Chương 1: Gia cảnh bần hàn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trần Gia ở phía bắc Việt Quốc, Phong Châu đại lục đã từng là thế gia có lịch sử ngàn năm với bao lớp anh tài kiệt xuất trong giới tu tiên. Thời kỳ hoàng kim khi linh khí trên Địa tinh cầu còn dồi dào thì người người tu tiên, nhà nhà tu tiên. Thật không khó để bắt gặp những tu sĩ nhan nhản bay lượn trên bầu trời những phố thị của phàm nhân.

Nhưng khoảng vài vạn năm trước, bỗng nhiên linh khí trên Địa tinh ngày càng ít đi làm cho tài nguyên tu luyện trở nên vô cùng khan hiếm. Những tu sĩ sắp hết thọ nguyên không thể phi thăng tiên giới thành tiên đã khơi mào một cuộc chiến đẫm máu nhằm cướp đoạt tài nguyên hòng nắm lấy một tia sinh cơ đột phá cảnh giới.

Năm đó Trần Vĩnh Sinh sau một cuộc chiến đẫm máu kéo dài gần ba tháng đã cướp được vừa đủ tài nguyên đột phá cảnh giới Đại thừa kỳ đỉnh phong vào Độ kiếp kỳ thành công phi thăng tiên giới. Sau đó dưới sự bảo hộ của lão tổ  Trần Vĩnh Sinh, họ Trần đã có một gần vạn năm hưng vượng.

Nhưng qua thăng trầm của dòng chảy lịch sử, gia tộc này cũng không thoát khỏi quy luật "Thành- Trụ- Hoại- Diệt". Lịch sử huy hoàng nay chỉ còn lại ánh huy hoàng leo lắt trong trí nhớ của những bậc cao niên qua những câu chuyện kể truyền từ đời này sang đời khác cho đám trẻ nhỏ.

Giờ đây người ta nhắc đến hai chữ "tu tiên" phần nhiều trong những tiểu thuyết huyền huyễn trên mạng. Có lẽ đâu đó trên Phong Châu đại lục vẫn còn đó những gia tộc thế gia tu tiên nhưng luôn ẩn mình mình, tránh xa thế sự. Tu tiên trở thành một điều không tưởng.

Tại một ngôi nhà ba gian cũ trong một ngôi làng nhỏ, thuộc Bắc Bộ phủ, Việt Quốc.

"Cha, hãy uống bát thuốc này đi!"

"Khiêm à, được rồi. Con không cần vì ta mà chạy ngược chạy xuôi như vậy. Cơ thể của ta, ta biết!"

"Cha à, cha đừng nói như vậy! Phận làm con phải chăm sóc cha mẹ là việc đương nhiên, xin cha hãy thành toàn cho con, để con chăm sóc cho cha."

"Aiz, thôi được rồi. Cha đồng ý là được chứ gì!"

"Thôi, cha mau uống thuốc đi. Nào để con đỡ cha dậy."

Trần Khiêm, một thanh niên trí thức 25 tuổi, ngoại hình bình thường, đã quyết định bỏ mức lương 15 triệu đồng trên thành phố để về quê chăm sóc người cha già bệnh tật. Cậu chưa từng có bất cứ hối tiếc nào về quyết định của bản thân khi rời xa phố thị trở về quê.

Cha cậu là một nông dân chất phác, ông đã dành cả cuộc đời lo cho hai đứa con. Ngoài Khiêm là lớn thì còn có một em trai tên Trung, 23 tuổi học hết cấp 3 đã lập gia đình từ sớm, hiện làm công nhân trong một nhà xưởng ở khu công nghiệp gần nhà.

Hai vợ chồng Trung có 2 con trai, lại ở ngay sát vách nên vẫn có thời gian chăm sóc cho bố trong thời gian anh trai đi làm trên thành phố.

Cuộc đời như trêu người, tới cái tuổi lẽ ra được hưởng phúc bên con cháu thì cha Khiêm lại mắc chứng bệnh nan y. Biết mình chẳng còn sống được bao lâu, ông nhất quyết giấu bệnh, không nói ra vì sợ các con lo lắng. Vợ ông mất khi sinh ra em Khiêm, cảnh nhà gà trống nuôi con chỉ có ba cha con ông nương tựa vào nhau.

"Anh à!"

Ngoài cổng có tiếng gọi léo lắt.

Khiêm nhận ra là vợ chồng cô Thắm, người cô lấy chồng trên thành phố về thăm bố cậu.

"Thưa cô, thưa chú! Mời cô và chú vào trong nhà, bố cháu vừa uống thuốc xong"

"Khiêm về đấy à? Cháu khi nào lại lên thành phố vậy? Có dẫn bạn gái về không?"

"Cháu tính ở nhà luôn cô ạ, về xem có cô nào ưng thì cháu cưới luôn để cô còn ăn cỗ chứ!" Khiêm cười đáp lại.

"Sư bố nhà anh, anh cứ đùa cợt mãi thôi. Cưới sớm thì bố mày lại chả thích quá ấy chứ!" Cô Thắm lườm cậu mắng.

"Dù sao thành phố ồn ào, cháu thích ở quê hơn. Với cháu cũng tính sửa sang lại căn nhà 1 chút, vừa rồi đi làm cháu cũng tích cóp được một chút cô ạ!"

"Cô chú ngồi uống nước!" Khiêm rót nước mời.

Người cô không ngồi xuống mà qua giường cha cậu ngồi thăm hỏi sức khỏe anh trai mình. Lúc này cha Khiêm mới chợp mắt, có lẽ do quá mệt nên chỉ lim dim đáp nhè nhẹ.

"Thế nào? Cháu vẫn ổn chứ! Khi nào định lấy vợ?" Người chú đăm chiêu nhìn Khiêm.

"Cháu đã có gì đâu mà vợ với con hả chú? Giờ người ta đi lấy chồng cả rồi, còn ai chịu người như cháu!" Khiêm mỉm cười đáp lời.

Người chú gật gù nhưng chợt nhìn Khiêm với ánh mắt lạ lẫm.

"Cháu... có dự định gì chưa?"

"Cháu cũng chưa, cháu giờ chỉ nghĩ đến việc lo cho bố!"

"Cháu có muốn học nghề thầy cúng không? Chú sẽ dậy cho! Đi cúng bái cho người ta. Giờ dân tình giàu lắm, lại chủ động thời gian, chẳng thiếu tiền đâu!" Người chú cười cười hỏi.

Chú Đông hành nghề thầy cúng cũng gọi là khá có tiếng trong vùng. Nói chung là chú chạy xô liên tục, hết đám nọ đến đám kia. Chú cũng nhờ đó mà phất lên. Trước đây, ông bà Khiêm phản đối cô lấy chú lắm, vì ông mang tư tưởng của người chiến sĩ cách mạng, không tin vào thần thánh lắm, cho đó là trò mê tín dị đoan nên có tư tưởng bài xích.

Nhưng như người ta cũng nói "Duyên số", cô cứ sống chết theo chú. Sau rồi thì gia đình cũng phải đồng ý. Nhưng chú Đông được một điểm là người con rất có hiếu, chú lo cho bố mẹ hai bên không thiếu lễ nghi gì từ thăm hỏi, chắm sóc lúc ốm đau. Ông bà có đợt ốm nặng, mình chú lên thay cho cô chăm bố mẹ vợ suốt 3 tuần liền không rời. Sau đó thì ông bà cũng cảm động mà cho cô chú lấy nhau.

"Cháu chưa nghĩ đến việc đó ạ!"

"Ừ, chú cũng chỉ nói như vậy chứ không thể ép đám trai trẻ như các cháu được"

Sau khoảng thời gian gần một giờ chuyện trò thì hai vợ chồng chú Đông ra về. Khiêm tiễn hai người tới cổng rồi mới quay trở vào.

"Hai chú cháu nói chuyện gì mà bền thế? " Cô Thắm gục đầu vào vai chú hỏi nhỏ.

"Có gì đâu, anh thấy Khiêm nó có căn tu. Muốn hướng nó theo nghề thầy cúng, nhưng có vẻ như nó không thích nghề này" Chú Đông đáp lời.

"Anh thì suốt ngày nói chuyện căn quả, thôi để cháu nó đi làm vài năm rồi lấy cô vợ cho bố nó yên tâm. Cũng chỉ mong bác ấy trụ được vài năm nữa cho tới khi nó lấy vợ!"

"Em không hiểu đâu, rồi tới một lúc nào đó, không ai bảo nó cũng tự đi con đường mà nó phải đi thôi." Chú Đông trầm ngâm.

Chú Đông là người theo hầu vị thánh nào đó, chú có khả năng nhìn được phần âm. Chú cũng đôi khi xem bói được, nhìn được tiền căn hậu quả của vài người. Nhưng chú ít khi xem cho người khác bởi nhân quả của từng người thì chú không muốn xen vào.

"Khiêm à! Đỡ cha ngồi dậy!"

"Cha, cha dậy rồi!" Khiêm chạy lại đỡ cha mình ngồi dậy, cậu lấy cho cha mình ly nước.

"Ngày mốt là giỗ tổ, con đến nhà thờ tổ thắp hương giúp cha. Tổ huấn có ghi lại, mỗi tráng đinh trong họ tới năm 20 tuổi đều phải trình diện linh vị tổ tiên. Con đi học, đi làm xa năm 20 tuổi không về được, năm nay phải tham gia. Cha ốm đau, không dẫn con đi được, nói với các bác, các cụ trong họ thông cảm cho cha." 

Cha Khiêm nói thều thào, xong ho khụ khụ vài cái rồi lại ra hiệu để cậu đỡ nằm xuống.

Tổ huấn là những lời giáo huấn của tổ tiên để lại. Nghe nói từ thời xa xưa có một vị tộc nhân tu luyện phi thăng thành tiên, mang đến vẻ vang cho dòng tộc cả ngàn năm. Người đó truyền lại di huấn cho tộc nhân sau này, mỗi thanh niên trong họ buộc phải tham gia khảo hạch tư chất xem có thể tu tiên hay không. Nhưng đó đã là câu chuyện từ rất xa xưa, từ thời mà tu luyện thành thần tiên là chuyện chẳng phải hiếm lạ gì. Chỉ có điều gia tộc họ Trần vẫn giữ lại truyền thống đó như một sự tưởng nhớ, giờ nó mang tính hình thức nhiều hơn.

Dần dần, việc đặt tay lên bia đá trong nhà thờ tổ như là một hình thức cầu nguyện may mắn, bình an hơn là để kiểm tra tư chất cho thế hệ trẻ.

Khiêm không để ý tới mấy việc đó lắm. Cậu tham gia một lớp học về văn hóa truyền thống, đối với cậu tu thành tiên chẳng bằng tu thân, sửa mình làm một con người đàng hoàng. Với cậu mỗi năm sửa được vài thói quen xấu, hành vi xấu đã là tuyệt vời rồi.

Khiêm cũng có mấy mối tình vắt vai thời đi học, nhưng người ta đều đi lấy chồng cả. Số cậu long đong, lận đận đường tình duyên. Trước đây cô của cậu còn muốn dắt cậu đi xem bói, đi cắt duyên âm nhưng cậu đều tìm cách từ chối, lâu dần thấy không ép được cậu nên cô đành bỏ cuộc.

"Reng... Reng..."

"A lô?"

"A lô cái gì mà a lô, về hồi nào mà không báo cho người ta một tiếng?"

"À, mới về mấy ngày thôi! Được nghỉ làm sao mà có thời gian gọi giờ này?"

"Ừ, đi uống nước đi! Có chuyện cần nói!"

Câu chuyện cụt ngủn không đầu đuôi có phần chanh chua đó là từ Quyên, người bạn thanh mai chúc mã của Khiêm. Hai đứa bằng tuổi, Khiêm coi Quyên như anh em chí cốt nhưng Quyên thì lại khác. Không dưới mấy lần, Quyên gạ Khiêm cưới nhỏ để hai đứa có thể bên nhau tới già mà không sợ bạn trai, bạn gái của hai đứa ghen tuông.

Thực ra Khiêm cũng áy náy, cậu biết Quyên vẫn chờ đợi mình. Nhưng không hiểu sao, với cậu chuyện tình cảm trai gái này cậu rất lười nghĩ. Cứ như thể số phận an bài cậu phải độc thân suốt đời vậy.

Từ nhà Khiêm tới quán nước bến đò đi mất 2 cây số. Quán đó không phải là quán nước duy nhất trong vùng nhưng là quán mà Quyên thích nhất. Cô thích ngắm nhìn những con tàu đi lại trên sông. Quyên từng ví Khiêm như con tàu chở cát, nhìn xa thì lãng mạn nhưng lại khiến người ta cảm thấy không an toàn vì luôn chất đầy cát ở trong lòng.

"Chào!"

"Chào, lâu quá không gặp! Tình yêu, tình báo như nào rồi?"

"Bà có thể hỏi câu khác mỗi lúc chúng ta gặp nhau không? Đâu có ai mà thích người như tôi chứ?" Khiêm thở dài.

"Tiêu chuẩn cao, ế là phải. Bổn cô nương đã hạ giá rồi nhưng tên đầu đất nào đó vẫn không đổ! Haiz!" Quyên bĩu môi dè bỉu.

"Huynh đệ à! Chúng ta là anh em, không thể kết hôn được!" Khiêm khoác vai Quyên nháy mắt.

Trong một thoáng rất nhanh, Quyên quay mặt đi che giấu một tia cảm xúc chán ghét nhưng rất nhanh cô trở lại trầm ổn. Nhìn xa xa vào những con tàu, Quyên hỏi:

"Nếu Quyên lấy chồng, Khiêm sẽ đến đưa Quyên về nhà chồng chứ?" 

"Nghiêm túc à?"

"Ừ"

"Có đi đưa chứ!" Khiêm cúi đầu.

"Hai tháng sau, nhớ giữ lời!" Quyên ném vào người Khiêm một chiếc thiệp đỏ rồi quay lưng dời đi, bỏ lại Khiêm một mình nhìn theo bóng lưng Quyên.

Khiêm thất thần trong giây lát, cậu đã định lần gặp này sẽ nói với Quyên, cho cả hai một cơ hội. Cậu không chán ghét cô bạn này, nhưng cậu có cảm giác nếu lấy Quyên thì cậu sẽ làm cô gái này rất khổ. Có lẽ đó là suy nghĩ của riêng mình Khiêm mà thôi, khổ là do mỗi người cảm nhận. Nhưng giờ có lẽ nói gì cũng muộn rồi. Khiêm thở dài, ánh mắt xa xăm nhìn những con tàu chở cát. Có lẽ Quyên nói đúng, Khiêm quả thật là thằng đầu đất.

Rất nhanh đã tới ngày giỗ tổ. Khiêm dậy từ rất sớm, mặc lên người bộ quần áo tráng đinh ngày xưa thắp ba nén nhang cho mẹ rồi chào cha để đến từ đường dòng họ. 

Hôm nay họ tộc rất đông, chi nhà Khiêm là chi thứ lại nghèo nên không được mấy người lớn trong họ để ý. Nhưng cậu không vì thế mà thiếu đi lễ phép với họ, quanh quẩn một chút cậu cũng thấy có hơn chục tráng đinh như cậu xếp thành 2 hàng tại sảnh chính của từ đường.

Giữa sân một tấm bia đá cũ nát, có khắc một hàng văn tự cổ. Khoảng không bên trên đủ để ánh nắng soi chiếu vào tấm bia làm cho các hàng chữ như óng ánh lên.

"Tế tổ bắt đầu! Hành lễ tổ tổng, ba lần quỳ, chín lần khấu đầu! Con cháu tưởng nhớ ân đức tổ tiên Trần Gia, mong ơn trên phù hộ cho con cháu Trần Gia an ninh, khang thái, sức khỏe dồi dào, con đàn cháu đống!"

Sau một hồi rất nhiều lễ nghi, cuối cùng đã tới lễ ban phước.

"Tráng đinh Trần Gia nghe lệnh, tuân theo tổ huấn. Đặt tay lên bia thánh thú, thọ hưởng ân điển của tổ tông! Con cháu Trần gia, kính thỉnh tổ tông trên thiên chứng giám" Hiệu lên vang lên, toàn bộ tráng đinh trần gia tiến lên đặt tay lên bia đá.

Bầu trời biến sắc, phong vân nổi lên rồi nhanh chóng tan đi. Một tia nắng chiếu xuống vào tấm bia đá làm nó trở lên nổi bật giữa cả sân. Mọi người không có gì bất giờ vì hiện tượng này cả ngàn năm nay đều xảy ra. Vì thế nên tộc nhân đều coi đó là tổ tông ban phước vào bia đá, con cháu đặt tay vào bia sẽ hưởng lây một chút phúc lộc, nhờ đó mà làm ăn phát đạt.

Theo như các cụ cao tuổi nói thì chi nhà Khiêm không thực hiện lễ ban phước năm 20 tuổi nên cuộc sống mới vất vả lận đận như vậy. Đó cũng là lý do mà cha Khiêm nhất quyết yêu cầu con trai lớn tham gia tế tổ năm nay.

"Trần gia, chi thứ Trần Khiêm lên đài!" Giọng trưởng lễ vang lên.

Trần Khiêm cung kính tiến lên bái một bái rồi dõng dạc nói:

"Con cháu Trần gia, Trần Khiêm cảm ân đức tổ tiền, xin tổ tiên chứng giám, phù hộ!" Nói rồi cậu đặt tay lên bia đá chờ đợi.

Bỗng nhiên bầu trời tối sầm rồi lại vụt sáng, tiếng rồng ngâm văng vẳng trong óc khiến cậu đứng hình mấy giây. Bia đã tỏa sáng rồi một tia sáng chiếu thẳng vào trán cậu, nhưng hiện tượng đó chỉ mình cậu nhìn thấy.

"Xong rồi thì xuống đi!" Trưởng lễ giục.

"Lạ quá!" Khiêm lẩm bẩm.

"Này, anh có gặp hiện tượng gì lạ khi đặt tay lên bia đá không?" Khiêm quay sang hỏi một tráng đinh lớn hơn mình.

"Có gì đâu, thủ tục thôi chú em. Chú có sờ mòn cái bia đó thì cũng thế thôi, con người ta giàu có số chứ có phải ông tổ nào cho đâu. Nếu cho được sao không cho anh vài tỷ để anh đỡ khổ, mà lại cho toàn mấy thằng bố mẹ nó giàu sẵn rồi?"

Khiêm lắc đầu cười trừ, cậu nghe là hiểu anh chàng này có lẽ đang hơi bất mãn với cuộc sống hiện tại. Khiêm đã thử dò hỏi tất cả các người trong tộc mà cậu quen biết, có ai gặp tình huống lạ như cậu không. Cuối cùng bọn họ đều nhìn cậu như một kẻ đầu óc có vấn đề mà bỏ đi. Sau cùng cậu nghĩ, đó có thể là do tổ tiên ban phước, không nên hỏi đông, hỏi tây làm gì.


Lúc đó trong một cổng nào đó ở Nam Thiên Môn, một thiên binh nhíu mày. Một tia sáng vọt từ dưới trần lên chui vào mi tâm của người đó.

"Trần gia vạn năm lại có người có thể tu tiên ư? Đúng là chuyện tốt, có lẽ ta phải sắp xếp một chút cho tên nhóc này!" Vị thiên binh cười ha hả.

"Ngô lão đệ, tộc nhân nhà ta có hạt giống rồi. Tuy hơi kém một chút nhưng mà sau vạn năm cũng có một, cũng là niềm vui ngoài ý muốn. Hôm nay hết ca gác, chúng ta đi uống rượu!"

"Chúc mừng Trần ca!"







Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro