Tu luan Tu Tuong Ho Chi Minh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản 

2. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo 

3. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc 

4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc 

Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Đề cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa được thông qua tại Đại hội VI Quốc tế cộng sản (ngày 1-9-1928) cho rằng: Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến. Quan điểm này, vô hình chung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa. 

Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính - phụ. Năm 1925, Hồ Chí Minh viết: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra". Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn. Theo Hồ Chí Minh, khối liên minh các dân tộc thuộc địa là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản. Phát biểu tại Đại hội V Quốc tế cộng sản (tháng 6-1924), Người khẳng định vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa: "Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa... nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc", nếu xem thường cách mạng ở thuộc địa tức là "muốn đánh chết rắn đằng đuôi". Vận dụng công thức của C.Mác: sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân, Người đưa ra luận điểm: "Công cuộc giải phóng anh em, (tức nhân dân thuộc địa - TG) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em"4. 

Do nhận thức được vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, đánh giá đúng sức mạnh dân tộc, năm 1921, Nguyễn ái Quốc cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Người viết: "Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn". 

Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Hồ Chí Minh có sự phân biệt về nhiệm vụ của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ cách mạng đó tuy có khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.  

Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; một cống hiến rất quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã được thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực

II. Bước đi và các biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Để xác định bước đi và tìm cách làm phù hợp với Việt Nam, Hồ Chí Minh đề ra hai nguyên tắc có tính chất phương pháp luận: 

Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế, cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chế độ mới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước anh em. 

Hai là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân. 

Quán triệt hai nguyên tắc phương pháp luận này, Hồ Chí Minh xác định phương châm thực hiện bước đi trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóng và sự tuần tự của các bước đi do điều kiện khách quan quy định. Mặt khác, phải tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, nhưng tiến nhanh, tiến mạnh cũng không phải làm bừa, làm ẩu mà phải phù hợp với điều kiện thực tế. Trong các bước đi lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến vai trò của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, coi đó là "con đường phải đi của chúng ta", là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa chỉ có thể thực hiện thắng lợi trên cơ sở xây dựng và phát triển nền nông nghiệp toàn diện, vững chắc, một hệ thống tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ đa dạng nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân, các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho xã hội.  

Cùng với các bước đi, Hồ Chí Minh đã gợi ý nhiều phương thức, biện pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế, Người đã sử dụng một số cách làm cụ thể sau đây:  

- Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính.  

- Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền khác nhau trong phạm vi một quốc gia.  

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để thực hiện thắng lợi kế hoạch đã đề ra.  

- Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định, lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.  

Hồ Chí Minh cho rằng, phải huy động hết mọi tiềm năng, nguồn lực có trong dân để đem lại lợi ích cho dân. Nói cách khác, phải biến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo. Vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền là tập hợp lực lượng, đề ra đường lối, chính sách để huy động và khai thác triệt để các nguồn lực của dân, vì lợi ích của quần chúng lao động.

III. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 

a) Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng 

b) Đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng 

c) Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân 

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm Dân, có nội hàm rất rộng. Người dùng các khái niệm này để chỉ "mọi con dân nước Việt", "con Rồng cháu Tiên", không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái trai, giàu, nghèo. Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp được mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Ng-ười đã nhiều lần nêu rõ: "Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ"1. Với tinh thần đoàn kết rộng rãi, Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng, bao gồm mọi giai cấp, dân tộc, tôn giáo. 

Muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu n-ước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người. Người đã nhiều lần nhắc nhở: "Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ"2. Để thực hiện được đoàn kết, Người còn căn dặn: Cần xóa bỏ hết mọi thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân. 

Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh có lập trường giai cấp rõ ràng, đó là đại đoàn kết toàn dân với nòng cốt là khối liên minh công - nông - trí thức do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc rộng lớn như vậy, thì phải xác định rõ đâu là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên cái nền tảng đó. Người đã chỉ rõ: Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Người coi công nông cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác. "Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảngcủa Mặt trận dân tộc thống nhất". Về sau, Người nêu thêm: lấy liên minh công - nông - lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc. 

c) Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng 

Để Mặt trận dân tộc thống nhất trở thành một tổ chức cách mạng to lớn, theo Hồ Chí Minh, nó cần được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản sau:  

Thứ nhất: Đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu. 

Thứ hai: Đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công - nông - lao động trí óc. 

Thứ ba: Hoạt động của Mặt trận theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ 

Thứ tư: Khối đoàn kết trong Mặt trận là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành; thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

IV. Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc đảng kiểu mới của giai cấp vô sản 

a) Tập trung dân chủ 

Đây là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng. Giữa "tập trung" và "dân chủ" có mối quan hệ khăng khít với nhau, đó là hai vế của một nguyên tắc. Hồ Chí Minh viết về mối quan hệ đó như sau: Tập trung trên nền tảng dân chủ; Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung. Hoặc, Người viết: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. 

Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý 

b) Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách 

c) Tự phê bình và phê bình  

Mục đích của tự phê bình và phê bình là để làm cho phần tốt trong mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân, làm cho mỗi một tổ chức tốt lên, phần xấu bị mất dần đi, tức là nói đến sự vươn tới chân, thiện, mỹ. Mục đích này được quy định bởi tính tất yếu trong quá trình hoạt động của Đảng ta. Bởi vì, Đảng là một thực thể của xã hội, Đảng bao gồm các tầng lớp xã hội, đội ngũ của Đảng bao gồm những người ưu tú, nhưng trong Đảng cũng không tránh khỏi những khuyết điểm, không phải mọi người đều tốt, mọi việc đều hay, mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Chính vì vậy mà Hồ Chí Minh cho rằng, thang thuốc tốt nhất là tự phê bình và phê bình.  

Thái độ, phương pháp tự phê bình và phê bình được Hồ Chí Minh nêu rõ ở những điểm như: phải tiến hành thường xuyên như người ta rửa mặt hằng ngày; phải thẳng thắn, chân thành, trung thực, không nể nang, không giấu giếm và cũng không thêm bớt khuyết điểm; "phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". 

d) Kỷ luật nghiêm minh, tự giác 

e) Đoàn kết thống nhất trong Đảng

V. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân 

1. Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động 

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước 

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ 

a) Xây dựng một Nhà nước hợp hiến  

Chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã đề nghị tổ chức tổng tuyển cử càng sớm càng tốt để lập Quốc hội rồi từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức khác của Nhà nước mới.  

Cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành thắng lợi ngày 6-1-1946 với chế độ phổ thông đầu phiếu và lần đầu tiên trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam cũng như lần đầu tiên ở Đông Nam châu á, tất cả mọi người dân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, đảng phái, tôn giáo... đều đi bỏ phiếu bầu những đại biểu của mình vào trong Quốc hội. Ngày 2 - 3 - 1946, Quốc hội Khóa I đã họp Phiên đầu tiên lập ra các tổ chức, bộ máy và các chức vụ chính thức của Nhà nước. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp đầu tiên. Đây chính là Chính phủ có đầy đủ giá trị pháp lý để giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề đối nội và đối ngoại ở nước ta.  

b) Quản lý nhà nước bằng pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống  

Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nước nhà. Các bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 đã để lại dấu ấn đậm nét những quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, thiết chế và hoạt động của Nhà nước mới. Từ năm 1919, Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề"thần linh pháp quyền" trong đời sống xã hội hiện đại. Có Hiến pháp và pháp luật nhưng không đưa được vào trong cuộc sống thì xã hội cũng sẽ bị rối loạn. Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương, phép nước, tức là đi liền với thực thi Hiến pháp và pháp luật. Suốt cả thời kỳ giữ trọng trách Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa để bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân. Chính bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Người tự giác khép mình vào kỷ luật, vào việc gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Sống và làm việc theo pháp luật đã trở thành nền nếp, thành thói quen, thành lối ứng xử tự nhiên của Hồ Chí Minh. 

"Thần linh pháp quyền" là sức mạnh do con người và vì con người. Do vậy, Hồ Chí Minh bao giờ cũng đòi hỏi mọi người phải hiểu và tuyệt đối chấp hành pháp luật, bất kể người đó giữ cương vị nào. Người cho rằng công tác giáo dục pháp luật cho mọi người, đặc biệt cho thế hệ trẻ, trở nên cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền, bảo đảm mọi quyền và nghĩa vụ công dân được thực thi trong cuộc sống. Trong việc thực thi pháp luật, có quan hệ rất lớn tới trình độ dân trí của nhân dân, vì vậy, Hồ Chí Minh chú trọng tới vấn đề nâng cao dân trí, phát huy tính tích cực chính trị của nhân dân, làm cho nhân dân có ý thức chính trị trong việc tham gia công việc của chính quyền các cấp. Làm tốt nghĩa vụ công dân cũng tức là thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, biết thực hành dân chủ 

c) Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của Nhà nước đủ đức và tài  

Để xây dựng một Nhà nước pháp quyền vững mạnh, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Nói một cách tổng quát nhất về yêu cầu đối với đội ngũ này là vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả.  

Đi vào những mặt cụ thể, chúng ta thấy Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu sau đây về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:  

Một là: Tuyệt đối trung thành với cách mạng. Đây là yêu cầu đầu tiên cần có đối với đội ngũ này. Cán bộ, công chức phải là những người kiên cường bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Nhà nước. Hồ Chí Minh nhấn mạnh lòng trung thành đó phải được thể hiện hàng ngày, hàng giờ, trong mọi lĩnh vực công tác.  

Hai là: Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ. Chỉ với lòng nhiệt tình không thôi thì chưa đủ và cùng lắm chỉ phá được cái xấu, cái cũ mà không xây được cái tốt, cái mới. Yêu cầu tối thiểu là đội ngũ này phải hiểu biết công việc của mình, biết quản lý Nhà nước, do vậy, phải được đào tạo và tự mình phải luôn luôn học hỏi. Hồ Chí Minh là người mạnh dạn sử dụng những công chức của chế độ cũ phục vụ cho chính quyền cách mạng và nhiều người trong số họ đã trở thành những người có công lớn đối với chế độ mới, đồng thời Người chú trọng đào tạo, bồi dưỡng những cánbộ, công chức mới. Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh về công chức, trong đó có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn cán bộ tư pháp. Ngay trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 76 ban hành Quy chế công chức nêu rõ công chức là người giữ một nhiệm vụ cụ thể trong bộ máy nhà nước dưới sự lãnh đạo tối cao của Chính phủ. Sắc lệnh cũng nêu lên cách thức và nội dung thi tuyển để bổ nhiệm vào các ngạch, bậc hành chính trong bộ máy chính quyền.  

Ba là: Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa đội ngũ cán bộ, công chức với nhân dân. Đội ngũ cán bộ, công chức là những người ăn lương từ nguồn ngân sách của Nhà nước mà nguồn ngân sách này do dân đóng góp. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi cán bộ, công chức không được lãng phí của công; phải sẵn sàng phục vụ nhân dân, luôn luôn nêu cao đạo đức cách mạng, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân mình cho Tổ quốc, lấy phục vụ cho quyền lợi chính đáng của nhân dân làm mục tiêu cho hoạt động của mình. Đặc biệt, phải chống bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu, phải luôn luôn gần dân, hiểu dân và vì dân. Cán bộ, công chức xa dân, quan liêu, hách dịch, cửa quyền...đối với nhân dân đều dẫn đến nguy cơ làm suy yếu Nhà nước, thậm chí làm biến chất Nhà nước ta.  

Bốn là: Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, "thắng không kiêu, bại không nản". Đó là những người có ý thức sẵn sàng làm "công bộc", làm "đày tớ" cho dân, những người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm việc với tinh thần đầy sáng tạo. Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, công chức phải luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, luôn luôn "có chí tiến thủ", luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, học ở trường, học ở trong cuộc sống, trong công tác, học ở thầy, học ở bạn; phải thường xuyên tự phê bình và phê bình. 

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.

VI. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới  

a) Trung với nước, hiếu với dân  

b) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. 

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức cũ, được Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. Người chỉ ra rằng: phong kiến nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không thực hiện; ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm chất "trung với nước hiếu với dân".  

Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ, không hoang phí. Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng. Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Các đức tính đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần mà không kiệm giống như một chiếc thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn chỉnh. 

Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người. Hồ Chí Minh viết:  

"Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông  

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc  

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính  

Thiếu một mùa, thì không thành trời  

Thiếu một phương, thì không thành đất.  

Thiếu một đức, thì không thành người"1  

Cần, kiệm, liêm, chính càng cần thiết đối với cán bộ, đảng viên. Bởi vì, nếu cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm thì sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của cách mạng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Mặt khác, những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.  

Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh tiến bộ của một dân tộc. Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua yêu nước; là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại.  

Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào; là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.  

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là chỉ muốn "mọi người vì mình" mà không biết "mình vì mọi người". Nó là một thứ giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Nó là bạn đồng minh của chủ nghĩa đế quốc và thói quen truyền thống lạc hậu. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm, như quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị, quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền... Tóm lại, "chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn ẩn nấp trong mình mỗi người chúng ta. Nó chờ dịp - hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng lợi - để ngóc đầu dậy". Chủ nghĩa cá nhân là mối nguy hại cho cá nhân con người, cho một đảng và cả dân tộc. Hồ Chí Minh viết: "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân"1. Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân. 

Tuy nhiên, cần có nhận thức đúng đắn đâu là chủ nghĩa cá nhân, đâu là lợi ích cá nhân. Hồ Chí Minh cho rằng: đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân. Mỗi người đều có cá tính riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống của riêng mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình.  

c) Thương yêu con người 

d) Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung

VII. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh  

a) Giá trị truyền thống dân tộc  

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho Việt Nam các giá trị truyền thống dân tộc phong phú, vững bền. Đó là ý thức chủ quyền quốc gia dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, yêu nước, kiên cường, bất khuất... tạo thành động lực mạnh mẽ của đất nước; là tinh thần tương thân, tương ái, nhân nghĩa, cố kết cộng đồng dân tộc; thủy chung, khoan dung, độ lượng; là thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú văn hóa dân tộc... Trong nguồn giá trị tinh thần truyền thống đó, chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi, là dòng chảy chính của tư tưởng văn hóa truyền thống Việt Nam, xuyên suốt trường kỳ lịch sử, là động lực mạnh mẽ cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Chính sức mạnh truyền thống tư tưởng và văn hóa đó của dân tộc đã thúc giục Hồ Chí Minh ra đi tìm tòi, học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu cho tư tưởng cách mạng và văn hóa của Người. 

b) Tinh hoa văn hóa nhân loại 

c) Chủ nghĩa Mác - Lênin 

d) Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#nmt