Tu tuong HCM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cơ sở hình thành tư tưởng HCM.

I.Cơ sở hình thành tt HCM.

1.Cơ sở khách quan.

a.Bối cảnh lịch sử.

1.1. Tình hình thế giới:

- Giữa thế kỉ 19,chủ nghĩa Tư bản từ tự do cạnh tranh đã phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, xâm lược nhiều thuộc địa.

- Bên cạnh mâu thuẫn vốn có giữa Tư sản và Vô sản,làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với các nước chủ nghĩa đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ nhưng chưa ở đâu giành được thắng lợi.

- Chủ nghĩa TB phát triển k đều,1 số nước TB gây chiến tranh chia lại thuộc địa làm đại chiến TG II nổ ra,chủ nghĩa đế quốc suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng tháng 10 nổ ra và thành công,thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH, làm phát sinh mâu thuẫn mới giữa CNTB và CNXH.

- Cách mạng Tháng 10 và sự ra đời của Liên Xô,của quốc tế 3 tạo điều kiện tiền đề cho đẩy mạnh cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phát triển theo xu hướng và tích chất mới.

1.2 Hoàn cảnh Việt Nam.

- Trước khi Pháp xâm lược, nước ta là 1 nước phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chính quyền phong kiến suy tàn,bạc nhược khiến nước ta k phát huy dc lợi thế về vị trí địa lí.

-1958,Việt Nam từ 1 nước phong kiến,bị Pháp xâm lược trở thành nước nửa phong kiến nửa thuộc địa.

-Với truyền thống yêu nước anh dũng chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa của dân ta nổ ra liên tiếp,rầm rộ nhưng tất cả đều thất bại.

- Trước bế tắc của Cách mạng Việt Nam và bối cảnh thế giới,Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước,từng bước hình thành tư tưởng của mình, đpa ứng những đòi hỏi bức xúc của dân tộc và thời đại.

b. Tiền đề tư tưởng - lí luận.

+ Gá trị truyền thống văn hóa dân tộc:-yêunc chân chính, ý chí bất khuất, đấu tranh dựng nước & giữ nước của dân tộc VN,chủ nghĩa yêu nước là hành trang tư tưởng quan trọng of Nguyễn Tất Thành khi rời bỏ Tổ quốc đi tìm đường cứu nước.

- Tinh thần nhân nghĩa,truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong hoạn nạn khó khăn,HCM cũng tiếp thu và kế thừa những truyền thống quí báu tốt đẹp đó.

- Truyền thống lạc quan, yêu đời trog gian nguy,hiểm nghéo để xây dựng niềm tin vào chính mình,vào chân lí,HCM là hiện thân của tinh thần lạc quan đó.

- Dân tộc VN là dân tộc cần cù chăm chỉ,sáng tạo trong sx và chiến đấu, là 1 dân tộc ham học hỏi k ngừng đón nhận những tinh hoa của văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa của mình.

+ Tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Tinh hoa văn hóa phương Đông.

HCM dc tiếp xúc các tư tưởng Nho Giáo rất sớm, đó là khoa học về đạo đức,về phép ứng xử,tư tưởng triết học,hành động, lí tưởng về 1 XH bình trị,đặc biệt Người tiếp thu truyền thống hiếu học, HCM đã sử dụng nhiều mệnh đề nho giáo & đưa nó vào tư tưởng của mình với những nội dung và giá trị mới ,đồng thời cũng phê phán những hạn chế,ngoài ra Người cũng những tư tưởng của Phật giáo như bình đẳng ,dân chủ, tư tưởng của Lão tử,Mặc tử.

+ Văn hóa phương Tây.

- HCM sống, làm việc nhiều năm ở phương Tây,Người đã sớm tiếp thu văn hóa,chế độ dân chủ tư sản, tư tưởng của các cuộc cách mạng châu Âu

 HCm đã từng bước trương thành trong nhận thức,tư tưởng.Người đã biết làm giàu trí tuệ mình bằng trí tuệ thời đại.Người chắt lọc,rèn luyện,đổi mới,phát triển để nâng tư tưởng nhận thức của mình lên tầm nhân loại.

+ Chủ nghĩa Mac-Lenin.

- Chủ nghĩa Mac-Lenin là nguồn gốc lí luận trực tiếp,quyết định bản chất tư tưởng HCM.

- Triết học giúp HCM hình thành thế giới quan,phương pháp biện chứng,nhân sinh quan, khoa học,Cách mạng thấy dc những quy luật vận động phát triển cảu thế giới và xã hội loài người.

- HCM đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lenin vào điều kiện cụ thể của VN, giải đáp dc những vấn đề thực tiễn đặt ra, đưa cách mạng nước ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.

+ Phẩm chất cá nhân của HCM.

- Nhân cách phẩm chất, tài năng của HCM đã tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển tư tưởng của Người.Đó là 1 con người sống có hoài bão,có lý tưởng,yêu nước, thương dân, có bản lĩnh kiên định,có lòng tin vào nhân dân,khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi, hiểu biết,có phương pháp biện chứng.

- Từ hoạt động thực tiễn, HCM đã khám phá quy luật vận động xã hội,đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể của các quốc gia và thời đại để khái quát thành lí luận,đem lí luận chỉ đạo thực tiễn để hoàn thiện,làm cho lí luận có giá trị khách quan,tính cách mạng và khoa học.

- Tư tưởng HCM là sản phẩm của sự tổng hòa và phát triển biện chứng tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc,tinh hoa tư tưởng văn hóa phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa Mac-Lênin làm nền tảng.

- Tư tưởng HCM là tư tưởng Việt Nam hiện đại.

Câu 2: Tư tưởng HCM về vấn đề dân tộc và phân tích mối qhệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp.

* Dân tộc là 1 vấn đề rộng lớn,theo HCM nó gồm những luận điểm sau:

1. Độc lập,tự do là quyền thiêng liêng,bất khả xâm phạm of mọi dân tộc.

Động lực thúc đẩy & cũng là ham muốn tột bậc của Ng là TQ ta dc độc lập,ndan ta dc tự do,ai cũng có cơm ăn áo mặc,ai cũng dc học hành.Vì vậy Ng đã ra đi tìm dg cứu nc,với 1 chân lí:"tất cả các dtộc sinh ra đều có quyền bình đẳng,dtoc nào cũng có quyền sống,quyền sung sướng và quyền tự do".

Theo HCM,ĐLDT fai đảm bảo các các ngtắc:

- Đảm bảo đầy đủ các quyền DT cơ bản,đó là quyền sống trong hòa bình,tự do,hạnh phúc.

- Gắn liền với thống nhất quốc gia,toàn vẹn lãnh thổ.

- Quyền tự quyết dân tộc.

-Thể hiện và gắn liền với ấm no hạnh phúc nhdân.

Vì vậy,ĐLDT là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm,"k có gì quý hơn ĐLTD".

2. Chủ nghĩa dân tộc là 1 động lực lớn ở các nc đang đấu tranh giành ĐLDT.

Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nc là 1 đông lực to lướn của đất nc.

3. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa DT và giai cấp,,ĐLDT và CNXH,chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.

*Phân tích mối qhệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng HCM.

a) Kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp.

-Phát huy sức mạnh CN dân tộc,giải quyết vấn đề DT 1 cách triệt để,việc kết hợp nhuần

nhuyễn dân tộc với giai cấp có ý nghĩa rất quan trọng.HCM khẳng định các giai cấp,tầng

lớp chỉ có thể dc giải phóng sau khi DT đã dc giải phóng.Ng cũng cho rằng trong cuộc

đ/tranh giành ĐLDT các DT fai đứng trên lập trường của g/cấp c/nhân,lợi ích của nh/dân lao động.

b) ĐLDT gắn liền với CNXH.

HCM đã tìm ra con đường đúng đắn,con đường fat triển lâu dài cho DT.Đó là con đường ĐLDT gắn liền với CNXH,hay là gắn giải phóng với dân tộc với giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Con đường này đã đáp ứng dc đòi hỏi khách quan của l/sử dtoc Vnam,lòng mong mỏi của nhdân Vnam,dc nhdân ủng hộ và biến thành hành động cách mạng đưa sư nghiệp giải phóng DT đi đến thành công.

c) Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.

HCM cho rằng muốn giải quyết thành công vấn đề dân tộc thuộc địa,các dân tộc thuộc địa fai đoàn kết với nhau và đoàn kết với giai cấp vô sản quốc tế.Để xdựng khối đoàn kết này,Ng chủ trương fai thực hành kết hợp CN yêu nc với CNqtế trng nhân dân các thuộc địa cũng như trong giai cấp vô sản ở các nc chính quốc.Bản thân Ng là 1 biểu tượng của sự kết hợp này.

Câu 3. Tư tưởng HCM về đặc trưng và bản chất của CNXH.

Theo HCM những đặc trưng bản chất của CNXH gồm:

- CNXH là 1 chế độ do nhân dân làm chủ,Nhà nc fai fat huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động dc tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH.

- CNXH có nền kinh tế fat triển cao, dựa trên lực lượng sx hiện đại và chế độ công hữu về TLSX,nhằm k ngừng nâng cao đ/s vật chất và tinh thần cho nhân dân.

- CNXH là 1 XH fat triển cao về văn hóa,đạo đức,con ng dc giải phóng khỏi áp bức,bóc lột,có c/sống tinh thần fong phú,dc tạo đk đề fat triển mọi khả năng.

- CNXH là 1 xh công bằng và hợp lí,làm nhiều hưởng nhiều,làm ít hưởng ít,k làm k hưởng,các dân tộc bình đẳng.

- CNXH là 1 công trình tập thế của nhân dân,do nhân dân tự xd dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bản chất của CNXH

- Làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng,mọi ng đều có công ăn việc làm,dc ấm no

hạnh phúc.Mục tiêu là giải phóng nhdan lao động khỏi nghèo nàn,lạc hậu

- Phát triển sx

- Nhấn mạnh tính chất sở hữu công cộng:lấy nhà máy xe lửa,ngân hàng làm của chung.

- CNXH là k có ng bóc lột người,ai cũng fai lao động,có quyền lao động,thực hiện công bằng bình đẳng.

- CNXH fai gắn với fat triển KHKT và văn hóa của nhân dân.

- CNXH là do quần chúng nhân dân tự xd lên dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 6. Tư tưởng HCM về vấn đề dân chủ.

Theo tt HCM, nhân dân là người giữ vai trò quyết định trong tất cả các lĩnh vực:từ kinh tế,chính trị đến văn hóa,xã hội,từ những chuyện nhỏ có liên quan đến lợi ích mỗi cá nhân đến những chuyện lớn như lựa chọn thể chế,lựa chọn người đứng đầu nhà nước.Người dân có quyền làm chủ bản thân,tự do hành nghề,tự do ngôn luận,tự do học tập...trong khuôn khổ pháp luật cho phép.Người dân có quyền làm chủ tập thể,làm chủ địa phương,làm chủ cơ quan nơi mình sống và làm việc.Người dân có quyền làm chủ các đoàn thể,các tổ chức chính trị XH thông qua bầu cử,bãi miễn.Như HCM đã nói:"Mọi quyền hạn đều của dân.".Cán bộ từ Trung ương đến cán bộ các cấp ngành đều là "đày tớ" của dân,do dân bầu ra và do dân bãi miễn.

Dân là gốc của nước.Dân là người đã k tiếc máu xương để xd và bảo vệ đất nước.Nước k có dân thì k thành nước.Nước do dân xd nên,do dân đem xương máu ra bảo vệ,do vậy dân là chủ của nước.

Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những con người ưu tú.Lực lượng Đảng có lớn mạnh hay k là do dân.Nhân dân là người xd đồng thời cũng là ng bảo vệ Đảng,bảo vệ cán bộ Đảng.Dân như nước,cán bộ như cá.Cá k thể sinh tồn và phát triển dc nếu k có nước.Do vậy,nếu k có dân,sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Tóm lại,nhân dân là lực lượng xd đất nước,là lực lượng hợp thành ,nuôi dưỡng,bảo vệ các tổ chức chính trị,do vậy nhân dân có quyền làm chủ đất nước,làm chủ chế độ,làm chủ tất cả các lĩnh vực của đời sống XH.

Làm thế nào để dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

Theo HCM,người dân chỉ thực sự trở thành người làm chủ khi họ dc giáo dục,nhận thức rõ ràng đâu là quyền lợi họ được hưởng,đâu là nghĩa vụ họ phải thực hiện.Để thực hiện dc điều này,bản thân người dân fai có ý chí vươn lên,mặt khác,các tố chức đoàn thể fai giúp đỡ,động viên,khuyến khích họ.Người dân chỉ có thể thực hiện quyền làm chủ khi có 1 cơ chế đảm bảo quyền làm chủ của họ.Đảng fai lãnh đạo xd dc 1 Nhà nước của dân,do dân,vì dân;với hệ thống luật pháp,lấy việc bảo vệ quyền lợi của dân làm mục tiêu hàng đầu,xd dc 1 đội ngũ Đảng viên xứng đáng là người lãnh đạo,người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Câu 7. Quan điểm HCM về chuẩn mực đạo đức.

* Trung với nước,hiếu với dân

- Đây là hạt nhân cơ bản nhất trong tư tưởng đạo đức HCM.Là tư tưởng hàng đầu,quan trọng nhất.

+ Theo HCM,"Trung" là trung với nước,với Đảng,với lý tưởng CM;trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

+ Hiếu với dân là bao nhiêu quyền hạn là của dân,bao nhiêu lợi ích đều vì dân.Hiếu với dân là fai phục vụ dân hết lòng.

* Yêu thương con người.

- Là 1 phẩm chất đạo đức cao đẹp.Đó là sự kế thừa truyền thống nhân nghĩa của nhân dân,kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản,tinh thần nhân văn của nhân loại.

- Là 1 tình cảm rộng lớn,trước hết giành cho những người cùng khổ,những người lao động bị áp bức,bóc lột...

- Tình thương yêu nhân dân sâu sắc.HCM là hiện thân cho lối sống tình nghĩa.Đề cao tình yêu thương con người.Người truyền cho con người sức mạnh,tạo đk cho họ phát triển cá nhân,Người tìm mọi cách nâng con người lên với 1 tình cảm rộng lượng bao la.

* Cần.kiệm,liêm,chính,chí công vô tư.

- HCM coi cần,kiệm, liêm,chính là 4 đức tính chủ yếu của con người,nhất là với cán bộ Đang viên.

-Cần,kiệm,liêm,chính,chí công vô tư có quan hệ mật thiết với nhau.Cần kiệm liêm chính sẽ dẫn đến chí công vô tư,ngược lại chí công vô tư,1 lòng 1 dạ vì dân vì nước sẽ thực hiện dc cần kiệm liêm chính.

-Cần kiệm liêm chính,chí công vô tư là cái cần để làm việc,làm người,làm cán bộ.Làm dc điều này,con người sẽ vững vàng trước mọi thử thách.

* Tinhh thần quốc tế trong sáng.

- Là 1 phẩm chất đạo đức,yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan hệ rộng lớn,vượt qua khuôn khổ quốc gia dân tộc.

- Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với các dân tộc bị áp bức với nhân dân lao động các nước,hướng tới mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình,độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ XH,là hợp tác hữu nghị với tất cả các nước,các dân tộc.

Ngoài những chuẩn mực đạo đức trên,theo quan điểm của HCM con người còn cần có những đưc tính quý báu khác như:tinh thần yêu lao động,nỗ lực học tập,tính cầu tiến,....

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro