tư tườn hcm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1,Quan niệm của HCm về xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân

HCM nhất quán về quan điểm xây dựng nhà nước mới ở Việt Nam là nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.Đây là quan điểm cơ bản nhất của HCM xuyên suốt quá trình hình thành phát triển nhà nước cách mạng ở việt nam.Quan điểm của HCM không những kế thừa mà còn phát triển học thuyết Mác -Leenin về nhà nước cách mạng.Quan điểm của HCM bao gồm:

\- Thế nào là nhà nước của dân?

Điều 1 Hiến pháp nước VNDCCH (năm 1946) nói: "Nước VN là 1 nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thế nhân dân VN, không phân biệt giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo."

Điều 32, viết "Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết..."thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ đề ra khá sớm ở nước ta.

"Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân".

Nhà nước của dân thì mọi người dân là chủ, người dân có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Những vị đại diện cho dân cử ra chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là công bộc của dân

Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân là người lãnh đạo nhà nước,dân làm chủ là xác định quyền và nghĩa vụ của người dân.Người dân có quyền và nhà nước phải đảm bảo quyền đó của dân.Quyền lực của người dân là tối thượng.Chính vì vậy những lãnh đạo được người dân bầu ra phải nhận thấy đúng vị thế và trách nhiệm của mình là đảm bảo quyền lợi của nhân dân

- Thế nào là nhà nước do dân?

Nà nước đó do nhân dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của mình, nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để chi tiêu, hoạt động; nhà nước đó lại do dân phê bình xây dựng, giúp đỡ. Do đó Bác yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. "Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ" nghĩa là khi cơ quan nhà nước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễn nó.

Trong tư tưởng HCM về xây dựng nhà nước nhân dân có đủ các điền kiện , cả về pháp luật và thực tế tham gia quản lý nhà nước.Nhà nước tạo ra và do dân tham gia quản lý

- Quốc hội do dân bầu ra , đây là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền lập pháp

- Quốc hội bầu ra chủ tịch nước,ủy ban thường vụ quốc hội và hội đồng chính phủ

- Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất , thực hiện các nghị quyết của quốc hội và thực hiện pháp luật

- Mọi công việc của bộ máy nhà nước đều thực hiện theo ý chí của dân, nhà nước chỉ thay mặt dân để thực hiện ý chí của người dân

- Thế nào là nhà nước vì dân?

Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Trong nhà nước đó, cán bộ từ chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân.

"Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, Việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh"

HCM chú ý mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với cán bộ nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân thừa ủy quyền. Là người phục vụ, nhưng cán bộ nhà nước đồng thời là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân. "Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường". Cán bộ là đày tớ của nhân dân là phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính..., là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi với dân, trọng dụng hiền tài...Cán bộ phải vừa có đức vừa có tài.

Theo HCM mọi điều mà Nhà nước làm phải vì lợi ích của người dân, đưa lại quyền lợi cho dân,việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm,việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh

Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng những tư tưởng của Người về xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân vẫn còn nguyên giá trị. Giá trị trường tồn của những luận điểm đó không chỉ soi sáng mà còn là sự tiếp sức để quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta vững tin trong tiến trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN - một bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, "một Chính phủ chú trọng thực tế và sẽ ra sức làm việc" đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, nhằm thực hiện mục tiêu, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro