Tu Tuong HCM 12-22

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 12 : Phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam theo những nguyên tắc đảng kiểu mớicủa giai cấp vô sản theo Tư tưởng Hồ Chí Minh?

Tập trung dân chủ

Theo Hồ  Chí Minh, tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc xây dựng Đảng thành một tổ chức chặt chẽ. Người cho rằng, “tập trung” và “dân chủ” có mối quan hệ 

khăng khít với nhau, là hai vế của một nguyên tắc. Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung chứ không phải là dân chủ theo kiểu phân tán, tuỳ tiện, vô tổ chức. Tập trung là tập trung trên cơ sở dân chủ chứ không phải là tập trung quan liêu theo kiểu độc đoán, chuyên quyền.

Về  tập trung, Người nhấn mạnh: phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động. Do đó, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng. Từ đó làm cho “Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người”. Còn dân chủ, Người khẳng định, đó là “của quý báu nhất của nhân dân”, là thành quả của cách mạng. Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý”. 

Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ  trách

Theo Hồ Chí Minh đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Người khẳng định lãnh đạo không tập thể thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân thì sẽ đi  đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc. Thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải luôn luôn đi  đôi với nhau”. 

Tự phê bình và phê bình

Hồ  Chí Minh rất coi trọng nguyên tắc này. Người coi đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là luật phát triển của Đảng. Người khẳng định đây vũ khí để rèn luyện đảng viên, nhằm làm cho mỗi người tốt hơn, tiến bộ hơn và tăng cường đoàn kết nội bộ hơn. Đó cũng là vũ khí để nâng cao trình độ lãnh đạo của Đảng, giúp Đảng làm tròn trách nhiệm trước giai cấp và dân tộc.

Để rèn luyện đảng viên và toàn Đảng một cách hiệu quả, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi đảng viên, mỗi cấp bộ đảng phải thực hiện tự phê bình và phê bình một cách thường xuyên, liên tục, thẳng thắn, chân thành và “có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau”.

Kỷ luật nghiêm minh và tự giác

Người rất coi trọng việc xây dựng một kỷ luật nghiêm minh và tự giác trong Đảng để tạo nên sức mạnh to lớn của Đảng. Tính nghiêm minh của kỷ luật Đảng đòi hỏi mọi tổ chức đảng, mọi đảng viên đều phải bình đẳng trước Điều lệ Đảng, trước pháp luật của Nhà nước, trước mọi quyết định của Đảng. Đồng thời, đảng ta là một tổ chức gồm những người tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho nên tự giác là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức Đảng và đảng viên. Người viết: “Kỷ luật này là do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đối với Đảng”.

Yêu cầu cao nhất của kỷ luật Đảng là chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Điều lệ Đảng, tuân thủ các nguyên tắc tổ  chức, lãnh đạo và sinh hoạt Đảng, các nguyên tắc xây dựng Đảng.  

  Đoàn kết thống nhất trong Đảng

Hồ  Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Người khẳng định: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ  quý báu của Đảng và của dân ta. Các  đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí của  Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. 

Để xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Người thường nêu những yêu cầu như: phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, đường lối, quan điểm của Đảng, nghị quyết của tổ chức Đảng các cấp; mở rộng dân chủ nội bộ, thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình; thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng. 

KL : Tư tưởng XD đảng theo những nguyên tắc đảng kiểu mới của giai cấp VS là sự kế thừa lý luận về đảng     kiểu mới của Lênin vận dụng sáng tạo và điều kiện cụ thể ở VN.Những nguyên tắc trên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc XD ĐCS VN trog sạch, vững mạnh mà ngày nay Đảng ta vẫn đang tiếp tục phát huy và vận dụng những tư tưởng ấy. 

Câu 13 : Phân tích luận điểm: “Đảng cộng sản Việt Nam là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào côngnhân và phong trào yêu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Ý nghĩa của luận điểm này đối với việc xây dựng đảngta?

+) Phân tích luận điểm :

 Đây chính là quy luật hình thành và phát triển  Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời là một trong những cống hiến xuất sắc của HCM vào kho tàng lý  luận của chủ nghĩa Mác- Lenin là luận điểm về sự thành lập chính đảng của giai cấp công nhân ở nước thuộc địa nửa phong kiến. 

- Theo lý luận Mác – Lênin :

      +  Mác cho rằng : “ĐCS là sự kết hợp của CN XH KH và phong trào công nhân”

+ Lênin tổng kết về Quy luật ra đời của ĐCS : “Chủ  nghĩa Mác cần phong trào công nhân để thực hiện phong trào của mình; ptrao CN cần CN Mác soi đường dẫn lối, đấu tranh” .

-> Sự ra đời của ĐCS là sự kết hợp giữa CN Mác và phong trào công nhân.

- Theo HCM : sự ra đời của Đảng là sự kết hợp giữa CN Mac – Lenin ( cơ sở lý luận) cùng với phong trào công nhân và phong trào yêu nước (cơ sở thực tiễn)

- Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ  to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc VN :

      + Ptrao yêu nước có vị trí, vai trò to lớn trong sự nghiệp CM VN

      + Ptrao yêu nước có số lượng đông đảo, quy mô  rộng lớn , đa dạng

      + Ptrao yêu nc có vtro to lớn, quan trọng trong quá trình đấu tranh của nhân dân, kết hợp với ptrao

      công nhân vì cả 2 ptrao này đều có mục tiêu tương đồng là giải phóng dtoc.

- Từ  khi ra đời, giai cấp CNVN đã có khác biệt lớn so với giai cấp CNTG là VN đấu tranh cho quyền lợi giai cấp và cả dân tộc.

- Nếu trong thời chiến, mục tiêu chung của phong trào CN và  phong trào yêu nước là độc lập dân tộc và tự  do cho nhân dân thì trong thời bình mục tiêu chung của 2 phong trào này là xây dựng đất nước, xây dựng thành công CNXH, phấn đấu đến 2020 VN trở thành một nước CN hiện đại.

- Trong phong trào yêu nước thì có phong trào yêu nước của giai cấp nông dân VN.Giai cấp nông dân là 1 lực lượng chiếm đa số trong dân số VN. Mặt khác, trong thời kỳ chúng ta đấu tranh chống ngoại xâm, nhân dân VN (đặc biệt là g/c nông dân) có mâu thuẫn với g/c phong kiến. Do đó, phong trào nông dân có  động lực mạnh mẽ để nổ ra.

- Nếu phong trào CN kết hợp với phong trào nông dân thì sẽ  đảm bảo sự thành công cho CMVN. Vì vậy, khi nhắc  đến sự ra đời của ĐCSVN không thể không nhắc đến phong trào nông dân.

- Trong thực tiễn, phong trào nông dân có 1 vai trò rất quan trọng :

+ Khi thực dân Pháp vừa xâm lược thì phong trào nông dân  đã bùng phát mạnh mẽ như phong trào nhân dân hưởng ứng chiếu Cần Vương, phong trào nông dân do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.

+ Khi Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống TD Pháp và ĐQ Mỹ  thì phong trào nông dân là điểm tựa vững chắc giúp sức cho Đảng thực hiện cuộc kháng chiến thành công.

- Phong trào yêu nước thì có phong trào của tri thức VN như phong trào Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... Tuy chỉ  là 1 lực lượng nhỏ bé nhưng lại là  1 lực lượng nhạy bén, năng động và có khả  năng dự báo được thời cuộc. Do đó có thể  giúp Đảng hoạch định ra đường lối CM 1 cách đúng đắn và thành công trong sự nghiệp CM giải phóng dân tộc khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 

+) Ý nghĩa :

- Xây dựng Đảng về chính trị

+ Đảng ta phải đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn, đồng thời tổ chức thực hiện thắng lợi  đường lối đó. Muốn  vậy đường lối  đó phải xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng HCM nó phải là kết quả của việc vận dụng tinh thần, phương pháp biện chứng trong xem xét phân tích điều kiện khách quan.

- Xây dựng Đảng về tư tưởng :

+ Phải giáo dục, rèn luyện Đảng viên kiên định lập trường tư tưởng, kiên định mục tiêu, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đảng phải trở thành một khối thống nhất về  tư tưởng và hành động. Đấu tranh chống lại những gì cũ kĩ, hư hỏng, lạc hậu, tư  tưởng đoàn kết thống nhất để rửa nỗi nhục nghèo nàn lạc hậu.

- Xây dựng Đảng về tổ chức:

+ Đảng phải luôn chú trọng kiện toàn tổ chức của mình, xây dựng tổ chức Đảng các cấp từ chi bộ  đến Trung ương. Cán bộ Đảng viên trau dồi đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh. Kiên quyết và  dũng cảm chống chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, bè  phái cục bộ. 

Câu 14 : Trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân?

a. Nhà  nước của dân

- Theo tư  tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân là Nhà nước được tổ chức sao cho tất cả quyền lực trong nước là của toàn thể nhân dân.

- Quyền lực trong nước là của toàn thể nhân dân, theo Hồ  Chí Minh, phải được thể hiện ở  chỗ: 

+ “Dân làm chủ và dân là chủ”. Dân có quyền  được hưởng mọi quyền tự do dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật  không cấm, đồng thời có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.

+ “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết”

+ Dân có quyền bầu ra chính quyền các cấp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp để đại diện cho dân thực thi quyề lực. Ví dụ : Cuộc bầu cử đầu tiên năm 1946

+ Dân có quyền kiểm soát, giám sát, bãi miễn đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

- Yêu cầu  đối với Nhà nước của dân là: 

+ Phải bằng mọi nỗ lực hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của nhân dân.

+ Các vị  đại diện của dân, do dân cử ra phải xác định rõ mình chỉ là thừa uỷ quyền của dân, là “công bộc” của dân.  

b. Nhà  nước do dân 

-  Là  nhà nước do nhân dân XD lên :

+  Nhà nước do dân tạo ra và do dân tham gia quản lý: vì nhân dân bầu ra quốc hội là cơ quan cao nhất của nhà nước và là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, mọi công việc của bộ máy nhà nước trong quản lý XH đều thực hiện quyền lợi, ý chí của dân

- NN do dân theo tư tưởng HCM : dân tự làm, tự lo thông qua các đoàn thể, tổ chức chứ không phải NN bao cấp lo thay dân. Chức năng của NN là quản lý,  điều hành XH ở cấp vĩ mô chứ không phải NN là thay dân để dân trông chờ, ỷ  lại.

c. Nhà  nước vì dân 

- Là NN  lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả vì lợi ích của dân

- Là  NN trong sạch, không có bất kỳ đặc quyền, đặc lợi nào

- Mọi  đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của NN đều đưa ra để đảm bảo quyền lợi cho dân

- Mọi quan chức các cấp của NN đề là côgn bộc, đầy tớ  cho dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. 

Kết luận : HCM có quan điểm nhất quán XD 1 NN mới ở  VN là 1 NN do nhân dân lao động làm chủ; quan điểm về NN này của Người là sự kế thừa và phát huy quan điểm của Lênin về NN CM; đóng vai trò chỉ đạo trong suốt quá trình hình thành và phát triển của NN CM ở VN. 

Câu 15 : Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ?

HCM thấy đc rất sớm vai trò của hiến pháp và PL trong việc điều hành và quản lý NN và QL XH. Điều này thể  hiện lần đầu tiên trong Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới hội nghị Vec- Xay năm 1919.Sau này trong quá trình hoạt động CM người càng quan tâm sâu sắc hơn.

Quan điểm của HCM về  nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý  mạnh mẽ được thể hiện trong các nội dung sau :

XD một nhà nước hợp pháp, hợp hiến :

Sau khi giành đc chính quyền năm 1945, Chủ tịch HCM thay mặt chính phủ lâm thời đọc tuyên ngôn độc lập tuyên bố với toàn dân và thế giới sự ra đời của NN VN DC CH đồng thời khẳng định địa vị hợp pháp của chính phủ lâm thời do người đứng đầu.

Đầu năm 1946, HCM lãnh đạo, tổ chức cuộc tổng tuyển cử trong cả nước để bầu ra quốc hội, đưa lực lượng chính trị của nhân dân lên cầm quyền.

Lần đầu tiên ở VN : tất cả các công dân không trừ già trẻ, gái trai đã tự tay mình cầm lá phiếu đu bầu những đại biểu ưu tú đại diện cho mình.

2/3/1946 Quốc hội khóa I họp để lập ra tổ chức bộ máy, cử các chức vụ chính thức chính thức của NN VN DC CH. Đây là chính phủ hợp hiến đầu tiêndo nhân dân bầu ra có đầy đủ tư cách và quyền lực trong giải quyết những vấn đề đối nội, đối ngoại của NN VN mới.

Hoạt động quản lý Nhà nước bằng Hiến Pháp và Pháp Luật :

Ngay sau khi thành lập NN, HCM đã thành lập ủy ban soạn thảo HP và PL .2 bản hiến pháp được XD trong thời đại của HCM : HP 1946 và 1959 thể hiện đậm nét tư tưởng của Người về bản chất, thiết chế và hoạt động của NN mới

HP và PL theo HCM bao giờ cũng phải gắn liền với việc đảm bảo dân chủ và nhân dân

Để PL được thực thi một cách nghiêm chỉnh, Người quan niệm phải phổ biến PL rộng rãi cho dân chúng, nâng cao dân trí, GD ý thưc PL cho mọi người. Việc thực hiện HP và PL phải công bằng, nghiêm minh. Mọi CB, Đảng viên cũng như công dân đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh và bình đẳng trước PL.

XD đội ngũ CB đủ đức, đủ tài : để có 1 NN pháp quyền vững mạnh đòi hỏi phải có bộ máy hành pháp được tổ chức hợp lý và hoạt động hiệu quả. Vì vậy HCM đã đặc biệt chú trọng việc XD đội ngũ CB, công chức.Người nêu ra những yêu cầu đối với công tác này như sau :

+ Tuyệt đối trung thành với CM

+ Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ

+ Có quan hệ  mật thiết với nhân dân

+ Dám phụ tránh, quyết đoán, chịu trách nhiệm

+ Thường xuyên có ý thức tự phê bình và phê  bình vì sự lớn mạnh, trong sạch của NN. 

Câu 16 : Trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của đạo đức cách mạng.

Theo Hồ  chí Minh muốn thành công trong trong sự nghiệp CMXHCN cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, toàn diện nhất, chúng ta phải đem hết tinh thần và  lực lượng ra phấn dấu; phải tu dưỡng, rèn luyện  đạo đức cách mạng.

Hồ Chí  Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Một trong những bài giảng đầu tiên cho lớp thanh niên trí thức yêu nước đầu tiên của Việt Nam từ năm 1920 là bài giảng về “tư  cách của một người cách mạng”. Đến khi viết di chúc, người vẫn dành một phần trang trọng để bàn về  vấn đề đạo đức, yêu cầu mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần  đạo đức cách mạng, Đảng phải quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên thanh niên, đào tạo thành những người thừa kế xây dựng CNXH.

Hồ Chí  Minh xem xét đạo đức trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, người để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện về đạo đức. Về  thực tiễn, Người luôn coi việc thực hành đạo đức là một mặt không thể thiếu của cán bộ,  đảng viên. Cũng như V.L Lênin, Hồ Chí Minh đào tạo các chiến sĩ cách mạng không chỉ bằng chiến lược, sách lược mà còn chính bằng tấm gương đạo đức trong sáng của mình.

Khi đánh giá vai trò đạo đức cách mạng, Hồ Chí  Minh coi đạo đức là cách mạng, Hồ Chí Minh coi đó là nền tảng của người cách mạng, cũng như  gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người viết  “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có  gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì  dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự  mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nỗi việc gì”. Người so sánh: “Làm cách mạnh để cải tạo xã  hội củ thành xã hội mới là một sự  nghiệp rất vẻ vang nhưng đó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có  đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.

Đạo đức là gốc, là nền tảng vì liên quan tới Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh trăn trở với nguy cơ của Đảng cầm quyền, đó là sự sai lầm về đường lối và suy thoái đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo nhà nước, nếu cán bộ, đảng viên của đảng không tu dưỡng về đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hoá con người. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải: “Là đạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc lại ý của Lênin: Đảng phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại. Người nói, cán bộ đảng viên muốn cho dân tin, dân phục, thì không phải “viết lên trán chữ cộng sản là  được dân yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách đạo đức”

Vai trò  của đạo đức cách mạng còn thể hiện ở  chổ đó là thước đo lòng cao thượng của con người. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ. Nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng thì đều là người cao thượng.

Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức không phải một chiều phụ thuộc vào tồn tại xã hội, vào những điều kiện vật chất kinh tế. Nó có  khả năng tác động tích cực trở lại, cải biến tồn tại xã hội. Giá trị đạo đức tinh thần một khi được con người tiếp nhận sẽ  biến thành sức mạnh vật chất.

Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không lùi bước, chán nản…; khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ tinh thần khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu_ kiêu ngạo,…

Đạo đức là cái gốc của cách mạng, nhưng phải biết nhận thức đức và tài có mối liên hệ mật thiết với nhau. Có  đức phải có tài, nếu không sẽ không mang lại lợi ích gì mà trái lại còn có hại cho dân. Mặc khác, cần phải thấy trong đức có tài, tài càng lớn thì đức phải càng cao. Vì đức – tài là nhằm phục vụ nhân dân và đưa cách mạnh đến thắng lợi. 

Câu 17 : Trình bày những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng HồChí Minh?

Trung với nước, hiếu với dân

"Trung" và "hiếu" vốn là những khái niệm  đạo đức cũ chứa đựng nội dung hạn hẹp: "Trung với vua, hiếu với cha mẹ", phản ánh bổn phận, trách nhiệm của dân đối với vua, con đối với cha mẹ. Hồ Chí Minh đưa vào khái niệm cũ một nội dung mới, mang tính cách mạng, đó là trung với nước, hiếu với dân. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Nội dung chủ yếu của trung với nước là: 

- Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và  xã hội, phải biết đặt lợi ích của  Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.

- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng.

- Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nội dung chủ yếu của hiếu với dân là: 

- Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân. 

- Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

 - Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức cũ, được Hồ Chí  Minh tiếp thu, chọn lọc,  đưa vào những yêu cầu và  nội dung mới. Người chỉ ra rằng: phong kiến nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không thực hiện; ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là  một biểu hiện sinh động của phẩm chất "trung với nước hiếu với dân".  Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ, không hoang phí. Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng. Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Các đức tính đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần mà không kiệm giống như một chiếc thùng không đáy. Kiệm mà  không cần thì lấy gì mà kiệm. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả  mới là hoàn chỉnh. 

Thương yêu con người

Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin,  đặc biệt là từ thực tiễn  đấu tranh cách mạng của các dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng, trên  đời này có nhiều người, nhiều công việc, nhưng có thể chia thành hai hạng người: người thiện và người ác, và hai thứ việc: việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác. Từ đó, Người kết luận: những người bị áp bức, bị bóc lột, những người làm điều thiện thì dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo có khác nhau, vẫn có  thể thực hành chữ "bác ái", vẫn có thể đại đoàn kết, đại hòa hợp, coi nhau như anh em một nhà. 

      Tình thương yêu con người ở Hồ Chí Minh không chung chung, trừu tượng kiểu tôn giáo, mà luôn luôn  được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản, dành cho các dân tộc và  con người bị áp bức, đau khổ.

Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung

Tư  tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và của xã hội xã hội chủ nghĩa.

Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ  Chí Minh rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự  tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù,bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc. Người khẳng định: bốn phương vô sản đều là anh em; giúp bạn là giúp mình; thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân thế giới. Người đã góp phần to lớn, có hiệu quả xây đắp tình đoàn kết quốc tế, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo một nền văn hóa hòa

bình trên thế giới. 

Câu 18 : Phân tích các nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

Nói tới tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức phải chú ý tới con đường và phương pháp hình thành đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đặc điểm và quy luật hình thành tư tưởng đạo đức Hồ  Chí Minh cho thấy một số nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới sau đây:

Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Nói đi đôi với làm sẽ mang lại hiệu quả CV cho mình và cho người khác.

Tránh được thói đạo đức giả trong XH

Người nhấn mạnh phải nêu gương vì đó là phương pháp thiết thực nhất và có sức mạnh thuyết phục to lớn trong việc GD đạo đức cho mọi người. Bản thân người là 1 tấm gương lớn

Người coi 1 nền đạo đưc mới phải được XD vững chắc khi mọi chuẩn mực của nó đã trở thành thói quen, hành vi đạo đực hàng ngày, phổ biến trong toàn XH mà tấm gương đạo đức có ý nghĩa thúc đẩy quá trình đó.

Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi

Làm cách mạng là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Xây dựng đạo đức mới lại càng phải quan tâm điều này. Bởi vì trong Đảng và mỗi con người, vì những lý do khác nhau, nên không phải "người người đều tốt, việc việc đều hay". "Mỗi con người đều có cái thiện và ác  ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở  trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và  phần xấu bị mất dần đi, đó là thái  độ của người cách mạng". Mặt khác, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, cuộc chiến đấu khổng lồ. Trong cuộc chiến đấu đó, có nhiều kẻ địch nhưng thường có ba loại:  chủ nghĩa tư bản và  bọn  đế quốc là kẻ  địch rất nguy hiểm;  thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ; loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn ẩn nấp trong mình mỗi người chúng ta; nó chờ dịp - hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng lợi - để ngóc đầu dậy; nó là bạn đồng minh của hai kẻ địch kia.  Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã luôn phát động phong trào quần chúng rộng rãi và đem lại những hiệu quả thiết thực. Đó là phong trào thi đua tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; cuộc vận động "3 xây, 3 chống": nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế - tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. 

Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương Đông. Hồ Chí Minh đã nói về ưu điểm của Khổng Tử là  "vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân". Quan điểm của Khổng Tử là "chính tâm, tu thân". Có "tu thân" mới làm được những việc lớn khác như "trị quốc, bình thiên hạ". Hồ Chí Minh nói: "Chúng ta phải nhớ câu "Chính tâm, tu thân" để "trị  quốc bình thiên hạ". Chính tâm tu thân tức là  cải 

tạo. Cải tạo cũng phải trường kỳ gian khổ, vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân của mỗi người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ  để trở thành con người mới không phải là một việc dễ dàng... Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công”

Đạo đức cách mạng, đạo đức mới khác đạo đức cũ  ở chỗ nó gắn với thực tiễn cách mạng và phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Vì vậy, việc rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải như công việc rửa mặt hàng ngày là một trong những yêu cầu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Hồ Chí Minh viết: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. 

Câu 19 : Trình bày khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh?

+)  Con người là vốn quý  nhất - nhân tố quyết  định thắng lợi của cách mạng

                  *Nhận thức về con người

Tư  tưởng nhân văn là trào lưu tư tưởng bàn tới con người. Mỗi thời đại, mỗi giai cấp có sự  nhìn nhận khác nhau về con người.  Khác với một số quan niệm chưa đúng đắn về nhân dân lao động, về con người tôn giáo, v.v.. Hồ Chí  Minh đề cập con người cụ thể, lịch sử; không có  con người chung chung, trừu tượng phi nguồn gốc lịch sử  hay con người kiểu tôn giáo.  Hồ Chí Minh thường nói tới con Lạc cháu Hồng, Người đã có sự  cảm nhận thiêng liêng về hai tiếng "đồng bào". Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh sử  dụng khái niệm "người bản xứ bị bóc lột", "người mất nước", "người da đen", "người cùng khổ", "người vô sản"... 

Đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, từ khi về nước lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh lại dùng đến khái niệm "đồng bào", "quốc dân"... Khi miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Người dùng thêm nhiều khái niệm như "công nhân", "nông dân", "trí thức", "lao động chân tay", "lao động trí óc", "người chủ xã hội"... 

       *Thương yêu, quý trọng con người 

Con người ở đây là đồng bào đồng chí, là người Việt Nam yêu nước, là già, trẻ, gái, trai, miền xuôi, miền ngược... 

Hồ  Chí Minh thương yêu những người nô lệ mất nước, những người cùng khổ, giai cấp vô sản bị bóc lột, những thanh niên chết vô ích ở Việt Nam dù họ là da trắng, da đen, người Pháp hay người Mỹ. Bởi vì "máu nào cũng là máu; người nào cũng là người". Những dòng máu đó đều quý như nhau.  Tấm lòng yêu thương con người của Hồ Chí Minh khác lòng từ bi của Phật, lòng nhân ái của Chúa Giêsu cả về đối tượng và cơ sở khoa học. Về đối tượng, Hồ Chí Minh thương yêu con người đang sống thực ở trên trần gian này. Về cơ sở khoa học, Người đã chỉ ra được nguồn gốc mọi sự đau khổ của những con người nô lệ, mất nước, của những người lao động làm thuê, đó là chủ nghĩa thực dân, đế quốc tàn bạo; là ách áp bức bóc lột giai cấp mà công nhân, nông dân phải chịu đựng. Từ đó, Hồ Chí Minh chỉ ra con đường cách mạng, con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. 

     * Tin vào sức mạnh, phẩm giá  và tính sáng tạo của con người

Ở Hồ Chí Minh, lòng yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức mang một nội dung mới, chứa đựng một ý nghĩa cách mạng thực sự sâu sắc. Đó hoàn toàn không phải là lòng thương kiểu tôn giáo, hay lòng thương của "bề trên" nhìn xuống, "chăn dắt", "cứu tinh" dân. Ngược lại, vì sống giữa lòng dân, hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý, nên Người có lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh và tính chủ động sáng tạo của quần chúng nhân dân. Năm 1921, Hồ Chí Minh đã có những quan điểm khác hẳn với nhiều suy nghĩ lúc bấy giờ. Người viết: "Bị đầu độc cả về tinh thần lẫn thể xác, bị bịt mồm và bị giam hãm, người ta có thể tưởng rằng cái bẫy người ấy cứ mãi mãi bị dùng làm đồ để tế cái ông thần tư bản, rằng bầy người đó không sống nữa, không suy nghĩ nữa và là vô dụng trong việc cải tạo xã hội. Không: người Đông Dương không

chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi... Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ  bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến”.

     *Lòng khoan dung rộng lớn 

Hồ  Chí Minh có cách nhìn nhận, xem xét con người trong tính đa dạng của nó: đa dạng trong quan hệ xã  hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào...); đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng; đa dạng trong hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống, làm việc... Trên cơ sở  đó, lòng khoan dung ở Hồ Chí Minh có nội dung sâu sắc, rộng lớn: 

- Đoàn kết rộng rãi, lâu dài các lực lượng là thể  hiện lòng nhân ái bao dung cao cả. Người trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất; khai thác "tình người" trong mỗi conngười. Chỉ có lòng độ lượng và  chí công vô tư của Hồ Chí Minh mới quy tụ được nhiều nhân sĩ có danh vọng của chế độ cũ. 

- Vì  sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì tiến bộ  xã hội, Hồ Chí Minh  đưa ra chủ trương có lý, có tình đối với kiều dân nước ngoài  ở Việt Nam, nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của họ. Người đánh giá cao vấn đề này và  ghép tội "vô cớ sát hại kiều dân ngoại quốc" vào tử hình. 

- Với lòng nhân ái bao  la, phát huy truyền thống "thương người như thể thương thân", "đánh kẻ  chạy đi không đánh kẻ chạy lại", Hồ  Chí Minh có chính sách khoan hồng đại lượng, đối xử nhân đạo với tù binh. 

- Khi cán bộ, đảng viên có lỗi, Người chú ý  giáo dục, nhẹ về xử phạt. Người cố  gắng cổ vũ con người, hướng con người tới chân - thiện - mỹ. 

- Trân trọng mọi ý kiến khác nhau, kể cả những ý kiến không đồng tình, trái với suy nghĩ của Người.   

+) Con người vừa là mục tiêu, vừa là  động lực của cách mạng

   * Con người là mục tiêu của sự  nghiệp cách mạng

Mục tiêu cách mạng của Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, thực hiện độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã  hội. Khẳng định con người là mục tiêu của sự  nghiệp cách mạng thì một điều quan trọng là  mọi chủ trương, đường lối, chính sách của  Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Có thể đó là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt; lợi ích cả  dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân.  

     * Con người là động lực của cách mạng

Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân. Điều này có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.  Không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được thức tỉnh, giác ngộ, giáo dục, định hướng và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam... 

      +)Xây dựng con người là chiến lược hàng đầu của cách mạng

Hồ  Chí Minh nêu bật ý nghĩa của chiến lược xây dựng con người mới. Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới sự  nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người. Người nói tới "lợi ích trăm năm"và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là những quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản lâu dài, nhưng cũng rất cấp bách.  Như vậy, con người phải được  đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế  - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục - đào tạo theo nghĩa hẹp. Người khẳng định: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã  hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa. 

Câu 20 : Trình bày định nghĩa văn hoá của Hồ Chí Minh? Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất và chức   năng của văn hoá ?

Định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh:

Khái niệm  “văn hóa” có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng. Chính vì vậy, đã có đến hàng trăm năm định nghĩa về văn hóa. Tháng 8-1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, lần  đầu tiên Hồ Chí Minh đưa ra một định nghĩa của mình về văn hóa. Điều thú vị là  định nghĩa của Hồ Chí Minh có rất nhiều  điểm gần với quan niệm hiện đại về văn hóa. Người viết:

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn , ở và các phương thức sử dụng”. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Với  định nghia này, Hồ Chí Minh đã khắc phục  được những quan niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại, hoặc chỉ đề cập  đến lĩnh vực tinh thần, trong văn học nghệ thuật, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực giáo dục, phản  ánh trình độ học vấn... Trên thực tế, văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích sống của loài người.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất và chức năng của văn hóa

   b.1 Quan điểm của Hồ Chí  Minh về tính chất của văn hóa.

      Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh đã bắt tay ngay vào việc xây dựng một nền văn hóa mới. Nhiều vấn đề về văn hóa đã được đặt ra và giải quyết ngay trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng, như giải quyết nạn dốt, giáo dục nhân dân tinh thần cần, kiệm, liêm, chính; cấm hút thuốc phiện, lương giáo đoàn kết với tự do tín ngưỡng. .. Như vậy, nền văn hóa mới ra đời gắn liền với nước Việt Nam mới. Nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc, nền văn hóa dân chủ mới. Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền văn hóa được xây dựng là nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.

Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau song nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn bao hàm ba tính chất: tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng.

      Tính dân tộc của nền văn hóa được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng khái niệm, như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, nhằm nhấn mạnh đến chiều sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác. Người cho rằng, để được như vậy, phải “trau dồi cho văn hóa, văn nghệ có tinh thần thuần túy Việt Nam”, phải “lột tả cho hết tinh thần dân tộc“, đó là chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, khát vọng độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường... của dân tộc. Người cho rằng, “nếu dân tộc hóa mà phát triển đến cực điểm thì tức là đến chỗ thế giới hóa nó, vì lúc bấy giờ văn hóa thế giới sẽ phải chú ý đến văn hóa của mình và văn hóa của mình sẽ chiếm được địa vị ngang với các nền văn hóa thế giới”. Tính dân tộc của nền văn hóa không chỉ thế hiện ở chỗ biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn phải phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của đất nước.

Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại.

      b.2 Quan điểm của HCM về chức năng của văn hóa :

Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp :

Văn hóa thuộc đời sống tinh thần của XH. Tư tưởng và tình cảm là vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của xã hội và con người. Vì vậy, theo HCM, văn hóa phải thấm sâu vào tâm lý quốc dân để thực hiện chức năng hàng đầu là bồi dưỡng nâng cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho người dân, đồng thời loại bỏ những tư tưởng sai lầm, tình cảm thấp hèn.

Lý tưởng là điểm hội tụ của tư tưởng lớn.HCM khẳng định VH phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, tự cường, độc lập, tự do; phải làm cho quốc dân “có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng”. Đó là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền CNXH, thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.Một khi con người đã nhạt phai lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì khôgn còn ý nghĩa gì đối với cuộc sống CM.

Tình cảm lớn : theo HCM là lòng yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ áp bức.Đó là tính trung thực, thẳng thắn, thủy chung; đề cao cái chân, cái thiện, cái mỹ...tình cảm đó thể hiện trong nhiều mối quan hệ : với gia đình, quê hương, dân tộc, nhân loại; với bạn bè, đồng chí, quan hệ thầy trò...

Nâng cao dân trí

VH luôn gắn liền với dân trí. Không có văn hóa, không có dân trí. Văn hóa nâng cao dân trí theo từng nấc thang, phục vụ mục tiêu CM trước mắt và lâu dài

Nâng cao dân trí bắt đầu từ việc làmcho người dân biết đọc, biết viết. Tiếp đến là sự hiểu biết các lĩnh vực khác nhau về chính trị, kinh tế, văn hóa...Từng bước nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, khoa học – kĩ thuật, thực tiễn VN và thế giới.

Tùy từng giai đoạn CM mà mục đích của nâng cao dân trí có điểm chung và riêng, nhưng tất cả đều nhằm mục tiêu chung  là độc lập dân tộc và CNXH; biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước có văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc.

Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, không ngừng hoàn thiện bản thân mình

Những phẩm chất tốt đẹp làm nên giá trị con người. Mỗi người phải biến tư tưởng và tình cảm lớn thành phẩm chất cao đẹp.Đó có thể là phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chuyên môn, nghiệp vụ.

Có những phẩm chất đạo đức chung cho mọi người VN trong thời đại mới : cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư...HCM đặc biệt nhấn mạnh phẩm chất đạo đức, chính trị của cán bộ, đảng viên.Bởi vì, nếu không có những phẩm chất đó thì không thể biến những lý tưởng đó thành hiện thực.

Muốn có được những phẩm chất và phong cách đó, tự bản thân con người rèn luyện chưa đủ, mà hoạt động văn hóa đóng chức năng rất quan trọng.Văn hóa phải tham gia chống được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, chống sự lạm dụng quyền lực, tham quyền cố vị dẫn đến sự tha hóa con người

Câu 21 : Trình bày khái quát những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hoá giáo dục, văn hoá văn nghệ, vănhoá đời sống?

Văn hóa giáo dục

Trong nền văn hóa phong kiến, kinh viện xa rời thực tiễn, coi kinh sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức. Giáo dục phong kiến hướng tới kẻ sỹ, người quân tử, bậc trượng phu, phụ nữ bị tước quyền học hành. Trong nền giáo dục thực dân, không mở mang trí tuệ, thực hiện ngu dân. Đó là nền văn hóa đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát.

      Nền giáo dục của nước Việt Nam sau khi được độc lập là nền giáo dục mới.

Mục tiêu của văn hóa giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hóa bằng dạy và học. Đó là đào tạo những con người mới có đức có tài. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Cải tạo tri thức cũ, đào tạo tri thức mới. Đào tạo những lớp người người kế tục sự nghiệp cách mạng xây dựng đất nước giàu mạnh và văn minh. Mở mang dân trí từ việc xóa mù chữ, chống giặc dốt, kết hợp phổ cập và nâng cao, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Cải cách giáo dục là xây dựng hệ thống trường, lớp với chương trình và nội dung dạy học, thật khoa học, hợp lý,phù hợp với bước phát triển của ta. Học chính trị, khoa học- Kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động...

Phương châm, phương pháp giáo dục:

Phải luôn gắn giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi  đôi với hành, học kết hợp với lao động sản xuất. Giáo dục phải có tính định hướng đúng đắn, rõ  ràng, thiết thực, phối hợp nhà trường với gia đình- xã hội, thực hiện bình đẳng dân chủ trong giáo dục. Học ở mọi lúc, mọi nơi, học mọi người; học suốt đời; coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại.”Học không biết chán, học không bao giờ là đủ, còn sống còn phải học”. Phương pháp giáo dục phải bám chắc vào mục tiêu giáo dục.

Quan tâm xây dựng đôi ngũ giáo viên có phẩm, yêu nghề;  phải có đạo đức cách mạng, phải yên tâm công tác, đoàn kết; phải giỏi chuyên môn, thuần thục phương pháp.

Văn hóa văn nghệ

- Văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là  chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí  sắc bén trong đấu tranh, trong xây dựng xã hội mới, con người mới. Văn nghệ là mặt trận “ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà”.

Văn nghệ sĩ là chiến sĩ “Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có  nhiệm vụ nhất định, tức là phị sự  tổ quốc, phụng sự kháng chiến, phụng sự  nhân dân, trước hết là công, nông, binh. Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cầ có  lập trường vững vàng, tư tưởng đúng... đặt lợi  ích của kháng chiến, của tổ quốc, của nhân dân lên trên hết”. Họ phải nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, đặc biệt phải có  phẩm chất, bản lĩnh, tài năng để sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần phục vụ cuộc sống, phục vụ  nhân dân ngày càng tốt hơn.

- Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân. “Thật là một thế giới thần tiên. Nhưng tôi nhớ mường tượng như Lỗ Tấn, nhà đại văn hào của cách mạng Trung Hoa đã nói một câu đại ý thế này: Người trần lên tiên có lẽ cũng thích thật. Nhưng nhìn mãi cái đẹp không thay đổi rồi cũng thất chán, thấy nhạt nhẽo và mới biết rằng muốn tìm thấy sự thay đổi, sự đam mê thật thì phải trở về với cuộc sống sinh hoạt thực tạo của con người.” Thực tại đem lại nguồn sinh khí vô tận cho văn nghệ. Chiến sĩ văn nghệ phải thật hòa mình với quần chúng và không được quên rằng...” chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng cho sáng tác của nhà văn bằng nguồn nhựa sống. Còn nếu nhà văn quên điều đó- thì hân dân cũng sẽ quên anh ta.” Thực tiễn không chỉ là nguồn nuôi dưỡng những sáng tác, mà còn là những tinh hoa trong sáng tác dân gian đã đuợc chắt lọc từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhân dân cũng sáng tác văn hóa văn nghệ và hưởng thụ văn nghệ, chúng ta thường gọi là sáng tác dân gian. Những sáng tác ấy là”những viên ngọc quý”.

- Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và của dân tộc. Phải phản ánh cho hay, cho chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân. “quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng tác và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì bổ ích.” .“Cần làm cho món ăn tinh thần được phong phí, không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi. Cũng như vào một vườn hoa, cần cho mọi người thấy nhiều loại đẹp”. Như vậy văn nghệ phản ánh chân thực những gì đã có trong đời sống nhân dân, mà còn hướng dẫn nhân dân loại bỏ cái giả, cái sai, cái không đúng, để vươn tới cái lý tưởng- đó chính là sự phản ánh có tính hướng đích của văn nghệ. Chính điều đó mở đường cho sáng tạo không giới hạn của văn nghệ sĩ.

                c. Văn hóa đời sống

quan điểm xây dựng đời sống mới thưc sự là quan điểm độc đáo của Hồ Chí Minh về văn hóa. Khái niệm đời sống mới bao gồm cả đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới, ba nội dung ấy có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó  đạo đức đóng vai trò chủ yếu.

- Đạo đức mới: Theo Hồ Chí Minh là thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính.

- Lối sống mới: Đó là lối sống có lý tưởng đạo đức, văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại. Cần phải “sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông, trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”. Năm cách phải sửa đổi phụ thuộc vào lối sống có văn hóa hay không có văn hóa của con người.

- Nếp sống mới: Quá trình xây dựng lối sống mới làm cho nó dần dần trở thành thói quen ở mỗi người, thành phong tục tập quán của cả cộng đồng trong phạm vi địa phương hay cả nước gọi là nếp sống mới. Nếp sống mới phải kế thừa những truyền thống tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục lâu  đời của nhân dân ta. Cái gì mà cũ và  xấu thì bỏ. Cái gì cũ mà không xấu thì  phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà  tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà  hay thì phải làm.

Câu 22 : Bằng các quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hoá, hãy chứng minh rằng văn hoá vừa là mục tiêuvừa là động lực của chủ nghĩa xã hội? 

Văn hóa có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống XH

+ VH là một lĩnh vực của đời sống tinh thần, yếu tố của cấu trúc thượng tầng. HCM đặt VH ngang tầm với KT, CT, XH -> quan trọng như nhau.

+ 1 XH muốn phát triển toàn diện, muốn đi lên CNXH không chỉ chú trọng KT, CT mà còn phải chú trọng VH.

VH không thể đứng ngoài KT – CT; không những không tách rời mà còn phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế.

VH có những chức năng quan trọng :

+ Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp để làm cơ sở cho những hành vi đẹp, XH đẹp

+ Văn hóa giúp mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí 

+ Bồi dưỡng những phẩm chất và lối sống đẹp, hướng con người đến chân – thiện- mỹ, hoàn thiện bản thân.

TÀI LIỆU HỌC TẬP-THAM KHẢO:

Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (Dùng  trong các trường đại học cao đẳng), Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005)

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dùng  trong các trường đại học cao đẳng), Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005)

Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI,VII, VIII, IX, X, XI.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro