tư sản cổ điển-trọng thương-trọng nông

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

a.      Vai trò của nhà nước

- Trọng thương: Nhà nước có vai trò kinh tế, điều tiết hoạt động kinh tế của một quốc gia. 

+ thông qua cơ chế thuế suất để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu. 

+ thông qua cơ chế pháp luật để ngăn chặn sự thất thoát vàng bạc ra nước ngoài. 

+ khuyến khích những người thợ lành nghề từ nước ngoài nhập cư vào trong nước và tìm cách ngăn cấm những người thợ lành nghề trong nước xuất cư ra nước ngoài. 

+ khuyến khích thành lập các công ty độc quyền xuất nhập khẩu hàng hóa.

+ khuyến khích cả độc quyền về lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. 

+ khuyến khích tìm kiếm những vùng đất mới ở nước ngoài

- Trong nông: 

+ Ủng hộ định chế Laisser Faire, nhà nước không can thiệp vào nền kinh tế mà để nền kinh tế tự hoạt động. Nhà nước chỉ có vai trò tối thiểu như: quản lí, quốc phòng..

+ Đưa ra ý niệm về trật tự tự nhiên ngụ ý chỉ dưới những điều kiện tự nhiên con người mới được thỏa mãn và tối đa hóa hạnh phúc của mình thì có thẻ giải quyết hết các vấn đề kinh tế. 

- Cổ điển: 

+ Tin tưởng vững chắc vào định chế Laisser Faire. Theo Adam Smith, con người luôn luôn chịu sự chi phối của 2 trật tự đó là: Trật tự tự nhiên và trật tự kinh tế. Hai trật tự này được điều hành bởi bàn tay vô hình của đức chúa trời, vì thế nhà nước không cần can thiệp vào. 

+ Cho rằng nền kinh tế luôn luôn đạt đến trạng thái toàn dụng, mọi yếu tố tài nguyên đều được sử dụng. Họ tin rằng nền kinh tế tự điều chỉnh đến trạng thái toàn dụng không cần sự can thiệp của nhà nước.

b.      Vai trò của các ngành sản xuất.

- Trọng thương: 

+ Coi trong hoạt động ngoại thương. Sự giàu có thịnh vượng của một quốc gia dựa vào hoạt động thương mại, đặc biệt là hoạt động ngoại thương.

- Trọng nông: 

+ Coi trọng nông nghiệp, họ cho rằng nông nghiệp là ngành duy nhất sản xuất ra sản phẩm thuần vì họ quan niệm đất đai là mẹ của của cải, gắn liền với trật tự tự nhiên, đó chính là ý đồ của đức chúa trời. Các ngành khác không phải là ngành sản xuất mà chỉ là chế biến vật phẩm từ dạng này sang dạng khác.

- Cổ điển: 

+ Coi trọng tất cả các ngành sản sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất công nghiệp. Cho rằng tất cả các ngành đều là ngành sản xuất

c.       Vai trò của tiền tệ.

- Trọng thương: 

Đặc biêt coi trọng vai trò của vàng bạc, họ cho rằng càng có nhiều vàng bạc thì càng giàu có. Đất nước nào nếu có vàng thì khai thác, còn không thì cách duy nhất để tích lũy vàng bạc là hoạt động ngoại thương. 

- Trọng nông: 

Cho rằng tiền không phải là của cải mà chỉ là vật trung gian làm phương tiện lưu thông, làm môi giới giữa người bán và người mua. Họ coi trọng đất đai và cho rằng chính đất đai đẻ ra của cải, là mẹ của của cải. 

- Cổ điển: 

Không coi trọng vai trò của tiền mà cho rằng tiền chỉ là phuơng tiện trao đổi. Sự giàu có của một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào tiền mà con phụ thuộc vào đất đai, nhà xưởng, máy móc... và các sản phẩm lâu bền khác

d.      Cán cân mậu dịch.

-           Trọng thương: 

+Mỗi nước cần tạo cho mình một cán cân mậu dịch thuận lợi, xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu và khi xuất chỉ xuất tư liệu tiêu dùng, không xuất tư liệu sản xuất. 

+Trong quan hệ mậu dịch giữa 2 nước luôn luôn có một nước được hưởng lợi và nước kia chịu thiệt hại. 

- Trọng nông: 

Chống lại quan điểm của trường phái trọng thương, họ cho rằng quan hệ mậu dịch phải tự do. Họ không có quan điểm cụ thể về mậu dịch quốc tế. 

- Cổ điển: 

Theo Adam Smith: 2 nước quan hệ mậu dịch với nhau dựa trên lợi thế tuyệt đối về sản phẩm nào đó. 

Theo David Ricardo: không nhất thiết phải có lợi thế tuyệt đối mà chỉ cần lợi thế so sánh

e.       Lãi suất.

-          Trọng thương: 

Họ cho rằng để tạo điều kiện cho một quốc gia phát triển thì lãi suất phải thấp, cung tiền thích hợp mà theo họ là cung vô giới hạn tiền

-          Trọng nông: không đề cập đến vai trò lãi suất

-          Cổ điển: 

Cho rằng lãi suất là sự đền bù của người đi vay trả cho người cho vay vì trong thời gian chờ đợi tiền quay vòng thì người cho vay sợ rủi ro nên lo lắng và đền bù cho cơ hội kinh doanh bị mất từ số tiền cho vay. 

Lãi suất là một mặt nào đó của lợi nhuận

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro