Tư liệu nồi hơi tàu thủy

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Theo mình biết thì nồi hơi của tubin tàu thủy chỉ sử dụng 1 trong 2 loại dầu chính là MDO_Marine Diesel Oel (dầu Diesel cho tàu thủy hay còn gọi là dầu nhẹ) và HFO (Heavy Fuel Oil_ dầu nhẹ). 

Theo mình biết thì nồi hơi của tubin tàu thủy chỉ sử dụng 1 trong 2 loại dầu chính là MDO_Marine Diesel Oel (dầu Diesel cho tàu thủy hay còn gọi là dầu nhẹ) và HFO (Heavy Fuel Oil_ dầu nhẹ). Cả hai loại này đều chứa nhiều lưu huỳnh, nên khi đốt các sản phẩm chủ yếu là SO3 (SO2 cũng được tạo ra nhưng sẽ bị đốt tiếp chuyển thành SO3), CO2, NO2 (NO cũng được tạo ra và chuyển thành NO2) và các axit như H2SO4 và HNO3.*** Chính vị vậy các chất thải của nồi hơi tàu thủy ko được xử lý dễ gây ra mưa axit và hiệu ứng nhà kính hoặc dầu rò rỉ gây hại cho giới thủy sinh.

Theo mình để xử lý các khí này, người ta hay dùng phương pháp hấp thụ bằng than hoạt tính (rẻ, đơn và có thể tái sinh)

Còn các axit sẽ được tách và chưng cất theo nồng độ sử dụng cho các nghành công nghiệp khác.

Các yêu cầu đối với nồi hơi tàu thủy

Nồi hơi đốt dầu sử dụng dưới tàu thủy cần thỏa mãn những yêu cầu sau đây:

1.        An toàn khi sử dụng. Đây là yêu cầu quan trọng nhất vì nếu có sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của nồi hơi, sự làm việc bình thường của máy móc xung quanh sẽ bị ảnh hưởng, gây tai nạn cho thuyền viên, làm ảnh hưởng đến hoạt động của tàu, các hệ thống phục vụ. Với nồi hơi chính, sự cố nồi hơi có thể làm cho tàu dừng. Do đó, ở dưới tàu chỉ có các kiểu nồi hơi có cấu tạo bền, chắc, đã qua thử nghiệm kỹ lưỡng mới được sử dụng.

2.        Kích thước nhỏ, gọn nhẹ, dễ bố trí trên tàu. Điều này nhằm tăng trọng tải, mở rộng tầm xa hoạt động của tàu. Do đó, nồi hơi tàu thủy thường là loại có nhiệt tải dung tích buồng đốt lớn, suất bốc hơi lớn, lưu tốc khí lò nhanh, số bầu nồi ít, đường kính bầu nồi và ống bé để giảm độ dày và trọng lượng.

3.        Cấu tạo đơn giản, thuận tiện cho việc khai thác, sửa chữa. Yêu cầu này cần được đảm bảo do thuyền viên trên tàu thường thay đổi liên tục. Ngoài ra, nồi hơi tàu thủy phải là loại phù hợp với trình độ của kỹ sư máy trên tàu.

4.        Tính kinh tế cao. Yêu cầu này thể hiện ở chỗ: đảm bảo hiệu suất ở toàn tải, hiệu suất giảm ít khi nhẹ tải; suất tiêu hao nhiên liệu thấp; tuổi thọ cao; chu kỳ bảo dưỡng, sửa chữa dài...

5.        Tính cơ động cao. Tính cơ động cao thể hiện ở chỗ: thời gian đốt nồi lấy hơi nhanh, có thể nhanh chóng tăng giảm tải để thích ứng với sự thay đổi chế độ làm việc của tuan bin hơi (với hệ động lực hơi nước); có năng lượng tiềm tàng lớn, buồng đốt ít quán tính; khi cần thiết có khả năng quá tải 2545%; các mặt hấp nhiệt không bị nhô lên khỏi mặt nước (với nồi hơi ống lửa) khi tàu lắc ngang 30o hoặc chúi mũi 12o; thích hợp với nhiều loại dầu đốt...

Chú ý rằng yêu cầu đối với nồi hơi của các loại tàu không giống nhau. Tàu khách, tàu hàng chạy định tuyến được cung cấp đều đặn một loại dầu đốt, có điều kiện kiểm tra sửa chữa ở cảng, thời gian điều động tàu (manouvering) ít, hầu hết thời gian làm việc đều ở chế độ toàn tải nên cần bảo đảm hiệu suất cao khi tàu chạy bình thường (tốc độ định mức). Tàu kéo, tàu cá, tàu công trình... làm việc ở chế độ tải hay thay đổi, đôi khi lại cần lai dắt nên yêu cầu tính cơ động tốt và bảo đảm hiệu suất cao kể cả khi nhẹ tải. Tàu chiến yêu cầu thời gian đốt nồi lấy hơi thật ngắn và tính cơ động rất cao.

Yêu cầu đối với nồi hơi tàu thủy rất khác so với nồi hơi trên bờ: kích thước, trọng lượng, cấu tạo phải gọn nhẹ, đơn giản hơn, chất đốt tốt hơn. Song nồi hơi tàu thủy không phải lúc nào cũng hoạt động nên có điều kiện thường xuyên rửa nồi và sửa chữa. Nồi hơi trên bộ thông thường trên một năm mới dừng lò và tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa.

Các yêu cầu kể trên mang tính chất tương đối và có thể không hoàn toàn thống nhất với nhau. Ví dụ, lượng nước nồi ít sẽ rút ngắn được thời gian đốt nồi lấy hơi, giảm trọng lượng nồi hơi, song mực nước nồi và áp suất hơi nước có thể kém ổn định.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro