TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI VÀ BẢO HỘ MẬU DỊCH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2:LIÊN HỆ VIỆT NAM  XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI VÀ BẢO HỘ MẬU DỊCH

Tự do hóa thương mại:

Xây dựng và điều chỉnh hệ thống thuế quan phù hợp với xu hướng tự do hóa thương mại.

·        Trong AFTA: Việt nam gia nhập AFTA ngày 25/7/2005 và tuy nhiên việc cắt giảm thuế quan được tiến hành vào 1996 phấn đấu về cơ bản đưa mức thuế suất xuống còn 0 5% vào năm 2005 đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN và đạt 100% số dòng thuế ở mức 0% năm 2015.

 Riêng năm 2010, Việt Nam áp dụng mức thuế suất 0-5% cho khoảng 99% số dòng thuế, trong đó 57% số dòng thuế có mức thuế suất CEPT là 0% (Biếu thuế CEPT/AFTA được ban hành kèm Quyết định số 36/QĐ-BTC ngày 12/06/2008 của Bộ Tài chính) –Xem phụ lục….Năm 2010 cũng được xem là năm quan trọng trong quá trình tiến tới một thị trường tự do lưu chuyển hàng hóa vì các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) đã hoàn thành việc xóa bỏ hoàn toàn thuế quan.

Việt Nam sẽ xóa bỏ tất cả các loại thuế quan đối với mặt hàng giày dép và may mặc cho đến năm 2018. Tương tự các mặt hàng dược phẩm giấy thịt cá sữa, trái cây, rau củ… cũng được các nước tham gia hiệp định lần lượt cắt giảm thuế trong từng giai đoạn cho tới mức 0%.

·        Trong WTO: Sau khi gia nhập WTO Bộ tài chính của Việt Nam cũng đã ngay lập tức công bố biểu cam kết về hàng hóa của Việt Nam gồm những nội dung như sau:

-Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10600 dòng thuế.

-Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quan giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành ( thuế suất MFN) của biểu thuế từ 17.4% xuống còn 13.4%. Thời gian thực hiện sau 5 -7 năm.

Trong toàn bộ biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3800 dòng thuế (chiếm 35.5% số dòng của biểu thuế) ràng buộc ở mức thuế với khoảng 3700 dòng ( chiếm 34,5% số dòng biều thuế) ràng buộc theo mức thuế trần : cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3170 dòng thuế( chiếm 30% số dòng của biểu thuế) chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiên vận tải.

Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ 20% 30% sẽ cắt giảm ngay sau khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị, điện, điện tử.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25.2% vào thời điểm gia nhập và 21% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiên nay là 23.5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%.

Trong lĩnh vực nông nghiệp VN sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng: trứng đường thuốc lá, muối. Đối với 4 mặt hàng này mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành( trứng 40% đường thô 25% đường tinh 50% 60% thuốc lá là 30% muối ăn 30%) thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.

Trong công nghiệp , cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16.1% và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12.6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16.6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23.9%.

·        Trong ACFTA: Đối với cam kết ở ACFTA hầu hết các mặt hàng trong biểu thuế

nhập khẩu của các nước sẽ tham gia thực hiện cắt giảm và xóa bỏ thuế nhập khẩu trong ACFTA ( 90% các mặt hàng sẽ phải xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu, số còn lại phải cắt giảm xuống một mức nhất định). Tuy nhiên Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN –Trung Quốc cho phép không phải giảm thuế đối với các mặt hàng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, sức khỏe con người động vật, đạo đức xã hội.

Việt Nam đã ban hành Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 16/02/2004 quy định lộ trình xóa bỏ thuế cho 484 mặt hàng rau quả và nông sản thuộc chương 1-8 của biểu thuế nhập khẩu trong giai đoạn 2004 – 2008

.Các biện pháp phi thuế quan:

Trong AFTA Việt Nam đã cam kết đến năm 2006 cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ các hạn chế về định lượng đối với hành hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN và tiến tới loại bỏ các hàng rào phi thuế quan khác.

Trong APEC Việt Nam cũng đã từng bước và tiến tới xóa về cơ bản các hàng rào phi thuế quan vào năm 2002.

Việt Nam cũng đã thực hiện quy định về nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan với thuế suất 0% đối với hàng hóa có xuất sứ Campuchia (2006) và Lào (2009)

Các biện pháp hỗ trợ của nhà nước:

Về đầu tư: Việt Nam cũng đã có những cam kết trong khuôn khổ ASEAN APEC … về mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư kinh doanh, thực hiện các biện pháp tự do hóa và thuận lợi hóa đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và tiến tới dành cho các nhà đầu tư nước ngoài quy chế đãi ngộ quốc gia.

Về sở hữu trí tuệ: Những cam kết của VN căn bản dựa trên nguyên tắc của hiệp định TRIPS và các công ước của WIPO. Theo đó VN phải tôn trọng và thực hiên bảo hộ các quyền về bản quyền tác giả bằng phát minh sáng ché thương hiệu, ,thiết kesk, kiểu dáng công nghiệp giống vật nuôi cây trồng.

Về công khai hóa: Chúng ta phải công khai hóa các chính sách luật lệ quy định về chế độ thương mại thủ tục hành chính có liên quan và đảm bảo cho mọi người có thể tiếp cận một cách thuận lợi và dễ dàng các thông tin đó.

Quá trình thực hiên tự do hóa đã đem lại cho Việt Nam nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra thật nhiều thách thức cho Việt Nam

 Việt Nam thực hiện các biện pháp bảo hộ mậu dịch.

Về trợ cấp : Nhằm góp phần thúc đẩy XK, VN đã áp dụng trợ cấp theo các hình thức khác nhau cho những mặt hàng còn gặp khó khăn chưa tự đứng vững trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Về rào cản kỹ thuật: VN cho tới nay chưa phát huy được hiệu quả của biện pháp này trong bảo hộ mậu dịch của mình bởi thực tế nhiều chỉ tiêu kỹ thuật của VN còn thấp hơn nhiều so với mức chuẩn quốc tế nên hàng hóa NK dễ dàng đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật  VN đề ra do được sản xuất với trình độ công nghệ cao đặc biệt là hàng hóa có xuất xứ từ những nước phát triển như Mỹ, Nhật,… Rào cản kỹ thuật của VN chủ yếu dùng để ngăn chặn những hàng hóa đã gây nguy hiểm và bị phát hiện ở nước ngoài như: sữa nhiễm chất melamine gây nguy hiểm cho thận hay rau quả của Nhật có nhiễm phóng xạ do động đất vừa qua.

Về hạn ngạch nhập khẩu: Đây cũng là biện pháp được chính phủ Việt Nam thường xuyên áp dụng,do nó đem lại hiệu quả chắc chắn ( so với thuế quan nhập khẩu) hơn nữa có thể bảo vệ cho nền sản xuất non trẻ trong nước.

Từ ngày 1/1/2005 Việt Nam áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 7 mặt hàng: thuốc là nguyên liệu, muối, bông ,sữa nguyên liệu cô đặc, ngô hạt và trứng gia cầm. Chi tiết tại thông tư số 10/2004/TT-BTM. Phụ lục 9 Trang 34

Về thuế nhập khẩu: Năm 2012 này Bộ tài chính cũng đã điều chỉnh tăng trên 1200 dòng thuế so với danh mục hàng hóa của các nước ASEAN năm 207 và tăng 336 dòng thuê so với danh mục biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi hiện hành của Việt Nam so với trước đó để bảo hộ sản xuất hạn chế nhập siêu , áp dụng với các mặt hang nằm ngoài danh mục hàng hóa không khuyến khích nhập khẩu, nằm ngoài danh mục Nhà nước quản lý để bình ổn giá hoặc thuộc danh mục thiết bị máy móc phụ tùng thay thế phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước đã sản xuất được, trên tinh thần của Nghị quyết 11 của CP.

Các biện pháp bảo hộ mậu dịch luôn luôn hướng đến các đối tượng ngành hàng non trẻ trong nước. Như vậy, để vừa phù hợp với các cam kết đã ký khi  tham gia các tổ chức,vừa phát huy có hiệu quả các chính sách áp dụng , VN cần thực hiện các chính sách thích hợp hơn để cải tạo hệ thống các công cụ thuế quan cũng như phi thuế quan.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro