Hòa Thượng Tịnh Không Khai Thị

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TU HỌC MÀ CHỈ ĐỀ XƯỚNG BỔN NGUYỆN THỨ 18 THÌ NGUY RỒI !

Nếu chúng ta không hiểu rõ triệt để Lý Sự, nhân quả của Tịnh Tông, trong tâm chẳng có chủ ý, niệm Phật được vài năm, gặp một người lại nói những câu bóng gió như vầy: ‘Tôi nghe nói chẳng cần phải niệm Phật nhiều như vậy, cũng chẳng cần phải trì giới, chẳng cần phải ăn chay, chỉ cần phát nguyện vãng sanh thì cũng được!’. Câu này đề xướng việc gì? Ðề xướng ‘Bổn Nguyện Niệm Phật’, như vậy là hại chết người ta! Họ chiếu theo nguyện thứ mười tám trong bốn mươi tám nguyện [của đức Phật A Di Ðà ghi trong] kinh Vô Lượng Thọ, lúc lâm chung một niệm, mười niệm cũng có thể vãng sanh. Lúc bình thường chuyện xấu xa gì đều làm cũng chẳng sao, đến lúc lâm chung niệm mười niệm, A Di Ðà Phật liền đến tiếp dẫn thì được vãng sanh. Lời này nói chẳng sai [nhưng] lúc lâm chung đầu óc của bạn có tỉnh táo, rõ ràng không? Nếu lúc lâm chung bạn bất tỉnh nhân sự, mê man ngớ ngẩn, dù cao tăng đại đức đến hộ niệm thì bạn cũng chẳng thể vãng sanh.

Người hiện nay chẳng có công phu định lực, nghe lời gạt gẫm chứ chẳng nghe lời khuyên lơn, nhận đồ giả chứ chẳng nhận đồ thiệt. Kinh Lăng Nghiêm nói rất rõ, thời đại hiện nay của chúng ta ‘Tà sư thuyết pháp như cát sông Hằng’. Bạn đừng nghe theo những người đến từ bên ngoài, ‘hòa thượng bên ngoài biết niệm kinh’, coi thường người bản xứ, mê theo, tin theo người đến từ nơi khác, bạn sẽ bị lầm, sai lầm quá đỗi! Hy vọng đồng tu niệm Phật phải quay lại, y theo lời dạy của Ấn Quang lão pháp sư: ‘Tận lực giữ trọn luân thường, Làm tròn bổn phận, Ngăn ngừa tà ác, Giữ tâm tánh chân thành, Tín nguyện niệm Phật, Cầu sanh Tịnh Ðộ’ [Ðôn Luân Tận Phận, Nhàn Tà Tồn Thành, Tín Nguyện Niệm Phật, Cầu Sanh Tịnh Ðộ], được vậy thì đời này của chúng ta mới được độ. Thế nên ‘Thiền định’ là trong tâm có chủ tể, chẳng nghe lời đồn đãi.

Trì Giới Niệm Phật nhất định là chính xác, chẳng ăn thịt chúng sanh là tâm từ bi, bạn xem cách tiêu biểu pháp ở phía trước, mười vầng mây sáng, tiếp theo sau Ðại Viên Mãn là Ðại Từ Bi, Phật pháp lấy ‘từ bi làm gốc’, bạn làm sao xả bỏ căn bản được! Quên mất căn bản thì làm sao vãng sanh được! Niệm câu A Di Ðà Phật này, như thế nào gọi là ‘niệm’? Rất ít người hiểu việc này, bạn chỉ biết niệm trong miệng, chẳng dùng được. Người xưa nói một ngày niệm mười vạn câu Phật hiệu, có miệng niệm chứ không có tâm niệm, hét bể cổ họng cũng uổng công. Bạn có thể vãng sanh không? Hai chữ Bổn Nguyện giảng không sai, họ chẳng giảng rõ ràng, tâm của bạn, nguyện của bạn, hạnh của bạn phải hoàn toàn giống đức Phật A Di Ðà, sau đó niệm một câu thì một câu tương ứng, niệm mười tiếng thì mười tiếng tương ứng. Nếu tâm bạn, nguyện của bạn hoàn toàn trái nghịch với Phật, bạn niệm mười vạn tiếng cũng chẳng tương ứng. Tâm - Nguyện - Giải - Hạnh của A Di Ðà Phật ở đâu? Trong kinh Vô Lượng Thọ.

Tôi giảng kinh, nói chín phẩm vãng sanh, cách nói của tôi cùng với cách nói của đại đức thời xưa có chỗ khác nhau, nhưng ý nghĩa chẳng khác, [nghe] cách nói của tôi thì mọi người dễ hiểu hơn. Pháp môn Tịnh Tông cũng chẳng trái nghịch giáo lý: ‘Tín - Giải - Hành - Chứng’. Pháp môn khác phải Giải (hiểu rõ lý luận) xong rồi mới Hành, pháp môn Tịnh Ðộ phương tiện, tức là bạn có thể Hành trước, vừa Hành vừa Giải, chẳng phải dạy bạn chỉ có Hành chẳng có Giải; là dạy bạn vừa Hành, vừa cầu Giải. Chỉ có Hành chứ không Giải cũng được, chúng ta thấy rất nhiều cụ già chẳng hiểu kinh giáo, cũng chẳng nghe kinh, một câu A Di Ðà Phật niệm đến cùng, lúc vãng sanh đứng, ngồi mà vãng sanh, chúng ta đều đã thấy được. Họ là hạng người như thế nào? Họ là những người thật thà. Thật thà là như thế nào? Bạn nói với họ bất cứ chuyện gì, họ đều nghe lời, họ chắc thật niệm câu A Di Ðà Phật, họ là hạng người thật thà. Người thật thà rất ít, quá ít quá ít, trong một vạn người may ra có một, hai người thật thà như vậy. Cả ngày từ sáng đến tối luôn khởi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là chẳng thật thà, người chẳng thật thà nhất định phải cầu Giải. Rõ ràng lý luận rồi, hiểu rõ phương pháp rồi thì niệm câu Phật hiệu này mới được tương ứng. Cứ nhẹ dạ, cứ nghe lời đồn đãi, tà thuyết là không thật thà; đến cuối cùng đánh mất nhân duyên vãng sanh thù thắng ngay trong đời này của chúng ta, bạn nói như vậy có đáng tiếc không!

(Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, tập 4)

- Hòa Thượng Tịnh Không (Fanpage)
https://www.facebook.com/Tinhkhongkhaithi/

#hoathuongtinhkhong #phapsutinhkhong #hoàthượngtịnhkhông #phatgiao #phatphap

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro