy ẩn ý.

ấn

- 1 dt. Con dấu của vua hay của quan lại: Rắp mong treo ấn, từ quan (K).

- 2 đgt. 1. Dùng bàn tay, ngón tay đè xuống, gí xuống: ấn nút chai 2. Nhét mạnh vào: ấn quần áo vào va-li 3. ép người khác làm việc gì: ấn việc giặt cho vợ.

ấn định

- đg. Định ra một cách chính thức để mọi người theo đó mà thực hiện. Ấn định nhiệm vụ. Ấn định sách lược đấu tranh.

ấn hành

- đgt. In ra và phát hành: ấn hành báo chí.

ấn loát

- đgt. (H. ấn: in; loát: chải) In tài liệu: Phụ trách việc ấn loát.

ấn quán

- dt. cũ Nhà in: Nha cảnh sát thường xuyên lục soát các ấn quán..

ấn tín

- dt. (H. ấn: con dấu; tín: tin) Con dấu của quan lại; Cách mạng nổi lên, tên tuần phủ gian tham bỏ cả ấn tín mà chạy trốn.

ấn tượng

- d. Trạng thái của ý thức ở giai đoạn cảm tính xen lẫn với cảm xúc, do tác động của thế giới bên ngoài gây ra. Gây ấn tượng tốt. Để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.

ấp

- 1 dt. 1. Đất vua ban cho chư hầu, công thần ngày trước. 2. Làng xóm nhỏ được lập lên ở nơi mới khai khẩn.

- 2 đgt. 1. (Loài chim) nằm phủ lên trứng trong một thời gian nhất định để trứng có đủ nhiệt độ nở thành con: Ngan ấp trứng Gà ấp. 2. Làm cho trứng có đủ điều kiện và nhiệt độ để nở thành con: máy ấp trứng. 3. áp sát vào trên toàn bề mặt: Bé ấp đầu vào lòng mẹ.

ấp ủ

- đgt. Giữ ở trong lòng: ấp ủ một hi vọng.

ập

- đg. 1 Đến một cách nhanh, mạnh, đột ngột, với số lượng nhiều. Cơn mưa dông ập xuống. 2 (dùng phụ sau đg.; kết hợp hạn chế). Chuyển vị trí nhanh, mạnh, đột ngột. Đóng ập cửa. Đổ ập xuống.

âu

- 1 dt. Đồ đựng giống cái chậu nhỏ, ang nhỏ: âu sành.

- 2 dt. 1. âu tàu, nói tắt. 2. ụ (để đưa tàu thuyền lên).

- 3 đgt. Lo, lo lắng phiền não: Thôi thôi chẳng dám nói lâu, Chạy đi cho khỏi kẻo âu tới mình (Lục Vân Tiên).

- 4 pht. Có lẽ, dễ thường: âu cũng là số kiếp âu cũng là một dịp hiếm có âu đành quả kiếp nhân duyên (Truyện Kiều).

- 5 Tiếng nựng trẻ con: âu! Ngủ đi con.

- 6 dt. Một trong bốn châu: âu châu âu hoá châu âu đông âu tây âu.

âu phục

- dt. (H. âu: châu Âu, phục: quần áo) Quần áo may theo kiểu châu Âu: Mặc âu phục.

âu sầu

- t. Có vẻ lo buồn. Nét mặt âu sầu. Giọng nói âu sầu.

âu yếm

- đgt. Biểu lộ tình yêu thương dịu dàng thắm thiết bằng điệu bộ, cử chỉ, giọng nói: Đôi mắt nhìn âu yếm Vợ chồng âu yếm nhau.

ẩu

- pht. Bừa bãi, không nghiêm chỉnh: Làm ẩu.

ẩu đả

- đg. Đánh lộn. Xông vào ẩu đả nhau. Vụ ẩu đả.

ấu

- 1 dt. Cây trồng lấy củ ăn, sống hàng năm, mọc nổi trên mặt nước, thân mảnh, lá chìm bị khía thành những khúc hình sợi tóc, mọc đối, lá nổi hình quả trám, mép khía răng mọc thành hoa thị, cuống dài phồng thành phao, hoa trắng, củ hình nón ngược mang hai gai, màu đen.

- 2 dt. Trẻ nhỏ, trẻ con: nam, phụ, lão, ấu.

ấu trĩ

- tt. (H. ấu: trẻ em; trĩ: trẻ nhỏ) Còn non nớt: Thời kì ấu trĩ chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn; Nhiều bệnh ấu trĩ (Trg-chinh).

ấu trùng

- d. Dạng của loài động vật mới nở từ trứng ra và đã có đời sống tự do.

ấy

- I. đt. Người, vật, hoặc thời điểm được nhắc tới, biết tới: nhớ mang cuốn sách ấy nhé anh ấy thời ấy. II. trt. Từ biểu thị ý nhấn mạnh người, vật hoặc thời điểm đã được nhắc tới: Điều ấy ư, thôi khỏi phải nhắc lại làm gì. III. tht. Tiếng thốt ra, tỏ ý can ngăn hoặc khẳng định: ấy! Đừng làm thế ấy, đã bảo mà!

Từ điển tiếng Việt

B (1)

ba

- 1 dt. (Pháp: papa) Bố: Ba cháu có nhà không?. // đt. Bố ở cả ba ngôi Con trông nhà để ba đi làm; Xin phép ba cho con đi đá bóng; Chị ơi, ba đi vắng rồi.

- 2 dt. (Pháp: bar) Quán rượu La cà ở ba rượu.

- 3 st. 1. Hai cộng một Nhà có ba tầng 2. Sau hai trước bốn ở tầng ba; Đứa con thứ ba.

ba ba

- d. Rùa ở nước ngọt, có mai dẹp phủ da, không vảy.

ba bó một giạ

- ng. (giạ là từ miền Nam chỉ một thùng thóc độ 40 lít) ý nói Kết quả lao động nhất định tốt Vụ mùa năm nay thì chắc chắn ba bó một giạ.

ba chân bốn cẳng

- (kng.). (Đi) hết sức nhanh, hết sức vội vã.

ba chìm bảy nổi

- Sống long đong, lận đận, gian truân, vất vả, bao phen khổ sở: Cuộc đời ba chìm bảy nổi.

ba đào

- tt. (H. ba: sóng; đào: dậy sóng) Chìm nổi gian truân Năm năm chìm nổi ba đào (Tố-hữu).

ba gai

- t. (kng.). Bướng bỉnh, hay sinh chuyện gây gổ. Anh chàng ba gai. Ăn nói ba gai.

ba hoa

- (F. bavard) đgt., (tt.)Nói nhiều, phóng đại quá sự thật, có ý khoe khoang: Nó chỉ ba hoa thế thôi chứ có biết gì đâu ăn nói ba hoa một tấc lên trời.

ba láp

- tt, trgt. Không đứng đắn Những kẻ ba láp; Nói ba láp.

ba lăng nhăng

- t. (kng.). Vớ vẩn, không đâu vào đâu, không có giá trị, ý nghĩa gì. Ăn nói ba lăng nhăng. Học những thứ ba lăng nhăng.

ba lê

- ba-lê (F. ballet) dt. Nghệ thuật múa cổ điển trên sân khấu thể hiện một chủ đề nhất định, có nhạc đệm: múa ba-lê nhà hát ba-lê.

- (xã) h. Ba Tơ, t. Quảng Ngãi.

ba lô

- ba-lô dt. (Pháp: ballot) Túi bằng vải dày hoặc bằng da, đeo trên lưng để đựng quần áo và đồ lặt vặt Khang mở ba-lô tìm một gói giấy (NgĐThi).

ba phải

- t. Đằng nào cũng cho là đúng, là phải, không có ý kiến riêng của mình. Con người ba phải. Thái độ ba phải.

ba quân

- dt. 1. Ba cánh quân bao gồm hải quân, lục quân, không quân. 2. Tất cả binh sĩ, quân đội nói chung: thề trước ba quân Ba quân chỉ ngọn cờ đào (Truyện Kiều).

ba que

- tt. x. Ba que xỏ lá Đồ ba que.

ba rọi

- I d. (ph.). Ba chỉ.

- II t. (ph.). 1 Nửa đùa nửa thật, có ý xỏ xiên. Lối nói . Tính ba rọi. 2 Pha tạp một cách lố lăng. Nói tiếng Tây ba rọi.

ba sinh

- dt. 1. Ba kiếp người: Kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo Ví chăng duyên nợ ba sinh (K) 2. Tình nghĩa vợ chồng Cái nợ ba sinh đã trả rồi (HXHương).

ba trợn

- t. (ph.; kng.). Có nhiều biểu hiện về tư cách rất đáng chê, như thiếu đứng đắn, thiếu thật thà, ba hoa, không ai có thể tin cậy được. Thằng cha ba trợn. Ăn nói ba trợn.

- dt. 1. Người đàn bà sinh ra cha mẹ mình; mẹ của cha, mẹ mình: Cha mẹ không may mất sớm để lại đứa cháu thơ dại cho bà. 2. Người đàn bà có quan hệ chị em hoặc thuộc cùng thế hệ với người sinh ra cha, mẹ mình. 3. Người đàn bà đứng tuổi hoặc theo cách gọi tôn trọng, xã giao: bà Nguyễn thị X bà chủ tịch xã Thưa quý ông, quý bà. 4. Người đàn bà tự xưng mình khi tức giận với giọng trịch thượng, hách dịch: Rồi sẽ biết tay bà Phải tay bà thì không xong đâu!

bà chủ

- dt. Người đàn bà nắm toàn bộ quyền hành trong một tổ chức kinh doanh tư nhân hay một gia đình.

bà con

- dt. 1. Những người cùng họ Bà con vì tổ tiên, không phải vì tiền, vì gạo (tng) 2. Những người quen thuộc Bà con hàng xóm 3. Những đồng bào ở nước ngoài Nói có nhiều bà con Việt kiều làm ăn sinh sống (Sơn-tùng). // đt. Ngôi thứ hai, khi nói với một đám đông Xin bà con lắng nghe lời tuyên bố của chủ tịch.

bà đỡ

- d. Người đàn bà làm nghề đỡ đẻ.

bà phước

- dt. Nữ tu sĩ đạo Thiên chúa, thường làm việc trong bệnh viện hoặc trại nuôi trẻ mồ côi, cơ sở từ thiện.

bà vãi

- dt. 1. Người phụ nữ có tuổi đi lễ chùa Bơ bải bà vãi lên chùa (tng) 2. Bà ngoại (từ dùng ở một số địa phương) Hôm nay các con tôi về thăm bà vãi các cháu.

bả

- 1 d. 1 Thức ăn có thuốc độc dùng làm mồi để lừa giết thú vật nhỏ. Bả chuột. Đánh bả. 2 Cái có sức cám dỗ hoặc có thể đánh lừa, lôi kéo vào chỗ nguy hiểm hoặc xấu xa, hư hỏng. Ăn phải bả. Bả vinh hoa.

- 2 d. Sợi xe bằng tơ, gai, dùng để buộc diều, đan lưới.

- 3 đ. (ph.; kng.). Bà (đã nói đến) ấy.

bả vai

- dt. Phần thân thể trên lưng, sát dưới vai: vác nặng, đau hết cả hai bả vai.

- 1 dt. Phần còn lại của một vật sau khi đã lấy hết nước: Theo voi hít bã mía (tng).

- 2 Mệt quá, rã rời cả người: Trời nóng quá, bã cả người.

- 3 tt. Không mịn: Giò lụa mà bã thế này thì chán quá.

- 1 d. Tước liền sau tước hầu trong bậc thang chức tước phong kiến.

- 2 I d. Thủ lĩnh của một liên minh các chư hầu thời phong kiến Trung Quốc cổ đại. Xưng hùng xưng bá.

- II d. (kng.). Ác (nói tắt). Vạch bá.

- 3 d. Bá hộ (gọi tắt).

- 4 d. (ph.). Chị của mẹ (có thể dùng để xưng gọi).

- 5 d. (ph.). Báng (súng). Khẩu súng trường bá đỏ.

- 6 đg. Quàng tay (lên vai, cổ). Bá vai bá cổ. Tầm gửi bá cành dâu (bám vào cành dâu).

- 7 (id.). Như bách3 ("trăm"). (Thuốc trị) bá chứng (cũ; bách bệnh). Bá quan*.

bá cáo

- đgt. Công bố, truyền rộng ra cho mọi người đều biết: bá cáo với quốc dân đồng bào.

bá chủ

- dt. (H. bá: dùng sức mạnh; chủ: đứng đầu) Kẻ dùng sức mạnh để thống trị Hít-le muốn làm bá chủ thế giới.

bá hộ

- d. 1 Phẩm hàm cấp cho hào lí hoặc kẻ giàu có thời phong kiến. 2 Kẻ giàu có ở nông thôn ngày trước.

bá láp

- Nh. Ba láp.

bá quan

- dt. (H. bá: một trăm; quan: quan lại) Các quan trong triều Lại truyền văn võ bá quan cứ ngày cũng đến tướng môn lễ mừng (NĐM).

bá quyền

- d. Quyền một mình chiếm địa vị thống trị.

bá tánh

- đphg, Nh. Bách tính.

bá tước

- dt. (H. bá: tước bá; tước: tước) Tước thứ ba trong thang tước vị phong kiến Âu-châu Ngày nay ở Âu-châu vẫn còn những bá tước.

bá vương

- d. Người làm nên nghiệp vương, nghiệp bá, chiếm cứ một phương trong thời phong kiến (nói khái quát). Nghiệp bá vương. Mộng bá vương (mộng làm bá vương).

bạ

- 1 dt. 1. Sổ sách ghi chép về ruộng đất, sinh tử, giá thú: bạ ruộng đất bạ giá thú. 2. Thủ bạ, nói tắt: bo bo như ông bạ giữ ấn (tng.).

- 2 đgt. Đắp thêm vào: bạ tường bạ bờ giữ nước.

- 3 đgt. Tuỳ tiện, gặp là nói là làm, không cân nhắc nên hay không: bạ ai cũng bắt chuyện bạ đâu ngồi đấy.

bác

- 1 dt. 1. Anh hay chị của cha hay của mẹ mình: Con chú, con bác chẳng khác gì nhau (tng) 2. Từ chỉ một người đứng tuổi quen hay không quen: Một bác khách của mẹ; Bác thợ nề. // đt. 1. Ngôi thứ nhất khi xưng với cháu mình: Bố về, cháu nói bác đến chơi nhé 2. Ngôi thứ hai khi cháu nói với bác; Thưa bác, anh cả có nhà không ạ? 3. Ngôi thứ ba, khi các cháu nói với nhau về bác chung: Em đưa thư này sang nhà bác nhé 4. Từ dùng để gọi người đứng tuổi: Bác công nhân, mời bác vào 5. Từ dùng để gọi người ngang hàng với mình trong giao thiệp giữa những người đứng tuổi: Bác với tôi là bạn đồng nghiệp.

- 2 đgt. Không chấp nhận: Bác đơn xin ân xá.

- 3 đgt. Đun khan và nhỏ lửa: Bác trứng.

bác ái

- t. Có lòng thương yêu rộng rãi hết thảy mọi người, mọi loài. Giàu tình bác ái.

bác cổ

- tt. Có kiến thức hiểu biết sâu rộng về văn tịch, sách vở, di tích và các việc đời xưa: trường bác cổ.

bác học

- tt. (H. bác: rộng; học: môn học) 1. Có nhiều tri thức về một hay nhiều ngành khoa học: Nhà bác học Pavlov 2. Đi sâu vào các tri thức khoa học: Trước khi có văn chương bác học, đã có một nền văn chương bình dân (DgQgHàm).

bác sĩ

- d. Người thầy thuốc tốt nghiệp đại học y khoa. Bác sĩ khoa nội. Bác sĩ thú y (tốt nghiệp đại học kĩ thuật nông nghiệp, ngành thú y).

bác vật

- dt. (H. bác: rộng; vật: vật) Từ miền Nam gọi kĩ sư: Một bác vật nông nghiệp.

bạc

- 1 d. 1 Kim loại màu trắng sáng, mềm, khó gỉ, dẫn điện tốt, thường dùng để mạ, làm đồ trang sức. Nhẫn bạc. Thợ bạc. Nén bạc. 2 Tiền đúc bằng bạc; tiền (nói khái quát). Bạc trắng (tiền đúc bằng bạc thật). 3 (kng.; dùng sau từ chỉ số chẵn từ hàng chục trở lên). Đồng bạc (nói tắt). Vài chục bạc. Ba trăm bạc. 4 (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Trò chơi ăn tiền (nói khái quát). Đánh bạc*. Gá bạc. Canh bạc.

- 2 d. Bạc lót (nói tắt). Bạc quạt máy.

- 3 t. 1 Có màu trắng đục. Vầng mây bạc. Ánh trăng bạc. Da bạc thếch. 2 (Râu, tóc) đã chuyển thành màu trắng vì tuổi già. Chòm râu bạc. Đầu đốm bạc. 3 Đã phai màu, không còn giữ nguyên màu cũ. Chiếc áo nâu bạc phếch. Áo đã bạc màu. // Láy: bàng bạc (ý mức độ ít).

- 4 t. (kết hợp hạn chế). 1 Mỏng manh, ít ỏi, không được trọn vẹn. Mệnh bạc. Phận mỏng đức bạc. 2 Ít ỏi, sơ sài; trái với hậu. Lễ bạc. 3 Không giữ được tình nghĩa trọn vẹn trước sau như một. Ăn ở bạc. Chịu tiếng là bạc.

bạc ác

- tt. Không có tình nghĩa, sống bất nhân, hay hại người: con người bạc ác.

bạc hà

- dt. (thực) (H. bạc: tên cây; hà: cây sen) Thực vật họ húng, lá có dầu thơm cất làm thuốc: Lọ dầu bạc hà; Kẹo bạc hà.

bạc hạnh

- dt. Tính nết xấu: Người bạc hạnh.

bạc nghĩa

- tt. (H. bạc: mỏng; nghĩa: tình nghĩa) Phụ bạc, không trọng tình nghĩa: Chàng đã bạc nghĩa thì thôi, dù chàng lên ngược, xuống xuôi, mặc lòng (cd).

bạc nhạc

- d. (hoặc t.). Thịt chỉ có màng dai không có nạc (thường là thịt bò). Miếng bạc nhạc.

bạc nhược

- tt. Yếu đuối về tinh thần, ý chí: tinh thần bạc nhược một người bạc nhược.

bạc phận

- tt. (H. bạc: mỏng; phận: số phận) Có số phận mỏng manh: Tổng đốc ví thương người bạc phận, Tiền-đường chưa chắc mả hồng nhan (Tản-đà).

bạc tình

- t. Không có tình nghĩa thuỷ chung trong quan hệ yêu đương. Ăn ở bạc tình. Trách người quân tử bạc tình... (cd.).

bách

- 1 dt. 1. Cây cùng họ với thông, sống lâu, lá hình vảy, thường dùng làm cảnh. 2. Thuyền đóng bằng gỗ bách.

- 2 tt. Tiếng phát ra do hai vật mềm chạm mạnh vào nhau: vỗ vào đùi đánh bách một cái.

bách bộ

- trgt. (H. bách: một trăm; bộ: bước) Lững thững đi từng bước: Đi bách bộ quanh bờ hồ.

bách hợp

- d. Cây nhỏ cùng họ với hành tỏi, hoa to, hình loa kèn, màu trắng, vảy của củ dùng làm thuốc.

bách khoa

- I. dt. 1. Các môn khoa học kĩ thuật nói chung: kiến thức bách khoa. 2. (viết khoa) Trường đại học Bách khoa, nói tắt: thi vào Bách khoa luyện thi ở Bách khoa. II. tt. Hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực kiến thức: đầu óc bách khoa.

- (phường) q. Hai Bà Trưng, tp. Hà Nội.

bách nghệ

- tt. (H. bách: một trăm; nghệ: nghề) Nói các nghề lao động chủ yếu bằng chân tay và máy móc: Trường bách nghệ cũ của Hà-nội.

bách niên giai lão

- (cũ). Cùng sống với nhau đến trăm tuổi, đến lúc già (thường dùng làm lời chúc vợ chồng mới cưới). Chúc cô dâu chú rể bách niên giai lão.

bách phân

- dt. 1. Thang tính trong dụng cụ đo nhiệt độ, chia làm một trăm phần bằng nhau: nhiệt giai bách phân. 2. Tính theo phần trăm: tỉ lệ bách phân.

bách thảo

- tt. (H. bách: một trăm; thảo: cây cỏ) Nói nơi tập hợp nhiều loại cây; Vườn bách thảo ở Hà-nội.

bách thú

- dt. Các loại thú vật khác nhau: vườn bách thú.

bách tính

- dt. (H. bách: một trăm; tính: họ) Quần chúng nhân dân nói chung trong thời phong kiến (cũ): Những người mà phong kiến gọi là bách tính nay đương làm chủ đất nước.

bạch

- 1 đg. 1 (cũ). Bày tỏ, nói (với người trên). Ăn chưa sạch, bạch chưa thông (tng.). 2 Thưa (chỉ dùng để nói với nhà sư). Bạch sư cụ.

- 2 t. (kết hợp hạn chế). Trắng toàn một màu. Trời đã sáng bạch. Trắng bạch*. Chuột bạch*. Hoa hồng bạch.

bạch cầu

- dt. Tế bào máu có nhân, màu trắng nhạt cùng với hồng cầu và tiểu cầu hợp thành những thành phần hữu hình trong máu, có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống nhiễm khuẩn và trong các quá trình miễn dịch; còn gọi là bạch huyết cầu, huyết cầu trắng.

bạch cúc

- dt. (thực) (H. cúc: hoa cúc) Hoa cúc trắng: Gần tết mua được chậu bạch cúc hoa to.

bạch cung

- dt. (H. cung: nhà lớn) Tên gọi toà nhà của tổng thống Mĩ: Từ Bạch-cung, tổng thống Mĩ theo dõi cuộc chiến đấu ở miền Nam nước ta.

bạch dương

- d. Cây to vùng ôn đới, thân thẳng, vỏ màu trắng thường bong thành từng mảng.

bạch đàn

- dt. Cây trồng nhiều để phủ xanh đồi, ven đường, cao tới 10m hoặc hơn, cành non có 4 cạnh, có hai loại lá: non hình trứng, già hình lưỡi liềm, soi thấy rõ những điểm trong trong chứa tinh dầu, dùng lá già và cành non cất tinh dầu; còn gọi là cây khuynh diệp.

bạch đinh

- dt. (H. đinh: trai tráng) Đàn ông, không có chức vị gì ở nông thôn thời phong kiến: Những bạch đinh là đối tượng đàn áp của bọn cường hào.

bạch huyết

- d. Chất dịch vận chuyển trong cơ thể, có cấu tạo giống như máu, màu trong suốt, hơi dính.

bạch kim

- dt. Kim loại quý, màu trắng xám, không gỉ, rất ít bị ăn mòn, chịu được nhiệt độ cao hơn bạc; còn gọi là pla-tin.

bạch lạp

- dt. (H. lạp: sáp ong) Nến trắng: Thắp hai ngọn bạch lạp trên bàn thờ.

bạch ngọc

- (xã) h. Vị Xuyên, t. Hà Giang.

bạch tuộc

- dt. (động) Loài nhuyễn thể ở biển, cùng họ với mực, thân tròn, có nhiều tay dài: Bạch tuộc thường sống trong khe đá dưới biển Ăn mặc như bạch tuộc có quần áo lôi thôi lếch thếch: Bà mẹ mắng người con gái: Không có việc gì mà vẫn ăn mặc như bạch tuộc.

bạch tuyết

- dt. (H. tuyết: tuyết) Tuyết trắng: Nước ta làm gì có tuyết mà làm thơ lại ca tụng bạch tuyết!.

bạch yến

- d. Chim nhỏ cùng họ với sẻ, lông màu trắng, nuôi làm cảnh.

bài

- 1 dt. 1. Công trình sáng tác, biên soạn có nội dung tương đối hoàn chỉnh, trong khuôn khổ vừa phải: bài văn bài báo đăng bài trên tạp chí. 2. Phần nhỏ có nội dung tương đối hoàn chỉnh trong chương trình giảng dạy, huấn luyện: bài giảng bài võ tay không. 3. Đề ra để cho học sinh viết thành nội dung tương đối hoàn chỉnh: ra bài đọc kĩ bài trước khi làm. 4. Cách chữa bệnh với việc sử dụng các vị thuốc theo tỉ lệ nào đó: bài thuốc gia truyền.

- 2 dt. 1. Những tấm giấy bồi, mỏng bằng nhau, có in hình chữ để làm quân trong trò chơi theo những quy cách nhất định: mua cỗ bài tú lơ khơ. 2. Trò chơi dùng các quân bài với những quy cách nhất định: chơi bài tam cúc đánh bài.

- 3 dt. Lối, cách xử trí: tính bài chuồn đánh bài lờ.

- 4 đgt., id. 1. Gạt bỏ: bài mê tín dị đoan. 2. Thải ra ngoài cơ thể: bài phân và nước tiểu.

bài bác

- đgt. (H. bài: chê bai; bác: gạt bỏ) Chê bai nhằm gạt bỏ đi: Bài bác thái độ tiêu cực.

bài học

- d. 1 Bài học sinh phải học. 2 Điều có tác dụng giáo dục, kinh nghiệm bổ ích. Những bài học của Cách mạng tháng Tám. Rút ra bài học.

bài làm

- dt. Bài viết, trả lời theo đề ra sẵn: Bài làm chưa đạt yêu cầu.

bài thơ

- dt. Bài văn vần được sáng tác: Tôi bắt đầu học thuộc lòng một số bài thơ của cụ Phan Bội Châu (Sơn-tùng).

bài tiết

- đg. 1 Thải ra ngoài cơ thể. Bài tiết mồ hôi. Cơ quan bài tiết. 2 (Bộ phận trong cơ thể) sản sinh chất dịch; tiết.

bài vị

- dt. Thẻ để thờ bằng giấy hoặc bằng gỗ mỏng có ghi tên tuổi, chức vụ người chết: Trạng Nguyên còn hãy sụt sùi, Ngó lên bài vị lại sui lòng phiền (Lục Vân Tiên).

bài xích

- đgt. (H. bài: chê bai; xích: đuổi đi) Chỉ trích kịch liệt: Bài xích những hiện tượng bất như ý (ĐgThMai).

bãi

- 1 d. 1 Khoảng đất bồi ven sông, ven biển hoặc nổi lên ở giữa dòng nước lớn. Bãi phù sa. Bãi biển. Ở đất bãi. Bãi dâu (bãi trồng dâu). 2 Khoảng đất rộng rãi và thường là bằng phẳng, quang đãng, có một đặc điểm riêng nào đó. Bãi sa mạc. Bãi tha ma. Bãi mìn (bãi cài mìn). Bãi chiến trường (nơi quân hai bên đánh nhau).

- 2 d. Đống chất bẩn nhỏ, thường lỏng hoặc sền sệt, do cơ thể thải ra. Bãi phân. Bãi cốt trầu.

- 3 đg. 1 (kết hợp hạn chế). Xong, hết một buổi làm việc gì; tan. Bãi chầu. Trống bãi học. 2 (cũ). Bỏ đi, thôi không dùng hoặc không thi hành nữa. Bãi một viên quan. Bãi sưu thuế.

- 4 d. (id.). Bãi thải; dùng (kng.) để chỉ đồ đạc cũ, đã thải loại. Xe bãi. Đồ bãi (đồ cũ).

bãi bỏ

- đgt. Bỏ đi, không thi hành nữa: bãi bỏ quy định cũ bãi bỏ các thứ thuế không hợp lí.

bãi chức

- đgt. (H. chức: việc phải làm) Cất chức một người ở dưới quyền: Vì tham ô, y đã bị bãi chức.

bãi cỏ

- dt. Khoảng đất rộng có cỏ mọc đầy: Như con bò gầy gặp bãi cỏ non (tng).

bãi công

- đg. Như đình công.

bãi nại

- đgt. Thôi, huỷ bỏ, không khiếu nại, kiện tụng nữa.

bãi tha ma

- dt. Nơi có nhiều mồ mả ở giữa cánh đồng: Nơi nào có nghĩa trang thì không còn bãi tha ma.

bãi trường

- đgt. Cho nghỉ học một thời gian nhất định: Ngày bãi trường, anh chị em học sinh chia tay nhau rất cảm động.

bái

- 1 d. cn. bái chổi. (ph.). Ké hoa vàng.

- 2 đg. (id.). Lạy hoặc vái.

bái biệt

- đgt. Chào tạm biệt bằng cử chỉ lễ nghi cung kính.

bái phục

- đgt. (H. phục: cúi chịu) Kính cẩn cảm phục: Đức hi sinh đó, chúng tôi xin bái phục.

bái tạ

- đg. (cũ). Cảm ơn một cách cung kính; lạy tạ.

bái yết

- đgt., trtr. Trình diện người trên bằng cử chỉ lễ nghi cung kính: Sứ thần bái yết vua.

bại

- 1 tt. Thua: Bại cũng không nản, thắng cũng không kiêu (HCM).

- 2 tt. Bị giảm khả năng cử động: Chân bại không đi được; Bại nửa mình.

bại hoại

- t. Đã suy đồi đến mức mất hết phẩm chất. Phong hoá bại hoại.

bại lộ

- đgt. Lộ hoàn toàn, không còn giấu giếm được nữa: âm mưu bị bại lộ Nếu chẳng may bị bại lộ thì không còn con đường nào thoát.

bại sản

- đgt. Mất, tan nát hết cả cơ nghiệp: lao vào cờ bạc có ngày bại sản.

bại trận

- tt. (H. trận: trận đánh) Thua trận: Kết cục mỗi lần bại trận là một tờ hoà ước bất bình đẳng (ĐgThMai).

bại vong

- đg. Ở tình trạng bị thua và bị tiêu diệt. Dồn vào thế bại vong.

bám

- đgt. 1. Giữ chặt, không rời ra: bám vào vách đá trèo lên bám vào cành cây. 2. Theo sát, không lìa ra: đi đâu bám gót theo sau. 3. Dựa vào một cách cứng nhắc để làm căn cứ, cơ sở: bám vào ý kiến của cấp trên Bám vào cái lí thuyết cũ ấy thì làm sao thoát khỏi vòng luẩn quẩn. 4. Dựa vào đối tượng khác để tồn tại: sống bám vào cha mẹ.

ban

- 1 dt. Khoảng thời gian ngắn: Ban chiều.

- 2 dt. 1. Tổ chức gồm nhiều người cùng phụ trách một việc: Ban nhạc; Ban thư kí; Ban quản trị 2. Uỷ ban nói tắt: Ban chấp hành công đoàn.

- 3 dt. (Pháp: balle) Quả bóng bằng cao-su: Trẻ đá ban.

- 4 dt. Nốt đỏ nổi trên da khi mắc một số bệnh: Sốt phát ban.

- 5 dt. (thực) Loài cây thuộc họ đậu có hoa trắng, ở miền tây bắc Việt-nam: Hoa ban nở trắng bên sườn núi (Tố-hữu).

- 6 dt. Bộ phận khác nhau của một tổ chức: Ban văn; Ban võ; Ban khoa học tự nhiên; Ban khoa học xã hội.

- 7 đgt. Cấp cho người dưới: Hồ Chủ tịch ban phần thưởng cho bộ đội.

- 8 tt. (Pháp: panne) Nói máy hỏng đột nhiên: Xe bị ban ở dọc đường.

ban ân

- đg. (cũ). Ban ơn.

ban bố

- đgt. Công bố để mọi người biết và thực hiện: ban bố quyền tự do dân chủ ban bố lệnh giới nghiêm.

ban công

- ban-công dt. (Pháp: balcon) Phần nhô ra ngoài tầng gác, có lan can và có cửa thông vào phòng: Đứng trên ban-công nhìn xuống đường.

ban đầu

- d. Lúc mới bắt đầu, buổi đầu. Tốc độ ban đầu. Ban đầu gặp nhiều khó khăn.

ban đêm

- dt. Khoảng thời gian của một đêm, đối lập với ban ngày: Anh ấầy hay sốt về ban đêm Ban đêm làng xóm im lìm.

ban hành

- đgt. (H. hành: làm) Công bố và cho thi hành: Ban hành những luật đem lại quyền lợi cấp bách nhất (PhVĐồng).

ban khen

- đg. (kc.). Khen ngợi người dưới.

ban ngày

- dt. Khoảng thời gian trong ngày, trước lúc trời tối; đối lập với ban đêm: ở đây ban ngày thì nóng, ban đêm thì lại lạnh.

ban phát

- đgt. (H. phát: cấp cho) Cấp cho người ở cấp dưới: Chính phủ ban phát quần áo cho dân bị thiên tai.

ban thưởng

- đgt. Nói người cấp trên tặng phần thưởng cho người cấp dưới: Chính phủ ban thưởng huân chương cho các bà mẹ anh hùng.

bàn

- 1 d. Đồ dùng thường bằng gỗ có mặt phẳng và chân đứng, để bày đồ đạc, thức ăn, để làm việc, v.v. Bàn viết. Bàn ăn. Khăn bàn.

- 2 d. 1 Lần tính được, thua trong trận đấu bóng. Ghi một bàn thắng. Thua hai bàn. Làm bàn (tạo ra bàn thắng). 2 (cũ, hoặc ph.). Ván (cờ). Chơi hai bàn.

- 3 đg. Trao đổi ý kiến về việc gì hoặc vấn đề gì. Bàn công tác. Bàn về cách làm. Bàn mãi mà vẫn chưa nhất trí.

bàn bạc

- đgt. Trao đổi ý kiến qua lại nói chung: Vấn đề này cần được bàn bạc kĩ bàn bạc tập thể.

bàn cãi

- đgt. Tranh luận về một vấn đề chưa thống nhất: Anh nói anh chẳng thích bàn cãi nhiều về triết học (TrVGiàu).

bàn chải

- d. Đồ dùng để chải, cọ, làm sạch, gồm có nhiều hàng sợi nhỏ, dai, cắm trên một mặt phẳng. Bàn chải giặt. Bàn chải đánh răng.

bàn cờ

- dt. 1. Hình vuông có kẻ ô để bày quân cờ: Bàn cờ làm bằng gỗ vẽ bàn cờ trên đất. 2. Hình kiểu bàn cờ, trong đó có nhiều đường ngang dọc cắt thành ô: ruộng bàn cờ.

bàn giao

- đgt. Giao lại cho người thay mình nhiệm vụ cùng đồ đạc, sổ sách, tiền nong: Trước khi về hưu, ông đã bàn giao từng chi tiết cho người đến thay.

bàn mổ

- dt. Bàn dài dùng để mổ xẻ người bệnh nằm ở trên: Nằm trên bàn mổ, ông đã được bác sĩ gây mê.

bàn tán

- đg. Bàn bạc một cách rộng rãi, không có tổ chức và không đi đến kết luận. Dư luận bàn tán nhiều. Tiếng xì xào bàn tán.

bàn tay

- dt. 1. Phần cuối của tay, có năm ngón, dùng để cầm, nắm, lao động: nắm chặt bàn tay lại trong lòng bàn tay. 2. Cái biểu tượng cho sức lao động con người: bàn tay khối óc của người thợ. 3. Cái biểu tượng cho hành động của con người, thường là không hay, không tốt: bàn tay tội lỗi có bàn tay của kẻ xấu nhúng vào.

bàn thờ

- dt. Bàn bày bát hương, đèn nến... để thờ: Chiếu đã trải trên cái bục gạch trước bàn thờ (NgĐThi).

bàn tính

- 1 d. Đồ dùng để làm các phép tính số học, gồm một khung hình chữ nhật có nhiều then ngang xâu những con chạy.

- 2 đg. Bàn bạc và tính toán, cân nhắc các mặt lợi hại, nên hay không nên. Kế hoạch đã được bàn tính kĩ.

bàn tọa

- bàn toạ Nh. Mông đít.

bản

- 1 dt. Giấy có chữ viết, chữ in hoặc hình vẽ: Bản thảo; Bản vẽ.

- 2 dt. Mỗi đơn vị được in ra: Sách in một vạn bản.

- 3 dt. Bề ngang một tấm, một phiến: Tấm lụa rộng bản.

- 4 dt. Làng ở miền núi: Tây nó về, không ở bản được nữa (NgĐThi).

- 5 tt. Nói thứ giấy dó để viết chữ nho: Mua giấy bản cho con học chữ Hán.

bản án

- d. Quyết định bằng văn bản của toà án sau khi xét xử vụ án.

bản chất

- dt. Thuộc tính căn bản, ổn định, vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng: phân biệt bản chất với hiện tượng Bản chất của anh ta là nông dân.

bản đồ

- dt. (H. đồ: bức vẽ) Bản vẽ hình thể của một khu vực: Bản đồ Việt-nam.

bản lề

- d. 1 Vật gồm hai miếng kim loại xoay quanh một trục chung, dùng để lắp cánh cửa, nắp hòm, v.v. Lắp bản lề vào cửa. 2 (dùng phụ sau d.). Vị trí nối tiếp, chuyển tiếp quan trọng. Vùng bản lề giữa đồng bằng và miền núi. Năm bản lề.

bản năng

- dt. Tính năng vốn có, bẩm sinh, không phải do học hỏi: bản năng tự vệ hành động theo bản năng.

bản ngã

- dt. (H. bản: của mình; ngã: ta) Cái làm nên tính cách riêng biệt của mỗi người: Họ hi sinh bản ngã để chuốc lấy những danh giá, lợi lộc nhất thì (ĐgThMai).

bản quyền

- d. Quyền tác giả hay nhà xuất bản về một tác phẩm, được luật pháp quy định. Tôn trọng bản quyền của tác giả.

bản sao

- Bản sao ra từ bản gốc: bản sao bằng tốt nghiệp chỉ nhận bản chính, không nhận bản sao.

bản sắc

- dt. (H. bản: của mình; sắc: dung mạo) Tính chất đặc biệt vốn có, tạo thành phẩm cách riêng: Giúp sức chu toàn bản sắc dân tộc (TrVGiàu).

bản thảo

- d. Văn bản được soạn ra để đưa đánh máy hoặc đưa in. Bản thảo công văn. Bản thảo đã chuyển sang nhà xuất bản.

bản tính

- dt. Tính chất hay cá tính vốn có: bản tính thật thà chất phác Bản tính khó thay đổi nhưng không có nghĩa là không sửa được.

bản vị

- dt. (H. bản: gốc; vị: ngôi) Kim loại quí dùng làm tiêu chuẩn tiền tệ: Dùng vàng làm bản vị. // tt. Chỉ biết đến quyền lợi của bộ phận mình: Anh làm thế là vì tư tưởng bản vị.

bản xứ

- d. (dùng phụ sau d.). Bản thân đất nước (thuộc địa) được nói đến (thường hàm ý coi khinh, theo quan điểm của chủ nghĩa thực dân). Dân bản xứ. Chính sách thực dân đối với người bản xứ.

bán

- đgt. 1. Đem đổi hàng hoá để lấy tiền: bán hàng hàng ế không bán được mua rẻ bán đắt bán sức lao động. 2. Trao cho kẻ khác cái quý giá để mưu lợi riêng: bè lũ bán nước bán rẻ lương tâm cho quỷ dữ bán trôn nuôi miệng (tng.).

bán buôn

- đgt. Bán số lượng lớn hàng hoá cho người ta đem về bán lẻ: Cửa hàng bà ấy chỉ bán buôn chứ không bán lẻ.

bán cầu

- d. 1 Nửa hình cầu. Hình bán cầu. 2 Nửa phần Trái Đất do đường xích đạo chia ra (nam bán cầu và bắc bán cầu) hoặc do đường kinh tuyến gốc chia ra (tây bán cầu và đông bán cầu).

bán chịu

- đgt. Bán hàng theo phương thức khách hàng nhận trước, sau một thời gian mới phải trả tiền: bán chịu cho khách hàng không bán chịu.

bán dạo

- Nh. Bán rong.

bán đảo

- dt. (địa) (H. bán: nửa; đảo: khoảng đất lớn có nước bao quanh) Dải đất có biển bao quanh, trừ một phía nối liền với lục địa: Bán đảo Mã-lai.

bán kết

- d. Vòng đấu để chọn đội hoặc vận động viên vào chung kết. Đội bóng được vào bán kết.

bán khai

- tt. Chưa tới trình độ văn minh nhưng đã qua trạng thái dã man: dân tộc bán khai.

bán kính

- dt. (toán) (H. bán: nửa; kính: đường kính của hình tròn) Đoạn thẳng từ tâm đến một điểm trên đường tròn hoặc mặt cầu: Đường bán kính của trái đất.

bán lẻ

- đg. Bán thẳng cho người tiêu dùng, từng cái, từng ít một; phân biệt với bán buôn. Giá bán lẻ. Cửa hàng bán lẻ.

bán nguyệt

- dt., (tt.) Nửa mặt tròn: hình bán nguyệt Anh về gánh gạch Bát Tràng, Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân (cd.).

bán nguyệt san

- dt. (H. san: in ra, tạp chí) Tạp chí nửa tháng ra một kì: Bán nguyệt san này ra ngày mồng một và ngày rằm hằng tháng.

bán niên

- tt. (H. bán: nửa; niên: năm) Nửa năm: Sơ kết bán niên.

bán thân

- d. (dùng phụ sau d., đg.). Nửa thân người. Tượng bán thân. Ả́nh chụp bán thân.

bán tín bán nghi

- Chưa tin hẳn, vẫn còn hoài nghi, nửa tin nửa ngờ: Anh ta lúc nào cũng bán tín bán nghi Hãy còn bán tín bán nghi, Chưa đem vào dạ chưa ghi vào lòng (cd.).

bán tự động

- tt. Không hoàn toàn tự động: Máy bán tự động.

bạn

- I d. 1 Người quen biết và có quan hệ gần gũi, coi nhau ngang hàng, do hợp tính, hợp ý hoặc cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, cùng hoạt động, v.v. Bạn nghèo với nhau. Bạn chiến đấu. Người với người là bạn. 2 (ph.). Người đàn ông đi ở làm thuê theo mùa, theo việc trong xã hội cũ. Ở bạn. Bạn ghe. 3 Người đồng tình, ủng hộ. Bạn đồng minh. Thêm bạn bớt thù. 4 (dùng phụ sau d.). Đơn vị tổ chức có quan hệ gần gũi. Đội bạn. Nước bạn.

- II đg. (kng.). Kết (nói tắt). Bạn với người tốt.

bạn đọc

- dt. Người đọc sách, báo, tạp chí; còn gọi là độc giả: ý kiến bạn đọc được bạn đọc yêu thích.

bạn đời

- dt. Vợ hay chồng đối với nhau: Đau khổ vì người bạn đời mất sớm.

bạn học

- dt. Người cùng học một thầy, một lớp hoặc một trường với mình: Hằng năm, những bạn học cùng lớp trước kia họp mặt nhau vui vẻ.

bạn lòng

- d. Bạn tâm tình; thường dùng để chỉ người yêu.

bạn thân

- dt. Bạn gần gũi, gắn bó có thể trao đổi tâm tình và giúp đỡ lẫn nhau: Anh ấy là bạn thân của tôi.

bang

- 1 dt. Một nước nhỏ trong một liên bang: Bang Kê-ra-la trong nước cộng hoà ấn-độ.

- 2 dt. Bang tá, bang biện nói tắt: Ngày trước, một tờ báo trào phúng gọi bang tá là bang bạnh.

- 3 dt. Tập đoàn người Trung-quốc cùng quê ở một tỉnh, sang trú ngụ ở nước ta trong thời thuộc Pháp: Bang Phúc-kiến.

bang giao

- đg. Giao thiệp giữa nước này với nước khác. Quan hệ bang giao.

bang trợ

- đgt. (H. bang: giúp đỡ; trợ: giúp) Giúp đỡ chân tình: Sự bang trợ của bà con trong phường đối với các cụ già cô đơn.

bang trưởng

- dt. Người đứng đầu một bang người Hoa (ở Việt Nam).

bàng

- dt. (thực) Loài cây cành mọc ngang, lá to, quả giẹp, trồng để lấy bóng mát về mùa hè: Mùa hè thì tán bàng rủ xanh tươi (NgHTưởng).

bàng hoàng

- t. Ở trong trạng thái tinh thần như choáng váng, sững sờ, tâm thần tạm thời bất định. Bàng hoàng trước tin sét đánh. Định thần lại sau phút bàng hoàng.

bàng quan

- đgt. Làm ngơ, đứng ngoài cuộc, coi như không dính líu gì đến mình: thái độ bàng quan bàng quan với mọi việc chung quanh.

bàng thính

- tt. (H. bàng: ở bên; thính: nghe) Ngồi nghe mà không được coi là chính thức: Sinh viên bàng thính.

bảng

- 1 d. 1 Bảng nhãn (gọi tắt). 2 Phó bảng (gọi tắt).

- 2 d. 1 Vật có mặt phẳng, thường bằng gỗ, dùng để viết hoặc dán những gì cần nêu cho mọi người xem. Bảng yết thị. Yết lên bảng. Bảng tin. 2 Bảng đen (nói tắt). Phấn bảng. Gọi học sinh lên bảng. 3 Bảng kê nêu rõ, gọn, theo thứ tự nhất định, một nội dung nào đó. Bảng thống kê. Thi xong, xem bảng (danh sách những người thi đỗ).

- 3 d. cn. pound. Đơn vị tiền tệ cơ bản của Anh và nhiều nước hoặc lãnh thổ khác: Ireland, Ai Cập, Syria, Sudan, v.v.

bảng danh dự

- dt. Danh sách những người được biểu dương trong một đơn vị: Anh ấy rất mừng vì thấy tên mình trên bảng danh dự.

bảng đen

- d. Vật có mặt phẳng nhẵn bằng gỗ, đá, v.v., thường màu đen, dùng để viết, vẽ bằng phấn lên trên.

bảng hiệu

- d. Bảng ghi tên và một vài thông tin riêng, cần thiết nhất, dùng trong quảng cáo và giao dịch. Trương bảng hiệu.

báng

- 1 dt. Bộ phận cuối khẩu súng, thường bằng gỗ, dùng để tì khi giữ bắn: tì vai vào báng súng tiểu liên báng gập.

- 2 dt. Cây mọc ở chân núi ẩm, trong thung lũng núi đá vôi vùng trung du hoặc được trồng làm cảnh, thân trụ lùn, to, cao 5-7m, đường kính 40-50cm, có nhiều bẹ, lá mọc tập trung ở đầu thân, toả rộng, dài, có khi sát đất, mặt trên màu lục, mặt dưới màu trắng, hoa cụm lớn, quả hình cầu, ruột thân chứa nhiều bột ăn được, cuống cụm hoa có nước ngọt để làm rượu và nấu đường; còn gọi là cây đoác.

- 3 dt. Bệnh làm cho bụng trướng, do ứ nước trong ổ bụng hoặc sưng lá lách: Biết rằng báng nước hay là báng con (cd.).

- 4 dt., đphg Khoai mì, sắn (cách gọi ở vùng Sông Bé, Đồng Nai).

- 5 dt. ống mai, ống bương để đựng nước.

- 6 đgt., đphg Húc: Hai con trâu báng lộn.

- 7 đgt. Cốc: báng vào đầu báng đầu thằng trọc chẳng nể lòng ông sư (tng.).

báng bổ

- đgt. Chế giễu thần thánh: Có thể không tin, nhưng không nên báng bổ.

banh

- 1 d. Nơi giam tù bị kết án nặng trong một số khu nhà tù lớn dưới chế độ tư bản, thực dân. Các banh ở Côn Đảo.

- 2 d. (ph.). Bóng. Đá banh.

- 3 đg. Mở to hai bên ra. Banh mắt nhìn. Banh ngực (ph.; phanh áo ra).

- 4 t. (ph.; thường dùng phụ sau đg.). Tan tành, vụn nát. Phá banh ấp chiến lược.

bành

- dt. Ghế có lưng tựa, tay vịn, được mắc chặt trên lưng voi: ngồi trên bành voi.

bành trướng

- đgt. (H. bành: nước chảy mạnh; trướng: nước dâng lên) Lan rộng ra; Xâm lấn các đất đai ở gần: Chính sách bành trướng đã lỗi thời.

bảnh

- t. 1 (kng.). Sang và đẹp một cách khác thường. Diện bảnh. 2 (ph.). Cừ, giỏi. Tay lao động bảnh.

bảnh bao

- tt. Trau chuốt, tươm tất trong cách ăn mặc, có ý trưng diện: Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao (Truyện Kiều).

bánh

- 1 dt. Thứ ăn chín làm bằng bột hoặc gạo có chất ngọt, hoặc chất mặn, hoặc chất béo: Đồng quà tấm bánh (tng).

- 2 dt. Khối nhỏ những thứ có thể ép lại hoặc xếp lại thành một hình nhất định: Bánh thuốc lào; Bánh pháo.

- 3 dt. Bánh xe nói tắt: Xe châu dừng bánh cửa ngoài (K).

bánh bao

- d. Bánh làm bằng bột mì ủ men, hấp chín, có nhân mặn hoặc ngọt.

bánh lái

- dt. Bộ phận hình tròn xoay được, dùng để lái xe hơi, máy cày: Uống rượu mà cầm bánh lái xe hơi thì nguy hiểm quá.

bánh mì

- d. Bánh làm bằng bột mì ủ men nướng chín trong lò, dùng làm món ăn chính ở một số nước.

bánh tráng

- đphg, Nh. Bánh đa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro